intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị nội khoa theo khuyến cáo cho bệnh nhân suy tim cấp trước xuất viện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày mục tiêu: Xác định tỉ lệ chỉ định các thuốc điều trị nội khoa theo khuyến cáo trên bệnh nhân suy tim cấp trước xuất viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả trên đối tượng bệnh nhân được chẩn đoán suy tim cấp nhập viện tại khoa Nội Tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2023 đến tháng 2/2024.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị nội khoa theo khuyến cáo cho bệnh nhân suy tim cấp trước xuất viện

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 27(4):132-139 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.18 Điều trị nội khoa theo khuyến cáo cho bệnh nhân suy tim cấp trước xuất viện Nguyễn Lâm Thịnh1,2, Nguyễn Minh Kha1,2, Trần Nguyễn Phương Hải3, Hoàng Văn Sỹ1,2,* 1 Bộ môn Nội Tổng quát, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 3 Khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Suy tim là một hội chứng đa diện và đe dọa tính mạng được đặc trưng bởi tỉ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể, giảm khả năng hoạt động và giảm chất lượng cuộc sống. Dù đã có rất nhiều tiến bộ trong điều trị, tỉ lệ tử vong của các bệnh nhân suy tim vẫn còn rất cao. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân suy tim sau 5 năm chẩn đoán vẫn ở mức khoảng 50%. Tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát tỉ lệ sử dụng các nhóm thuốc nền tàng điều trị suy tim trên bệnh nhân suy tim cấp trước xuất viện. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ chỉ định các thuốc điều trị nội khoa theo khuyến cáo trên bệnh nhân suy tim cấp trước xuất viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả trên đối tượng bệnh nhân được chẩn đoán suy tim cấp nhập viện tại khoa Nội Tim mạch, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2023 đến tháng 2/2024. Kết quả: Từ tháng 11/2023 đến tháng 2/2024 có 140 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu. Trong đó nam giới có 69 bệnh nhân (chiếm 49,3%). Tuổi trung vị là 66 (55-74) tuổi. Tỉ lệ bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ trong dân số là 62,9%. Trong các thuốc điều trị suy tim trước xuất viện, nhóm thuốc ức chế hệ Renin - Angiotensin - Aldosterone (RAA) chiếm tỉ lệ cao nhất với 70,7%, thấp nhất là nhóm thuốc SGLT2i với 37,9%. Trong phân nhóm suy tim EF giảm, tỉ lệ bệnh nhân được sử dụng đầy đủ 4 nhóm thuốc nền tảng là 17,0% và có đến 92,0% bệnh nhân được sử dụng ít nhất 1 trong 4 nhóm thuốc nền tảng. Tỉ lệ các nhóm thuốc ACEi/ARB, ARNI, chẹn thụ thể beta giao cảm, lợi tiểu kháng Aldosterone và SGLT2i được sử dụng trên bệnh nhân suy tim EF giảm trước xuất viện lần lượt là 48,9%, 25,0%, 43,2%, 75,0% và 37,9%. Kết luận: Tỉ lệ bệnh nhân được sử dụng nhóm thuốc SGLT2i trong dân số chung cũng như bệnh nhân suy tim EF giảm được sử dụng đầy đủ 4 nhóm thuốc nền tảng còn thấp, giống với thực trạng chung trên thế giới. Cần có sự quan tâm đúng mức và các biện pháp phù hợp hơn để cải thiện tỉ lệ sử dụng các thuốc nền tảng trong thời gian trước xuất viện ở bệnh nhân suy tim cấp nhập viện. Từ khóa: suy tim cấp; tử vong; điều trị nội khoa tối ưu Ngày nhận bài: 17-09-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 28-09-2024 / Ngày đăng bài: 30-09-2024 *Tác giả liên hệ: Hoàng Văn Sỹ. Bộ môn Nội Tổng quát, Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: hoangvansy@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 132 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Abstract GUIDELINE-DIRECTED MEDICAL THERAPY FOR PATIENTS WITH ACUTE HEART FAILURE BEFORE DISCHARGE Nguyen Lam Thinh, Nguyen Minh Kha, Tran Nguyen Phuong Hai, Hoang Van Sy Background: Heart failure is a multifaceted and life-threatening syndrome characterized by significant morbidity and mortality, reduced functional capacity, diminished quality of life, and high costs. The 5-year mortality rate for patients diagnosed with heart failure remains approximately 50%. There is a lack of studies in Vietnam investigating the utilization rates of foundational heart failure medications in acute heart failure patients before discharge. Objectives: The aim of the study was to determine the prescription rates of guideline-directed medical therapy (GDMT) in acute heart failure patients before discharge. Methods: This cross-sectional study was conducted on patients with acute heart failure who were admitted to the Department of Cardiology at Cho Ray Hospital between November 2023 and February 2024. Results: From November 2023 to February 2024, 140 patients were enrolled in the study, with 69 male patients (49.3%). The median age was 66 (IQR: 55-74) years. The prevalence of ischemic cardiomyopathy in this population was 62.9%. Among medications for heart failure that were administered before discharge, RAAS (Renin - Angiotensin - Aldosterone System) inhibitors were used most frequently (70.7%), while SGLT2i had the lowest proportion of indication (37.9%). In the subgroup of heart failure patients with reduced ejection fraction (HFrEF), 17.0% of patients received all four foundational drug classes, and 92.0% received at least one of the four. The prescription rates for ACEi/ARB, ARNI, beta- blockers, aldosterone antagonists, and SGLT2i in HFrEF patients before discharge were 48.9%, 25.0%, 43.2%, 75.0% and 37.9%, respectively. Conclusion: The rate of SGLT2i indication in this research population and the rate of comprehensive prescription of the four foundational drug classes in HFrEF patients remained low, similar to the global trend. More attention and appropriate measures are needed to improve the indication rate of foundational medications during the pre-discharge period in hospitalized patients with acute heart failure. Keywords: acute heart failure; mortality; guideline therapy 1. ĐẶT VẤN ĐỀ lục địa, tỉ lệ tử vong sau 1 năm xuất viện trung bình là 20%, trong đó tại Việt Nam ghi nhận tỉ lệ này là 25,8% [4]. Suy tim là một hội chứng đa diện và đe dọa tính mạng được đặc trưng bởi tỉ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể, giảm khả Từ đó cho thấy việc các chiến lược điều trị sớm để giảm tỉ năng hoạt động và giảm chất lượng cuộc sống, cũng như chi lệ tử vong và tái nhập viện là rất cần thiết trên bệnh nhân suy phí cao [1]. Có khoảng 64,3 triệu người hiện mắc suy tim trên tim cấp nhập viện. Bản cập nhật năm 2023 về khuyến cáo toàn thế giới (2017) [2]. Suy tim cấp là một trong những lý do chẩn đoán và điều trị suy tim năm 2021 của Hội Tim châu Âu đầu tiên khiến những người từ 65 tuổi trở lên phải nhập viện. (ESC) đã nhấn mạnh rằng chiến lược tăng cường bắt đầu và Tại Hoa Kỳ, có hơn 1 triệu ca nhập viện mỗi năm vì suy tim nhanh chóng tăng liều dựa trên khuyến cáo các thuốc điều trị [3]. Dù đã có rất nhiều tiến bộ trong điều trị, tỉ lệ tử vong của suy tim trước xuất viện và trong quá trình theo dõi ngoại trú các bệnh nhân suy tim vẫn ở mức độ cao. Tỉ lệ tử vong của được khuyến nghị để giảm nguy cơ tái nhập viện hoặc tử vong bệnh nhân suy tim sau 5 năm chẩn đoán còn giữ ở mức do suy tim [5]. Thực tế, theo nghiên cứu của D'Amario D trên khoảng 50% [1]. Trong nghiên cứu về bệnh nhân suy tim cấp đối tượng bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm [6], tỉ nhập viện trên toàn cầu từ 358 trung tâm ở 44 quốc giá trên 6 lệ bệnh nhân được sử dụng 1, 2, 3, 4 nhóm thuốc nền tảng https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.18 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 133
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 theo khuyến cáo trước xuất viện lần lượt là 25,0%, 49,2%, phân loại suy tim dựa trên tiền căn suy tim và dựa vào PSTM 21,6% và 2,6%. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trần thất trái, phân độ NYHA, kiểu hình huyết động, nguyên nhân Đại Cường ghi nhận tỉ lệ tương ứng là 13,6%, 25,6%, 34,7% suy tim) và đặc điểm sử dụng các thuốc nền tảng suy tim lúc và 19,8% [7]. xuất viện gồm nhóm thuốc ức chế hệ Renin - Angiotensin - Aldosterone (RAA), thuốc lợi tiểu kháng Aldosterone (MRA), Dù đã có nhiều khuyến cáo hướng dẫn về vấn đề sử dụng chẹn thụ thể beta giao cảm và thuốc ức chế kênh đồng vận các thuốc điều trị suy tim cấp trước xuất viện, tuy nhiên thực sodium - glucose 2 (SGLT2i). tế áp dụng trên thực hành lâm sàng tại Việt Nam còn chưa nhiều. 2.2.4. Phân tích và xử lý số liệu Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát tỉ lệ chỉ định các thuốc Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 14.2 trên hệ điều trị nội khoa theo khuyến cáo trên bệnh nhân suy tim cấp điều hành Window. trước xuất viện tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy. Các biến liên tục phân phối chuẩn được mô tả bằng trung bình ± độ lệch chuẩn, nếu các phân phối không chuẩn được mô tả trung vị (tứ phân vị 25th - 75th). Các biến chỉ danh và 2. ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP thứ hạng được mô tả bằng tần số và tỉ lệ phần trăm (%). NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu, chúng tôi chia thành hai nhóm bệnh 2.1. Đối tượng nghiên cứu nhân dựa vào PSTM thất trái (EF): nhóm A với EF ≤40% và nhóm B với EF > 40%. Bệnh nhân ≥ 18 tuổi, được chẩn đoán suy tim cấp dựa trên hướng dẫn chẩn đoán của Hội Tim châu Âu (ESC) 2021 và có chỉ định xuất viện tại khoa Nội Tim mạch, bệnh viện Chợ 3. KẾT QUẢ Rẫy từ tháng 11/2023 đến tháng 02/2024. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn 3.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Hồ sơ bệnh án không đầy đủ, bệnh nhân suy tim phải đơn Trong thời gian từ 11/2023 đến 02/2024, tại khoa Nội Tim thuần, bệnh nhân tử vong trong quá trình nằm viện hoặc bệnh mạch bệnh viện Chợ Rẫy, chúng tôi thu nhận 140 bệnh nhân rất nặng xin về nhiều khả năng là tử vong, bệnh nhân không suy tim cấp nhập viện thỏa tiêu chuẩn vào nghiên cứu. Bảng đồng ý tham gia nghiên cứu. 1 trình bày những đặc điểm cơ bản của dân số nghiên cứu. Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu (N = 140) 2.2. Phương pháp nghiên cứu Biến số Giá trị 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Tuổi, năm 66 (55 - 74) 2 Nghiên cứu cắt ngang mô tả. BMI, kg/m 22,4 (20,7 - 24,0) Giới nam, n (%) 69 (49,3) 2.2.2. Thu thập số liệu Hút thuốc lá, n (%) 50 (35,7) Dữ liệu hồ sơ bệnh án được ghi nhận gồm các đặc điểm Tăng huyết áp, n (%) 75 (53,6) chung của dân số nghiên cứu (tuổi, giới tính, chỉ số khối cơ Đái tháo đường, n (%) 40 (28,6) thể, yếu tố nguy cơ và bệnh đồng mắc, phân loại suy tim dựa Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, trên tiền căn suy tim và dựa vào phân suất tống máu (PSTM) n (%) 88 (62,9) thất trái, phân độ NYHA (New York Heart Association), kiểu Bệnh thận mạn, n (%) 34 (24,3) hình huyết động, nguyên nhân suy tim) và đặc điểm điều trị Chức năng co bóp thất trái, % 36 (25 - 45) (thuốc điều trị suy tim, tên thuốc). NT-proBNP, pg/mL 7712 (2042 - 28861) 2.2.3. Biến số nghiên cứu Giá trị là trung vị (khoảng tứ phân vị) hoặc số lượng (%) Các biến số về đặc điểm chung của dân số nghiên cứu (tuổi, Dân số nghiên cứu có độ tuổi trung vị là 66 (55-74), với tỉ giới tính, chỉ số khối cơ thể, yếu tố nguy cơ và bệnh đồng mắc, lệ nam và nữ gần tương đồng (nam/nữ= 0,97), BMI trung vị 134 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.18
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 là 22,4 (20,7 - 24,0). Tỉ lệ bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ và 3.2. Đặc điểm thuốc điều trị suy tim lúc xuất viện tăng huyết áp trong 140 bệnh nhân lần lượt là 62,9% và Dân số của chúng tôi chia thành 2 nhóm A (EF ≤ 40%) và 53,6%. Giá trị trung vị của phân suất tống máu thất trái là 36% B (EF > 40%) với tỉ lệ lần lượt là 62,9% và 37,1%. (25 – 45). Về phân loại suy tim theo phân suất tống máu của thất trái, chúng tôi ghi nhận chủ yếu là suy tim PSTM giảm Về thuốc điều trị suy tim lúc xuất viện, chúng tôi chia dân (62,9%), suy tim PSTM giảm nhẹ và bảo tồn chiếm tỉ lệ lần số nghiên cứu thành hai nhóm A và B với EF tương ứng là lượt là 22,8% và 14,3% (Hình 1). EF ≤ 40% và EF > 40%. Tỉ lệ sử dụng nhóm thuốc ức chế hệ RAA là 70,7% (với ACEi/ARB và ARNI lần lượt là 51,4% 62,9% và 19,3%). Đối với nhóm ACEi/ARB, không có sự khác biệt giữa hai nhóm A và B. Tuy nhiên, nhóm A có tỉ lệ bệnh nhân Tỉ lệ bệnh nhân (%) được chỉ định thuốc ARNI cao hơn nhóm B, có ý nghĩa thống kê với p = 0,026. Tiếp theo là nhóm thuốc MRA với 67,1%, 22,8% nhóm A được sử dụng cao hơn nhóm B có ý nghĩa thống kê 14,3% với p = 0,010. Chẹn thụ thể beta giao cảm và thuốc SGLT2i được sử dụng với tỉ lệ lần lượt là 44,3% và 37,9%, không có Suy tim PSTM Suy tim PSTM Suy tim PSTM bảo sự khác biệt giữa hai nhóm A và B. Về thuốc lợi tiểu quai khi giảm giảm nhẹ tồn xuất viện, có 52,1% bệnh nhân được sử dụng trong dân số và không có sự khác biệt giữa hai nhóm (Bảng 2). Hình 1. Phân loại dân số dựa theo PSTM thất trái (N = 140) Bảng 2. Thuốc điều trị suy tim lúc xuất viện 75,7% Thuốc điều trị Dân số Nhóm Nhóm chung A B Giá trị suy tim p Tỉ lệ bệnh nhân (%) lúc xuất viện (n=140) (n=88) (n=52) ACEi/ARB, 43 29 72 (51,4) 0,430# n (%) (48,9) (55,8) 22 ARNI, n (%) 27 (19,3) 5 (9,6) 0,026# (25,0) 12,1% 10,7% Chẹn thụ thể 38 24 1,43% beta giao cảm, 62 (44,3) 0,732# (43,2) (46,2) n (%) ấm - ẩm lạnh - ẩm ấm - khô lạnh - khô 66 28 MRA, n (%) 94 (67,1) 0,010# (75,0) (53,8) Hình 2. Kiểu hình huyết động suy tim cấp (N = 140) SGLT2i, 36 17 53 (37,9) 0,333# Trong nghiên cứu, đa số là suy tim cấp mới mắc lần đầu n (%) (40,9) (32,7) (55,7%), kiểu hình huyết động suy tim cấp chủ yếu là thể ấm Lợi tiểu quai, 49 24 73 (52,1) 0,276# n (%) (55,7) (46,2) - ẩm (75,7%), được mô tả cụ thể tại Hình 2. Suy tim cấp chẩn Giá trị là số lượng (%), # : Phép kiểm chi bình phương đoán lần đầu chiếm 55,7%, Suy tim mất bù cấp chiếm 44,3%. 30,7% 29,5% Tỉ lệ bệnh nhân (%) 17,0% 14,8% 8,0% 0 1 2 3 4 Số nhóm thuốc Hình 3. Số nhóm thuốc được sử dụng trước xuất viện trong 4 nhóm thuốc nền tảng trên bệnh nhân suy tim PSTM giảm https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.18 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 135
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Trong nhóm suy tim phân suất tống máu giảm, số bệnh cũng là lí do được nêu ra trong nghiên cứu của tác giả Thái nhân sử dụng 3 thuốc hoặc 2 thuốc gần tương đồng (29,5% Trường Nhả [18, 19]. và 30,7%), 17,0% bệnh nhân được sử dụng đầy đủ 4 thuốc và Tỉ lệ sử dụng thuốc MRA trong nghiên cứu của chúng tôi có 92% bệnh nhân được sử dụng ít nhất 1 trong 4 nhóm thuốc là 67,1%, tương đồng với tác giả Triệu Khánh Vinh (67,6%), nền tảng (Hình 3). thấp hơn so với tác giả Nguyễn Dương Khang (86,67%) [11, 20]. Có sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi và tác giả 4. BÀN LUẬN Nguyễn Dương Khang có lẽ do số lượng cỡ mẫu chênh lệch, đồng thời tác giả Nguyễn Dương Khang có các tiêu chuẩn Trong khoảng thời gian từ tháng 11/2023 đến tháng loại trừ như bệnh nhân có nồng độ hemoglobin
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 nghiên cứu của Nguyễn Dương Khang (76,92%), Shoji S Xung đột lợi ích (77,2%) [11, 16, 20, 24]. Các kết quả này cho thấy rằng phần Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. lớn bệnh nhân xuất viện vẫn còn tình trạng sung huyết, tuy nhiên đã giảm so với các nghiên cứu trước đây. ORCID Ngoài ra, trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có Nguyễn Lâm Thịnh 17,0% bệnh nhân suy tim phân suất tống máu giảm lúc xuất https://orcid.org/0009-0009-4409-4487 viện được sử dụng 4 nhóm thuốc nền tảng trong suy tim, Nguyễn Minh Kha tương đồng với kết quả của Trần Đại Cường (19,8%), Thái https://orcid.org/0000-0002-8734-365X Trường Nhả (15,2%), cao hơn kết quả của tác giả D'Amario D (2,6%) [6, 7, 18]. Cách tiếp cận mới trong điều trị suy tim Trần Nguyễn Phương Hải phân suất tống máu giảm tập trung vào chiến lược sử dụng tối https://orcid.org/0000-0001-9223-133X đa các thuốc nền tảng ở liều thấp, thay vì đạt liều đích của ít Hoàng Văn Sỹ thuốc, và phối hợp thuốc sớm ngay khi bệnh nhân ổn định, tối https://orcid.org/0000-0002-3984-648X ưu hóa theo từng cá thể. Tuy nhiên, nhiều yếu tố như tuổi cao, suy thận, bệnh đồng mắc như hen, COPD, và rối loạn điện Đóng góp của các tác giả giải vẫn ảnh hưởng đến việc sử dụng đủ 4 nhóm thuốc nền Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Lâm Thịnh, Hoàng Văn Sỹ tảng. Tỉ lệ bệnh nhân suy tim EF giảm trong nghiên cứu của Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Lâm Thịnh, chúng tôi được sử dụng 3 nhóm thuốc và 2 nhóm thuốc khá Nguyễn Minh Kha, Trần Nguyễn Phương Hải tương đồng, lần lượt là 29,5% và 30,7%. Có 8% bệnh nhân không được sử dụng bất kỳ nhóm thuốc nào, đa phần lý do Thu thập dữ liệu: Nguyễn Lâm Thịnh, Trần Nguyễn Phương Hải liên quan đến chức năng thận không cho phép, tình trạng sung Giám sát nghiên cứu: Hoàng Văn Sỹ huyết vẫn còn và có bất thường điện giải như kali máu tăng. Nhập dữ liệu: Nguyễn Lâm Thịnh, Nguyễn Minh Kha Quản lý dữ liệu: Nguyễn Lâm Thịnh, Hoàng Văn Sỹ 5. KẾT LUẬN Phân tích dữ liệu: Nguyễn Lâm Thịnh, Nguyễn Minh Kha, Điều trị nội khoa theo khuyến cáo đối với bệnh nhân suy Trần Nguyễn Phương Hải tim cấp trước xuất viện cần được tối ưu hóa. Tỉ lệ bệnh nhân Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Lâm Thịnh, Nguyễn Minh được sử dụng nhóm thuốc SGLT2i trong dân số chung cũng Kha, Trần Nguyễn Phương Hải, Hoàng Văn Sỹ như bệnh nhân suy tim EF giảm được sử dụng đầy đủ 4 nhóm Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Hoàng Văn Sỹ thuốc nền tảng còn thấp, giống với thực trạng chung trên thế giới. Nhóm thuốc ức chế hệ RAA được sử dụng nhiều nhất, Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu đặc biệt tỉ lệ sử dụng ARNI có xu hướng tăng dần so với các nghiên cứu trước đó. Cần có sự quan tâm đúng mức và các Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. biện pháp phù hợp hơn để cải thiện những kết quả nói trên. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Lời cảm ơn Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Tôi xin chân thành cám ơn Bộ môn Nội Tổng quát đã tạo điều Minh, số 760/HĐĐĐ-ĐHYD, ngày 21/08/2023. kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nghiên cứu. Nguồn tài trợ TÀI LIỆU THAM KHẢO Nghiên cứu này không nhận tài trợ. 1. Stewart S, Ekman I, Ekman T, et al. Population impact https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.18 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 137
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 of heart failure and the most common forms of cancer: a Patient characteristics from a regional multicenter study of 1 162 309 hospital cases in Sweden (1988 to database of acute decompensated heart failure in Asia 2004). Circulation Cardiovascular Quality and Pacific (ADHERE International-Asia Pacific). Journal of Outcomes. 2010;3(6):573-80. Cardiac Failure. 2012;18(1):82-8. 2. Global, regional, and national incidence, prevalence, and 11. Triệu Khánh Vinh. Các yếu tố tiên lượng tử vong hoặc years lived with disability for 354 diseases and injuries tái nhập viện trong vòng 30 ngày sau xuất viện trên bệnh for 195 countries and territories, 1990-2017: a systematic nhân suy tim. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2022. Lancet (London, England). 2018;392(10159):1789- 12. Lý Quang Sang. Bài xuất natri niệu trong đánh giá đáp 1858. DOI:10.1016/s0140-6736(18)32279-7. ứng lợi tiểu quai ở bệnh nhân suy tim cấp. Luận văn tốt 3. Butler J, Djatche LM, Sawhney B, et al. Clinical and nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Economic Burden of Chronic Heart Failure and Reduced Minh. 2021. Ejection Fraction Following a Worsening Heart Failure 13. Võ Thái Duy. Tần số tim trung bình và các rối loạn nhịp Event. Advances in Therapy. 2020;37(9):4015-4032. ghi nhận trên Holter 24 giờ ở bệnh nhân suy tim cấp. DOI:10.1007/s12325-020-01456-1. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược 4. Tromp J, Bamadhaj S, Cleland JGF, et al. Post-discharge Thành phố Hồ Chí Minh. 2021. prognosis of patients admitted to hospital for heart failure 14. Khanam SS, Choi E, Son JW, et al. Validation of the by world region, and national level of income and MAGGIC (Meta-Analysis Global Group in Chronic income disparity (REPORT-HF): a cohort study. The Heart Failure) heart failure risk score and the effect of Lancet Global Health. 2020;8(3):e411-e422. adding natriuretic peptide for predicting mortality after DOI:10.1016/s2214-109x(20)30004-8. discharge in hospitalized patients with heart failure. PloS 5. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. Focused ONE. 2018;13(11):e0206380. Update of the 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and 15. Nikolaou M, Parissis J, Yilmaz MB, et al. Liver function treatment of acute and chronic heart failure. European abnormalities, clinical profile, and outcome in acute Heart Journal. 2023;44(37):3627-3639. decompensated heart failure. European Heart Journal. DOI:10.1093/eurheartj/ehad195. 2013;34(10):742-9. DOI:10.1093/eurheartj/ehs332. 6. D'Amario D, Rodolico D, Delvinioti A, et al. Eligibility 16. Nguyễn Vũ Đạt, Nguyễn Văn Sĩ. Điều trị nội khoa suy for the 4 Pharmacological Pillars in Heart Failure With tim theo khuyến cáo trước xuất viện trên người bệnh suy Reduced Ejection Fraction at Discharge. Journal of the tim phân suất tống máu giảm. Tạp chí Y Học Việt Nam. American Heart Association. 2023;12(13):e029071. 2024. DOI:10.51298/vmj.v539i2.9873. DOI:10.1161/jaha.122.029071. 17. Phạm Trương Mỹ Dung. Khảo sát sự tối ưu điều trị suy 7. Trần Đại Cường, Hoàng Văn Sỹ. Khảo sát điều trị suy tim mạn theo đồng thuận trường môn tim Hoa Kỳ 2021 tim theo khuyến cáo của hội tim châu Âu 2021 ở các mức tại bệnh viện Nhân dân Gia Định. Luận văn chuyên khoa phân suất tống máu khác nhau. Tạp chí Y Học Việt Nam. cấp 2. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 2022. 2023. DOI:10.51298/vmj.v534i1B.8251. 18. Thái Trường Nhả, Mai Thị Diễm My, Nguyễn Văn Bé 8. Hồ Thị Ngọc Duyên. Thang điểm AHEAD ở bệnh nhân Út. Khảo sát sử dụng thuốc trong điều trị suy tim phân suy tim cấp. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp suất tống máu giảm tại bệnh viện tim mạch An Giang. II. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2022. Bệnh viện tim mạch An Giang. 2023. URL: 9. Nieminen MS, Brutsaert D, Dickstein K, et al. EuroHeart http://benhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/N Failure Survey II (EHFS II): a survey on hospitalized acute EWS/DinhKem/1494_16.-TMLH--Ks-Sd-thuoc-DT- heart failure patients: description of population. European suy-tim-PS-tong-mau-giam.pdf. Heart Journal. 2006;27(22):2725-36. 19. Nguyễn Ngọc Thanh Vân, Hoàng Văn Sỹ, Châu Ngọc 10. Atherton JJ, Hayward CS, Wan Ahmad WA, et al. Hoa. Khảo sát điều trị suy tim theo khuyến cáo của Hội 138 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.18
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 27 * Số 4 * 2024 Tim châu Âu 2016. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí organization of care. International Journal of Cardiology. Minh. 2021;25(2):35-41. 2016;223:163-167. DOI:10.1016/j.ijcard.2016.07.256. 20. Nguyễn Dương Khang. Nghiệm pháp đi bộ 6 phút trước 23. A Dhaliwal, A Kochan, A Didi et al. Identifying Barriers xuất viện và tỉ lệ tái nhập viện trong vòng 30 ngày ở bệnh to SGLT2 Inhibitor Use In Eligible Patients With Heart nhân suy tim. Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú. Đại học Failure: A Real-World Experience From A Single Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2020. Centre. Canadian Journal of Cardiology. 2021;37(10):s58. 21. Greene SJ, Butler J, Albert NM, et al. Medical Therapy for Heart Failure With Reduced Ejection Fraction: The 24. Shoji S, Kohsaka S, Shiraishi Y, et al. Conventional CHAMP-HF Registry. Journal of the American College medical therapy in heart failure patients eligible for the of Cardiology. 2018;72(4):351-366. PARADIGM-HF, DAPA-HF, and SHIFT trials. International Journal of Cardiology. 2022;359:76-83. 22. Reyes EB, Ha JW, Firdaus I, et al. Heart failure across DOI:10.1016/j.ijcard.2022.04.020. Asia: Same healthcare burden but differences in https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2024.04.18 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 139
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2