intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: KHIẾM THỰC

Chia sẻ: Abcdef_38 Abcdef_38 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Semen Euryales. Tên khoa học: Euryale ferox Salisb Họ Súng (Nymphaeaceae) Bộ phận dùng: quả hoặc củ. Khiếm thực Trung Quốc dùng quả, khiếm thực Việt Nam dùng củ Súng (Nymphaca stellta, cùng Họ). Thịt trắng ngà là thứ tốt. Tính vị: vị hơi ngọt, chát, tính bình. Quy kinh: vào kinh Tỳ và Thận. Tác dụng: bổ Tỳ, trừ thấp, bổ Thận, sáp tinh. Chủ trị: Thận hư, Tỳ yếu, di tinh, bạch đới, chỉ tả, tiểu không tự chủ, đại tiện lỏng. - Người già Thận yếu, lưng đau, tiểu đêm, Tỳ hư, ăn ít,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: KHIẾM THỰC

  1. KHIẾM THỰC Tên thuốc: Semen Euryales. Tên khoa học: Euryale ferox Salisb Họ Súng (Nymphaeaceae) Bộ phận dùng: quả hoặc củ. Khiếm thực Trung Quốc dùng quả, khiếm thực Việt Nam dùng củ Súng (Nymphaca stellta, cùng Họ). Thịt trắng ngà là thứ tốt. Tính vị: vị hơi ngọt, chát, tính bình. Quy kinh: vào kinh Tỳ và Thận. Tác dụng: bổ Tỳ, trừ thấp, bổ Thận, sáp tinh. Chủ trị: Thận hư, Tỳ yếu, di tinh, bạch đới, chỉ tả, tiểu không tự chủ, đại tiện lỏng. - Người già Thận yếu, lưng đau, tiểu đêm, Tỳ hư, ăn ít, tiêu lỏng: dùng Khiếm thực rửa sạch, bỏ tạp chất và các hạt mốc, mọt, thịt đen, phơi hoặc sấy cho thật khô, sao vàng tán bột thật nhỏ, đựng vào lọ kín. Mỗi lần uống 8 - 10g, mỗi ngày
  2. uống 2 lần sáng sớm và tối lúc đi ngủ, uống với nước sắc Phá cố chỉ và Ích trí nhân, mỗi thứ 6g. - Tiêu chảy mạn do Tỳ kém: Dùng Khiếm thực với Bạch truật và Sơn dược. - Xuất tinh hoặc khí hư. Dùng Khiếm thực với Sa uyển tử và Kim anh tử. Liều dùng: Ngày dùng 10 - 30g. Cách Bào chế: Theo kinh nghiệm Việt Nam: Bỏ tạp chất, mốc mọt và thứ thịt đen, rồi sao vàng tán nhỏ dùng. Bảo quản: rất dễ bị mọt ăn, nên phơi hoặc sấy cho thật khô, sao vàng, bỏ vào thùng đậy thật kín. Kiêng ky: đại tiện táo, tiểu tiện không lợi thì không nên dùng. KHIÊN NGƯU (Hắc Sửu, Hạt Bìm Bìm) Tên thuốc Semen Pharbitidis. Tên khoa học: Pharbitis hederacea ChoisyHọ Bìm Bìm (Convolvulaceae)Bộ phận dùng: hạt. Có hai thứ: trắng (bạch sửu) và đen (hắc sửu). Hạt đen được dùng nhiều hơn. Hạt đen có 3 cạnh, hạt to bằng hạt đậu xanh, vỏ cứng đen, chắc, nhân có màu vàng nhạt, không mọt mốc là tốt. Thứ hạt nhỏ hơn ít dùng.
  3. Thành phần hoá học: hoạt chất chính là chất béo (11%), 2% glucosid là phacbitin. Tính vị: vị đắng, cay, tính hàn. Quy kinh: vào kinh Phế, Thận và Đại trường. Tác dụng: trục đàm, tiêu thuỷ, trừ thấp nhiệt. Chủ trị: trị đầy trướng, thông tiểu tiện, trị lãi. Liều dùng: Hạt: Ngày dùng 4 - 8g. Cao: Ngày dùng 30 - 60g dưới dạng viên. Rượu: Ngày dùng 8 - 12g. Nhựa: Ngày dùng 0,016 - 1,2g làm 2 - 3 lần. Cách bào chế. Theo Trung Y: Giã bỏ vỏ, tán nhỏ, rây lấy lớp bột đầu, còn thứ chưa nhỏ bỏ đi; cũng có khi dùng nửa sống, nửa sao (Bản Thảo Cương Mục).
  4. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Dùng sống: phơi khô, khi bốc thuốc thang giã dập hoặc tán mịn làm hoàn tán (Tác dụng: xổ mạnh). Dùng chín: sao vàng cho thơm (xổ yếu hơn) Theo Tây y: Nấu cao: Hạt tán nhỏ: 500g, Rượu: 2 lít, Nước: 4,5 lít. Ngâm hạt vào rượu trong 7 ngày rồi lọc, cô cách thuỷ cho đến đặc. Bã còn lại ngâm vào nước trong 4 ngày lại lọc, cô cách thuỷ như trên. Trộn 2 thứ cao lại, cô lại ở 60o cho đến còn 1ml = 2g dược liệu. Rượu Hắc sửu: hạt Hắc sửu giã dập 75g. Cho vào bình kín với 4 lít nước, đun với 2 lít rượu như trên. Cất thu hồi rượu cho đến khi còn 1 phần 5, thêm 1 phần nước cất, để yên. Rửa nhựa dưới đáy bình bằng nước đun sôi cho đến khi nước rửa không còn màu. Cô cách thuỷ cho đến khô kiệt, tán thành bột, đựng lọ kín. Bảo quản: để nơi khô, thoáng gió. Kiêng ky: Không dùng trong trường hợp khí hư, thấp nhiệt, phụ nữ có thai. KHOẢN ĐÔNG HOA Tên thuốc: Flos farfarrae. Tên khoa học: Tussilago farfara L.
  5. Họ Cúc (Compositae) Bộ phận dùng: búp hoa. Khi khô thì vàng sẫm ở phía dưới, không lẫn tạp chất, không nát là tốt. Tính vị: vị cay, tính ôn. Quy kinh: : vào kinh Phế. Chủ trị: trị ho tức, trừ đờm, đau cổ Họng, trị suyễn thở, trị nóng rét. Ho: Dùng Khoản đông hoa với Tử uyển. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Lấy hoa và cành lá, dùng nước Cam thảo tẩm một đêm phơi khô bỏ hết cành lá mà dùng. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua về, nhặt bỏ tạp chất, phơi trong râm cho khô, tẩm mật, sao qua. Bảo quản: để nơi khô ráo, kín trong lọ có lót vôi sống. Đề phòng mốc mọt. Kiêng ky: người Phế nhiệt, Phế khô ráo thì không nên dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2