Tuyn tp Hi ngh Khoa hc thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
184
FUNAN TECHO TÁC ĐỘNG TỚI TÀI NGUYÊN NƯỚC,
LOGISTICS Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lê Hải Trung1, Nguyễn Đức Thành1, 2, Trương Hồng Sơn3
1Trường Đại hc Thy li, email: trung.l.h@tlu.edu.vn
2Vin Quy hoch Thy li min Nam
1. GIỚI THIỆU KÊNH FUAN TECHO
Kênh đào Funan Techo một công trình
được thảo luận rất sôi nổi trong thời gian gần
đây mặc thông tin chính thức rất hạn chế.
Dự án kênh đào được Campuchia khởi động từ
năm 2022 mới khởi công ngày 5/8/2024,
thời gian xây dựng khoảng 3 năm. Kênh
chiều dài 180 km, đi qua địa bàn 4 tỉnh
Kandal, Takeo, Kampot và Kep. Một đầu kênh
nối với dòng chính sông Mekong còn một đầu
chảy ra vùng vịnh Thái Lan, tại tỉnh Kep giáp
với Kiên Giang. Chức năng chính dự kiến
phục vụ giao thông thủy nên 3 âu thuyền được
bố trí tại các vị trí đầu, giữa và cuối tuyến. Tuy
nhiên, một dự án với quy lớn thường
khả năng gây nên những tác động tới môi
trường sinh thái kinh tế - hội (vd, [1]).
Do vậy, bài báo này nhằm phân tích tác động
tiềm ẩn nếu xây dựng kênh Funan Techo tới
tài nguyên nước (TNN) Logistics vùng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
2. TÓM TẮT THIẾT KẾ
Về bản, Funan Techo được thiết kế
một kênh đào dẫn nước từ sông tự nhiên ra
tới biển. Dọc tuyến, ba âu thuyền được bố trí
để phục vụ giao thông thủy. Các hạng mục
chính được miêu tả sơ bộ sau đây [2].
2.1. Kênh chính
Gồm 3 đoạn, tuyến kênh tổng chiều dài
180 km, ngắn hơn 10 km so với kênh đào
Suez Ai Cập được xây dựng vào thế kỷ 19
nối Địa Trung Hải với vịnh Suez. Đoạn thứ
nhất dài 20 km nối từ Prek Takeo trên sông
Mekong đến Prek Ta Ek trên sông Bassac.
Đoạn thứ hai dài 30 km trên dòng Bassac tới
Prek Ta Hing. Đoạn thứ ba dài 130 km nối từ
Bassac đổ ra biển ở phía Tây nam Campuchia
(Hình 1). Đoạn thứ nhất nối Mekong và Bassac
tương tự như sông Vàm Nao dài hơn 6 km nối
sông Hậu và sông Tiền.
Hình 1. Tuyến kênh Funan Techo d kiến
qua các tnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep
Kênh mặt cắt hình thang với chiều rộng
100 m thượng nguồn 80 m hạ nguồn;
đáy rộng 50 m. Chiều sâu kênh 5,4 m trên
toàn tuyến với chiều sâu phục vụ giao thông
thủy là 4,7 m.
2.2. Âu thuyền
Dọc theo tuyến kênh 11 cây cầu; 3
âu thuyền, một tại vị trí kết nối với sông Hậu
(Bassac), một tại tỉnh Takeo, một thuộc
tỉnh Kep (Hình 1). Âu thuyền kích thước
dài 135 m rộng 18 m sâu 5,8 m đảm bảo
tàu trọng tải 1000 DWT đi qua. Lưu lượng
nước xả tối đa qua âu 3,6 m3/s. Công suất
qua âu đạt khoảng 7 triệu Tấn/ năm.
Tuyn tp Hi ngh Khoa hc thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
185
3. TÁC ĐỘNG TỚI TNN, LOGISTICS
Với các công thức đơn giản, tính toán được
thực hiện để bước đầu đánh giá kênh Funan
Techo tác động tới TNN, Logistics như thế
nào vùng ĐBSCL. Do sự hạn chế về thông
tin, giả thiết thể được xây dựng dựa trên
phán đoán của một số công bố gần đây.
3.1. Tài nguyên nước
Theo phía Campuchia công bố, lưu lượng
nước trong kênh đào chỉ đạt 5 m3/ s. Theo đó,
tổng lượng nước qua kênh khoảng 5 3600
24 365 = 160 triệu m3 mi năm nếu có
kiểm soát liên tục. Nếu xem xét từ chức năng
thủy lợi, với 5 m3/ s thì Funan Techo được
xác định kênh tưới cấp II, cấp nước nguồn
cho sinh hoạt, sản xuất [3, 4]. Trong trường
hợp, các âu mở và kênh được cho chảy tự do,
lưu tốc dòng chảy khoảng 0,3 tới 0,4 m/s thì
lưu lượng qua kênh sẽ đạt 100 tới 130 m3/s.
Tổng lượng nước sông Mekong về ĐBSCL
khoảng 440 tỷ m3 mỗi năm [5]. Theo đó, lưu
lượng nước trung bình năm đạt 13,95 nghìn
m3/s. Như vậy, nếu kênh vận hành kiểm
soát vi 5 m
3/s thì chỉ chiếm 0,04% lưu
lượng nước sông Mekong về Việt Nam; nếu
kênh chảy tự do với lưu lượng 100 tới 130
m3/s thì sẽ chiếm lần lượt 0,71 tới 0,94%
lượng nước vào ĐBSCL.
Năm 2009, diện tích tưới tiêu trong mùa
khô của Campuchia 260,815 ha; dự đoán
đạt 378,917 ha năm 2029 [6]. Tuyến kênh
Funan Techo đi qua vùng ngập lụt vào mùa
mưa nên suy luận logic thì nước tưới sẽ được
lấy từ Mekong trong mùa khô [7]. Để đơn
giản, ta thể giả thiết 378.917 ha được
trồng lúa lấy nước tưới từ kênh. Bảng 1
tính toán lượng nước yêu cầu/ năm, lưu
lượng lấy nước tưới trung bình/ năm cho toàn
bộ diện tích nêu trên trồng lúa liên tục cả 3
vụ Đông Xuân, Thu, vụ Mùa/ Thu
Đông. Chế độ tưới nước cho lúa cấy gieo
sạ được lấy tương tự tại khu vực Nam bộ
theo TCVN 8641: 2011 [8].
Tổng lượng nước tưới yêu cầu 1,7 tới
2,9 triệu m3/ vụ lúa tương ứng tổng lưu lượng
lấy nước tưới yêu cầu mỗi năm đạt 201,3
m3/s cho lúa cấy, 223,5 m3/s cho gieo sạ.
Nếu lượng nước này do kênh Funan Techo
cung cấp, tổng lưu lượng nước tưới cho cả 3
vụ lúa trên 378,917 ha của Campuchia chiếm
từ 1,44 tới 1,60% lưu lượng nước sông
Mekong chảy vào Việt Nam.
Nếu kênh Funan Techo vừa chảy tự do
phục vụ giao thông thủy (lưu lượng max 130
m3/s) vừa cấp nước tưới thì lượng nước
Mekong vào ĐBSCL sẽ suy giảm 3,39% khi
Campuchia trồng 3 vụ lúa cấy và giảm 2,54%
với 3 vụ lúa gieo sạ trên 378,917 ha (Bảng 1).
Bảng 1. Lượng nước/ năm, lưu lượng yêu cầu tưới nước cho 378,917 ha
trồng lúa 3 vụ/ năm của Campuchia; so sánh với lưu lượng sông Mekong vào ĐBSCL
w tưới dưỡng m3/ha
(TCVN 8641: 2011)
Tổng lượng nước
tưới yêu cầu
Lưu lượng
nước tưới DQ Mekong %
min max TB W m3/ năm Q m3/s Lúa Lúa + GTT
Lúa cấy 201,3
1,44% 3,39%
Đông Xuân 6000 7500 6750 2.557.689.750 81,1 0,58
Hè Thu 5000 6000 5500 2.084.043.500 66,1 0,47
Thu Đông 4000 5000 4500 1.705.126.500 54,1 0,39
Gieo sạ - 223,5
1,60% 2,54%
Đông Xuân 7500 8000 7750 2.936.606.750 93,1 0,67
Hè Thu 5700 6000 5850 2.216.664.450 70,3 0,50
Mùa 4500 5500 5000 1.894.585.000 60,1 0,43
Tuyn tp Hi ngh Khoa hc thường niên năm 2024. ISBN: 978-604-82-8175-5
186
3.2. Logistics
Ngày 19/5/2024, dự án Hệ thống Logistics
điều hướng Tonle Bassac (kênh Funan
Techo) được Hội đồng Bộ trưởng Campuchia
phê chuẩn. Thông thường, hàng hóa cần di
chuyển khoảng 200 km qua lãnh thổ Việt
Nam để tới Campuchia sau 2 - 3 ngày. Kênh
Funan Techo sẽ tạo ra kết nối trực tiếp giữa
một số tỉnh của Capuchia với biển.
Theo Cục đường thủy nội địa, sau 10 năm
Hiệp định vận tải thủy Việt Nam -
Campuchia 2011 - 2022, hai nước đã làm thủ
tục cho 200 triệu Tấn hàng hóa thông qua,
trung bình 20 triệu Tấn/ năm. Nhìn lại năm
2011, lượng container quá cảnh Việt Nam
bằng đường đường thủy hơn 81 nghìn
TEU. Sau 10 năm, lượng hàng hóa qua tuyến
đạt hơn 321 nghìn TEU, tức tăng trưởng
trung bình 20%/ năm.
Cùng giai đoạn, lượng hàng thông qua
cảng Sihanoukville tăng trưởng hơn 11%/
năm; lượng hàng container tăng trung bình
12,8% đạt hơn 730 nghìn TEU năm 2021.
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam, sản lượng hàng container
đi qua cảng Phnom Penh duy trì mức tăng
trưởng 8 - 10% đạt khoảng 850 nghìn
TEU đến năm 2030 (chưa xét Funan Techo).
Nếu kênh Funan Techo đạt công suất tối
đa 7 triệu Tấn/ năm thì lượng hàng hóa qua
Việt Nam nguy giảm 7/20 hay 35%.
Nếu không có kênh Funan Techo, hàng đi các
tuyến Hoa Kỳ Bắc Á tiềm năng trung
chuyển qua các cảng miền Nam Việt Nam
thông qua đường thủy nội địa đường
xuyên Á.
4. KẾT LUẬN
Bài báo đã tính toán các kịch bản vận hành
kênh Funan Techo: i/ chỉ phục vụ giao thông
thủy, ii/ tưới lúa, iii/ kết hợp cả hai. Nếu vận
hành có kim soát vi 5 m
3/s thì kênh chỉ
chiếm 0,04% lưu lượng nước Mekong về
ĐBSCL. Khi mở hết các cửa âu cho chảy tự
do thì lưu lượng kênh đạt 100 tới 130 m3/s,
tương ứng 0,71 tới 0,94% lưu lượng nước
Mekong về Việt Nam hàng năm. Trong
trường hợp chảy tự do phục vụ giao thông
thủy đồng thời cấp nước cho trồng lúa thì
kênh Funan Techo có thể lấy tới 3,39% lượng
nước Mekong vào Việt Nam. Bên cạnh đó,
nếu kênh hoạt động tối đa thì lượng hàng hóa
qua Việt Nam nguy giảm tới hơn 1/3.
Dọc hai bên kênh đào, đê khả năng sẽ
được xây dựng sẽ chia cắt vùng ngập lụt
hiện nay [7]. Hệ quả nước trong mùa
mưa sẽ không chảy về phía Việt Nam được
nữa chảy dọc theo tuyến đê hữu ra phía
biển Tây. Vấn đề này sẽ được tiếp tục nghiên
cứu đánh giá cùng với các tác động của kênh
tới an ninh nguồn nước, chuyển đổi dòng
chảy, cân bằng bùn cát…
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Pen, D., & Em, S. & Huot, S. 2024. Review
the advantages and disadvantages of the
Funan Techo Canal project in Cambodia.
[2] CNMC (2023). Notification of the inland
waterway project “Funan-Techo Canal”
(CNMC: 731/23).
[3] QCVN 04 - 05: 2012/ BNN PTNT.
[4] TCVN 4118: 2012 Hệ thống tưới tiêu - Yêu
cầu thiết kế.
[5] Tiến, T. H. & nnk (2022). Nghiên cứu tính
toán chỉ số ANNN cho vùng ĐBSCL của VN.
[6] MRC 2009. Báo cáo của Uỷ hội sông
Mekong.
[7] Eyler, B. & nnk (2024). Impacts of
Cambodia’s Funan Techo Canal &
implications for Mekong cooperation,
Stimson Center.
[8] TCVN 8641: 2011 Kỹ thuật tưới tiêu nước
cho cây lương thực và cây thực phẩm.