intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo

Chia sẻ: Danbo Vu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:51

359
lượt xem
89
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án tốt nghiệp "Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo" được nghiên cứu với các nội dung: Mở đầu, thiết kế tính toán các cơ cấu phanh cầu trước và cầu sau, tính toán hệ thống dẫn động – điều khiển, nghiên cứu kiểm tra, chẩn đoán và bảo dưỡng sửa chữa hệ thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Tính toán kiểm tra hệ thống phanh ô tô sau cải tạo

  1. Đồ án tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Trong  bất kỳ thời đại nào, dù là nước phát triển hay chưa phát triển thì giao thông  vận tải luôn có tầm quan trọng hàng đầu đối với nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế,  ngày nay các phương tiện giao thông không ngừng đổi mới, phát triển theo hướng ngày   càng hiện đại để thoả mãn nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Trong các loại  phương tiện giao thông hiện có trên thế giới ô tô luôn có tầm quan trọng hàng đầu và thu  hút được nhiều nhà khoa học  đầu tư  nghiên cứu. Việc nghiên cứu được thực hiện với   tất cả  các hệ  thống trên ô tô. Trong phạm vi đề  tài được giao, bài viết này chỉ  đề  cập   đến việc tính toán hệ thống phanh ô tô có trọng lượng khi đầy tải là 17000 kg. Trên ôtô hệ  thống phanh là một bộ  phận quan trọng nhất. Phanh có đảm bảo thì   người lái mới có thể  an toàn khi đi  ở  tốc độ  cao, điều đó góp phần nâng cao hiệu quả  khai thác ô tô, nâng cao được an toàn cho người lái và các phương tiện khai thác khi xe  chuyển động trên đường.Do tầm quan trọng của hệ thống phanh cho nên mục đích của  việc tính toán kiểm tra hệ  thống phanh ô tô sau cải tạo là nhằm giải quyết các vấn đề  trên.  Do trình độ cũng như điều kiện và thời gian còn hạn chế, mặt khác đây là lần đầu   tiên tiếp xúc với một khối lượng kiến thức tương đối sâu và rộng nên chắc chắn không  tránh khỏi sai sót: Em kính mong nhận được sự  chỉ  bảo cũng như  sự  phê bình của các  thầy cô giáo trong ngành và các bạn đồng nghiệp để em được mở rộng kiến thức và hiểu  sâu hơn về đề bài này. Em xin chân thành  cảm ơn.                                                                                  Sinh viên                                                                           Trần Xuân Tiến 1                                   Trần Xuân Tiến
  2. Đồ án tốt nghiệp PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU Hệ   thống   phanh  có   chức   năng   giảm   tốc   độ   chuyển   động   của   xe   tới   vận  tốc   chuyển động nào đó, dừng hẳn hoặc giữ xe đỗ ở một vị trí nhất định. Đối với ôtô hệ  thống phanh là một trong những cụm quan trọng nhất, bởi vì nó   bảo đảm cho ôtô chạy an toàn  ở tốc độ  cao, do đó có thể  nâng cao được năng suất vận   chuyển. Hệ thống phanh gồm có cơ cấu phanh để  hãm trực tiếp tốc độ  góc của các bánh  xe hoặc một trục nào đấy của hệ  thống truyền lực và truyền động phanh để  dẫn động  cơ cấu phanh. Trên ôtô sự phanh xe được tiến hành bằng cách tạo ma sát giữa phần quay và phần  đứng yên của các cụm liên kết với bánh xe: giữa tang trống với má phanh hoặc đĩa phanh  với má phanh. Quá trình ma sát trong các cơ cấu phanh dẫn tới mài mòn và nung nóng các   chi tiết ma sát, nếu không xác định kịp thời và tiến hành hiệu chỉnh thì có thể dẫn tới làm   giảm hiệu quả phanh. Hư  hỏng trong hệ thống phanh thường kèm theo hậu quả  nghiêm trọng, làm mất  tính an toàn chuyển động của ôtô. Các hư hỏng rất đa dạng và phụ thuộc vào kết cấu hệ  thống phanh. Có nhiều cách phân loại hệ thống phanh. a. Theo công dụng ­  Hệ thống phanh chính (phanh chân); ­  Hệ thống phanh dừng (phanh tay); 2                                   Trần Xuân Tiến
  3. Đồ án tốt nghiệp ­  Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng động cơ, thủy lực hoặc điện  từ). b. Theo kết cấu của cơ cấu phanh ­ Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc; ­ Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa. c. Theo dẫn động phanh ­ Hệ thống phanh dẫn động cơ khí; ­ Hệ thống phanh dẫn động thủy lực; ­ Hệ thống phanh dẫn động khí nén; ­ Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén­thủy lực; ­ Hệ thống phanh dẫn động điện; ­ Hệ thống phanh dẫn động có cường hóa. d. Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh Theo khả  năng điều chỉnh mômen phanh  ở  cơ  cấu phanh chúng ta có hệ  thống   phanh với bộ điều hòa lực phanh. e. Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh Theo khả  năng chống bó cứng bánh xe khi phanh chúng ta có hệ  thống phanh với   bộ chống hãm cứng bánh xe (hệ thống ABS). Hệ thống phanh cần bảo đảm các yêu cầu sau: Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm.   Muốn có quãng đường ngắn nhất thì phải đảm bảo gia tốc chậm dần cực đại;   Phanh êm dịu trong bất kì mọi trường hợp để  đảm bảo sự   ổn định của ôtô khi   phanh; 3                                   Trần Xuân Tiến
  4. Đồ án tốt nghiệp Điều khiển nhẹ  nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiển  không lớn; Dẫn động phanh có độ nhạy cao; Đảm bảo việc phân bố mômen phanh trên các bánh xe phải theo quan hệ sử dụng   hoàn toàn trọng lượng bám khi phanh với bất kì cường độ nào; Không có hiện tượng tự xiết khi phanh; Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt; Giữ được tỉ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp hoặc đòn điều khiển với lực phanh trên  bánh xe; Có hệ  số  ma sát giữa phần quay và má phanh cao và  ổn định trong điều kiện sử  dụng; Có khả năng phanh ôtô khi đứng trong thời gian dài. 2. KẾT CẤU CHUNG CỦA HỆ THỐNG PHANH Hệ  thống phanh trên ôtô gồm có phanh chính (phanh bánh xe hay thường gọi là   phanh chân) và phanh dừng (phanh truyền lực hay thường gọi là phanh tay). Sở  dĩ phải   làm cả  phanh chính và phanh dừng là để  đảm bảo an toàn khi ôtô chuyển động.Phanh   chính và phanh dừng có thể  có cơ  cấu phanh và truyền động phanh hoàn toàn riêng rẽ  hoặc có thể có chung cơ  cấu phanh (đặt  ở  bánh xe) nhưng truyền động hoàn toàn riêng  rẽ. Truyền động phanh của phanh dừng thường dùng là loại cơ khí. Phanh chính thường dùng truyền động thuỷ  lực – gọi là phanh dầu hoặc truyền  động loại khí nén – gọi là phanh khí. Khi dùng phanh dầu thì lực tác dụng lên bàn đạp   phanh sẽ  lớn hơn so với phanh khí, vì lực này là để  sinh ra áp suất của dầu trong hệ  thống phanh, còn ở  phanh khí lực này chỉ  cần thắng lực cản lò xo để  mở  van phân phối  của hệ  thống phanh. Vì vậy phanh dầu chỉ  nên dùng  ở  ôtô du lịch, vận tải cỡ  nhỏ  và  trung bình vì  ở  các loại ôtô này mômen phanh  ở các bánh xe bé, do đó lực trên bàn đạp   cũng bé. Ngoài ra phanh dầu thường gọn gàng hơn phanh khí vì nó không có các bầu chứa  4                                   Trần Xuân Tiến
  5. Đồ án tốt nghiệp khí kích thước lớn và độ nhạy khi phanh tốt, cho nên bố trí nó dễ dàng và sử dụng thích   hợp với các ôtô kể trên. Phanh khí thường sử dụng trên ôtô vận tải trung bình và lớn.  Ngoài ra các loại ôtô vận tải trung bình và lớn còn dùng hệ thống phanh thuỷ khí.  Dùng hệ thống phanh này ta có thể  kết hợp ưu điểm của phanh khí và phanh dầu là lực  bàn đạp phanh nhỏ, độ nhậy tốt, tạo ra mômen phanh lớn. 3. CẤU TẠO CHUNG CỦA HỆ THỐNG PHANH Cấu tạo chung của hệ  thống phanh trên ôtô được mô tả  trên hình 1.1.  Từ  sơ  đồ  cấu tạo, chúng ta thấy hệ thống phanh bao gồm hai phần chính: Cơ cấu phanh: Cơ cấu phanh được bố trí ở các bánh xe nhằm tạo ra mômen hãm  trên bánh xe khi phanh ôtô. Dẫn động phanh: Dẫn động phanh dùng để  truyền và khuếch đại lực điều khiển   từ bàn đạp phanh đến cơ cấu phanh. Tùy theo dạng dẫn động: cơ  khí, thủy lực, khí nén  hay kết hợp thủy – khí mà trong dẫn động phanh có thể bao gồm các phần tử khác nhau.  Ví dụ  dẫn động cơ  khí thì dẫn động phanh bao gồm bàn đạp và các thanh, đòn cơ  khí.   Nếu là đẫn động thủy lực thì dẫn động phanh bao gồm: bàn đạp, xi lanh chính (tổng   phanh), xi lanh công tác (xi lanh bánh xe) và các ống dẫn. 5                                   Trần Xuân Tiến Hình 1.1 Hệ thống phanh trên ôtô
  6. Đồ án tốt nghiệp 4. CƠ CẤU PHANH 4.1.  Kết cấu chung Kết cấu cơ cấu phanh dùng trên ôtô tùy thuộc bởi vị  trí đặt nó (phanh  ở  bánh xe   hoặc ở truyền lực), bởi loại chi tiết quay và chi tiết tiến hành phanh.  Cơ  cấu phanh  ở  bánh xe thường dùng loại guốc và gần đây sử  dụng nhiều loại   đĩa. 4.2. Cơ cấu phanh guốc (phanh trống) a. Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua trục                                                         6                                   Trần Xuân Tiến Hình 1.2 Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua trục
  7. Đồ án tốt nghiệp a b Cơ cấu phanh đối xứng qua trục (có nghĩa gồm hai guốc phanh bố trí đối xứng qua  đường trục thẳng đứng) được thể hiện trên hình 1.2. Trong đó sơ đồ hình 1.2.a là loại sử  dụng cam ép để ép guốc phanh vào trống phanh; sơ đồ hình 1.2.b là loại sử dụng xi lanh   thủy lực để ép guốc phanh vào trống phanh. Cấu tạo chung của cơ  cấu phanh loại này là hai chốt cố  định có bố  trí bạc lệch   tâm để  điều chỉnh khe hở  giữa má phanh và trống phanh  ở  phía dưới, khe hở  phía trên  được điều chỉnh bằng trục cam ép (hình 1.2.a) hoặc bằng cam lệch tâm (hình 1.2.b). b. Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm Cơ  cấu phanh guốc đối xứng qua tâm được thể  hiện trên hình 1.3. Sự  đối xứng   qua tâm ở đây được thể hiện trên mâm phanh cùng bố trí hai chốt guốc phanh, hai xi lanh   bánh xe, hai guốc phanh hoàn toàn giống nhau và chúng đối xứng với nhau qua tâm. 7                                   Trần Xuân Tiến
  8. Đồ án tốt nghiệp Mỗi guốc phanh được lắp trên một chốt cố định ở mâm phanh và cũng có bạc lệch   tâm để điều chỉnh khe hở phía dưới của má phanh với trống phanh. Một phía của pittông  luôn tì vào xi lanh bánh xe nhờ lò xo guốc phanh. Khe hở phía trên giữa má phanh và trống   phanh được điều chỉnh bằng cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở  lắp trong pittông của xi  lanh bánh xe. Cơ cấu phanh loại đối xứng qua tâm thường có dẫn động bằng thủy lực và   được bố trí ở cầu trước của ôtô du lịch hoặc ôtô tải nhỏ. c. Cơ cấu phanh guốc loại bơi Có nghĩa là guốc phanh không tựa trên một chốt quay cố định mà cả  hai đều tựa  trên mặt tựa di trượt. Có hai kiểu cơ cấu phanh loại bơi: loại hai mặt tựa tác dụng đơn (hình 1.4.a); loại   hai mặt tựa tác dụng kép (hình 1.4.b). ­ Loại hai mặt tựa tác dụng đơn:  Ở  loại này một đầu của guốc phanh được tựa  trên mặt tựa di trượt trên phần vỏ  xi lanh, đầu còn lại tựa vào mặt tựa di trượt của   8                                   Trần Xuân Tiến
  9. Đồ án tốt nghiệp pittông. Cơ cấu phanh loại này thường được bố trí ở các bánh xe trước của ôtô du lịch và   ôtô tải nhỏ. ­ Loại hai mặt tựa tác dụng kép:  Ở  loại này trong mỗi xi lanh bánh xe có hai   pittông và cả hai đầu của mỗi guốc đều tựa trên hai mặt tựa di trượt của hai pittông. Cơ  cấu phanh loại này được sử dụng ở các bánh xe sau của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ. Hình 1.4 Cơ cấu phanh guốc loại bơi d. Cơ cấu phanh guốc loại tự cường hóa (hình 1.5.a); cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng kép (hình 1.5.b). ­  Cơ cấu phanh tự cường hoá tác dụng đơn: Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng  đơn có hai đầu của hai guốc phanh được liên kết với nhau qua hai mặt tựa di trượt của  một cơ cấu điều chỉnh di động. Hai đầu còn lại của hai guốc phanh thì một được tựa vào   mặt tựa di trượt trên vỏ xi lanh bánh xe còn một thì tựa vào mặt tựa di trượt của pittông  xi lanh bánh xe. Cơ  cấu điều chỉnh dùng để  điều chỉnh khe hở  giữa má phanh và trống  phanh của cả hai guốc phanh. Cơ cấu phanh loại này thường được bố  trí ở  các bánh xe   trước của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ đến trung bình. 9                                   Trần Xuân Tiến Hình 1.5 Cơ cấu phanh guốc loại tự cường hoá
  10. Đồ án tốt nghiệp Cơ cấu phanh guốc tự cường hóa có nghĩa là khi phanh bánh xe thì guốc phanh thứ  nhất sẽ tăng cường lực tác dụng lên guốc phanh thứ hai. Có hai loại cơ cấu phanh tự cường hóa: cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng đơn  ­ Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng kép: Cơ cấu phanh tự cường hóa tác dụng   kép có hai đầu của hai guốc phanh được tựa trên hai mặt tựa di trượt của hai pittông  trong một xi lanh bánh xe. Cơ cấu phanh loại này được sử  dụng  ở  các bánh xe sau của   ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ đến trung bình. 4.3. Cơ cấu phanh đĩa Cơ cấu phanh dạng đĩa có các dạng chính và kết cấu trên hình 1.6. a) loại giá đỡ cố định b) loại giá đỡ di động Hình 1.6 Kết cấu của cơ cấu phanh đĩa Các bộ phận chính của cơ cấu phanh đĩa bao gồm: ­  Một đĩa phanh được lắp với moayơ của bánh xe và quay cùng bánh xe; 10                                   Trần Xuân Tiến
  11. Đồ án tốt nghiệp ­  Một giá đỡ cố định trên dầm cầu trong đó có đặt các xi lanh bánh xe; ­  Hai má phanh dạng phẳng được đặt ở hai bên của đĩa phanh và được dẫn động  bởi các pittông của các xi lanh bánh xe; Có hai loại cơ cấu phanh đĩa: loại giá đỡ cố định và loại giá đỡ di động.  ­ Loại giá đỡ cố định (hình 1.6.a): Loại này, giá đỡ  được bắt cố  định trên dầm cầu. Trên giá đỡ  bố  trí hai xi lanh   bánh xe  ở hai đĩa của đĩa phanh. Trong các xi lanh có pittông, mà một đầu của nó luôn tì   vào các má phanh. Một đường dầu từ xi lanh chính được dẫn đến cả hai xi lanh bánh xe.  ­ Loại giá đỡ di động (hình 1.6.b): Ở  loại này giá đỡ  không bắt cố  định mà có thể  di trượt ngang được trên một số  chốt bắt cố định trên dầm cầu.Trong giá đỡ di động người ta chỉ bố trí một xi lanh bánh   xe với một pittông tì vào một má phanh. Má phanh ở phía đối diện được gá trực tiếp lên  giá đỡ. 4.4. Cơ cấu phanh dừng Phanh dừng được dùng để  dừng (đỗ  xe) trên đường dốc hoặc đường bằng. Nói  chung   hệ   thống   phanh   này   được   sử   dụng   trong   trường   hợp   ôtô   đứng   yên,   không  di   chuyển trên các loại đường khác nhau. Về  cấu tạo phanh dừng cũng có hai bộ  phận  chính đó là cơ cấu phanh và dẫn động phanh. ­ Cơ  cấu phanh có thể  bố  trí kết hợp với cơ  cấu phanh của các bánh xe phía sau   hoặc bố trí trên trục ra của hộp số. ­ Dẫn động phanh của hệ thống phanh dừng hầu hết là dẫn động cơ khí được bố  trí và hoạt động độc lập với dẫn động phanh chính và được điều khiển bằng tay, vì vậy  còn gọi là phanh tay. 11                                   Trần Xuân Tiến
  12. Đồ án tốt nghiệp Hình 1.7 Sơ đồ bố trí chung của cơ cấu phanh dừng 5. DẪN ĐỘNG PHANH 5.1. Dẫn động phanh chính bằng thủy lực Ở phanh dầu lực tác dụng từ  bàn đạp lên cơ  cấu phanh qua chất lỏng (chất lỏng  được coi như không đàn hồi khi ép). Sự  làm việc của phanh dầu dựa trên nguyên lý của thủy lực tĩnh học. Nếu tác  dụng lên bàn đạp phanh thì áp suất truyền đến các xi lanh làm việc sẽ như nhau. Lực trên   các má phanh phụ thuộc vào đường kính pittông ở các xi lanh làm việc. Muốn có mômen  phanh  ở  các bánh xe trước khác bánh xe sau chỉ  cần làm đường kính pittông của các xi   lanh làm việc khác nhau. 12                                   Trần Xuân Tiến
  13. Đồ án tốt nghiệp Đặc điểm quan trọng của hệ  thống phanh dầu là các bánh xe được phanh cùng  một lúc vì áp suất trong đường  ống chỉ  bắt đầu tăng lên khi tất cả  các má phanh ép sát   vào trống phanh không phụ thuộc vào đường kính xi lanh làm việc và khe hở  giữa trống   phanh và má phanh. Hình 1.8 Sơ đồ hệ thống dẫn động thủy lực  5.2 Dẫn động phanh chính bằng khí nén Phanh khí sử dụng năng lượng của khí nén để tiến hành phanh, người lái không  cần mất nhiều lực để điều khiển phanh mà chỉ cần thắng lực lò xo ở van phân phối để  13                                   Trần Xuân Tiến
  14. Đồ án tốt nghiệp điều khiển việc cung cấp khí nén hoặc làm thoát khí ở các bộ phận làm việc  Bình läc Máy nén khí Bình khí nén Van ph©n  phèi BÇu phanh Hình1.9 Sơ đồ hệ thống dẫn động khí nén  Qua sơ đồ cấu tạo của dẫn động phanh khí nén chúng ta thấy hệ thống bao gồm các  phần tử chính sau: ­   Máy nén khí, van áp suất và các bình chứa khí: là bộ phận cung cấp nguồn khí nén có  áp suất cao (6­7 KG/cm2) để hệ thống phanh hoạt động; ­   Van phân phối: là cơ cấu phân phối khí nén từ các bình chứa khí đến các bầu phanh để  tạo lực tác dụng lên cam ép thực hiện phanh các bánh xe;  ­ Bầu phanh: thực chất là một bộ pittông xi lanh khí nén, nó là cơ  cấu chấp hành biến  áp suất khí nén thành lực cơ học tác dụng lên cam ép để thực hiện quá trình phanh. 5.3 Dẫn động phanh chính bằng thủy khí kết hợp Trống phanh Van phanh Bình chứa dầu Bình khí Xả ra ngoài Xi lanh Máy nén khí Xi lanh bánh xe chính 14                                   Trần Xuân Tiến Guốc phanh
  15. Đồ án tốt nghiệp Đường khí Đường dầu Hình 1.10 Sơ đồ hệ thống dẫn động thủy khí kết hợp Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống bao gồm hai phần dẫn động: ­   Dẫn động thủy lực: có hai xi lanh chính dẫn hai dòng dầu đến các xi lanh bánh xe phía   trước và phía sau; ­  Dẫn động khí nén: bao gồm từ máy nén khí, bình chứa khí, van phân phối khí và các xi   lanh khí nén. ­  Phần máy nén khí và van phân phối hoàn toàn có cấu tạo và nguyên lý làm việc như  trong hệ thống dẫn động bằng khí nén.       Phần xi lanh chính loại đơn và các xi lanh bánh xe có kết cấu và nguyên lý làm việc   như trong hệ thống dẫn động bằng thủy lực. Đây là dẫn động thủy khí kết hợp hai dòng nên van phân phối khí là loại van kép, có   hai xi lanh chính và hai xi lanh khí. 15                                   Trần Xuân Tiến
  16. Đồ án tốt nghiệp PHẦN 2: THIẾT KẾ TÍNH TOÁN CÁC CƠ CẤU PHANH  CẦU TRƯỚC VÀ CẦU SAU        Qua quá trình phân tích ở chương 1 về tổng quan hệ thống phan, đối với hệ thống  phanh xe ô tô tải nhỏ ( toàn tải 2410 kg) ta chọn hệ thống phanh tang trống, dẫn động  thủy lực. 2.1. Xác định mô men sinh ra ở các cơ cấu phanh 16                                   Trần Xuân Tiến
  17. Đồ án tốt nghiệp P J Z h Z 1 g 2 G O O 1 2 a b L Hình 2.1.Sơ đồ các lực tác dụng lên ôtô khi phanh   Lực phanh tại bánh xe đạt được giá trị  lớn nhất khi bánh xe bắt đầu trượt lết,  trong qúa trình trượt mô men phanh không tăng được nữa mà thậm chí còn có xu hướng   giảm do hệ số bám giảm đi đáng kể khi hiện tượng này xảy ra. Vì vậy, người ta thường   tính toán mô men phanh cần thiết tại các bánh xe sao cho tận dụng được tối đa khả năng   bám của bánh xe với mặt đường.    Với cơ  cấu phanh đặt trực tiếp  ở  tất cả  các bánh xe thì mô men phanh tính toán   cần sinh ra ở mỗi cơ cấu phanh ở cầu trước là:  G.b j max hg M 'p 1 .rbx 2L g .b Ở cầu sau là: G.a j max hg           M '' p 1 .rbx                 2L g .a Với: G – trọng lượng toàn bộ của ôtô khi đầy tải, G = 170000 (KG);         a, b, hg – toạ độ trọng tâm của ôtô (mm); G.b          G '' ­ trọng lượng tĩnh trên cầu trước;  L G.a          G '' ­ trọng lượng tĩnh lên cầu sau; L 17                                   Trần Xuân Tiến
  18. Đồ án tốt nghiệp G.b G ''.L 5500.6000 = G '' → b =  =  = 1940 mm L G 17000 G.a G '.L 11500.6000 = G ' → a =  =  = 4060 mm L G 17000             jmax ­ gia tốc chậm dần cực đại của ôtô khi phanh, khi thiết kế lấy Jmax = 5,5 (m/s2) ϕ : hệ số bám của bánh xe với mặt đường. Chọn  ϕ  = 0,6 rbx: bán kính làm việc trung bình của bánh xe  Với cỡ lốp xe:   10.00­20 ta có: H: chiều cao lốp: H = B B: Chiều rộng của lốp: B = 10.25,4 = 254 (mm). Vậy ta có: 20.25, 4 rbx=   .r0 =   .  H+d 2  = 0,93.( 254 +   ) = 472 (mm) 2  (  = 0,93 là hệ số kể đến sự biến dạng của lốp) Nếu trường hợp đã biết trọng lượng của ôtô khi đầy tải phân ra trục truớc là G’  và trục sau là G’’ thì ta có thể tính toán ngay mômen phanh sinh ra ở mỗi cơ cấu phanh  ở  một bánh xe trước là: ' m1 G ' M p .rbx 2 m1 _  là hệ số phân bố lại tải trọng cầu trước khi phanh: j max hg j max hg m1 1 1 g b L G1 g G Với: hg – chiều cao trọng tâm của ôtô,  hg= 1,0(m). 5,5 1, 0 m1 = 1 + 1, 28 =>  6, 0 5500 9,81 17000 1, 28 5500 =>  M ' p = 0, 6 0, 472 996,9(kG.m) = 9969( Nm). 2 m2  _là hệ số phân bố lại tải trọng cầu sau khi phanh: 18                                   Trần Xuân Tiến
  19. Đồ án tốt nghiệp jmax hg jmax hg 5,5 1, 0 m2 = 1 − = 1− = 1− 0,845 g a L G2 6, 0 11500 g 9,81 G 17000 Mômen phanh ở bánh xe sau:  0,845 11500 M '' p = 0, 6 0, 472 1376(kG.m) = 13760( Nm).                  2 Lưu ý: Các công thức và tính toán trên được thực hiện khi ta đã chấp nhận một số  giả  thiết sau: Bỏ qua các lực cản không khí và cản lăn, coi hệ số bám của tất cả các bánh xe   như nhau. 2.2. Xác định góc (δ) và bán kính ( ) của lực tổng hợp tác dụng lên má phanh Góc ọ (góc tạo bởi trục ox với đường đi qua tâm O với điểm đặt lực pháp tuyến N   ): cos 2 1 cos 2 2 tg 2 0 sin 2 1 sin 2 2 Với:         õ1­ góc tính từ tâm chốt quay guốc phanh đến chỗ tán tấm ma sát;         õ0­ góc ôm của tấm ma sát;         õ2 = õ1 + õ0. Bán kính ρ của lực tổng hợp R (phản lực của trống phanh tác dụng lên má phanh)  hay khoảng cách từ tâm O đến điểm đặt lực R được xác định theo công thức: 2rt cos 1 cos 2   2 2 0 sin 0 2 0 cos 1 2 sin 0 Với: rt – bán kính của tang trống (tuỳ  theo cỡ  lốp xe, vành bánh xe, có thể  tham   khảo xe tương tự).Ta chọn rt = 200 (mm). 1. Đối với cơ cấu phanh cầu trước a. Má trước: 19                                   Trần Xuân Tiến
  20. Đồ án tốt nghiệp ' 1 21 ' 0 118 2,058(rad ) ' ' ' 2 1 0 139 ' cos 2.21 cos 2.139 tg t 0,105 2.2,058 sin 2.21 sin 2.139 ' t 6 ' 2.200 cos 21 cos139 t 232,44( mm). 2,058 2 sin 2 118 2.2,058 cos 21 139 sin 118 b. Má sau: ' 1 39 ' 0 76 1,326(rad ) ' ' ' 2 1 0 115 ' cos 2.39 cos 2.115 tg s 0,194 2.1,326 sin 2.39 sin 2.115 ' s 11 ' 2.200 cos 39 cos115 s 214,29(mm). 2 2 1,326 sin 76 2.1,326 cos 39 115 sin 76 2. Đối với cơ cấu phanh cầu sau a. Má trước: '' 1 20 '' 0 120 2,093(rad ) '' ' ' 2 1 0 140 '' cos 2.20 cos 2.140 tg t 0,102 2.2,093 sin 2.20 sin 2.140 '' t 5 50' '' 2.200 cos 20 cos140 t 233,37( mm). 2 2 2,093 sin 120 2.2,093 cos 20 140 sin 120 20                                   Trần Xuân Tiến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0