intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: NGŨ VỊ TỬ

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốc: Fructus Schisandrae Tên khoa học: Schizandra sinensis Baill Họ Ngũ Vị (Schizandraceae) Bộ phận dùng: quả khô còn bột. Thứ hột sắc đen là bắc Ngũ vị tử. (Schizandra chinensis Baill) tốt hơn thứ bột đỏ nam Ngũ vị tử (Kadsura japponica Lin). Không nhầm với quả Mồng tơi (Basella rubra L. Họ Mồng tơi) thường dùng làm giả Ngũ vị tử. Tính vị: vị chua, tính ôn. Quy kinh: : Vào kinh Phế và Thận. Tác dụng: tả hoả, bổ Phế, nhuận Thận Chủ trị: trị ho tức, Thận hư, bạch trọc, di tinh....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: NGŨ VỊ TỬ

  1. NGŨ VỊ TỬ Tên thuốc: Fructus Schisandrae Tên khoa học: Schizandra sinensis Baill Họ Ngũ Vị (Schizandraceae) Bộ phận dùng: quả khô còn bột. Thứ hột sắc đen là bắc Ngũ vị tử. (Schizandra chinensis Baill) tốt hơn thứ bột đỏ nam Ngũ vị tử (Kadsura japponica Lin). Không nhầm với quả Mồng tơi (Basella rubra L. Họ Mồng tơi) thường dùng làm giả Ngũ vị tử. Tính vị: vị chua, tính ôn. Quy kinh: : Vào kinh Phế và Thận. Tác dụng: tả hoả, bổ Phế, nhuận Thận Chủ trị: trị ho tức, Thận hư, bạch trọc, di tinh.
  2. · Ho suyễn mạn tính do khí phế nghịch, do Phế Thận âm hư biểu hiện ho ít đờm và cơn hen khi gắng sức nhẹ. Ngũ vị tử phối hợp với Sơn thù du, Thục địa hoàng và Mạch đông trong bài Bát Tiên Trường THọ Hoàn. · Khí hư và thiếu tân dịch biểu hiện tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, khát, hồi hộp đánh trống ngực, thở nhanh nông, mạch Trầm vô lực: Ngũ vị tử hợp với Nhân sâm và Mạch đông trong bài Sinh Mạch Tán. · Tiểu đường biểu hiện khát, uống nước nhiều, thở nhanh nông, mạch Trầm Nhược vô lực: Ngũ vị tử hợp với Hoàng kỳ, Sinh địa hoàng, Mạch đông, Thiên hoa phấn trong bài Hoàng Kỳ Thang. · Di mộng tinh do thận hư. Ngũ vị tử hợp với Long cốt và Tang phiêu tiêu. · Tiêu chảy lâu ngày do Tỳ Thận hư: Ngũ vị tử hợp với Nhục đậu khấu và Ngô thù du trong bài Tứ Thần Hoàn. · Can Thận âm hư biểu hiện hồi hộp đánh trống ngực, bồn chồn, mất ngủ, ngủ hay mơ và hay quên: Ngũ vị tử phối hợp với Sinh địa hoàng, Mạch đông và Toan táo nhân trong bài Thiên Vương Bổ Tâm Đơn. Liều dùng: Ngày dùng 2 - 4g. Cách Bào chế:
  3. Theo Trung Y: + Lấy dao đồng bổ đôi, tẩm mật đồ 3 giờ, ngâm nước tương một đêm, sấy khô dùng (Lôi Công Bào Chích Luận) + Làm thuốc bổ thì dùng chín (Bản Thảo Cương Mục) Theo kinh nghiệm Việt Nam: Tẩm mật, sao phồng đều, khi dùng giã dập. Dùng trong hoàn tán thì sắc lấy nước đặc áo viên thuốc để tránh cố tinh. Bảo quản: tránh ẩm thấp, để nơi thoáng gió. Kiêng ky: ngoài biểu có tà, trong thực nhiệt thì không nên dùng. NGUYÊN HOA Tên thuốc: Flos Genkwa. Tên khoa học: Daphne genkwa Sieb et Zucc. Bộ phận dùng: nụ hoa. Tính vị: vị cay, đắng nóng và độc. Qui kinh: Vào kinh Phế, Thận và Đại trường. Tác dụng: chuyển hoá nước và giảm ho. Trừ đàm và giảm ho, diệt giun sán.
  4. Chủ trị: - Phù ở mặt hoặc cơ thể, cổ trướng và ngực có ứ nước (huyền ẩm) dùng Nguyên hoa với Cam toại và Đại kích trong bài Thập Táo Thang. - Ho đột ngột và viêm phế quản mạn do hàn thấp: Dùng Nguyên hoa với Đại táo. - Ghẻ và hắc lào: Dùng Nguyên hoa (tán bột) với Hùng hoàng hoà với mỡ heo bôi. Liều dùng: 1,5-3g. Bào chế: Hái vào mùa xuân, phơi nắng, nướng hoặc sao với giấm. Ghi chú: không dùng vị thuốc này phối hợp với Cam thảo vì xảy ra tương tác. Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai. NGUYỆT QUẾ HOA Tên thuốc: Flos rosae chinensis. Tên khoa học: Rosa chinensis jacq. Bộ phận dùng: nụ hoa.
  5. Tính vị: Vị ngọt, tính ấm. Qui kinh: Vào kinh Can. Tác dụng: bổ huyết, điều kinh, tiêu viêm. Chủ trị: - Ứ khí và huyết ở Can biểu hiện như loạn kinh nguyệt, ít kinh hoặc vô kinh: D ùng Nguyệt quế hoa với Đương qui, Đan sâm, và Hương phụ. - Lao hạch và sưng: Dùng Nguyệt quế hoa với Hạ khô thảo, Xuyên bối mẫu và Mẫu lệ. Liều dùng: 3-6g. Bào chế: Hái vào tháng 6 hoặc tháng 7 khi thời tiết đẹp. Sau khi nụ nở, phơi trong râm cho khô. Chú ý: dùng quá liều nhiều dược liệu này có thể gây ỉa chảy. Kiêng kỵ: Nên thận trọng dùng cho các trường hợp Tỳ và Vị hư. Có thai: không dùng..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2