intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị đau lưng khi mang thai và sau khi sinh

Chia sẻ: Vnapharm Vnapharm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

104
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong quá trình mang thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Một số thay đổi sẽ làm bạn cảm thấy không thoải mái, dễ chịu, điều này hoàn toàn bình thường. Đau lưng cũng chính là một trong những điều phiền toái phổ biến nhất khi mang thai. Cùng tham khảo tài liệu dưới đây để nắm rõ kiến thức cần thiết để điều trị đau lưng khi mang thai và sau khi sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị đau lưng khi mang thai và sau khi sinh

  1. Physiolac sưu tầm Điều trị đau lung khi mang thai và sau khi sinh Trong quá trình mang thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Một số thay đổi sẽ làm bạn cảm thấy không thoải mái, dễ chịu, điều này hoàn toàn bình thường. Đau lưng cũng chính là một trong những điều phiền toái phổ biến nhất khi mang thai. Tuy nhiên, các mẹ Nguyên nhân bị đau lưng khi mang thai Cơ thể thai phụ sản sinh ra nhiều loại hormon. Dưới tác dụng của hormon, dây chằng xương chậu lỏng rồi mềm ra, làm cho khớp xương của xương cùng, liên hợp xương mu lỏng đi, kết cấu ở phần lưng cũng lỏng. Hiện tượng biến đổi dây chằng xương chậu này ở bà bầu có thể trợ giúp sinh thai nhi thuận lợi hơn. Nhưng, nếu dây chằng xương chậu quá lỏng, có thể làm cho khớp xương đau nhức, sự tách rời của liên hợp xương mu có thể làm cho bà bầu đi đứng khó khăn. Ngoài ra, trong giai đoạn cuối thai kì, tử cung lớn ra, trọng lượng tăng lên (lúc này toàn bộ trọng lượng của tử cung khoảng 6000g), trọng tâm cơ thể của bà bầu di chuyển về phía trước. Để giữ cơ thể thăng bằng, đầu và vai di chuyển về phía sau, tăng độ cong phần lưng, tổ chức lưng ở vào trạng thái kích ứng dễ làm cho lưng bị đau nhức. Tư thế sai, không phù hợp, đứng hoặc cúi xuống quá lâu cũng sẽ là nguyên nhân gây ra cơn đau hoặc làm bạn đau nhiều hơn. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 1
  2. Physiolac sưu tầm Sự căng thẳng thường xảy ra ở những điểm yếu ớt trong cơ thể. Những thay đổi ở vùng xương chậu có thể là nguyên nhân làm gia tăng các cơn đau lưng nếu như bạn phải đối mặt với sự căng thẳng khi đang mang thai. Nếu bà bầu không chú ý kết hợp cân bằng giữa ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, mệt mỏi quá sức hoặc ăn uống thiếu canxi thì những triệu chứng này sẽ tăng rõ rệt. Nếu trước kia bà bầu đã có những bệnh cột sống, xương chậu, khớp xương đùi, lưng… thì những triệu chứng này càng rõ ràng hơn. Làm thế nào để giảm cơn đau? Luyện tập tư thế đúng Khi thai nhi dần phát triển, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là ưỡn ngực về phía sau để cơ thể không bị chồm về phía trước quá nhiều. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao. Mát-xa Mát-xa vùng lưng dưới giúp làm dịu các cơ đang bị đau và mỏi. Bạn có thể ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng và nhờ người mát-xa các cơ chạy dọc hai bên cột sống hoặc tập trung vào vùng lưng dưới. Tắm nước ấm Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hoặc sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 2
  3. Physiolac sưu tầm Sử dụng đai đeo bụng Để hỗ trợ việc nâng đỡ cho chiếc bụng to quá khổ của mình, bạn có thể sử dụng đai đeo bụng loại dùng cho những người đang mang thai. Tư thế ngủ Cần phải nằm nghiêng, không được nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả. Cẩn thận khi ngồi và đứng Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên. Tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh và độ bền Những bài tập trên sàn dành cho vùng xương chậu và vùng bụng dưới sẽ giúp bạn hạn chế được các cơn đau lưng khi mang thai. Để việc luyện tập được an toàn và dễ dàng, bạn cần tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Chú ý thư giãn các cơ thật chậm sau khi việc luyện tập kết thúc. Ngải cứu từ xa xưa luôn được cha ông ta coi là một trong những cây thuốc quý, nó không chỉ là một thực phẩm ngon và bổ mà còn có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh, trong đó phải kể đến bệnh đau lưng. Đau lưng sau sinh Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 3
  4. Physiolac sưu tầm Trường hợp đau lưng sau sinh nở không phải là hiếm gặp. Một số bà mẹ chỉ bắt đầu đau lưng sau khi sinh bé, hoặc cơn đau lưng thai kỳ trở nên tồi tệ hơn sau khi sinh. Hormone thai kỳ gây nhược cơ vẫn tồn tại trong cơ thể mẹ đến khoảng 2 tháng sau khi sinh, nên bạn có thể vẫn sẽ phải chịu đựng cả khi đã vượt qua thai kỳ. Trường hợp đau lưng sau sinh nở không phải là hiếm gặp. Theo thống kê, có khoảng 50% chị em gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân của triệu chứng đau lưng được cho là do trong thời gian bầu bí, tử cung của chị em mở rộng, làm suy yếu cơ bụng và làm thay đổi tư thế. Khi đó cột sống sẽ bị kéo về phía trước khiến lưng bị căng và cong hơn. Ngoài ra, sự tăng cân quá nhiều khi mang thai cũng khiến cho cơ bắp cũng như các khớp căng thẳng, chịu nhiều áp lực. Sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian bầu bí cũng là tác nhân gây ra chứng đau lưng. Sự thay đổi này sẽ làm nới lỏng các khớp và dây chằng nối với xương chậu, cột sống, khiến cho chị em cảm thấy kém ổn định hơn và gây đau khi đi, đứng, ngồi trong thời gian dài, hoặc nằm trên giường, ngồi ghế thấp, cúi xuống hay nâng vật gì đó. Một nguyên nhân nữa được các nhà khoa học chỉ ra là do cho con bú sai tư thế. Việc người mẹ thường tìm cách để bé bú thoải mái đã vô tình khiến cơ thể mình phải gập người, gồng người lên hết cỡ để nhìn con làm căng cơ cổ và lưng. Nguyên nhân này là khá phổ biến với hầu hết mẹ mới sinh con trong 1-2 tháng đầu. Chữa đau lưng bằng ngải cứu Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 4
  5. Physiolac sưu tầm Cây thuốc trị đau lưng cho phụ nữ sau khi sinh. Trị đau lưng bằng ngải cứu đang là phương pháp điều trị bệnh đau lưng được ưa chuộng hiện nay, bài thuốc từ nguyên liệu rẻ, dễ tìm, chế biến đơn giản rất phù hợp với triệu chứng đau lưng cấp và phụ nữ có thai, cũng như trị đau lưng cho phụ nữ sau khi sinh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cách chữa trị đau lưng này nhé. Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H’mông), cỏ linh li (Thái). Đây là loại cỏ sống lâu năm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le không cuống, màu 2 mặt lá khác nhau, mặt trên nhẵn, màu lục sẫm. Mặt dưới trắng tro, có nhiều lông nhỏ. Đây là một cây thuốc nam có rất nhiều công dụng Ngải cứu từ xa xưa luôn được cha ông ta coi là một trong những cây thuốc quý, nó không chỉ là một thực phẩm ngon và bổ mà còn có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh, chữa các bệnh như điều hòa kinh nguyệt, an thai, trị mụn, lưu thông máu lên não…trong đó phải kể đến bệnh đau lưng. Ngải cứu và dấm Nguyên liệu: - 250g ngải cứu tươi - 150ml dấm gạo - Một túi vải Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 5
  6. Physiolac sưu tầm Cách dùng: Lá ngải cứu tươi rửa sạch, để ráo. Cho lá ngải cứu tươi vào xào nóng với dấm. Sau đó, cho vào túi vải chườm lên thắt lưng hoặc đặt lên giường, lót lá chuối hoặc nilon nằm ngửa đặt lưng lên ngải cứu. Ngải cứu và muối hạt Nguyên liệu: - 1 bó ngải cứu - Muối hạt - Khăn mỏng Cách dùng: Lấy lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to rồi nướng nóng hoặc rang lên, sau đó bọc qua một lớp khăn mỏng chườm vào phần lưng bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Physiolac – Sữa công thức cao cấp – Sữa mát dành cho bé. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2