Giáo án bài 25: Động năng - Vật lý 10 - GV. Nguyễn Quang Sáng
lượt xem 55
download
Học sinh nắm kiến thức trọng tâm: Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức của động năng của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến. Phát biểu và chứng minh được định lí biến thiên động năng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài 25: Động năng - Vật lý 10 - GV. Nguyễn Quang Sáng
BÀI 25: ĐỘNG NĂNG
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1- Kiến thức trọng tâm :
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức của động năng (của một chất điểm hay một vật rắn chuyển động tịnh tiến).
- Phát biểu và chứng minh được định lí biến thiên động năng (trong một trường hợp đơn giản).
- Nêu được nhiều ví dụ về những vật có động năng sinh công.
2 -Kỹ năng :
- Vận dụng được định lí biến thiên động năng để giải các bài toán tương tự như các bài toán trong SGK.
3-Tư tưởng, liên hệ thực tế, giáo dục hướng nghiệp:
- Giải thích các hiện tượng có liên quan đế động năng trong thực tế, giải các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.
II / CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1- Chuẩn bị của thầy:
- Tìm những ví dụ thực tế (tranh, ảnh minh họa) về những vật có động năng sinh công.
2- Chuẩn bị của trò :
- Ôn lại phần động năng đã học ở chương trình THCS.
- Ôn lại công thức tính công của một lực, các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều..
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1-Ổn định tổ chức:
2-Kiểm tra bài cũ: (2 phút) không kiển tra.
+ĐVĐ: -“Chúng ta đã nghe đến những trận lũ quét hay sóng thần có sức tàn phá rất mạnh. Dòng nước đã mang năng lượng ở dạng nào?
- Muốn ta đi vào tìm hiểu bài ‘Động năng’.”
Hoạt động 1 (10phút) : Ôn lại khái niệm năng lượng và tìm hiểu những đặc điểm định tính
của khái niệm động năng.
Trợ giúp của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Kiến thức cơ bản |
GV:+ Em hãy nêu một số ví dụ về sự tồn tại của năng lượng? GV: - Năng lượng của vật có được do chuyển động gọi là động năng. Khi một vật có động năng thì vật đó có thể tác dụng lên vật khác và lực này sinh công. GV: +Em hãy trả lời câu C2: “Chứng tỏ những vật sau đây có động năng và những vật ấy có thể sinh công như thế náo? a, Viên đạn đang bay. b, Búa đang chuyển động. c, Dòng nước lũ đang chảy mạnh.” GV: + Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào? GV: + Vậy, biểu thức toán học nào thể hiện rõ mối quan hệ trên? |
HS: -Cá nhân nêu ví dụ, có thể là : - Năng lượng xăng, dầu để chạy ôtô, xe máy… - Năng lượng của nước để vận hành thủy điện. - Năng lượng điện để thắp sáng….. HS: - Cá nhân tiếp thu gi nhận. HS: Các vật đều có động năng vì cùng đều đang chuyển động và có thể sinh công vì: + Viên đạn đang bay có thể xuyên vào gỗ, phạt gãy cành cây. + Búa đang chuyển động, đập vào đinh có thể đóng đinh cắm vào gỗ. + Dòng nước lũ đang chảy mạnh có thể cuốn trôi cây cối, phá hủy nhà cửa. HS: - Động năng của một vật càng lớn khi vật có khối lượng càng lớn và vận tốc càng lớn.
|
I – KHÁI NIỆM ĐỘNG NĂNG: 1. Năng lượng: (SGK) 2. Động năng: Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động.
. |
Hoạt động 2 (15phút) : -Thành lập công thức tính động năng.
Trợ giúp của giáo viên |
Hoạt động của học sinh |
Kiến thức cơ bản |
GV: + Em hãy giải bài toán “Xét một vật khối lượng m chịu tác dụng lực không đổi \(\overrightarrow F \) , chuyển động theo giá của lực, đi được quãng đường s và vận tốc biến thiên từ \(\overrightarrow {{v_1}} \) đến \(\overrightarrow {{v_2}} \). Tìm công thực hiện?”. GV: Hướng dẫn học sinh áp dụng công thức tính công của một lực và các công thức về chuyển động thẳng biến đổi đều, tìm mối liên hệ giữa công sinh ra bởi lực \(\overrightarrow F \) tác dụng lên vật và khối lượng, vận tốc của vật. GV: Tương tự xét trường hợp vật chuyển động từ trạng thái nghĩ (v1 = 0) đến trạng thái có vận tốc (v2 = v). GV: Công của lực sinh ra trong quá trình thay đổi chuyển động của vật từ trạng thái nghỉ đến trạng thái có vận tốc v bằng năng lượng mà vật thu được dưới tác dụng của lực \(\overrightarrow F \) , năng lượng này gọi là động năng của vật. Kí hiệu là Wđ. GV: Em hãy viết biểu thức tính động năng? GV: -Đơn vị của động năng là đơn vị năng lượng: Jun (kí hiệu J). GV: +Em hãy trả lời câu C3: “Chứng minh rằng đơn vị jun cũng bằng \(\frac{{kg,{m^2}}}{{{s^2}}}\) .” GV: Cũng như vận tốc, động năng có tính tương đối, nghĩa là giá trị của nó phụ thuộc vào mốc để tính vận tốc. |
HS: Các nhân suy nghĩ và giải: +Ta có công do lực \(\overrightarrow F \) sinh ra: A = F.s = m.a.s = m.\(\frac{1}{2}\)(\(v_2^2 - v_1^2\)) Vậy: \(A = \frac{1}{2}mv_2^2 - \frac{1}{2}mv_1^2\) HS: - Khi v1 = 0 và v2 = v Ta có: \(A = \frac{1}{2}m{v^2}\) HS : Cá nhân tiếp thu ghi nhớ. HS: Từ công thức \({W_d} = \frac{1}{2}m.{v^2}\) , ta thấy đơn vị của động năng bằng tích đơn vị của khối lượng và bình phương đơn vị của vận tốc nên ta có : 1J = 1 \(\frac{{kg,{m^2}}}{{{s^2}}}\) HS: Cá nhân tham khảo bảng 25.1 SGK để tìm hiểu một số ví dụ về động năng. |
II- CÔNG THỨC TÍNH ĐỘNG NĂNG:
\(A = \frac{1}{2}mv_2^2 - \frac{1}{2}mv_1^2\) (1) Khi v1 = 0 và v2 = v Thì: \(A = \frac{1}{2}m{v^2}\) (2) Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng (kí hiệu Wđ) mà vật đó có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công thức: \({W_d} = \frac{1}{2}m.{v^2}\) (3) |
Hoạt động 3 (11phút) : -Tìm hiểu định lí độ biến thiên động năng.
Hoạt động 4 (5phút) : -Vận dụng định lí biến thiên động năng..
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Động năng. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 25 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 10 - Bài 25: Động năng
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 10 Bài 25: Động năng gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Động năng- Vật lý 10 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 10 Bài 26: Thế năng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án bài 25: Tự cảm - Vật lý 11- GV.P.T.T.Hà
5 p | 816 | 77
-
Giáo án Bài 25: Tự cảm Vật lý 11 - Nông Văn Thiện
9 p | 317 | 45
-
Sinh học 11 - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT - Bài 25 : ỨNG ĐỘNG
5 p | 397 | 26
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: Đề tài: Bé vui đến trường Nhóm lớp: 25-36 tháng
2 p | 296 | 24
-
Bài giảng Lịch sử 6 bài 25: Ôn tập chương III
17 p | 240 | 21
-
Bài 25: Một số hoạt động ở trường (TT) - Giáo án TNXH 3 - GV:Đ.T.Lý
3 p | 307 | 20
-
Giáo án Địa lý 10 bài 25: Thực hành Phân tích bản đồ phân bố dân cư thế giới
4 p | 551 | 20
-
Giáo án bài 25: Tính chất của phi kim – hóa học lớp 9
6 p | 495 | 19
-
Giáo án Địa lý 6 bài 25: Thực hành Sự chuyển động của các dòng biển trong đại dương
4 p | 458 | 18
-
Giáo án âm nhạc lớp 1: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC
5 p | 207 | 18
-
Bài 25: ĐỘNG NĂNG
4 p | 157 | 13
-
Giáo án Vật lý 12 nâng cao - TIẾT 25 – B PHƯƠNG TRÌNH SÓNG. SÓNG DỪNG
9 p | 107 | 9
-
Giáo án Vật lý 11 bài 25: Tự cảm
5 p | 174 | 9
-
Giáo án Âm nhạc 1 bài 27: Học hát Hòa bình cho bé (tiếp theo)
3 p | 123 | 7
-
Giáo án môn Vật lí lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 25
10 p | 44 | 7
-
Giáo án Âm nhạc 2 bài 25: Ôn hát Chú chim nhỏ dễ thương. Hoa lá mùa xuân
3 p | 143 | 2
-
Giáo án Mầm non - Nhà trẻ: Những con vật đáng yêu
2 p | 39 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn