intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án: Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt mạch điều khiển truyền động chính máy doa ngang 2620A

Chia sẻ: Lê Văn Huyền | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:49

234
lượt xem
62
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Máy doa ngang 2620A nằm trong nhóm máy cắt gọt kim loại thứ ba, đây là loại máy có vai trò quan trọng trong nền công nghiệp. Loại máy này có hệ thống trang bị điện hiện đại, nó có thể gia công được nhiều loại chi tiết khác nhau, khả năng công nghệ của nó có thể dùng để doa, khoan, khoét, phay với các nguyên công,... Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về loại máy này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đồ án "Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt mạch điều khiển truyền động chính máy doa ngang 2620A" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án: Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt mạch điều khiển truyền động chính máy doa ngang 2620A

  1. MỤC LỤC  1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Cuộc cách mạng khoa học công nghệ  ngày càng phát triển mạnh mẽ  đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong lĩnh vực hiện đại hóa các trang thiết bị  máy móc phục vụ  cho quá trình sản xuất. Hiện nay trong công cuộc công  nghiệp hoá đất nước, yêu cầu tự động hoá trong máy sản xuất ngày càng cao,   điều khiển linh hoạt, tiện lợi, gọn nhẹ và hiệu xuất sản xuất cao. Mặt khác ,  với công nghệ thông tin và công nghệ điện tử phát triển ngày càng cao và nhu  cầu con người ngày càng đòi hỏi ngững sản phẩm sản xuất ra đạt độ  chính  xác và độ thẩm mỹ cao.   Trong thời đại hiện nay các phân xưởng, nhà máy, xí nghiệp cắt gọt   kim loại luôn đòi hỏi những máy cắt gọt kim loại hiện đại như Có khả  năng   tự động hoá cao, độ chính xác tuyệt đối. Có khả năng điều chỉnh tốc độ trơn,   rộng và bằng phẳng, kết cấu gọn nhẹ, hiệu xuất cao và chi phí vận hành ít  nhất nhưng đảm bảo tính kinh tế. Để  đáp  ứng được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao  chất lượng sản phẩm, giảm được sức lao động và tiết kiệm chi phí, hạ  giá   thành thì việc thiết kế, tính toán để  chế  tạo máy móc là một khâu rất quan  trọng đòi hỏi người thiết kế phải nắm vững quy trình sản xuất của từng loại   máy. Đồng thời, dựa vào việc so sánh các chỉ  tiêu kinh tế  ­ kỹ thuật của các  phương án nhằm mục đích đảm bảo được các máy móc thiết bị khi chế tạo ra   là tối ưu nhất.          Chính vì vậy, qua đợt làm đồ án môn học   thiết kế hệ thống điện điện   tử này là một lần nữa giúp chúng em có thêm cơ hội, thời gian để tìm hiểu và  học tập một cách sâu hơn, cụ thể hơn về lý thuyết trang bị điện. Đó chính là   bài học kinh nghiệm quan trọng và vô cùng ý nghĩa đối với những kỹ  sư  tương lai như chúng em.  Nhận   thức   tầm   quan   trọng   đó   nhóm   em   đã   làm   việc   với   tinh   thần  nghiêm túc, vận dụng những kiến thức của bản thân, những ý kiến đóng góp  của bạn bè và đặc biệt là sự  hướng dẫn, chỉ  bảo tận tình của Th.S Vũ Duy   Hưng đã giúp chúng em hoàn thiện đồ án môn học này. Tuy đã có nhiều cố gắng, song  kiến thức rộng và thực tế còn hạn chế  nên khó tránh khỏi những sai sót,  rất mong được sự chỉ bảo của các Thầy Cô  giáo để đồ án nhóm em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày: 20/01/2016 Nhóm  Sinh viên thực hiện: Nhóm 2 2
  3. Xuất phát từ  những yêu cầu thực tế, bản đồ  án này sẽ  nghiên cứu   “Nghiên cứu thiết kế, lắp đặt mạch điều khiển truyền động chính máy  doa ngang 2620 ”.  3
  4. PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ MÁY DOA NGANG 2620A 1. Chức năng, công dụng của máy doa  Máy doa ngang 2620A nằm trong nhóm máy cắt gọt kim loại thứ  ba.  Đây là loại máy có vai trò quan trọng trong nền công nghiệp. Loại máy này có  hệ  thống trang bị  điện hiện đại, nó có thể  gia công được nhiều loại chi tiết  khác nhau, khả năng công nghệ của nó có thể dùng để doa, khoan, khoét, phay  với các nguyên công sau: ­   Nguyên công doa: Thường doa các lỗ  hình côn, hình trụ, các mặt   phẳng vuông  góc với nhau có độ định tâm cao. ­   Nguyên công tiện: Khi nắp lưỡi dao tiện thì có thể  tiện trong, cắt   mặt đầu, cắt ren... Với nguyên công cắt ren thì truyền động ăn dao  được truyền từ trục chính. ­  Nguyên công khoan: Khi cần gia công các lỗ có độ định tâm cao ta có  thể thực hiện trên máy doa, nguyên công này thường nặng nề nhất. ­  Nguyên công phay: Phay mặt đầu, phay mặt phẳng, phay mặt trong,  phay mặt ngoài. 4
  5. 2. Phân loại máy doa Máy doa có nhiều loại khác nhau với kích cỡ, công dụng và mức độ  chuyên môn hoá khác nhau. Ta có thể phân loại máy doa theo các cách sau: ­ Phân loại theo chức năng, công dụng: + Máy khoan, khoét + Máy doa ­ Phân loại theo chuyển động: + Doa đứng: Dao quay theo phương thẳng đứng       + Doa ngang: Dao quay theo phương nằm ngang ­ Phân loại theo mức độ trang bị điện: + Loại đơn giản: Thường dùng động cơ KĐB không có điều chỉnh tốc  độ về điện. + Loại trung bình thường dùng động cơ  KĐB điều chỉnh tốc độ  bằng   cách thay đổi số đôi cực hoặc dùng động cơ một chiều nhưng là hệ thống hở. + Loại phức tạp: Dùng động cơ một chiều kích từ độc lập điều khiển  theo  có thể điều khiển theo chương trình. Đây là loại máy doa gia công có độ  chính xác rất cao. ­ Phân loại theo trọng lượng của máy ta có: + Loại nhỏ: Trọng lượng của máy nhỏ hơn 10 tấn  + Loại trung bình: Trọng lượng của máy từ 10 ­ 100 tấn  + Loại lớn: Trọng lượng máy lớn hơn 100 tấn.  3. Kết cấu của máy doa 2620A Thân máy: Là phần cố định so với bệ máy, có kết cấu hình chữ U, hai   đầu có hai ụ Ụ  chính: Nằm trên thân máy, có thể  chuyển động tịnh tiến so với thân   máy. Động cơ  trục chính được gắn vào thân máy cùng với hộp tốc độ, quá   trình di chuyển được thực hiện nhờ trục chính hoặc động cơ chạy dao. Ụ trục phụ: Nằm trên thân máy, có thể chuyển động tịnh tiến nhờ động  cơ ăn dao hoặc bằng tay. Khi gia công chi tiết có đòi hỏi độ  chính xác cao thì   nó có tác dụng giữ dao. Bàn máy: Được bố trí giữa hai ụ, có thể di chuyển ngang, dọc, qua trái, qua  phải. 4. Đặc điểm công nghệ Đặc điểm của máy doa là có thể  gia công đồng thời nhiều lỗ  có trục  song song hoặc trục thẳng góc với nhau. Máy doa ngang dùng để  gia công các chi tiết cỡ  trung bình và nặng.  Hình dạng của máy được mô tả như sau: 5
  6. Hình 1­1: Hình dạng bên ngoài của máy doa Trên bệ  máy 1 đặt trụ  trước 6, trên đó có  ụ  trục chính 5. Trụ  sau 2 có   đặt giá đỡ 3 để giữ trục dao trong quá trình gia công. Bàn quay 4 gá chi tiết có  thể  dịch chuyển theo chiều ngang hoặc dọc bệ  máy.  Ụ  trục chính có thể  chuyển động theo chiều thẳng đứng cùng trục chính. Bản thân trục chính có  thể chuyển động theo phương ngang. Chuyển   động   chính   là   chuyển   động   quay   của   dao   doa   (trục   chính).  Chuyển động ăn dao có thể là chuyển động ngang, dọc của bàn máy mang chi   tiết hay di chuyển dọc của trục chính mang đầu dao. Chuyển động phụ  là  chuyển động thẳng đứng của ụ dao vv… 5. Yêu cầu đối với truyền động điện máy doa 5.1. Truyền động chính Yêu cầu cần phải đảo chiều quay, phạm vi điều chỉnh tốc độ D = 130/1  với công suất không đổi, độ  trơn điều chỉnh   = 1,26. Hệ thống truyền động  chính cần phải hãm dừng nhanh. Hiện   nay   hệ   truyền   động   chính   máy   doa   thường   sử   dụng   động   cơ  không đồng bộ  Roto lồng sóc và hộp tốc độ  (động cơ  có một hay nhiều cấp   tốc độ).  Ở  những máy doa cỡ  nặng có thể  sử  dụng động cơ  điện 1 chiều,  điều chỉnh tốc độ  trơn trong phạm vi rộng. Nhờ  vậy có thể  giảm kết cấu,   mặt khác có thể hạn chế được mômen ở vùng tốc độ thấp bằng phương pháp   điều chỉnh tốc độ hai vùng.   Cơ cấu Truyền động chính.  Trong truyền động chính của máy doa, lực cắt là lực hữu ích lò phụ  thuộc vào chế độ cắt (t, s, v), vật liệu chi tiết và dao.  6
  7. Mô men trên trục chính của máy quay được xác định theo công thức:  Trong đó:  ­ Fz: lực cắt (N)  ­ d: đường kính của chi tiết gia công hoặc phôi m  Mô men hữu ích trên trục động cơ là:  Với I Tỷ số truyền từ trục động cơ đến trục chính của máy.  Đối với truyền động chính là chuyền động tinh tiến, mômen hữu ích   trên trục động cơ là:  Trong đó   là bán kính quy đổi lực cắt về trục truyền động cơ được xác  định bằng tỷ số giữa tốc độ bàn và tốc độ động cơ.   = V / 6 0.   (m) Mô men cản tĩnh trên trục động cơ được xác định như sau:   hiệu suất bộ truyền từ trục động cơ điện trục chính.  5.2. Truyền động ăn dao Phạm vi điều chỉnh tốc độ của truyền động ăn dao  D = 1500/1. Lượng ăn dao được điều chỉnh trong phạm vi 2mm/ph 600mm/ph. Khi  di chuyển nhanh có thể đạt tới 2,5m/ph   3m/ph. Lượng ăn dao (mm/ph) ở những máy cỡ nặng yêu cầu được giữ không  đổi khi tốc độ trục chính thay đổi. Đặc tính cơ  cần có độ  cứng cao, với độ   ổn định tốc độ  
  8. Khi cơ cấu ăn dao làm việc lực ăn dao được tính:  Trong đó:  ­ : Đường kính trung bình của trục vít vô tận(mm):  ­  góc lệch của đường ren trục ……(độ) ­   góc ma sát của đường ren vít (độ)  Góc lệch đường ren trục vít xác định bởi đường kính trục vít  và bước   ren của đường ren trục vít:   arc tag t / d Mô men cản tĩnh trên trục động cơ được xác dịnh bởi công thức:  Trong đó:  là tỷ số truyền và hiệu suất của bộ truyền.    Tổn hao trong máy:   Tổn hao trong máy phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố dạng và số lượng k hâu động học, dạng ổ đỡ ( trượt hoặc lăn ) dạng và nhiệt độ dầu bôi trơn sự t hay đổi phụ tải, tốc độ của máy….  Hiệu suất định mức của các cơ cấu là tích của tất cả các hiệu suất định  mức của các khâu.  Hệ suất của cơ cấu được xác định theo biểu thức: Trong trường hợp riêng khi Mhi = Mhi đm, Kt = 1 tương ướng sẽ có   =  đm.  Đối với cơ cấu truyền động chính máy doa tỷ số a/b = x = const phụ th uộc cấu trúc của máy, khối lượng phần quay và độ phức tạp của sơ đồ   động  học (x=1 đối với các máy cỡ nhẹ với sơ đồ  động học đơn giản; x=2 đối với   các máy cỡ nặng, sơ đồ động học phức tạp).  Khi tính toán lấy giá trị trung bình x=1,5 ta sẽ có:  Các giá trị a,b được sử dụng trong tính toán thực tế.  ­ Phạm vi điều chỉnh tốc độ  rộng thì hệ  số tổn hao a không phụ  thuộc   vào tốc độ và có thể coi a phụ thuộc vào tuyến tính tốc độ. Với a là hệ số tổn  hao không đối xứng với tốc độ định mức.  5.3. Thông số kỹ thuật Máy doa ngang 2620A là loại máy doa vạn năng dùng để gia công lỗ đã  khoan hoặc khoét mà kích thước giữa các tâm lỗ  yêu cầu độ  chính xác tuyệt  đối cao từ cấp 9 đến cấp 7 và ra  = 6,3 ÷ 1,25μm. Với dao doa có chất lượng  tốt, chọn chế  độ  cắt và để  lượng dư  phù hợp, doa có thể  đạt độ  chính xác   cấp 6. Doa đạt độ cứng vững cao, lưỡi cắt thường bố trí không đối xứng nên   khắc phục được độ rung động. 8
  9. Ngoài ra còn thực hiện một số nguyên công phụ khác như: khoan, phay  bằng dao phay mặt đầu, gia công ren.... Máy doa 2620A là máy có kích thước cỡ trung bình: Đường kính trục chính: 90 (mm) Công suất truyền động chính: 10(kw) Tốc độ quay trục chính điều chỉnh trong phạm vi: (12,5   1600) vg/ph Công suất động cơ ăn dao: 2,1(kw) Tốc độ ăn dao có thể điều chỉnh được trong phạm vi: (2,1   1500)vg/ph  và tốc độ lớn nhất có thể đạt tới 3000vg/ph. 6. Các chế độ vận hành của máy Truyền dộng ăn dao nhờ hai chế độ vận hành bằng tay hoặc tự động. Trong quá trình vận hành có thể  thưc hiện chạy nhanh bàn dao bằng   phương pháp giảm từ  thông động cơ. Chỉnh định tọa độ  của  ụ, trục nhờ  hệ  kính phóng đại quang học. Điều khiển máy nhờ các nút bấm và tay gạt, chúng được bố trí trên hai   ụ máy. 7. Các yêu cầu trang bị điện cho truyền động ăn dao của máy doa 2620A Trong máy doa ngang 2620A truyền động ăn dao là truyền động phức   tạp nhất, nó đòi hỏi hệ  thống trang bị   điện có mức độ  tự  động hoá cao.   Truyền động dùng động cơ một chiều kích từ độc lập có các yêu cầu về  chỉ  tiêu chất lượng như: 7.1 Phạm vi điều chỉnh tốc độ  Truyền động ăn dao của máy doa ngang 2620A có yêu cầu phạm vi tốc  độ rộng, dải điều chỉnh được đặc trưng bởi hệ số: 7.2. Độ trơn khi điều chỉnh Vì máy làm việc  ở  nhiều chế  độ  gia công khác nhau như  doa lỗ  có  đường kính lớn thì cần tốc độ nhỏ, còn khi phay thì cần tốc độ  lớn. Để đảm   bảo chất lượng gia công bề mặt có độ bóng từ cấp 6 ÷ 9 thì tốc độ phải được   điều chỉnh vô cấp. 7.3. Độ ổn định tốc độ khi làm việc  Để đảm bảo duy trì ổn định tốc độ  đạt mức chính xác cao ngay cả khi   tốc độ truyền động chính thay đổi. Khi phụ tải biến đổi từ  0   Mmax thì yêu  cầu độ sụt tốc độ là:    7.4. Sự phù hợp giữa đặc tính điều chỉnh và đặc tính cơ 9
  10. Truyền động ăn dao của máy bao gồm các chuyển động tịnh tiến, nếu  mô men cản MC do lực kéo ăn dao qui định thì nó phải đảm bảo phụ tải có mô  men M lớn nhất. Nếu yêu cầu mô men M = const thì Mmax này được xác định bởi lực ăn  dao, bao gồm: lực kéo Fx, tổn hao ma sát trên gờ trượt của máy. Trong hầu hết phạm vi điều chỉnh ở vùng tốc độ thấp lực ăn dao bị hạn  chế bởi chiều sâu cắt do Fx không đạt tới trị số cực đại mà phụ tải vào tốc độ  ăn dao. Mà vùng tốc độ  cao, lực ăn dao còn phụ  thuộc vào công suất của   truyền động chính, vì những cấp ăn dao cực đại chỉ  sử dụng với các cấp tốc   độ  chính xác cực đại, do đó có thể  dẫn tới quá tải và gây nguy hiểm cho   truyền động chính.  Mặt khác, cũng với cấp tốc độ  này thường dùng để  gia công tinh lên   lực ăn dao không cần lớn, nếu có kể  đến sự biến đổi của lực ma sát trên gờ  trượt ảnh hưởng tới tốc độ thì lực kéo bàn là Qn và được biểu diễn như hình  vẽ sau:     Hình 2.Mối quan hệ giửa đặc tính điều chỉnh và đặc tính cơ.    Ở vùng tốc độ gia công ta có:        M=const   ;   P tỉ lệ với U Ở vùng chạy dao nhanh:        M  P/n   ;  P=const 7.5. Yêu cầu tự động hạn chế phụ tải Trong quá trình làm việc thường xảy ra quá tải tĩnh và quá tải động.  Trong đó: 10
  11. ­ Quá tải tĩnh: Là do vật liệu không đồng nhất, khi dao cắt đi vào vùng   chai cứng hoặc khi nhiệt độ  tăng quá làm cho công suất cắt tăng dẫn tới quá  tải. ­ Quá tải động: Là các quá trình khởi động, hãm, đảo chiều. Để  rút  ngắn thời gian quá tải động thì cần phải rút ngắn quá trình này. Các biện pháp hạn chế phụ tải: + Hạn chế phụ tải truyền động chính thông qua truyền động ăn dao. + Hạn chế phụ tải tĩnh và động bằng phương pháp sử dụng khâu phản   hồi âm dòng có ngắt.  7.6. Yêu cầu hãm dừng chính xác Việc dừng máy chính xác là một yêu cầu rất quan trọng. Bởi vì khi  dừng chính xác thì đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tăng năng suất của   máy, an toàn cho thiết bị và người vận hành. Các biện pháp nâng cao chất lượng quá trình hãm (giảm thời gian hãm) ­ Sử dụng những thiết bị khống chế. ­ Tăng gia tốc của hệ thống. ­ Sử  dụng những vật liệu nhẹ  để  giảm thành phần mô men quán  tính. ­ Tăng lực cản bằng cơ khí. ­ Hãm bằng điện, sử dụng một trong ba phương pháp:               + Hãm  ngược               + Hãm động năng                + Hãm tái sinh ­ Giảm tốc độ  bằng cách giảm điện áp đặt vào phần  ứng động  cơ. 7.7. Yêu cầu về đảo chiều Đặc điểm công nghệ của máy doa 2620A là có đảo chiều, để đảm bảo  năng suất cho máy thì việc yêu cầu về đảo chiều là rất quan trọng. 7.8. Yêu cầu về kinh tế Hệ  thống thiết kế  ra phải đảm bảo có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ,   thuận thiện cho vận hành và sửa chữa. Vốn đầu tư mua sắm thiết bị, chi phí vận hành phải hợp lý. Giá thành hệ  thống thấp, trong khi phải thoả  mãn các yêu cầu về  kỹ  thuật. 11
  12. 8. Sơ  đồ  truyền động ăn dao máy doa ngang 2620 dùng hệ  thống máy  điện khuếch đại – động cơ một chiều Hệ  thống truyền động ăn dao thực hiện theo hệ  MĐKĐ có bộ  khuếch   đại điện tử trung gian, thực hiện theo hệ kín phản hồi âm tốc độ. Tốc độ  ăn  dao được điều chỉnh trong phạm vi (2,2 ÷ 1760)mm/ph. Di chuyển nhanh đầu  dao với tốc độ 3780mm/ph chỉ bằng phương pháp điện khí.  Hình 1­2: S ơ  đ ồ  h ệ  th ố ng truy ề n đ ộ ng ăn dao máy doa 2620 12
  13. Tốc độ ăn dao được thay đổi bằng cách chuyển đổi sức điện động của  khuếch đại máy điện khi từ thông động cơ là định mức, còn di chuyển nhanh   đầu dao được thực hiện bằng cách giảm nhỏ  từ  thông  đ ộ ng   c ơ   khi   s ứ c  đi ệ n đ ộ ng c ủ a MĐKĐ là đ ị nh m ứ c. Kích từ  của MĐKĐ là hai cuộn 1CK và 2CK được cung cấp từ  bộ  khuếch đại điện tử hai tầng. Tầng 1 là khuếch đại điện áp (đèn kép 1ĐT) và  tầng hai là tầng khuếch đại công suất (đèn 2ĐT và 3ĐT). Tín hiệu đặt vào  tầng 1 là: Uv1= Ucđ – γ.ω – Um2 Trong đó: Ucđ ­ điện áp chủ đạo lấy trên biến trở 1BT;                  γω ­ điện áp phản hồi âm tốc độ động cơ, lấy trên FT                  Um2­ điện áp phản hồi mềm, tỷ lệ với gia tốc và đạo hàm gia tốc,   lấy  ở  đầu ra của cuộn thứ  cấp 2BO­2 và 2BO­3 của biến áp 2BO, cuộn sơ  cấp của 2BO (2BO­1) nối tiếp với mạch R, C. Do đó, dòng điện sơ  cấp của  biến áp vi phân 2B0­1 gồm hai thành phần tỷ  lệ  với tốc độ  và tỷ  lệ  với gia   tốc của động cơ. Như vậy điện áp thứ cấp biến áp 2BO sẽ tỉ lệ với gia tốc và  đạo hàm của gia tốc động cơ. Điện áp đặt vào tầng khuếch đại 2 là Uv2 được xác định bằng biểu   thức:  Uv2  = Ur1 – Um1 Trong đó: Ur1­ điện áp đầu ra tầng 1, là điện áp rơi trên điện trở R8, R9.                 Um1­ điện áp phản hồi mềm tỷ lệ với đạo hàm dòng điện mạch   ngang, được lấy trên hai cuộn thứ cấp 1BO­2 và 1BO­3; cuộn sơ  cấp 1BO­1  mắc nối tiếp trong mạch ngang của MĐKĐ. ­ Nguyên lý làm việc:  Khi điện áp chủ  đạo bằng không, do sơ  đồ  bộ  khuếch đại nối theo sơ  đồ  cân bằng nên dòng điện anôt hai nửa đèn 1ĐT là như nhau (IaP = IaT), điện  áp rơi trên R8 và R9 bằng nhau, như vậy điện áp ra tầng 1 bằng không. Ur1 = (IaP ­ IaT).R8 = 0 và tương tự  dòng điện anôt hai đèn 2ĐT và 3ĐT bằng nhau (Ia2  = Ia3), hai   cuộn dây 1CK và 2CK có điện trở  và số  vòng như  nhau, sức từ  động của   chúng tác dụng ngược chiều nhau nên sức từ  động tổng của KĐMĐ bằng  không. F∑ = F1CK – F2CK = (Ia2 – Ia3).W = 0 Khi RT = 1, → Ucđ > 0, do sự phân cực của điện áp chủ đạo nên nửa đèn   phải thông yếu hơn nửa đèn bên trái của 1ĐT, điện áp trên R8 lớn hơn điện áp  trên R9, điện áp ra của tầng 1 có cực tính làm cho đèn 3ĐT thông mạnh hơn  2ĐT tức là Ia3  > Ia2  hay I2CK  > I1CK  và sức từ  động F∑  có dấu tương  ứng với  chiều quay thuận của động cơ. Tốc độ động cơ lớn hay bé tuỳ thuộc vào điện  áp chủ đạo. 13
  14. ­ Khâu phản hồi âm dòng điện có ngắt:  Lợi dụng tính chất của MĐKĐ là khi có dòng điện phần ứng, điện áp ra  của nó sẽ  giảm do tác dụng của phản  ứng phần  ứng. Mạch phản hồi  âm  dòng điện có ngắt gồm có cuộn bù, cầu chỉnh lưu 1V và biến trở  2BT. Khi   dòng điện phần  ứng còn nhỏ và nhỏ hơn dòng điện ngắt (Iư Ing thì ta có Ub > U0; các van 1V thông, xuất hiện dòng điện phân  mạch I1V và dòng điện cuộn bù sẽ giảm đi một lượng: Ib = Iư – I1V Mức độ  bù giảm đi và kết quả  điện áp ra của MĐKĐ giảm nhanh khi  dòng điện phần ứng tăng làm cho dòng điện phần ứng được hạn chế. Trong trường hợp này, sức từ động của MĐKĐ là: F∑ = F12 + Fb ­ Fd = F12 + (Iư – I1V).Wb – Iư.Wb = F12 – I1V.Wb Trong đó: F12 – stđ của hai cuộn 1CK và 2CK        Fb = Ib.Wb ­ sức từ động của cuộn bù        Fd =  Iư.Wb ­ sức từ động dọc trục được bù đủ khi Iư  Ing thì sức từ động của MĐKĐ bị giảm  đi một lượng (Ilv.Wb). Như vậy có thể coi sức từ động tổng của MĐKĐ được  sinh ra bởi hai cuộn 1CK ­ 2CK là F12 và cuộn bù Wb với sức từ động (I1V.Wb)  ngược chiều sức từ động F12. PHẦN   2:   NGHIÊN   CỨU   THIẾT   KẾ   MẠCH   ĐIỀU   KHIỂN   –   MẠCH  ĐỘNG LỰC I. Giới thiệu linh kiện  Trong mạch có sử  dụng một số  linh kiện như: Công tắc tơ, aptomat 3  pha, Rơle nhiệt, Rơle trung gian, Rơle thời gian,….  Mạch động lực thiết kế  theo yêu cầu sử  dụng  một động cơ  truyền  động chính là động cơ không đồng bộ xoay chiều 3 pha rôto lồng sóc hai cấp   tốc độ: 1460 vòng/phút  khi dây quấn Stato đấu ( ) và 2890 vòng/phút khi dây  quấn Stato đấu  .  14
  15. 1.1 Công tắc tơ.  Công tắc tơ là khí cụ điện dùng để đóng  ngắt thường xuyên các mạch điện động lực,  từ xa bằng tay hay tự động. Việc đóng ngắt công tắc tơ có tiếp điểm  có thể được thực hiện bằng điện từ, thủy lực  hay   khí   nén.   Trong   đó   công   tắc   tơ   điện   từ  được sử dụng nhiều hơn cả. Khi   đưa   dòng   điện   vào   cuộn   dây   của  nam châm điện sẽ  tạo ra từ thông F và sinh ra  lực hút điện từ Fđt.  Do lực hút điện từ lớn hơn   lực phản lực làm cho nắp của nam châm điện  bị hút về phía mạch từ tĩnh.  Các tiếp điểm thường mở  của công tắc tơ  được đóng lại mạch điện  thông.   Theo nguyên lý truyền động người ta chia công tắc tơ thành các loại sau: + Công tắc tơ đóng ngắt tiếp điểm bằng điện từ. + Công tắc tơ đóng ngắt tiếp điểm bằng thủy lực. + Công tắc tơ đóng ngắt tiếp điểm bằng khí nén. + Công tắc tơ không tiếp điểm.  Theo dạng dòng điện trong mạch: + Công tắc tơ  điện một chiều dùng để  đóng ngắt mạch điện một  chiều. Nam châm điện của nó là nam châm điện một chiều. + Công tắc tơ điện xoay chiều dùng để  đóng ngắt mạch điện xoay  chiều. Nam châm điện của nó là nam châm điện xoay chiều. 1.2 Aptomat ba pha  Aptomat là khí cụ điện được sử  dụng để  tự  động cắt mạch điện, bảo   vệ quá tải, ngắn mạch, thấp áp,. .. cho thiết bị điện.  Cấu tạo của aptomat có các bộ phận chính sau:  15
  16. ­ Tiếp điểm  Aptomat thường có 2 đến 3 loại tiếp điểm, tiếp điểm chính, tiếp điểm  phụ và hồ quang.  Với các aptomat nhỏ  thì không có tiếp điểm phụ. Tiếp điểm thường   được làm bằng vật liệu dẫn điện tốt nhưng chịu được nhiệt độ  do hồ  quang  sinh ra, thường làm hợp kim Ag­W,Cu­W hoặc.   Khi đóng mạch thì tiếp điểm hồ  quang đóng trước, tiếp theo là tiếp  điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp  điểm chính mở trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ  quang. Như  vậy hồ  quang chỉ  cháy trên tiếp điểm hồ  quang, do đó bảo vệ  được tiếp điểm chính. Tiếp điểm phụ được sử dụng để  tránh hồ quang cháy  lan   sang   làm   hỏng   tiếp   điểm   chính. ­ Hộp dập hồ quang  Thường sử  dụng những tấm thép chia hộp thành nhiều ngăn cắt hồ  quang thành nhiều đoạn ngắn để dập tắt.  Các móc bảo vệ  ­ Móc bảo vệ dòng cực đại  Để bảo vệ thiết bị điện khỏi 3 bị quá tải, đặc tính A­s của móc bảo vệ  phải nằm dưới đặc tính A­scủa thiết bị cần bảo vệ. Cuộn hút điện từ được  mắc nối tiếp với thiết bị. Khi dòng điện vượt quá giá trị cho phép thì tấm thép  động 2 bị hút, cần chủ động được kéo lên, lò xo 6 kéo cần bị động ra, tiếp  điểm mở ra ngắt mạch điện qua thiết bị. ­ Móc bảo vệ kiểu rơ­le nhiệt  Kết cấu này rất đơn giản như rơ­le nhiệt bao gồm phần tử nung nóng  mắc nối tiếp với mạch chính, tấm kim loại (bi­metal) giản nở nhả móc ngắt  tiếp điểm khi dòng điện qua thiết bị thiết bị lớn.  Nhược điểm của loại này là quán tính nhiệt lớn. ­ Móc bảo vệ thấp áp  Cuộn hút mắc song song với mạch điện chính, khi điện áp thấp, lực hút  của cuộn hút giảm yếu hơn lực lò xo 3, móc 4 bị kéo lên, lò xo 6 kéo tiếp  điểm aptomat ra.  Các thông số kỹ thuật cơ bản:  ­ Điện áp định mức:  là giá trị điện áp làm việc dài hạn của thiết bị điện   được aptomat đóng ngắt.  ­ Dòng điện định mức:   là dòng điện làm việc lâu dài của aptomat,  thường dòng định mức của aptomat bằng 1.2­1.5 lần dòng định mức của thiết   bị được bảo vệ. 16
  17. ­ Dòng điện tác động Itd: là dòng aptomat tác động, tuỳ thuộc loại phụ  tải mà tính chọn tác động khác nhau. Với động cơ  điện không đồng bộ  pha  rotor lồng sóc thì thường Itd=1.2­1.5 It, với It làaptomat bảo vệ  được thiết bị  thì đặc tính A­s của aptomat phải thấp hơn đặc tính A­s của thiết bị.  1.3 Rơle nhiệt   Rơle nhiệt là loại khí cụ điện tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì   nhiệt của các thanh kim loại.   Nguyên lý làm việc của rơle nhiệt:  ­ Phần tử  cơ  bản rơle nhiệt là phiến kim loại kép (bimetal) cấu  tạo từ hai tấm kim loại, một tấm hệ số giãn nở  bé (thường dung nvar  có 36% Ni, 64% Fe) một tấm hệ số giãn  nở   lớn   (thường   là   đồng   thau   hay   thép  crôm – niken, như đồng thau giãn nở gấp  20   lần   invar).     Hai   phiến   ghép   lại   với  nhau thành một tấm bằng phương pháp  cán nóng hoặc hàn. ­ Khi đốt nóng do dòng I phiến kim  loại kép uốn về  phía kim loại có hệ  số  giãn nở  nhỏ  hơn, có thể  dùng trực tiếp  cho dòng điện qua hoặc dây điện trở  bao  quanh.   Để   độ   uốn   cong   lớn   yêu   cầu  phiến kim loại phải có chiều dài lớn và  mỏng. Nếu cần lực  đẩy mạnh thì chế  tạo tấm phiến rộng, dày và  ngắn. 1.4 Rơle trung gian. Rơle trung gian làm chức năng thực hiện các theo tác trung gian, hoặc đi   đóng cắt cuộn dây khống chế  của công tắc tơ, aptômat hoặc máy cắt điện.  Vì thế, rơle trung gian thường có nhiều tiếp điểm, kể  cả  tiếp điểm thường   mở và thường đóng. 17
  18. Thực chất của rơle trung gian chỉ  là một nam châm điện có gắn hệ  thống tiếp điểm (hình). Nam châm điện gồm cuộn dây 1, lõi thép tĩnh 2 và lõi  thép động 3. Lõi thép động được định vị  nhờ  vít điều chỉnh 4 và được găng  bởi lò xo 12. Độ  găng của lò xo điều chỉnh được nhờ  vít điều chỉnh 5. Cuộn   dây 1 có thể là cuộn điện áp, cuộn cường độ, hoặc cả  cuộn điện áp và cuộn   cường độ.  Hệ  thống tiếp điểm gồm có tiếp điểm thuận 6 – 7 và tiếp điểm nghịch 10 –  11.  Khi cuộn dây có điện, nó hút lõi thép 3 xuống, các đầu tiếp xúc động 7  và 10 được nâng lên, do đó tiếp điểm thuận 6­7 đóng lại, tiếp điểm nghịch 10­ 11 mỏ ra.   Các vít 4 và ốc 5 để điều chỉnh điện áp (hay dòng điện) hút và nhả của   nam châm điện.  Loại rơle này thuộc loại tác động ngay, tức có điện thì nó đóng, mắt  điện nó nhả  ngay. Người ta còn chế  tạo loại rơle trung gian nhả chậm (hình  2.12). Điểm khác nhau giữa rơle thường và rơle nhả  chậm, là trên mạch từ  của rơle nhã chậm có lắp một ống ngắn mạch 3 thường làm bằng đồng.  Khi cuộn dây 1 có điện, nó tạo ra từ thông trong mạch làm lá thép động   bị hút xuống lá thép tĩnh, đóng tiếp điểm 8. Khi cuộn dây mất điện, từ thông  18
  19. ộb trong mạch giảm, nên trong ống ngắn 3 sẽ xuất hiện dòng điện cảm ứng   để tạo ra từ thông bù lại sự giảm của từ thông ộb, theo định luật Lenxơ.  Nhờ  vậy, từ  thông trong mạch  giảm chậm và lá thép động không bị  nhả  ngay, giữ  cho tiếp điểm 8 tiếp  tục   đóng   một   thời   gian   sau   khi   cắt   điện vào cuộn hút. Tiếp điểm 8 gọi  là tiếp điểm thường mở, mở  có thời  gian. Ngược lại, nếu rơle nhả  chậm  có lắp ráp tiếp điểm nghịch, thì nó sẽ  là   tiếp   điểm   thường   đóng,   đóng   có  thời gian. Ốc   5   để   điều   chỉnh   độ   găng  của lò xo 4, và do đó, làm thay đổi  điện   áp   cũng   như   thời   gian   nhả  chậm. Lá đồng mỏng 7 để  thay đổi  khe hở giữa lá thép 6 và lõi thép tĩnh,  sẽ  làm thay đổi điện áp nhả  cũng như  thời gian nhả  chậm. Thời gian nhả  chậm của rơle có thể đạt tới 5 giây.  1.5 Rơle thời gian ̉ ­ Dung đê duy tri th ̀ ̀ ơi gian đong châm hoăc m ̀ ́ ̣ ̣ ở  châm cua hê thông tiêp ̣ ̉ ̣ ́ ́  ̉ điêm so v ơi th ́ ơi điêm đ ̀ ̉ ưa tin hiêu tac đông vao r ́ ̣ ́ ̣ ̀ ơle. Thơi gian châm nay co ̀ ̣ ̀ ́  ̉ ̀ thê vai phân giây cho đên hang gi ̀ ́ ̀ ờ.  ­ Co rât nhiêu loai r ́ ́ ̀ ̣ ơle thơi gian v ̀ ơi nguyên li, câu tao rât khac khac ́ ́ ́ ̣ ́ ́ ́  nhau như: + Rơle thơi gian kiêu điên t ̀ ̉ ̣ ừ  + Rơle thơi gian kiêu thuy l ̀ ̉ ̉ ực. + Rơle thơi gian kiêu đông hô. ̀ ̉ ̀ ̀ + Rơle thơi gian kiêu điên t ̀ ̉ ̣ ử ­ ban dân.  ́ ̃ ­ Nguyên li:  ́ + Trong qua trinh đong hay ngăt cuôn dây r ́ ̀ ́ ́ ̣ ơle thi ̀ ở  trong vong ngăn ̀ ́  ̣ mach (chinh la ông lot băng đông 1) se sinh ra s ́ ̀ ́ ́ ̀ ̀ ̃ ưc điên đông cam  ́ ̣ ̣ ̉ ứng, dong ̀   ̣ điên do no sinh ra se tao ra môt t ́ ̃ ̣ ̣ ừ thông chông lai s ́ ̣ ự  biên thiên t ́ ừ thông do   ̣ cuôn 7 dây sinh ra. Do đo no lam cho tôc đô thay đôi cua t ́ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̉ ừ thông châm lai lam ̣ ̣ ̀   thơi gian tac đông cua r ̀ ́ ̣ ̉ ơle châm lai. ̣ ̣ 19
  20. ̉ ơi gian tac đông băng cach thay đôi đô căng lo xo 3, điêu + Thay đôi th ̀ ́ ̣ ̀ ́ ̉ ̣ ̀ ̀  ̉ ̉ ̉ ̀ ̣ chinh vit 4 đê điêu chinh chiêu rông khe h ́ ̀ ở  co miêng đêm 6 hoăc tri sô dong ́ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ̀   ̣ điên.  1.6  Công tắc hành trình.  Công tắc hành trình là khí cụ  điện dùng để  đóng cắt mạch dùng  ở  lưới  điện hạ áp.  Nó có tác dụng giống như nút ấn động tác ấn bằng tay được thay   thế bằng động tác va chạm của các bộ phận cơ khí, làm cho quá trình chuyển   động cơ khí thành tín hiệu điện. Ký hiệu: bộ phận tiếp điểm của công tắc hành trình bao giờ cũng có 1 tiếp  điểm thường mở  và 1 tiếp điểm thường đóng, trong đó tiếp điểm động là  chung. Trong các sơ  đồ  điện thì tiếp điểm của công tắc hành trình được ký  hiệu: Cấu tạo công tắc hành trình Dùng để đóng ngắt mạch điện điều khiển  trong truyền động tự  động hóa.tùy thuộc vị  trí cữ  gạt  ở  các cơ  cấu chuyển  động cơ  khí nhằm tự động điều khiển hành trình làm việc hay tự  động ngắt  điện ở cuối hành trình để đảm bảo an toàn.  PHẦN II. TÍNH TOÁN CHỌN THIẾT BỊ 1. Chọn Động cơ  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2