intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải bài Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón SGK Công nghệ 10

Chia sẻ: Trần Hằng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

159
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu sẽ giúp các em học sinh định hướng và gợi ý cách giải các bài tập Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón trang 43 nhằm giúp các em ôn tập và nắm vững hơn nội dung chính của bài học. Mời các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải bài Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón SGK Công nghệ 10

A. Tóm tắt lý thuyết về Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón SGK Công nghệ 10

I - NGUYÊN LÝ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH

  • Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu con người. Trong nông nghiệp đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có sản xuất phân vi sinh

  • Nguyên lý sản xuất phân vi sinh: Nhân giống chủng vi sinh vật đặc hiệu sau đó trộn với chất nền (than bùn). Từ đây có thể sản xuất được các loại phân vi sinh vật

II - MỘT SỐ LOẠI PHÂN VI SINH VẬT THƯỜNG DÙNG

Các loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông - lâm nghiệp: phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân, phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

1. Phân vi sinh vật cố định đạm

  • Khái niệm: Phân vi sinh vật cố định đạm là loại phân có chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu, hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây khác

  • Sản phẩm:

    • Phân Nitragin

    • Phân Azogin

  • Thành phần: than bùn, vi sinh vật nốt sần cây họ đậu, các chất khoáng và nguyên tố vi lượng

  • Sử dụng:

    • Tẩm hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng

    • Bón trực tiếp vào đất

    • Sau khi tẩm hạt giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay

2. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân

  • Khái niệm: Là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan

  • Sản phẩm:

    • Phân Photphobacterin

    • Phân Lân hữu cơ vi sinh

  • Thành phần: Than bùn, bột photphorit hoặc apatit, các nguyên tố khoáng và vi lượng

  • Kĩ thuật sử dụng: tẩm hạt giống trước khi gieo (Photphobacterin) hoặc bón trực tiếp vào đất

3. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

  • Khái niệm: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

  • Thành phần:

    • Chất nền (than bùn và xác thực vật)

    • Khoáng và vi lượng

    • Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ

  • Sản phẩm: Estrasol, Mana …

  • Sử dụng:

    • Bón trực tiếp vào đất

    • Làm chất độn khi ủ phân

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN VI SINH VẬT:

  • Phân vi sinh sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với hạt giống đã được vẩy nước để làm ẩm hạt trước khi gieo 10-20 phút
  • Nồng độ sử dụng: 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật
  • Các chế phẩm sử dụng trong nước thường không cất giữ được lâu. Sau từ 1-6 tháng, hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì
  • Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 300C hoặc ở nơi có ánh sáng chiếu vào trực tiếp thì một số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào
  • Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối với các lọai cây trồng cạn

B. Bài tập SGK về Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón SGK Công nghệ 10

Dưới đây là 4 bài tập về Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón SGK Công nghệ 10

Bài tập 1 trang 43 SGK Công nghệ 10
Bài tập 2 trang 43 SGK Công nghệ 10
Bài tập 3 trang 43 SGK Công nghệ 10
Bài tập 4 trang 43 SGK Công nghệ 10

Để tham khảo toàn bộ nội dung các em có thể đăng nhập vào tailieu.vn để tải về máy. Ngoài ra, các em có thể xem cách giải bài tập trước và bài tập tiếp theo dưới đây:

>> Bài trước:  Giải bài Đặc điểm, tính chất, kĩ thuật sử dụng một số loại phân bón thông thường SGK Công nghệ 10

>> Bài tiếp theo: Giải bài Điều kiện phát sinh, phát triển của sâu, bệnh hại cây trồng SGK Công nghệ 10 

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2