intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án khoa điều dưỡng - MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

279
lượt xem
50
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

MỤC TIÊU 1- Trình bày được nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh. 2- Nêu được khái niệm, mục đích, chỉ định của một số chế độ ăn bệnh lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án khoa điều dưỡng - MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ

  1. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ MỤC TIÊU 1- Trình bày được nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh. 2- Nêu được khái niệm, mục đích, chỉ định của một số chế độ ăn bệnh lý.
  2. • 1. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh. - Đảm bảo chất lượng và tỷ lệ cân đối giữa • protid, lipid, glucid, vitamin và muối khoáng. - Đảm bảo đủ năng lượng. • - Đảm bảo yêu cầu về Protit (trong đó Protid • động vật chiếm tối thiểu 30 - 50%, nhiều nhất là 65%). - Khẩu phần ăn trong ngày cần chia ra làm • nhiều bữa, khẩu phần ăn không nên dùng lâu, trả lại chế độ ăn sinh lý càng sớm càng tốt. - Phải động viên người bệnh ăn uống, không • nên ép người bệnh một cách quá mức. - Đảm bảo chế độ ăn hợp vệ sinh, kích thích • vị giác của người bệnh.
  3. • 2. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ. • 2.1. Chế độ ăn hạn chế sợi và xơ. • * Thức ăn có chất sợi và xơ: - Sợi có trong thức ăn động vật như tổ chức • liên kết, gân, cơ, sụn. - Xơ có trong rau củ, vỏ ngoài của tế bào • thực vật. • * Tác dụng: • - Tác dụng kích thích co bóp của ống tiêu hoá nhất là đối với nhu động ruột. • - Với những người tổn thương ống tiêu hoá tác dụng kích thích trên thì có hại. • * Tránh chọn thực phẩm sợi, xơ: - Đậu đỗ, sắn khoai, rau dưa, cải, măng... • - Hoa quả có nhiều bã: dưa, lê, táo... •
  4. * Nên chọn thực phẩm không có sợi, xơ: • - Sữa, trứng bơ. • - Khoai nghiền, rau non. • - Nước ép hoa quả (chanh, cam, chuối) • * Chế biến: • - Rau quả nghiền nhỏ, nấu nhừ. • - Thịt cá hầm nhừ để các sợi biến thành keo lỏng. • - Gạo đã loại cám. • - Không nên rán, không ăn sống. • * áp dụng: • - Người bệnh loét dạ dày, tá tràng. • - Viêm ruột, các tổn thương khác ở ruột. • * Chế độ ăn hạn chế xơ được chia làm 3 loại: • - Hạn chế chặt chẽ: Chỉ ăn sữa, cháo, bột. • - Hạn chế vừa phải: Ăn sữa, cháo, bột thêm trứng khoai • nghiền. - Hạn chế ít: Ăn thêm thịt động vật, chọn nạc, bỏ bì, gân, phải • nấu nhừ.
  5. 2.2. Chế độ ăn hạn chế chất béo. • * Đặc điểm chế độ ăn có nhiều chất béo: • - Cung cấp nhiều năng lượng. • - Chế biến khéo sẽ thơm ngon nhưng chóng chán. • • - Lâu tiêu. - Kích thích tiết dịch mật. • * áp dụng chế độ ăn hạn chế chất béo: • - Người bệnh có bệnh gan mật (suy gan, viêm gan, túi mật...). • • - Béo phì. - Bệnh tim mạch. • * Tránh các loại thức ăn: • - Thịt nhiều mỡ, mỡ động vật, thức ăn rán. • • - Sôcôla. - Trứng, gia vị. • • * Nên dùng: - Bột gạo, thịt nạc, cá luộc. • - Dùng dầu thực vật: dầu oliu, dầu vừng, dầu lạc. • - Hoa quả tươi. •
  6. 2.3. Chế độ ăn hạn chế Protid. • * Mục đích: • Làm giảm sản phẩm chuyển hoá của Protein là NH3 để tránh hiện • tượng tăng urê huyết. * áp dụng: • - Bệnh viêm cầu thận cấp, suy thận cấp, viêm thận mãn. • - Các hội chứng dẫn đến urê huyết cao: tan huyết, chấn thương, phẫu • thuật. * Không áp dụng: • - Người bệnh có hội chứng thận hư. • - Xơ gan (không chống chỉ định tuyệt đối). • • * Chú ý: - Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều Protid: Thịt, cá, trứng, sữa, ca • cao, các thức ăn họ đậu. - Nên dùng thức ăn có nhiều Glucid (bánh mì, khoai, nước quả, bơ…). • - Tuỳ thuộc mức độ urê huyết cao mà có chế độ ăn hạn chế cho thích hợp. • - Nếu người bệnh tăng urê huyết cấp tính phải giảm Protid xuống 20g - • 10g/ngày hoặc bỏ hẳn. - Nếu urê máu cao mãn tính phải kiểm tra lượng urê thải ra hàng • ngày trong nước tiểu, có thể hạn chế vừa phải bằng cách cho ăn từ 40g đến 30g Protid/ngày.
  7. • 2.4. Chế độ ăn tăng Protid. • * Mục đích: - Đảm bảo cung cấp Protid cho cơ thể bù vào lượng • Protid đã huy động khi bị bệnh. • * áp dụng: - Hội chứng thận hư. • - Người bệnh bị các bệnh mãn tính gây suy mòn • (lao, nhiễm khuẩn mãn). - Các bệnh thiếu máu, viêm gan thời kỳ hồi phục. • - Các bệnh ngoại khoa: Gãy xương, sau mổ… • • * Không áp dụng: - Người bệnh suy thận kèm urê huyết tăng. • - Hôn mê gan, suy gan nặng. • • * Nên ăn thức ăn: Thịt , cá, tôm, cua...
  8. 2.5. Chế độ ăn hạn chế muối. • Mục đích chế độ ăn hạn chế muối: Làm giảm lượng Na đưa • vào cơ thể trong lúc cơ thể có hiện tượng ứ đọng Na. * Hạn chế muối tuyệt đối: • - Thức ăn nấu không có muối. • - Tránh các loại thực phẩm thiên nhiên có sẵn muối (cá biển, • sữa, trứng...). - Nên ăn cháo đường, sữa đậu nành, nước hoa quả. • - Chế độ ăn hạn chế muối tuyệt đối áp dụng cho: • - Người bệnh viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn. • - Suy tim nặng. • - Phù cấp tính do các nguyên nhân khác nhau. • * Hạn chế muối tương đối: • - Là loại thức ăn không có muối khi nấu. • - Được dùng các loại thực phẩm thiên nhiên có sẵn muối (tôm, • cua, cá biển, rau muống, sữa, trứng). * Chế độ ăn hạn chế muối tương đối áp dụng cho: • - Người bệnh có phù kéo dài (suy tim nhẹ, thận nhiễm mỡ còn • phù nhẹ) - Người bệnh điều trị bằng corticoid kéo dài. •
  9. • 2.6. Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. • 2.6.1. Đặc điểm về chuyển hoá trong bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có nhiều nguyên nhân, • nguyên nhân phổ biến là do thiểu năng tuyến tuỵ nội tiết gây nên rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể. • Người bệnh có biểu hiện của tăng đường máu, nước tiểu có đường, đồng thời làm tăng thoái biến Protid, Lipid nên người bệnh gầy nhanh, suy kiệt. • Do không chuyển hoá được đường nên trong chế độ ăn phải thận trọng khi sử dụng thức ăn có Glucid.
  10. 2.6.2. Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn. • - Đảm bảo vừa đủ số năng lượng cần thiết không nên quá 30 • Calo/kg/24 giờ. - Hạn chế Glucid đến mức tối đa, mỗi ngày chỉ cho người bệnh ăn • khoảng 100 gam gạo. - Tăng mức ăn Protid nhưng không quá nhiều chỉ ăn từ 1 - 1,5g/kg. • - Lipid: hạn chế mỡ động vật • - Đảm bảo tiêu chuẩn Calo: Protid cung cấp 15 - 20% nhu câu • năng lượng, Lipid 40 - 45%, Glucid 40%. - Nên phân bố 1/5 khẩu phần ăn vào buổi sáng, 2/5 vào buổi trưa, • 2/5 vào buổi tối. * Các thức ăn sử dụng: • - Thức ăn không có Glucid: Thịt, cá, trứng, đậu phụ. • - Thức ăn có ít Glucid (3%) như rau tươi, cải bắp, súp lơ, dưa • chuột, bầu, bí, giá đỗ... * Các thức ăn cần hạn chế: Gạo, mì, khoai, sắn, các loại đường, các • loại hoa quả ngọt … • * Chú ý: - Hạn chế Gluxid nhưng phải đảm bảo người bệnh ăn đủ, có thể ăn • nhiều rau, tăng thịt - Tuyệt đối không để người bệnh tự ý ăn thêm đường, bột ngoài • thực phẩm quy định.
  11. 2.7. Chế độ ăn của người bệnh mổ. • * ảnh hưởng của việc mổ đối với cơ thể: Mổ gây mất máu, rối • loạn điện giải. Làm cơ thể tiêu hao năng lượng. ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy tiêu hoá (ăn kém, chán ăn). * Chế độ ăn trước mổ: • - Khi còn xa ngày mổ cần cho ăn chế độ bồi dưỡng có nhiều • Protid, Glucid, nước và Calo. - Vài ngày trước mổ: Chế độ ăn không có bã, giảm Calo xuống • 1/3. - Ngày mổ: Người bệnh nhịn ăn, uống ít nước. • * Chế độ ăn sau khi mổ: • - Giai đoạn chưa thoát hơi (chưa có trung tiện). • + Truyền các loại dung dịch muối, đường, huyết tương. • + Nếu mổ ngoài bộ máy tiêu hoá cho uống nước cháo, nước • ép hoa quả. + Nếu mổ bộ máy tiêu hoá chỉ cho nhấp ít nước khỏi khô • miệng. - Giai đoạn đã trung tiện: Chế độ ăn lỏng, ít năng lượng, ít • Protid, Glucid, nhiều vitamin và tăng dần số lượng. - Giai đoạn hồi phục: Chế độ ăn bồi dưỡng tăng dần năng • lượng từ 1.600 - 2.000 - 3.000 Calo. Protid từ 1 - 1,5g/kg/24h.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2