intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Ngữ văn 10 tuần 6: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Chia sẻ: Trần Thanh Lâm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

552
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 10 tuần 6: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 10 tuần 6: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 10 tuần 6: Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Giúp hs:

- Nhận biết thế nào là sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.

2. Kĩ năng:    

- Bước đầu chọn được sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự đơn giản.

3. Thái độ:  

- Có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xảy ra trong tác phẩm để viết một văn bản tự sự.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên: - Sách gáo khoa,sách giáo viên và một số tài liệu tham khảo khảo. Giáo án.

2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

Hoạt động 1: (5phút)

1. Kiểm tra bài cũ:(5phút)

Câu hỏi: Tóm tắt sử thi Ra-ma-ya-na? Nêu vẻ đẹp của nhân vật Ra-ma và Xi-ta qua đoạn trích Ra-ma buộc tội?

Đáp án: Tóm tắt sử thi Ra-ma-ya-naSGK  trang 55; Ghi nhớ :  SGK (trang 60)

2. Nội dung bài mới:

           Vào bài: Để thể hiện thái độ, tình cảm của mình, người viết (nói) thường có 2 cách: bộc lộ trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc trình bày các sự việc, chi tiết. Cách bộc lộ gián tiếp thường được sử dụng trong bài văn tự sự. Trong thực tế cũng như khi viết văn, ko phải bất cứ sự việc, chi tiết nào cũng giúp người viết bộc lộ tình cảm, thái độ một cách sâu sắc và có hiệu quả như nhau. Vì thế cần phải lựa chọn được các sự việc, chi tiết phù hợp, tiêu biểu. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.

Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1:(5phút)

GV gọi Hs đọc sgk và trả lời các câu hỏi:

GV: - Thế nào là tự sự?

 

 

 

 

GV: - Thế nào là sự việc? Sự việc tiêu biểu là gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: - Thế nào là chi tiết? Chi tiết tiêu biểu là gì?

 

 Gv yêu cầu, hướng dẫn hs áp dụng các vấn đề lí thuyết này vào văn bản đoạn trích Ra-ma buộc tội để chỉ ra các sự việc, chi tiết và chi tiết tiêu biểu.

 

 

 

Hoạt động 3:(24phút)

GV: Hs đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk:

GV: a. Tác giả dân gian kể chuyện gì?(Về tình cha con? Về tình vợ chồng chung thủy? Về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta xưa?).

 

 

 

GV: b. Theo anh (chị) có thể coi sự việc Trọng Thủy chia tay với Mị Châu, chi tiết lời than phiền của Trọng Thủy, chi tiết lời đáp của Mị Châu có phải là sự việc, chi tiết tiêu biểu ko? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV yêu cầu hs đọc yêu cầu của đề.

Gv hướng dẫn hs xác định các sự việc chính trong câu chuyện tưởng tượng này. Yêu cầu hs lựa chọn các chi tiết tiêu biểu làm rõ sự việc: Anh gặp lại ông giáo, được nghe kể về cha mình rồi theo ông đi viếng mộ cha.

GV: Gợi mở:

GV: - Gia cảnh nhà ông giáo? Ngoại hình và tinh thần của ông có gì khác trước?

 

GV: - Ông kể về cái chết của Lão Hạc ntn?

 

 

GV: - Con đường đến và quang cảnh ở nghĩa địa?

GV: - Người con trai Lão Hạc có hành động và tâm trạng ntn trước mộ cha?

 

 

GV: - Ông giáo có tâm trạnh ntn?

 

 

GV: - Từ các VD trên, anh (chị) hãy nêu cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự?

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 4:(5phút)

GV: Yêu cầu hs đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

GV: a. Có thể bỏ sự việc hòn đá xấu xí được xác định rơi từ vũ trụ xuống ko? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: b. Anh (chị) rút ra bài học gì về lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn tự sự?

 

 

GV: - Hô-me-rơ đã kể chuyện gì?

 

 

GV: - Ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn một sự việc quan trọng, đó là sự việc gì? Được kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào? Có thể coi đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện ko? Vì sao?

 

 

 

 HS suy nghĩ trả lời:

Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

*. Sự việc:

- Là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.

- Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác.

- Sự việc tiêu biểu: là những sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện.

- Mỗi sự việc bao gồm nhiều chi tiết.

*. Chi tiết:

- Chi tiết: + Là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.

               + Có thể là một lời nói, một cử chỉ và một hành động của nhân vật hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung.

- Chi tiết tiêu biểu: Là chi tiết tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

 

 

 

* Văn bản truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy:

a. Nội dung văn bản: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta xưa.

→ Trong câu chuyện ấy, có cả chuyện về tình cha con, tình vợ chồng, số phận của mỗi con người, số phận của tình yêu,...

b. Đó là sự việc và các chi tiết tiêu biểu. Vì chúng đều mở ra bước ngoặt, tình tiết mới cho câu chuyện.

   Nếu thiếu chúng, câu chuyện sẽ dừng lại ở việc Triệu Đà cất quân sang đánh Âu Lạc và giành thắng lợi. Nó ko thể có sự việc Trọng Thủy tìm theo dấu tích của Mị Châu, dằn vặt, hối hận muộn màng, tự vẫn ở giếng Loa Thành, chi tiết ngọc trai, giếng nước. Như vậy, câu chuyện sẽ ko phản ánh bi kịch tình yêu của Mị Châu- Trọng Thủy và thái độ của nhân dân với 2 nhân vật đó khiến câu chuyện kém hấp dẫn hơn.

* Câu chuyện : Người con trai Lão Hạc trở về làng vào một hôm sau cách mạng tháng Tám-1945:

 - Sự việc: Anh tìm gặp lại ông giáo, được nghe kể về cha mình, rồi theo ông đi viếng mộ cha.

 

 

- Các chi tiết:

+ Sự đổi thay của gia cảnh nhà ông giáo. Ông giáo già đi nhiều nhưng tinh thần đổi mới, lạc quan khác trước.

+ Ông hỏi thăm những chuyện anh đã trải qua, xúc động kể lại cái chết của Lão Hạc. Sau đó, ông dẫn anh đi viếng mộ cha.

+ Khung cảnh con đường đến, quang cảnh nghĩa địa u buồn.

+ Anh thắp hương, cúi gục bên mộ cha, đau đớn, nghẹn ngào bộc lộ tình cảm với người cha đã khuất, nói với cha những dự định tương lai.

+ Bên cạnh anh, ông giáo cũng ngấn lệ...

 

 

*  Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:

Các bước:

- Xác định đề tài, chủ đề câu chuyện.

- Dự kiến cốt truyện (Các sự việc tiêu biểu).

- Triển khai các sự việc bằng các chi tiết.

 

 

*  Câu chuyện : Hòn đá xù xì.

a. Ko thể bỏ sự việc đó. Vì nó dẫn đến sự có mặt của các chi tiết:

+ Sự ngạc nhiên của lũ trẻ và người bà.

+ Cuộc đối đáp giữa người bà và nhà thiên văn.

+ Sự xấu hổ của người bà và cậu bé khi hiểu hàm ý của nhà thiên văn.

→ Các chi tiết trên miêu tsr diễn biến tâm trạng nhân vật và làm sáng rõ chủ đề văn bản.

Ý nghĩa câu chuyện:

+ Ở trên đời này, có những sự vật, sự việc tưởng chừng như đáng bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng.

+ Sự sống âm thầm và ko sợ hiểu nhầm của hòn đá là một lẽ sống tốt.

b. Bài học:

 Cần lựa chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu là những sự việc, chi tiết làm nên ý nghĩa của cốt truyện.

 

*  Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về:

- Cốt truyện: Cuộc đoàn viên kì lạ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau 20 năm xa cách - một thử thách trí tuệ.

- Sự việc tiêu biểu: Pê-nê-lốp thử thách chồng bằng cách ngầm hỏi về bí mật của chiếc giường cưới.

 

- Chi tiết:

+ Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường chứa bí mật ra khỏi phòng.

+ Uy-lít-xơ giật mình, chột dạ, hỏi lại, nói rõ đặc điểm bí mật của chiếc giường.

+ Hai người nhận ra nhau trong niềm hạnh phúc tột cùng.

 → Đó là thành công trong nghệ thuật kể chuyện của Hô-me-rơ. Vì chúng góp phần khắc họa đậm nét trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của các nhân vật.

I. Khái niệm:

1. Tự sự:

 

 Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

2. Sự việc:

- Là cái xảy ra được nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.

- Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác.

- Sự việc tiêu biểu:

 

 

 

- Mỗi sự việc bao gồm nhiều chi tiết.

3. Chi tiết:

- Chi tiết:+ Là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng.

               + Có thể là một lời nói, một cử chỉ và một hành động của nhân vật hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung.

- Chi tiết tiêu biểu: Là chi tiết tập trung thể hiện rõ nét sự việc tiêu biểu.

 

II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:

1. Văn bản truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy:

a. Nội dung văn bản: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của ông cha ta xưa.

b. Đó là sự việc và các chi tiết tiêu biểu. Vì chúng đều mở ra bước ngoặt, tình tiết mới cho câu chuyện.

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Câu chuyện : Người con trai Lão Hạc trở về làng vào một hôm sau cách mạng tháng Tám-1945:

 - Sự việc: Anh tìm gặp lại ông giáo, được nghe kể về cha mình, rồi theo ông đi viếng mộ cha.

 

 

 

 

- Các chi tiết:

+ Sự đổi thay của gia cảnh nhà ông giáo. Ông giáo già đi nhiều nhưng tinh thần đổi mới, lạc quan khác trước.

+ Ông hỏi thăm những chuyện anh đã trải qua, xúc động kể lại cái chết của Lão Hạc. Sau đó, ông dẫn anh đi viếng mộ cha.

+ Khung cảnh con đường đến, quang cảnh nghĩa địa u buồn.

+ Anh thắp hương, cúi gục bên mộ cha, đau đớn, nghẹn ngào bộc lộ tình cảm với người cha đã khuất, nói với cha những dự định tương lai.

+ Bên cạnh anh, ông giáo cũng ngấn lệ...

 

3. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự:

Các bước:

- Xác định đề tài, chủ đề câu chuyện.

- Dự kiến cốt truyện (Các sự việc tiêu biểu).

- Triển khai các sự việc bằng các chi tiết.

 

III. Luyện tập:

1. Câu chuyện : Hòn đá xù xì.

a. Ko thể bỏ sự việc đó. Vì nó dẫn đến sự có mặt của các chi tiết:

+

+

+

 

 

 

 

→ Các chi tiết trên miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật và làm sáng rõ chủ đề văn bản.

Ý nghĩa câu chuyện:

+ Ở trên đời này, có những sự vật, sự việc tưởng chừng như đáng bỏ đi nhưng lại vô cùng quan trọng.

+ Sự sống âm thầm và ko sợ hiểu nhầm của hòn đá là một lẽ sống tốt.

b. Bài học:

 Cần lựa chọn những sự việc, chi tiết tiêu biểu là những sự việc, chi tiết làm nên ý nghĩa của cốt truyện.

 

2. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về:

- Cốt truyện:

 

- Sự việc tiêu biểu:

 

- Chi tiết:

+ Pê-nê-lốp sai nhũ mẫu khiêng chiếc giường chứa bí mật ra khỏi phòng.

+ Uy-lít-xơ giật mình, chột dạ, hỏi lại, nói rõ đặc điểm bí mật của chiếc giường.

+ Hai người nhận ra nhau trong niềm hạnh phúc tột cùng.

→ Đó là thành công trong nghệ thuật kể chuyện của Hô-me-rơ. Vì chúng góp phần khắc họa đậm nét trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của các nhân T

Trên đây là một phần giáo án bài Lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải toàn bộ tài liệu về máy. Ngoài ra Tài liệu.vn cũng xin giới thiệt đến quý thầy cô một số tài liệu dưới đây:

Hơn nữa, để chuẩn bị cho bài giảng tiếp theo, quý thầy cô có thể tham khảo thêm bài giảng Tấm Cám. Chúc quý thầy cô có thêm nhiều giáo án hay và sáng tạo.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2