intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải thoát châu Phi khỏi Bệnh Sốt Rét

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

178
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ðó là chủ đề của “Ngày Sốt Rét châu Phi” vào 25 tháng 4 mỗi năm. Ngày này đã được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận từ năm 2000. Ngày 25 tháng 4 năm 2007 vừa qua, Hoa Kỳ cũng công nhận ngày này - “US Malaria Awareness Day”- với mục đích giải thích tường tận cho dân chúng về hiểm họa của bệnh sốt rét đồng thời cũng nói cho thế giới biết rằng Hoa Kỳ sẽ sát cánh với mọi quốc gia để tiêu diệt nan bệnh sốt rét...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải thoát châu Phi khỏi Bệnh Sốt Rét

  1. “Giải thoát châu Phi khỏi Bệnh Sốt Rét” bác sĩ Nguyễn Ý- Ðức (Câu Chuyện Thầy Lang) Ðó là chủ đề của “Ngày Sốt Rét châu Phi” vào 25 tháng 4 mỗi năm. Ngày này đã được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận từ năm 2000. Ngày 25 tháng 4 năm 2007 vừa qua, Hoa Kỳ cũng công nhận ngày này - “US Malaria Awareness Day”- với mục đích giải thích tường tận cho dân chúng về hiểm họa của bệnh sốt rét đồng thời cũng nói cho thế giới biết rằng Hoa Kỳ sẽ sát cánh với mọi quốc gia để tiêu diệt nan bệnh sốt rét. Theo Cơ quan Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng từ 300 tới 500 triệu người mắc bệnh Sốt rét, với trên một triệu tử vong, đa số là trẻ em dưới 5 tuổi sống tại các quốc gia ở vùng tiểu Sahara châu Phi. Nơi đây, cứ mỗi 30 giây có một em bé thiệt mạng vì malaria. Sốt rét và sự nghèo khó có liên hệ chặt chẽ với nhau. Bệnh hầu như đã bị khai tử ở các quốc gia giầu mạnh, nhưng còn hoành hành ở các nước đang phát triển, nhất là ở châu Phi. Nơi đây, chi phí phòng tránh và điều trị bệnh chiếm 40% ngân khoản dành cho y tế công cộng. Ngoài ra, tình trạng bất ổn về chính trị cũng luôn luôn gây trở ngại cho việc loại trừ sốt rét tại một số quốc gia này. Ý thức được hiểm họa của bệnh, vào tháng 6 năm 2005, Tổng Thống Hoa Kỳ George W Bush đã phát động chương trình “President’s Malaria Initiatives” và đóng góp trên 1.2 tỷ mỹ kim với mục đích giảm 50% tử vong vì sốt rét tại 15 quốc gia châu Phi vào năm 2010. Chương trình tập trung vào 4 điểm: xịt thuốc trừ muỗi tại nhà ở, phát mùng màn tNm thuốc trừ sâu bọ, phát thuốc trị bệnh sốt rét và phòng tránh sốt rét ở phụ nữ mang thai. Theo Cơ quan Y tế Thế giới, mỗi chiếc màn tNm thuốc chỉ tốn khoảng 10 mỹ kim, nhưng có thể giảm nguy cơ lan bệnh tới 60%, giảm tử vong trẻ em tới 20% và công hiệu trong 5 năm. Không những các bà mẹ mang thai được mùng bảo vệ với muỗi, mà các em bé cũng được che trở vì chúng thường ngủ chung với mẹ trong nhiều năm sau khi sanh. Lịch sử Bệnh Sốt Rét còn được gọi là sốt rét định kỳ, sốt rét ngã nước, sốt rét rừng. Tiếng Pháp là Paludisme, còn tiếng Anh là Malaria. Bệnh được ghi nhận từ khi nhân loại biết dùng chữ viết, tức là vào thời gian từ năm 6000 tới 5500 Trước Thiên Chúa. Sốt rét đã được gọi là “Một bệnh sốt giết người” khi xưa vì số tử vong của người mắc bệnh lên rất cao. N gười đặt nền móng cho nền y học Tây phương Hippocrates đã nói về bệnh này từ 2500 năm về trước. Ông phân chia bệnh ra nhiều loại như sốt định kỳ mỗi ngày, sốt mỗi hai ngày hoặc mỗi bốn ngày. N guyên nhân gây bệnh đã được nhiều khoa học gia lưu tâm nghiên cứu, nhưng phải đợi tới năm 1880, mới được giáo sư Alphonse Laveran (1845-1922), đại học Rome, miêu tả rõ ràng hơn. Rồi đến năm 1885, nhà bệnh-học người Ý Ettore Marchiafava (1847-1935) nhận thấy trong hồng huyết cầu người bệnh có những sinh vật gây bệnh và đặt ông tên là Plasmodium. Mối liên hệ giữa sốt rét và muỗi đốt đã được dân chúng biết tới từ lâu. N ăm 1897, Sir Ronald Ross (1857-1932), bác sĩ người Anh, chứng minh sự hiện diện của Plasmodium trong muỗi Anopheles cái. Định Nghĩa Sốt rét là một bệnh hay lây, do nhóm ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Có 4 loại Plasmodium là P. Ovale chủ yếu là ở vùng nhiệt đới ở Tây châu Phi; P. Malariae có khắp nơi trên thế giới; P. Falciparum ở các quốc gia nhiệt đới châu Á, Phi và
  2. N am Mỹ và P. Vivax có khắp vùng nhiệt đới và ôn đới. Bệnh có thể chữa khỏi nếu được xác định và uống thuốc trong vòng 24 giờ. Phát hiện trễ, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể đưa tới tử vong. Dịch Học Có khoảng 3.2 tỷ người trên trái đất sống trong vùng có bệnh Sốt rét, đặc biệt là các nước ở vùng nhiệt đới khí hậu nóng từ N am Mỹ châu tới bán đảo Ấn độ. Việt N am cũng nằm trong vủng có rủi ro này. Ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên ba nhóm người có nhiều nguy cơ hơn là phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và người bị nhiễm HIV/AIDS. Ở Bắc Mỹ châu, bệnh hầu như đã bị tiêu diệt nhưng muỗi Anopheles vẫn còn. Đa số các bệnh phát giác ở Hoa kỳ là do nhiễm từ nước ngoài mang về, đôi khi qua sự truyền máu. Bệnh lây lan do muỗi Anopheles cái hút máu người bệnh rồi truyền ký sinh trùng sang người kế tiếp khi chúng đói bụng, kiếm thức ăn. Muỗi thường hút máu vào ban đêm. Trong cơ thể con người, ký sinh trùng trú Nn ở gan, sinh sôi nNy nở trong vòng 5 ngày rồi lan vào máu. Chúng tiêu hủy hồng huyết cầu, gây ra các triệu chứng của bệnh cũng như các biến chứng trầm trọng khác. Triệu Chứng Thời kỳ nhiễm bệnh, từ khi ký sinh trùng vào cơ thể tới khi có dấu hiệu bệnh, thay đổi từ một tới hai tuần lễ, đôi khi kéo dài cả năm, tùy theo loại ký sinh trùng. Dấu hiệu chính của Malaria là nóng sốt, tức là nhiệt độ cơ thể người bệnh lên cao, với ba giai đoạn: * Lạnh đến run người, kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ. Đây là lúc hồng huyết cầu bị ký sinh trùng xâm nhập, làm tan vỡ. * N óng bừng bừng như thiêu đốt lửa, nhiệt độ lên cao trong nhiều giờ liên tiếp * Đổ mồ hôi như tắm, đồng thời nhiệt độ cơ thể giảm xuống dần dần. Các giai đoạn trên có thể tái diễn trong vòng 48 tới 72 giờ, tùy theo chu kỳ sinh sản của ký sinh trùng. Do đó bệnh còn được gọi là “Sốt rét định kỳ”. N goài ra, người bệnh còn có các triệu chứng khác như nhức đầu, đau nhức mình mNy, mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, đi tiêu chNy, đau bụng. Không được điều trị, bệnh trở thành kinh niên, với sưng gan và lá lách, vàng da, thiếu máu kèm theo các rối loạn thần kinh, thận. Bệnh nhân có thể thiệt mạng trong vòng từ 6 đến 8 tháng vì hồng huyết cầu bị tiêu hủy dần dần, đưa tới suy nhược, thiếu dinh dưỡng toàn cơ thể. Định bệnh. Xác định bệnh căn cứ vào việc tìm thấy ký sinh trùng trong máu nhìn qua kính hiển vi. Mới đây, phương pháp thử máu đo lường DN A ký sinh trùng sốt rét cũng được áp dụng với hiệu quả khá cao. Ðôi khi bệnh bắt đầu với các triệu chứng giống như bị cảm cúm. Cho nên nếu ta đi từ vùng có dịch bệnh về mà cả năm sau bị sốt không tìm ra nguyên nhân thì nên nghĩ tới bị sốt rét rừng. Điều trị. Bệnh có thể chữa khỏi nhưng việc điều trị cần được bắt đầu sớm, chữa mau lẹ, ngay sau khi đã xác định bệnh. Thuốc Chloroquine là thuốc được coi là công hiệu, an toàn và rẻ tiền nhất, rồi đến Quinine, Primaquine, Mefloquine. N hưng Chloroquine lại không có hiệu quả với sốt rét tại nhiều quốc gia châu Phi. Trong những năm gần đây, hỗn hợp ACT (artemisinin-containing combination therapy) được Cơ quan Y tế Thế giới khuyến cáo dùng tại các vùng mà ký sinh trùng sốt rét quen nhờn với chloroquine. Ðiều đáng tiếc là giá tiền của thuốc này đắt hơn chloroquine tới
  3. năm hoặc mười lần. ACT gồm có hai thành phần: thuốc Artesunate và Sulfadoxine- Pyramethamine. Các thuốc này có nhiều tác dụng phụ nên cần được bác sĩ theo dõi. Điều đặc biệt là thuốc chloroquine rất an toàn với phụ nữ có thai. Phòng ngừa và kiểm soát. Phòng ngừa bệnh tập trung ở ba đối tượng: 1- N gười bệnh: bệnh cần được xác định sớm để điều trị ngay. N găn ngừa không cho muỗi Anopheles đốt bằng cách nằm mùng, dùng thuốc đuổi muỗi. 2- Tác nhân gây bệnh là các loại ký sinh trùng plasmodium: uống thuốc càng sớm càng tốt để tiêu diệt. 3- Sinh vật truyền bệnh là muỗi Anopheles cái: không cho muỗi sinh sôi nNy nở bằng cách xịt thuốc trừ muỗi; khai quang ao tù nước đọng gần nhà; ngăn không cho muỗi tới gần người bằng cách đóng cửa mỗi khi chiều xuống, làm lưới cửa sổ, cửa ra vào; nằm mùng, dùng thuốc đuổi muỗi. Du lịch tới vùng có dịch bệnh Khi đi tới vùng có dịch rét ngã nước như các quốc gia Mễ Tây Cơ, Trung Mỹ châu, châu Phi Trung Đông, Ðông nam Á châu, ta cần uống thuốc ngừa. - Tới bác sĩ gia đình khoảng 4 tuần lễ trước khi khởi hành để được tiêm ngừa các bệnh cần thiết cũng như xin toa mua thuốc ngừa chống sốt rét. - Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thường thường, cần uống thuốc mỗi ngày trong một tuần trước khi khởi hành, trong thời gian ở vùng đó và 4 tuần lễ sau khi trở về. N ên mua thuốc ở nơi đang định cư để bảo đảm không phải là thuốc giả, kém phNm chất. N goài ra, cần áp dụng vệ sinh phòng ngừa cá nhân. Thuốc tiêm ngừa sốt rét Vì bệnh sốt rét vẫn còn là một hiểm họa lớn cho nhân loại, nên công việc nghiên cứu, chế tạo thuốc tiêm ngừa đang được ráo riết tiến hành và có nhiều triển vọng tốt. Sở dĩ cho tới nay chưa có thuốc ngừa là vì: - Ký sinh trùng bệnh sốt rét có một cấu tạo gene rất phức tạp, không giống như các tác nhân gây bệnh khác. Kháng sinh của chúng có cả ngàn loại và luôn luôn thay đổi, cho nên sản xuất ra thuốc ngừa cho các kháng sinh liên tục biến đổi là điều rất khó khăn. - Sau khi xâm nhập cơ thể người bệnh, ký sinh trùng biến dạng nhiều lần để lNn tránh, thoát khỏi sự phát hiện và đối phó của hệ miễn dịch. - Cùng một lúc, người bệnh có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng sốt rét khác nhau. Mục đích của các khoa học gia là chế tạo ra thuốc ngừa an toàn, công hiệu, dễ dàng khi dùng, và khi áp dụng, có thể tạo ra tính miễn dịch lâu dài. Hy vọng là việc bào chế này sớm có kết quả, để cất gánh lo nhiễm bệnh cho cả tỉ người trên trái đất cũng như giảm số tử vong của cả triệu người bị bệnh rét rừng. Sau đây là mấy thắc mắc thông thường: 1- Tôi sinh ra và lăn lộn lớn lên ở quê hương có dịch bệnh sốt rét và tin chắc là đã mắc bệnh đôi ba lần trong khi công tác, nhưng lâu ngày cũng quen với bệnh. Sau mấy chục năm định cư tại Hoa Kỳ, tôi không thấy khó khăn gì. Bây giờ nếu về quê hương liệu tôi có mắc bệnh trở lại không? Rất tiếc phải thưa là CÓ thể mắc bệnh vì nơi quê hương mà ông sắp trở lại vẫn còn bệnh sốt rét. Sau mấy chục năm sống trên đất Mỹ, cơ thể của ông đã dần dần mất tính miễn dịch với Sốt rét mà ông có thể đã có trước đây. Bây giờ, ông cũng có rủi ro mắc bệnh như bất cứ ai sinh ra ở Mỹ nếu bị muỗi mang ký sinh trùng sốt rét đốt. Vì vậy, ông nên tham
  4. khảo ý kiến bác sĩ, xin thuốc uống để ngừa bệnh trước khi khởi hành. 2- Tôi có thai được hơn ba tháng và muốn du lịch tại vùng có dịch bệnh sốt rét. Liệu tôi có nên đi hay không? Cơ quan Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo phụ nữ có thai nên tránh du lịch tới vùng có dịch sốt rét. Lý do là khi có thai mà mắc bệnh này thì bệnh tình trầm trọng hơn người không có thai rất nhiều. Sốt rét có thể đưa tới thiếu máu, sanh thiếu tháng, sNy thai. N ên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định. 3- Tôi có được hiến máu nhân đạo nếu tôi tới từ nơi có dịch bệnh? Thông thường, người từ vùng có dịch sốt rét trở về đều không được cho máu trong vòng một năm. N hững ai sinh sống ở nơi có dịch bệnh đều bị khước từ hiến máu trong ba năm. 4- Liệu tôi có bị sốt rét khi định cư ở Hoa Kỳ không? Tại Hoa Kỳ, bệnh sốt rét đã bị coi như triệt tiêu từ năm 1951. Tuy nhiên, đôi khi di dân mới tới Mỹ hoặc khách du lịch trở về sau khi tới vùng có dịch sốt rét, có thể mắc bệnh. Muỗi Anopheles vẫn có ở nhiều nơi trên nước Mỹ. N ếu muỗi này đốt người bệnh sốt rét rồi đốt người khác thì bệnh sẽ lan truyền. Kết luận Sốt Rét là bệnh hiểm nghèo, gây nhiều tử vong nhưng có thể chữa khỏi cũng như phòng tránh được. Trong mấy thập niên vừa qua, đã có rất nhiều đóng góp, hợp tác của nhiều tổ chức công, tư trên thế giới để chặn đứng nan bệnh này bằng cách: 1- Cải thiện các phương thức phòng bệnh như xịt thuốc trừ muỗi, phát mùng màn tNm hóa chất chống muỗi để bảo vệ con người với bệnh 2- Tiêu diệt những con muỗi độc ác truyền bệnh từ người này sang người khác 3- Sản xuất các hóa chất xua đuổi muỗi hữu hiệu hơn 4- Bào chế các dược phNm tiêu diệt ký sinh trùng gây bệnh với giá rẻ hơn. 5- N ghiên cứu thuốc tiêm ngừa bệnh, mà các khoa học gia hy vọng có thể thành hình trong mươi năm sắp tới. Hiện nay, giá tiền thuốc hỗn hợp Artemisinin từ 1 tới 3 mỹ kim, trong khi đó chloroquin chỉ khoảng 10 xu. Ðây là vấn nạn cho bệnh nhân ở các quốc gia châu Phi. Các cơ quan thiện nguyện cũng như y tế khắp nơi đang sát cánh hợp tác, tìm phương thức để có thể cung cấp thuốc cho các bệnh nhân xấu số này. Giám đốc Ðiều Hành cơ quan Bảo vệ Thiếu N hi Liên Hiệp Quốc (UN ICEF) Carol Bellamy tâm sự: “Chúng ta không thể để cho dân chúng chết chỉ vì họ nghèo và không có tiền mua thuốc”. Mong vậy thay. Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức Texas-Hoa Kỳ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2