intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đông y chữa bệnh chàm

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

124
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đông y chữa bệnh chàm Trong bệnh chàm, thương tổn lúc đầu xuất hiện trên da màu đỏ hồng. Trên nền da đỏ, xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti như rôm, mụn nước giập vỡ chảy nước vàng, sau vài ngày dịch khô thành một lớp vảy, vảy bong để lại lớp da đỏ hồng. Bệnh tái diễn thành từng đợt. Tại vùng tổn thương rất ngứa. Đông y chia bệnh thành hai thể: cấp tính và mạn tính. Tùy thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp. Chàm là một bệnh da dị ứng, xuất hiện do phản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đông y chữa bệnh chàm

  1. Đông y chữa bệnh chàm Trong bệnh chàm, thương tổn lúc đầu xuất hiện trên da màu đỏ hồng. Trên nền da đỏ, xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti như rôm, mụn nước giập vỡ chảy nước vàng, sau vài ngày dịch khô thành một lớp vảy, vảy bong để lại lớp da đỏ hồng. Bệnh tái diễn thành từng đợt. Tại vùng tổn thương rất ngứa. Đông y chia bệnh thành hai thể: cấp tính và mạn tính. Tùy thể bệnh mà dùng bài thuốc thích hợp. Chàm là một bệnh da dị ứng, xuất hiện do phản ứng vi êm của biểu bì ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh hay gặp ở trẻ 2-4 tháng tuổi, có thể mang tính chất gia đình. Bệnh chàm thường diễn biến qua 3 giai đoạn chính: Giai đoạn cấp tính: Triệu chứng chính là các mụn nước chi chít tập trung trên một nền da đỏ, phù nề do bị viêm, ngứa nhiều vùng tổn thương. Sau đó các mụn nước này vỡ ra và chảy nước có màu vàng.
  2. Giai đoạn bán cấp: Hiện tượng chảy nước vàng giảm dần, da bắt đầu hết phù, bớt đỏ. Giai đoạn mạn tính: Các giai đoạn cấp và bán cấp kéo dài khoảng vài tháng. Nếu không được điều trị đúng thuốc, bện h không khỏi sẽ trở thành mạn tính. Triệu chứng ngứa tăng lên, vì vậy bệnh nhân gãi nhiều làm cho da bị viêm, dày cộm, nếp da sâu xuống gọi là “giếng chàm”. Các giếng chàm gây ngứa rất nhiều, nhất là ở trẻ em, làm cho các cháu quấy khóc nhiều về đêm. Nhiều bệnh nhân gãi đến mức gây chảy máu. Các thể lâm sàng Chàm thể tạng: Bao gồm 2 loại chính. Chàm thể tạng ở trẻ em: Thường gặp ở trẻ đang bú mẹ, có thể gặp ngay những tháng đầu mới sinh, cũng có thể 2 hay 3 tháng tuổi. Tổn th ương thường xuất hiện ở hai má, cằm, trán, mũi. Mụn nước sắp xếp thành từng đám, ranh giới không rõ ràng. Chàm thể tạng ở người lớn: Bệnh có thể xuất hiện từ lúc nhỏ và dai dẳng đến tuổi trưởng thành; hoặc xuất hiện ở người trưởng thành trước đó chưa bị chàm lần nào. Vị trí hay gặp là mặt, lan ra cổ, thân mình, chân tay, các nếp gấp như vùng khoeo chân. Bệnh nhân có mụn nước, ngứa.
  3. Chàm nhiễm khuẩn: Loại này có thể xuất hiện xung quanh các vết thương, vết bỏng, vết loét do giãn tĩnh mạch bị nhiễm khuẩn. Các vết chàm này hình dạng có bờ rõ, trên bề mặt của chúng có vảy tiết, dưới chúng là lớp da đỏ ướt và kèm theo những mụn nước tiết dịch. Chàm da mỡ: Thường gặp ở người có da tăng tiết mỡ (tăng tiết chất bã), thường gặp ở vùng trước ngực, sau lưng, nhất là vùng ranh giới giữa hai xương bả vai, da đầu... Chàm tiếp xúc: Do tiếp xúc với dị nguyên, hay gặp nhất trong một số nghề nghiệp như dệt len, thuộc da, công nghệ nhựa... Bệnh ở những người làm nghề trên gọi là bệnh nghề nghiệp. Loại chàm này còn gặp ở một số người bị dị ứng với chất cao su (đi dép cao su, dây rút quần bằng chất liệu cao su), da (dây đeo đồng hồ), nhựa (đi dép nhựa)... Những trường hợp nghi chàm cần được khám kỹ và khi có điều kiện, nên xác định nguyên nhân gây chàm (dị nguyên) để việc điều trị thuận lợi hơn. Trong những trường hợp bị chàm tiếp xúc, cần loại bỏ chất gây nên bệnh chàm, ví dụ bị chàm do dây chun quần thì có thể thay bằng dây vải... Những trường hợp bị chàm nghề nghiệp nếu thay đổi được nghề thì nên thay đổi, hoặc chuyển làm các công việc không tiếp xúc trực tiếp với chất gây bệnh. Điều trị chàm cấp tính Thể thấp nhiệt: Da hồng đỏ, ngứa, nóng rát, có mụn nước, loét chảy nước vàng.
  4. Bài 1: Nhân trần 20g; thổ phục linh, kim ngân, mỗi vị 16g; khổ sâm, hoàng bá nam, hạ khô thảo, ké đầu ngựa, mỗi vị 12g; hoạt thạch 8g. Sắc uống ngày một thang. Bài 2: Sinh địa, kim ngân hoa, hoạt thạch, mỗi vị 2g; đạm trúc diệp 16g; ho àng cầm, hoàng bá, phục linh bì, khổ sâm, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang. Bài 3: Nhân trần 20g, trạch tả 16g, hậu phác, phục linh, trư linh, mỗi vị 12g; trần bì 8g. Sắc uống ngày một thang. Bài 4: Sinh địa, mã đề, mỗi vị 16g; ngưu bàng tử, hoàng liên, mộc thông, khổ sâm, hoàng bá, mỗi vị 12g; phục linh, thương truật, mỗi vị 8g; bạc hà 4g. Sắc uống ngày một thang. Bài 5: Gỉ sắt 4mg, rượu 50ml. Tán gỉ sắt, ngâm rượu 2 ngày. Rửa sạch chỗ chàm bôi thuốc (kết quả tác dụng tốt đối với chàm trẻ em). Thể phong nhiệt: Da hơi đỏ, có mụn nước, phát triển toàn thân, ngứa gãi chảy nước, ít loét. Bài 1: Thạch cao 20g; sinh địa 16g; kinh giớ i, phòng phong, ngưu bàng tử, khổ sâm, mộc thông mỗi vị 12g; tri mẫu 8g; thuyền thoái 6g. Sắc uống ng ày một thang. Bài 2: Trạch tả, sinh địa, mỗi vị 12g; long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, mộc thông, mã đề, sài hồ mỗi vị 8g; thuyền thoái 6g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
  5. Xác lột ve sầu cho vị thuốc thuyền thoái. Điều trị chàm mạn tính Biểu hiện: Da dày thô, khô, ngứa, nổi cục có mụn nước, hay gặp ở mặt, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Bài 1: Thuốc mỡ: hoàng liên, hồng hoa, hồng đơn chu sa, mỗi vị 4g. Tán bột, hòa với mỡ trăn, bôi vào chỗ chàm. Bài 2: Thuốc rửa: lá vối tươi, lá kinh giới mỗi vị 100g. Đun sôi rửa vết loét, sau dùng thuốc mỡ nêu trên bôi. Bài 3: Thục địa, sinh địa, kinh giới mỗi vị 16g; đương quy, bạch thược, thương truật, phòng phong mỗi vị 12g; khổ sâm, thuyền thoái, bạch tật lê mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
  6. Bài 4: Hoàng bá, hy thiêm, ké đầu ngựa, phù bình mỗi vị 12g; thương truật, phòng phong mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang. Bài 5: Hoàng liên 8g, bạch thược 4g, hoàng cầm 2g. Các vị trên được tán bột khô, sắc với nước rồi lọc và thêm vào nước sắc một lòng đỏ trứng, trộn kỹ, chia uống làm 3 lần mỗi ngày nước sắc ấm. Chàm bìu: Có 2 thể, cấp và mạn tính Bài thuốc: hoàng cầm, sinh địa, xa tiền tử, trạch tả, mộc thông, khổ sâm mỗi vị 12g; long đởm thảo, son chi mỗi vị 8g. Bệnh cấp tính dùng dạng thuốc sắc, mỗi ngày sắc uống một thang. Bệnh mạn tính dùng dạng thuốc hoàn, các vị được tán bột, làm hoàn, mỗi ngày uống 20g.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2