Du lịch Cao Bằng
lượt xem 12
download
Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở phía bắc Bắc bộ. Phía bắc và phía đông Cao Bằng giáp Trung Quốc, phía tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp vì vậy giao thông giữa các huyện trong tỉnh bị hạn chế. Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình rất thích hợp cho nghỉ ngơi, du lịch. Lễ hội truyền thống của tỉnh Cao Bằng là nét đặc trưng của các dân tộc sinh sống trong vùng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Du lịch Cao Bằng
- CAO BẰNG Diện tích: 6.724,6 km² Dân số: 518,9 nghìn người (năm 2006) Tỉnh lỵ: Thị xã Cao Bằng. Các huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Nguyên Bình, Hoà An, Phục Hoà, Quảng Uyên, Hạ Lang, Thạch An. Dân tộc: Tày, Nùng, Dao, H'Mông, Việt (Kinh), Sán Chay... Cao Bằng là một tỉnh miền núi ở phía bắc Bắc bộ. Phía bắc và phía đông Cao Bằng giáp Trung Quốc, phía tây giáp Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp vì vậy giao thông giữa các huyện trong tỉnh bị hạn chế. Nhìn chung khí hậu Cao Bằng mát mẻ quanh năm lại có nhiều núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình rất thích hợp cho nghỉ ngơi, du lịch. Lễ hội truyền thống của tỉnh Cao Bằng là nét đặc trưng của các dân tộc sinh sống trong vùng đặc biệt là lễ hội Lồng Tồng. Tỉnh cũng có nhiều di tích thắng cảnh như di tích Bắc Bó, khu di tích Kim Đồng, hồ trên núi Thang Hen, thác Bản Giốc (huyện Trùng Khánh) là một thác nước vào loại đẹp nhất ở Việt Nam... Là một tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, Cao Bằng có nền văn hoá truyền thống rất phong phú. Người Tày chiếm số lượng khá lớn trong tỉnh, sống ở hầu hết các huyện. Họ có truyền thống văn hoá lâu đời, có chữ viết riêng (nhóm ngôn ngữ Tày - Nùng). Nét đặc sắc về văn hoá của người Tày được thể hiện trong các hội làng, ca hát đối đáp, hát ví, hát then.
- CÁC ĐIỂM DU LỊCH TIÊU BIỂU THÁC BẢN GIỐC Vị trí: Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đặc điểm: Bản Giốc là một thác nước cao hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn thủy điện lớn trong tương lai. Ngay từ xa du khách đã nghe thấy tiếng thác nước réo ào ào. Từ độ cao trên 30m những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi. Giữa thác có một mô đá rộng phủ đầy cây đã xẻ dòng sông thành 3 luồng nước như ba dải lụa trắng. Ngày đêm thác nước cuồn cuộn đổ xuống những tảng đá phẳng làm tung lên vô vàn hạt bụi trắng toả mờ cả một vùng rộng lớn. Vào những ngày nắng, làn hơi nước còn tạo thành cầu vồng lung linh huyền ảo. Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương. Hai bên bờ là những thảm cỏ, vạt rừng xanh ngắt, lác đác điểm những chùm hoa phong lan, những đàn trâu, bò ung dung gặm cỏ làm cho cảnh sắc càng thêm sinh động. Ðộng Ngườm Ngao ở ngay bên cạnh thác, dài khoảng 3km được đánh giá là một trong những hang động đẹp của Việt Nam. Thác Bản Giốc đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội hoạ và nhiếp ảnh đặc sắc. Cùng với núi, sông và các hang động kỳ thú ở xung quanh, thác Bản Giốc không chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn mà còn là một nguồn thủy điện lớn trong tương lai.
- DI TÍCH PẮC BÓ Vị trí: Di tích Pắc Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách Tx. Cao Bằng 55km về phía bắc. Đặc điểm: Pắc Bó là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là “miệng nguồn”. Pắc Bó có hang Cốc Bó được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở sau hơn 30 năm bôn ba ở nước ngoài trở về Tổ quốc (08/02/1941) để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Các di tích ở khu này gồm có: - Hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó - Suối Lê-nin, núi Các Mác. - Suối Nậm: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp huấn luyện cán bộ và tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Trung ương. Ði trên những tảng đá nhám rêu phong dọc bờ suối là nơi Bác Hồ thường ngồi làm việc và câu cá sẽ đến một chiếc cầu gỗ bắc ngang cửa khe Cốc Bó. Ðây là nơi khởi nguồn của suối Lê-nin. Hang Pắc Bó hiện ra bên sườn núi đá lởm chởm. Ðứng ngoài cửa hang nhìn xuống, trên vách đá tranh tối tranh sáng còn thấy được dòng chữ của Người: "Ngày 8 tháng 2 năm 1941". Ðấy là ngày Bác đến ở hang này, một cái hang nhỏ, ẩm và lạnh, nằm sâu trong khe núi, chẳng mấy ai để ý tới. Phía trước cửa hang Pắc Bó khoảng 1.000m, có một lán nhỏ bên sườn núi Khuổi Nậm. Nơi đây Bác Hồ triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ Tám, ra nghị quyết chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa, thành lập Việt Minh và Chiến khu cách mạng. Cách cái lán nhỏ này vài bước chân là đường biên giới
- Việt Trung - cột mốc 108. Nơi đây, Bác Hồ đã cúi xuống ôm hôn mảnh đất Tổ quốc thân thương sau bao năm xa cách. Khi đó Bác đã 50 tuổi, mái tóc đã pha sương. Thăm khu di tích lịch sử này, du khách hiểu sâu sắc hơn về cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để rồi trong ký ức họ sống mãi những vần thơ lạc quan cách mạng của Người: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Ðảng Cuộc đời cách mạng thật là sang". HỒ THANG HEN Vị trí: Hồ Thang Hen thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng. Đặc điểm: Đây là một hồ đẹp trong số 36 hồ nằm ở trên núi của nước ta, độ cao so với mặt biển hàng nghìn mét. Hồ Thang Hen ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Hồ Thang Hen có hình thoi chiều rộng chừng 100m, chiều dài 500m, giữa rừng trám trắng, trám đen nhô lên những khối đá tai mèo. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm. Đặc biệt nước hồ Thang Hen hàng ngày lại có hai đợt “thủy triều” lên và xuống. Vào mùa lũ trong khi các hồ khác nước đỏ lựng thì nước hồ Thang
- Hen vẫn luôn trong xanh. Mùa cạn nước sâu chừng 10m. Gần hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi phong cảnh rất ngoạn mục. LÀNG RÈN PHÚC SEN Vị trí: Làng rèn Phúc Sen thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Đặc điểm: Làng rèn Phúc Sen là một làng nghề truyền thống, có cách đây khoảng hơn 1.000 năm. Phúc Sen là một vùng sơn cước, vùng núi đá. Bước chân vào làng, ở đâu cũng thấy lò rèn. Những lò rèn đã góp phần đáng kể trong đời sống hàng ngày không những cho người dân nơi đây mà còn phục vụ cho cư dân ở nhiều vùng lân cận. Sản phẩm nghề rèn của làng làm ra là các công cụ cầm tay có chất lượng cao phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Điều đặc biệt, những công cụ bằng sắt thép được tạo nên ở đây, không phải bằng những lò luyện kim cao tần mà chỉ sử dụng các lò rèn thủ công, bằng mắt, bằng đôi bàn tay cùng kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Người thợ rèn có thể xác định được độ chín của từng sản phẩm trong lò than để kịp đem nhúng vào chậu nước bên cạnh bễ thụt hơi. Chỉ như vậy mà những con dao quắm, cái rìu, cái kéo đều đạt độ cứng, dộ dẻo cần thiết phù hợp với công dụng của nó. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH. Từ Hà Nội theo quốc lộ 3 đến thị xã Cao Bằng khoảng 272km. Tỉnh có
- quốc lộ 4B đi Lạng Sơn, quốc lộ 3 đi Bắc Kạn, Trung Quốc, quốc lộ 34 đi Hà Giang. Với 332 km đường biên giới, Cao Bằng có các cặp cửa khẩu thông thương với tỉnh Quảng Tây-Trung Quốc là thị trường lớn về khách du lịch. Cơ sở hạ tầng đang được tập trung đầu tư xây dựng, Các tuyến đường Quốc lộ cũng như Tỉnh lộ được nâng cấp, nhựa hóa. Các tuyến đường giao thông đến trung tâm xã, đến các khu, điểm du lịch đang được xây dựng và từng bước hoàn thiện. Xác định du lịch là thế mạnh và tiềm năng của tỉnh, Tỉnh ủy đã ban hành các Chương trình phát triển Du lịch như: chương trình phát triển các khu du lịch trọng điểm; Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015. Trong những năm gần đây, các cụm du lịch đã và đang được đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện và đưa vào khai thác phục vụ khách như: Khu di tích lịch sử Pác Bó; Khu du lịch động Ngườm Ngao; khu du lịch sinh thái hồ Thang Hen; Làng Tày cổ Khuổi ky; khu du lịch sinh thái Phja Oắc, Phja Đén. Đồng thời quan tâm đầu tư tu bổ, xây dựng các khu di tích lịch sử cách mạng, di tích lịch sử văn hóa như: Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo; Khu di tích Hoàng Đình Giong; Khu di tích chiến dịch Đông Khê; di tích đền Kỳ Sầm; Di tích đền Vua Lê; Di tích chùa Viên Minh; nâng cấp hệ thống giao thông đến các khu, điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan. Bên cạnh đó, các loại hình văn hóa phi vật thể được bảo lưu và phát huy như: hát Then, Sli, lượn, đàn tính... Các làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển. Đi đôi với đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách. Mở rộng hợp tác quốc tế, Du lịch Cao Bằng đã ký kết hợp
- tác du lịch song phương với các Công ty Du lịch thuộc tỉnh Quảng Tây- Trung Quốc khai thác nguồn khách du lịch hai bên có hiệu quả. Tất cả những cố gắng đó đã tạo cho du lịch Cao Bằng có những bước tiến đáng khích lệ, lượng khách du lịch tăng bình quân từ 15-17%/năm; doanh thu tăng 17-20%/năm; tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương, tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, tạo khả năng tiêu thụ sản phẩm tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các thành kinh tế khác cùng phát triển; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và cộng đồng dân cư trong giữ gìn, phát triển di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, việc bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch. Mặc dù đạt được những kết quả trên nhưng các chỉ tiêu chủ yếu về lượng khách và doanh thu du lịch còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của địa phương; cơ chế chính sách còn có mặt hạn chế, bất cập, thiếu đồng bộ; Quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm du lịch... còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển thực tế. Với mục tiêu từ nay đến năm 2015 và những năm tiếp theo, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Cao Bằng giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch sẽ tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cao Bằng và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện tốt Chương trình số 12-CTr/TU ngày 29/4/2011 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch số 973/KH-UBND ngày 31/5/2011 của UBND tỉnh về Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015; tập trung khai thác tài nguyên du lịch của Tỉnh, thu hút vốn đầu tư hoàn thiện hai khu du lịch trọng điểm: Khu di tích lịch sử Pác Bó và khu du lịch thác Bản Giốc-động Ngườn Ngao, coi đây là 2 khu du lịch trọng điểm của tỉnh, có
- tác động thúc đẩy phát triển các khu du lịch khác; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp các di tích tạo sản phẩm phục vụ khách; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch,... Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng được nhu cầu của du khách, đồng thời tăng cường được sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch Cao Bằng trên thị trường. Dựa trên các đặc trưng văn hóa, các thế mạnh về sinh thái cảnh quan và các yêu cầu đòi hỏi của thị trường mà tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của vùng và của Cao Bằng. Xây dựng các tour du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh gắn với các di tích lịch sử, lễ hội truyền thống. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm lưu niệm của du lịch Cao Bằng. Xác định rõ những lợi thế, khó khăn trong hoạt động kinh doanh du lịch, từ đó xây dựng chiến lược thị trường. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức có tính hiệu quả, thiết thực như xây dựng Website chuyên ngành, tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, tham gia hội chợ du lịch trong và ngoài nước, các ấn phẩm du lịch khác. Đào tạo phát triển nguồn lực, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên khách sạn, nhà hàng; tham mưu cho UBND tỉnh về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh, nhằm thu hút ngày càng nhiều dự án thiết thực, hiệu quả và có quy mô lớn đầu tư vào du lịch Cao Bằng; Du lịch Cao Bằng tiếp tục bám sát chương trình công tác của Tổng cục Du lịch và của Tỉnh. Nâng cao hiệu quả phối hợp với các cơ quan ban ngành hữu quan, với các tỉnh trong khu vực đã ký kết hợp tác phát triển du lịch. Từng bước hiện thực hóa những nội dung hợp tác đã ký kết với các Tỉnh, Thành phố; Nâng cao tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế, đưa du lịch Cao
- Bằng phát triển thành ngành kinh tế quan trọng có quy mô và hiệu quả kinh tế cao, tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh, hỗ trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế-xã hội khác cùng phát triển, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Cao Bằng đã và đang vươn mình phát triển mạnh mẽ, theo định hướng sẽ trở thành Trung tâm dịch vụ, du lịch với hệ thống khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại bề thế. Có khu phố ẩm thực với các món ăn đậm đà bản sắc dân tộc, như: bánh cuốn, áp chao thịt vịt, bánh khảo... Thời gian qua, nhiều nhà đầu tư đã xây dựng, nâng cấp, cải tạo khách sạn nhà nghỉ, nâng tổng số khách sạn, nhà nghỉ trong tỉnh lên 84 cơ sở, với 1.000 phòng, 1.600 giường, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của du khách. Để thu hút du khách, đền Kỳ Sầm, xã Vĩnh Quang được trùng tu, tôn tạo, đồng thời, đang triển khai xây dựng Trung tâm Phật giáo tỉnh tại Khu lâm viên Kỳ Sầm. Thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng những thế núi, dáng sông hùng vĩ. Nhiều địa danh là danh thắng Quốc gia như: Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen. Tuy nhiên, do ở xa trung tâm, giao thông chưa phát triển, nên nhiều năm nay, Khu du lịch thác Bản Giốc vẫn chưa có khu nghỉ dưỡng, chưa có nơi phục vụ ăn, nghỉ cho du khách. Nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của Khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, UBND tỉnh phối hợp với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn TNHH một thành viên tổ chức khởi công Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp thác Bản Giốc. Sài Gòn - Bản Giốc resort là khu du lịch cao cấp đạt tiêu chuẩn 4 sao, với tổng diện tích 31,15 ha. Các hạng mục chính của công trình gồm: Khu khách sạn 60 phòng ngủ, 24 khối biệt thự cao cấp gồm 29 phòng ngủ, nhà hàng sức chứa 200 khách, khu hội nghị
- hội thảo sức chứa 200 khách, khu thể thao, vui chơi giải trí, spa cùng các khu vực dành cho hoạt động cắm trại, sinh hoạt ngoài trời... Dự kiến, công trình hoàn thành giai đoạn 1 đưa vào khai thác cuối năm 2013. Tổng kinh phí đầu tư khoảng 170 tỷ đồng. Việc xây dựng và phát triển khu du lịch thác Bản Giốc có ý nghĩa rất lớn đối với tỉnh Cao Bằng. Ngoài tác động phát triển kinh tế, du lịch, tạo việc làm cho người dân địa phương, còn góp phần tạo sự ổn định, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới, mở ra một tương lai mới trên vùng biên cương Bản Giốc. Đến với Cao Bằng, du khách còn được tham gia các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc diễn ra hằng năm, như: Hội tung còn, Lễ hội mời mẹ trăng, Lễ hội xuống đồng, Lễ hội tranh đầu pháo và thưởng thức các làn điệu dân ca mượt mà, đằm thắm, như: Nàng ới, Sli, lượn, Pựt lằn, Xà dá. Đồng thời, chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của các làng nghề truyền thống, như: làng nghề dệt, nhuộm chàm, làng rèn Phúc Sen, nghề dệt thổ cẩm. Tất cả thiên nhiên, con người và văn hóa các dân tộc Cao Bằng đã hòa quyện vào nhau tạo nên một Cao Bằng hùng vĩ, thơ mộng, mượt mà làm ngất ngây lòng người.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tuyến điểm du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Trung cấp): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn
128 p | 132 | 37
-
Bổ sung nhân lực chất lượng cao và chuyên nghiệp: nhiệm vụ then chốt trong phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 141 | 16
-
Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
91 p | 48 | 13
-
Lên Cao Bằng Thăm Thác Bản Giốc
7 p | 87 | 9
-
Phát triển du lịch nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long - góc nhìn từ doanh nghiệp và cộng đồng địa phương
15 p | 30 | 9
-
Giáo trình Địa lý tài nguyên du lịch Việt Nam (Nghề: Hướng dẫn du lịch - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn
82 p | 38 | 9
-
Đồng bằng Sông Cửu Long nâng cao chất lượng nhân lực du lịch
2 p | 87 | 7
-
Liên kết phát triển du lịch cụm du lịch phía đông Đồng bằng Sông Cửu Long
7 p | 58 | 6
-
Các nhân tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ du lịch tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long
13 p | 66 | 6
-
Non nước Cao Bằng
3 p | 44 | 5
-
Du lịch bằng Trực thăng loại hình mới ở Malaysia
3 p | 83 | 5
-
Phát triển du lịch bền vững quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình
13 p | 31 | 4
-
Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động du lịch ngoài trời ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long dựa trên chỉ số TCI (Tourism Climate Index)
11 p | 12 | 3
-
Nâng cao chất lượng đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam
9 p | 9 | 3
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở Đồng bằng sông Cửu long trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0
6 p | 11 | 2
-
Nghiên cứu, đánh giá điều kiện tự nhiên cho phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng
9 p | 4 | 1
-
Đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thúc đẩy du lịch ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long
5 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn