Giáo trình mô hình tài chính công - phần 2
lượt xem 95
download
Mô hình xác định lợi ích kinh tế trong thị trường không biến dạng Từ chương này trở đi chúng ta sử dụng phương pháp kinh tế để thẩm định các dự án công. Chi phí kinh tế của các yếu tố đầu vào và giá đầu ra có thể chênh lệch nhiều so với con số tài chính. Chẳng hạn các dự án như: cung cấp nước sạch nông thôn, xây dựng trường phổ thông ở vùng sâu, đường nông thôn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình mô hình tài chính công - phần 2
- §5. MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG ĐẦU TƯ CÔNG 5.1 Mô hình xác định lợi ích kinh tế trong thị trường không biến dạng Từ chương này trở đi chúng ta sử dụng phương pháp kinh tế để thẩm định các dự án công. Chi phí kinh tế của các yếu tố đầu vào và giá đầu ra có thể chênh lệch nhiều so với con số tài chính. Chẳng hạn các dự án như: cung cấp nước sạch nông thôn, xây dựng trường phổ thông ở vùng sâu, đường nông thôn, …thường có giá trị đối với xã hội lớn hơn nhiều so với mức giá tài chính mà người dân chi trả. Nếu dự án điện của chính phủ bán với giá thấp hơn giá kinh tế thì coi như chính phủ đã trợ cấp ngầm cho người sử dụng. Hoặc một dự án trả lương cho người lao động cao hơn chi phí kinh tế của lao động, tức là đã trợ cấp cho người lao động. V.v… Lợi ích, chi phí kinh tế và doanh thu, chi phí tài chính quan hệ gắn bó với nhau nhưng không thể đồng nhất chúng được. Sự khác biệt giữa giá kinh tế và giá tài chính là khoản lợi nhuận siêu ngạch được dồn cho một nhóm người nào đó trong xã hội, đồng thời cho thấy những thông tin hữu ích về phân phối chi phí và lợi ích. Nói cách khác, sự khác biệt giữa các giá kinh tế và giá tài chính phản ánh một đối tượng khác ngoài chủ dự án hoặc được hưởng lợi ích của dự án hoặc gánh chịu chi phí cho dự án. Như thế, khi phân tích tài chính, ta xem xét chủ dự án bỏ ra bao nhiêu tiền và chủ dự án thu về bao nhiêu dòng tiền ròng. Còn khi phân tích kinh tế, chúng ta không chỉ xem xét chủ dự án bỏ ra và thu về bao nhiêu dòng tiền ròng mà còn xét đến cả lợi ích và chi phí của những đối tượng không trực tiếp tham gia vào dự án. Bằng cách nhận diện các nhóm đối tượng ngoài chủ dự án được hưởng lợi từ dự án và các nhóm gánh chịu chi phí của dự án, chúng ta sẽ thu thập được những thông tin về động cơ khuyến khích nhóm này ủng hộ còn nhóm khác phản đối. Trong các nền kinh tế ít méo mó, giá thị trường có thể được dùng làm chi phí cơ hội của các đầu vào và các đầu ra. Trong nền kinh tế mà giá cả bị bóp méo thì giá thị trường không thể sử dụng để xác định chi phí kinh tế. Mà phân tích kinh tế phải đánh giá được đóng góp của dự án đối với phúc lợi xã hội hay lợi ích của toàn thể đất nước. Do đó cần phải triệt tiêu sự méo mó của giá cả bằng cách sử dụng giá mờ (shadow price) là mức giá phản ánh xấp xỉ chi phí cơ hội và lợi ích của dự án, thay vì dùng giá thị trường. 5.1.1 Ba căn cứ quan trọng Khi sử dụng phương pháp kinh tế để thẩm định dự án công, ba điểm quan trọng sau đây của kinh tế học phúc lợi ứng dụng thường được sử dụng như những căn cứ nền tảng. 1. Giá cầu cạnh tranh của một đơn vị sản phẩm được tính từ góc độ của người tiêu dùng tức là tính theo giá trị mà người mua sẵn sàng thanh toán để có được sản phẩm bất kể do ai cung cấp, khu vực công hay khu vực tư. 26
- 2. Giá cung cạnh tranh của một đơn vị sản phẩm được tính từ góc độ của nhà sản xuất. Trong bối cảnh chưa tính đến thuế và trợ giá, giá do người tiêu dùng trả và giá mà nhà cung cấp nhận được không hề bị biến dạng. Nói chung, chúng đồng nhất với nhau. Tuy nhiên vấn đề hoàn toàn khác khi chúng ta phải đối mặt với thực tế là chính phủ đánh thuế lên mọi hàng hóa, dịch vụ và/hoặc trong những trường hợp cần thiết chính phủ thực hiện chính sách trợ giá cho các nhà cung cấp đối với hàng hóa, dịch vụ cần khuyến khích. 3. Lợi ích và chi phí nên được nhìn nhận một cách tổng quan và không quan tâm đến ai nhận/chịu chúng. Phương pháp phân tích kinh tế sẽ bỏ qua trường hợp có sự chuyển giao lợi ích từ nhà cung cấp sang người tiêu dùng hoặc ngược lại v́ dù với tư cách gì chăng nữa họ cũng là công dân của một đất nước. H́nh 4.1: Đường cầu về số thuê bao điện thoại di động. Khi dự án ra đời, nó không chỉ làm tăng sản lượng mà có thể còn làm giảm giá hàng hóa, dịch vụ. Điều đó cho phép những người tiêu dùng tiềm năng tiếp cận được sản phẩm của dự án. Nói khác đi, thặng dư tiêu dùng của xã hội gia tăng là một phần lợi ích mà dự án mang lại. Chẳng hạn chính phủ nước cộng hòa X phát triển mạng điện thoại di động. Điều đó sẽ làm giá cước hiện từ P0 giảm còn P1, đồng thời tăng số lượng thuê bao từ Q0 lên Q1. Người sử dụng điện thoại hiện hữu sẽ tiết kiệm được thể hiện ở phần diện tích hình chữ nhật P1P0BD. Nhưng thực ra đây là phần doanh thu của các nhà cung cấp mạng điện thoại 27
- hiện hành bị mất đi. Do đó toàn xã hội không hề nhận được lợi ích ròng từ phần tiết kiệm này. Chỉ có diện tích tam giác DBC mới là lợi ích ròng mà dự án thêm vào cho xã hội. Nếu xét trường hợp một đất nước trước đây nhập khẩu 100% điện, giờ phát triển dự án nhà máy thủy điện, thì lợi ích kinh tế của dự án chính là toàn bộ diện tích hình thang P1P0BC. Nói như vậy không có nghĩa loại ra hiệu quả phân phối của các dự án công, mà chúng ta tách chúng ra rồi lần lượt xem xét đến trong những phần tiếp sau. Bởi nếu đưa thặng dư tiêu dùng vào lợi ích kinh tế của một dự án có thể gây khó khăn trong thẩm định. Chẳng hạn một dự án đang có NPV tài chính âm. Nếu tính giá trị thặng dư tiêu dùng thì NPV dương. Nhưng phần thặng dư tiêu dùng không thuộc về những người thực thi dự án nên họ không mặn mà với nó. 5.1.2 Các bước đo lợi ích kinh tế Có thể mô tả tóm tắt các bước đo lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế như sau. Thứ nhất nhận dạng lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế. Đây là một bước quan trọng mở đầu trong phân tích kinh tế. Chúng không dễ nhận dạng, nhất là các dự án gây ra ngoại tác đến không khí, nguồn nước và cảnh quan,… Thứ hai, lượng hóa các lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế. Thứ ba, định giá lợi ích kinh tế và chi phí kinh tế bằng đơn vị tiền. Giá thị trường, doanh thu tài chính và chi phí tài chính thường là xuất phát điểm để xác định các số đo kinh tế. Tuy nhiên chúng chỉ thuần túy phản ánh quan điểm của chủ đầu tư chứ chưa phản ánh theo quan điểm của cả nước hay toàn xã hội, cũng như tác động của dự án đến tổng thể nền kinh tế của đất nước. 5.1.3 Bài toán mở đầu Giả sử chúng ta đang nghiên cứu một thị trường không biến dạng về rạp chiếu phim. Giá vé một chỗ xem phim thể hiện qua đường cầu AD0 và chi phí cơ hội biên khi cung cấp thêm một chỗ xem phim là đường cung BS0 trong đồ thị dưới đây. Khi thị trường hoàn toàn quyết định giá vé thì lượng cung và lượng cầu về chỗ ngồi xem phim cân bằng ở mức 30.000 chỗ và giá cân bằng ở mức 20.000 đ/chỗ. Sau đó chính quyền thành phố quyết định cung cấp thêm các rạp chiếu phim bằng dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” với tổng số chỗ ngồi là 10.000 chỗ. Chính quyền chủ trương không ấn định giá vé mà để nó do thị trường tự do quyết định. 28
- Hình 4.1: Đường cầu và đường cung trước khi có dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” 5.1.3.1 Tóm tắt số liệu ban đầu -- số liệu trước khi có dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” ˆ Độ dốc đường cung = tang P0 CB = (P0 - PS)/ΔQS = ΔPS/ΔQS = 16.000 đ/30000 ghế = 8/15 ˆ Độ dốc đường cầu = tang ACB = (P0 - PM)/ΔQD = ΔPD/ΔQD = −10.000 đ/30000 ghế = − (1/3) Hệ số co giãn của lượng cung tại mức sản lượng 30.000 chỗ: ΔQ S P0 15 20000 ε= × = × = 1,25 ΔP S Q0 8 30000 Hệ số co giãn của lượng cầu tại mức sản lượng 30.000 chỗ: ΔQ D P0 − 3 20000 η= × = × = −2 ΔP D Q0 1 30000 Phía dưới đường cung S0 là chi phí của khu vực tư nhân khi cung cấp chỗ xem phim. Tam giác P0AC là thặng dư của người xem phim. 29
- Tam giá BP0C là thặng dư của các rạp chiếu phim tư nhân. Hiện nay thị trường rạp chiếu phim đang cân bằng ở tổng lượng ghế: 30.000 ghế với giá vé cân bằng: 20.000 đ/lượt. Nếu giá vé là 30.000 đ thì không ai đi xem. Nếu giá vé là 4000 đ thì không có ai cung cấp rạp chiếu phim. Khác với phương pháp tài chính sử dụng khái niệm doanh thu, phương pháp kinh tế sử dụng khái niệm (tổng) lợi ích kinh tế. Tổng lợi ích kinh tế = Diện tích 0ACQ0 = (30.000đ − 20.000đ ) × 30.000g = (30.000 g × 20.000 đ/g ) + 2 = 600 tr.đ + 150 tr.đ = 750 tr.đ Tổng chi phí kinh tế = Diện tích 0BCQ0: (20.000đ − 4.000đ ) × 30.000g = (30.000 g × 4.000 đ/g) + 2 = 120 tr.đ + 240 tr.đ = 360 tr.đ Lợi ích kinh tế ròng = Tổng lợi ích kinh tế − Tổng chi phí kinh tế = Diện tích BAC = 750 tr.đ – 360 tr.đ = 390 tr.đ Trong lợi ích kinh tế ròng: + Phần thuộc về người tiêu dùng: 150 tr.đ + Phần thuộc về chủ rạp phim: 240 tr.đ 5.1.3.2 Dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” Lượng ghế do dự án cung cấp: 10.000 ghế 30
- Khi có thêm 10.000 chỗ xem phim: - Xuất hiện đường cung mới ST, song song với S0. ST = S0 + 10000 chỗ - Ngay khi vừa khánh thành các rạp chiếu phim mới, lượng cung tại thời điểm đó lên đến 40.000 chỗ xem phim và lớn hơn lượng cầu. Điều này gây ra một áp lực giảm giá vé trên thị trường. Giá vé P0 bị áp lực giảm xuống đến mức P1. - Khi giá hạ xuống, một số rạp chiếu phim tư nhân không muốn cung cấp như trước nữa mà chỉ có Q3 số ghế được cung cấp. - Tổng số ghế cân bằng ở mức Q2. Q2 = Q3 + 10000 ghế - Doanh thu trước đây của khu vực tư: (Q0 × P0) giờ đây chỉ còn (Q3 × P1) - Tiết kiệm chi phí của khu vực tư Q3GCQ0. - Thặng dư của các rạp tư nhân bị mất bằng diện tích P1P0CG nhưng nó chuyển sang thặng dư của người xem phim. - Thặng dư của người xem phim tăng thêm P1P0CF. P1P0CF = P1P0CG + GCF 5.1.3.3 Tính P1, Q2 và Q3 31
- Với mức giá P0 thì lượng cung về chỗ xem phim, gồm lượng cung của tư nhân và lượng cung của chính quyền thành phố, lớn hơn lượng cầu. Do chính quyền thành phố chủ trương không ấn định giá vé mà để thị trường quyết định. Vì thế, để đạt cân bằng, giá vé xem phim sẽ thay đổi một lượng ΔP sao cho lượng cung và lượng cầu cũng thay đổi và làm cho thặng dư về cung bằng không. Lượng cung tư nhân giảm đi một lượng là ΔQS = Q3 – Q0 (ΔQS: là số chỗ xem phim của các chủ rạp phim hiện hành bị “hất” ra bởi Dự án Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng) Lượng cầu tăng thêm một lượng là ΔQD = Q2 – Q0 Tổng trị tuyệt đối của lượng cung giảm và lượng cầu tăng chính bằng số chỗ xem phim mà dự án cung cấp, ΔQ. Suy ra: ΔQ = ΔQD − ΔQS Biến đổi vế phải, bằng cách thêm ΔP để thể hiện quan hệ giữa sự thay đổi giá làm cân bằng ΔQD và ΔQS như thế nào. ⎡ ΔQ D ΔQ S ⎤ ΔQ = ΔP ⎢ − ⎥ ⎣ ΔP ΔP ⎦ (4.1) (Ghi chú công thức (4.1): ΔQD/ΔPD là nghịch đảo của độ dốc đường cầu và ΔQS/ΔPS là nghịch đảo của độ dốc đường cung) Ta đã tính được ΔP/ΔQD = − (1/3) và ΔP/ΔQS = 8/15. Thêm vào đó lượng cung chỗ xem phim tăng thêm là 10.000 chỗ, ΔQ. Thay toàn bộ vào công thức (4.1) ta tìm được ΔP = − (80000/39) đồng. Do đó: P1 = P0 + ΔP = 20.000 đ + (−80000/39) đ = 18.000 đ Sử dụng những kết quả tìm được, ta t́m ΔQS và ΔQD như sau ΔQ S 15 80000 ΔQ S = ΔP = × − = −3850 ΔP 8 39 ΔQ D 3 80000 ΔQ D = ΔP = − × − = 6150 ΔP 1 39 Vậy, Q3 = Q0 + ΔQS = 30000 ghế + ( −3850 ghế) = 26150 ghế Q2 = Q0 + ΔQD = 30.000 ghế + 6150 ghế = 36150 ghế 5.1.4 Lợi ích kinh tế 32
- Tổng lợi ích kinh tế của dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” (diện tích Q3GCFQ2) gồm hai phần: Phần thứ nhất là phần nguồn lực khu vực tư tiết kiệm được do giảm lượng ghế cung cấp (diện tích Q3GCQ0); Phần thứ hai là lợi ích tăng thêm đối với người xem phim (diện tích Q0CFQ2). Q3GCFQ2 = Q3GCQ0 + Q0CFQ2 Q3GCQ0 = (3850 ghế × 18000 đ) + (2000 đ × 3850 ghế)/2 = 73.150.000 đ (Đây là phần tiết kiệm nguồn lực của các rạp chiếu phim tư nhân) Q0CFQ2 = (6150 ghế × 18000 đ) + (2000 đ × 6150 ghế)/2 = 116.850.000 đ (Đây là phần giá trị tăng thêm của dự án cho người xem phim) Q3GCFQ2 = 73.150.000 đ + 116.850.000 đ = 190.000.000 đ Vì dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” làm tăng lượng cung chỗ xem phim và làm giảm giá vé nên có sự chuyển giao lợi ích giữa các chủ rạp phim tư nhân và khán giả. Chủ rạp phim chuyển sang khán giả một phần giá trị thặng dư tương ứng với diện tích hình P1P0CG, quy ra giá trị là 56.150.000 đồng. Phần chuyển giao này không được tính đến trong phân tích kinh tế dù với tư cách là lợi ích hay chi phí vì đó không phải là phải là sự tăng hay giảm sản lượng của cả nền kinh tế, hơn nữa cả chủ rạp phim tư nhân lẫn khán giả cũng đều là chủ thể của nền kinh tế đang xét. Bây giờ chúng ta đi tìm công thức đại số để xác định tổng lợi ích kinh tế, ký hiệu lŕ B, do dự án công mang lại. Trong Hěnh 4.2, ta thấy tổng lợi ích kinh tế lŕ tổng cộng diện tích hai hěnh thang: Q3GCQ0 và Q0CFQ2. Lần lượt tính diện tích từng hình thang rồi cộng lại ta sẽ tìm được tổng lợi ích kinh tế. Diện tích hình thang Q3GCQ0 = − ΔQS × [(P0 + P1)/2] Diện tích hình thang Q0CFQ2 = ΔQD × [(P0 + P1)/2] P0 + P1 [ 2 ] là mức giá bình quân giữa giá cung PS và giá cầu PD. Trong bối cảnh thị trường không biến dạng thì giá mà nhà sản xuất/cung cấp dịch vụ nhận ðýợc, PS, và giá người tiêu dùng sẵn lòng trả, PD, là như nhau. Vì thế ta có thể viết lại hai công thức tính diện tích hai hình thang nói trên như sau. Diện tích hình thang Q3GCQ0 = − ΔQS × PS Diện tích hình thang Q0CFQ2 = ΔQD × PD Tổng diện tích hai hình thang Tổng lợi = = B = − ΔQSPS + ΔQDPD Q3GCQ0 và Q0CFQ2 ích kinh tế 33
- Lợi ích kinh tế trên mỗi đơn vị sản phẩm tạo ra, ký hiệu là b, được tính như sau: (4.2) (4.3) Biến đổi tử và mẫu của b như sau: - Nhân tử và mẫu với (−1) P - Thêm vào ΔP × Q cho hai vế S Ta có: ΔQ S P ΔQ D P QD × s × PS − × D × S × PD ΔP Q ΔP Q Q b= ΔQ S P ΔQ D P QD × S − × D× S ΔP Q ΔP Q Q Thay bằng các hệ số co giãn cung và cầu, ta có: QD ε × P S −η × S × PD Q b= QD ε −η × S Q (4.4) Với ε là hệ số co giãn của lượng cung theo giá và η là hệ số co giãn của lượng cầu theo giá. ΔQ S P ∂Q S P ΔQ D P ∂Q D P ε = × = × η = × 0 = × ΔP S Q ∂ P S Q và ΔP D Q0 ∂P D Q Thay số liệu, ta tính được: 1,25 × 19000 − (−2) × 1 × 19000 b= = 19000đ 1,25 − (−2) × (1) Qua ví dụ về dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng”, ta thấy khi một dự án công được thực thi nó sẽ làm gia tăng mức tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ mà dự án cung cấp đồng thời sẽ chèn lấn (hất ra) một phần cung của các nhà cung cấp khác. Do đó, lợi ích kinh tế trên mỗi đơn vị sản phẩm của dự án công có thể tính bằng số trung bình theo tỷ 34
- trọng của giá cầu và giá cung. Tỷ trọng của giá cầu là sự gia tăng tổng mức tiêu thụ hàng hóa so với tổng sản lượng của dự án và được thể hiện thông qua tỉ trọng wd của doanh số của dự án. Tỷ trọng của giá cung là sự giảm sút lượng sản phẩm từ nguồn cung cấp khác so với tổng sản lượng của dự án và được thể hiện thông qua tỉ trọng ws. Khi không có giới hạn về lượng cầu và cung của mặt hàng, ws và wd được xác định như sau. ε w s = D Q ε −η × S Q Q D − η × Q S w d = Q D ε − η × Q S Tất nhiên, wd + ws = 1 Khi đó, lợi ích kinh tế trên mỗi đơn vị sản phẩm tạo ra, ký hiệu là b, được tính như sau: b = – (ws × PS) + (wd × PD) Đây là một công thức cơ bản nhằm xác định giá trị lợi ích kinh tế, đồng thời là một căn cứ để xác định chi phí của những đầu vào. Ví dụ đơn giản sau đây sẽ minh họa wd và ws được xác định như thế nào và góp phần vào việc xác định lợi ích kinh tế tính trên một đơn vị sản phẩm của một dự án ra sao. Chính quyền thành phố M đang xem xét một dự án xây dựng các phòng tập thể dục trên địa bàn. Theo điều tra của nhóm soạn thảo dự án, hàng năm có khoảng 800.000 lượt người thường xuyên tập thể dục tại các phòng tập hiện có. Giá bình quân của một lượt tập là 40000 đồng. Dự án của chính quyền thành phố M dự kiến sẽ cung cấp chỗ tập thể dục cho 200.000 lượt người mỗi năm, trong đó có khoảng 60.000 chỗ là tạo mới và 140.000 chỗ là “chèn” vào lượng cung của các phòng tập hiện hành, và đương nhiên là “hất” họ ra. Sau khi có các phòng tập thể dục mới, giá bình quân của một lượt tập giảm còn 30.000 đồng. Giả sử chúng ta chưa tính đến thuế hàng hóa đánh vào dịch vụ này và cũng xét tới mọi khoản trợ cấp hay trợ giá của chính quyền, tức là thị trường về chỗ tập thể dục chưa biến dạng. Như vậy, tỷ trọng của sản phẩm mà dự án tăng thêm cho người tiêu dùng là: = 60.000 chỗ / 200.000 chỗ = 30% = wd Tỷ trọng sản phẩm của các nhà cung cấp hiện hành bị dự án hất ra là: = 140.000 chỗ / 200.000 chỗ = 70% = ws 35
- Vì thị trường về chỗ tập thể dục chưa biến dạng, giá mà nhà cung cấp chỗ tập thể dục nhận được sau khi có dự án, PS, và giá mà người tập thể dục trả sau khi có dự án, PD, bằng nhau -- 30000 đ/lượt. Lợi ích kinh tế của một chỗ tập thể dục được xác định như sau: b = – (ws × PS) + (wd × PD) = - ( 70% × 30000 đ) + ( 30% × 30.000 đ) = 30.000 đ Sở dĩ lợi ích kinh tế bằng với giá cung, giá cầu vì thị trường chưa biến dạng 5.2 Mô hình xác định lợi ích kinh tế trong thị trường biến dạng 5.2.1 Dẫn nhập Trong thị trường không biến dạng, giá cầu và giá cung sẽ bằng nhau tại đơn vị sản phẩm cuối cùng được mua và cung cấp. Tuy nhiên thị trường không biến dạng chỉ là một trạng thái lý thuyết nhằm làm bước trung gian trong phân tích kinh tế mà thôi. Bởi trên thực tế, không một nền kinh tế nào thiếu vắng thuế, trợ cấp từ chính phủ và ngoại tác. Sự hiện diện của chúng làm biến dạng thị trường: giá mà người tiêu dùng phải trả không bằng với giá mà nhà sản xuất nhận được tại đơn vị sản phẩm cuối cùng được mua và cung cấp. Để tiến hành phân tích kinh tế, chúng ta lần lượt đưa vào biến số thuế, trợ cấp từ chính phủ và ngoại tác. Nhưng cũng cần phải bổ sung các giả thiết sau đây. Thứ nhất, dù bị biến dạng nhưng thị trường vẫn mang tính cạnh tranh và không có những hạn chế định lượng hay các yếu tố độc quyền. Thứ hai, không có những thứ thuế, trợ cấp nào khác những thứ đã được xác định. 5.2.2 Thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ 5.2.2.1 Trước khi có dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” Tiếp tục sử dụng ví dụ về dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng”. Có một khoản thuế gián thu đánh vào hàng hóa, dịch vụ. Các sản phẩm do dự án công cung cấp không thuộc ngoại lệ nên cũng phải chịu sắc thuế này. Giả sử thuế suất của nó là 25%. 36
- Lúc này xuất hiện sự chênh lệch giữa giá mà nhà cung cấp nhận được (giá cung, PS) với giá mà người tiêu dùng sẵn lòng chi trả (giá cầu, PD). Khoản chênh lệch đó chính là thuế hàng hóa. Gọi T là số tiền thuế trên một đơn vị sản phẩm. T = t × PS1 trong đó t là thuế suất và PS1 là giá cung khi xuất hiện thuế và giá cầu sau khi có thuế được xác định: PD1 = PS1 + T = (1 + t)PS1 Sự xuất hiện của thuế làm đường cầu dịch chuyển xuống dưới đường cầu cũ nhưng không song song mà khoảng cách ngày càng rộng hơn về phía tây-bắc. Khoảng cách giữa hai đường cầu là 25% giá cầu. Như vậy giá cung mới cao nhất mà sau giá này người tiêu dùng không đi xem phim nữa là 24000 đ/lượt. Vì PD1 = (1 + t)PS1 = (1+25%)24000 đ = 30000 đ Điểm cân bằng mới là E1. Giá mà các nhà cung cấp rạp chiếu phim tư nhân nhận được không còn là P0 nữa mà giảm còn PS1, nhưng giá mà người xem phim phải thanh toán lên đến PD1. Lượng cung về chỗ xem phim giảm c̣n Q1. Sử dụng công thức (7) và (6) trong phần Phụ lục Chương Năm, ta lần lượt tính PS1 và Q1 như sau. • Tính PS1 , PD1 và thuế: ε −η P[ ] ε −(1+t)η S 0 P = 1 37
- ε −η 1,25 − (−2) P0 [ ] = 20000 × = 17330 S P = 1 ε − (1 + t )η 1,25 − (1 + 25%)(−2) PD1 = (1 + t)PS1 = (1 + 25%) 17330 = 21670 đồng T = t × PS1 = 25% × 17330 đ = 4330 đồng • Tính Q1: 5.2.2.2 Sau khi có dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” Bây giờ chúng ta thêm vào lượng cung chỗ xem phim mà dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” cung cấp. Lúc này đường cung mới, S1, dịch chuyển xuống dưới đường cung ban đầu về hướng đông-nam như mô tả trong Hình 5.2 dưới đây. Giá cung khi đó chuyển từ PS1 xuống PS2 . Giá cầu chuyển từ PD1 xuống PD2. Quan hệ giữa giá cung và giá cầu vẫn theo công thức: PD2 = PS2 + T = (1 + t)PS2 Thuế suất thuế hàng hóa, t, vẫn là 25%, nhưng số tiền thuế, T, không phải là 4330 đồng như trước nữa. Lượng chỗ xem phim cân bằng Q1 tăng thêm một lượng ΔQD thành QD. Tại đây, chỗ ngồi của các rạp phim tư nhân cung cấp bị “hất ra” một lượng ΔQS còn QS. Tất nhiên, tổng trị tuyệt đối của ΔQS và ΔQD bằng với ΔQ. ΔQ = − ΔQS + ΔQD = 10.000 chỗ xem phim. Từ những phân tích tương tự như đã trình bày tại chương “Phân tích kinh tế trong thị trường không biến dạng”, ta rút ra các kết luận như sau: - Giá trị nguồn lực của khu vực tư tiết kiệm được là diện tích QSHE1Q1. Đây là phần diện tích hình thang nằm dưới đường cầu đã trừ thuế, Dn, và đường cung của các chủ rạp phim tư nhân, S0. - Người xem phim sẵn lòng trả thêm cho các rạp chiếu phim quốc doanh tổng giá trị bằng diện tích hình thang Q1E1E2QD. Đồng thời họ sẵn lòng nộp cho chính phủ số tiền thuế bằng diện tích hình E1GFE2. Gộp lại, người tiêu dùng sẵn sàng trả tổng số tiền là diện tích h́nh Q1GFQD. Do đó, lợi ích kinh tế mà dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” đem lại cũng gồm hai phần: Một là, phần tiết kiệm nguồn lực của khu vực tư -- diện tích QSHE1Q1; Hai là, phần giá trị mà người tiêu dùng sẵn sàng trả, kể cả thuế -- diện tích Q1GFQD. 38
- Sử dụng công thức (4.1) mô tả quan hệ giữa sự thay đổi giá làm cân bằng ΔQD và ΔQS trong chương “Phân tích kinh tế trong thị trường không biến dạng”, ta tính mức thay đổi giá cung, ΔPS, như sau. ⎡ ΔQ D ΔQ S ⎤ ΔQ = ΔP S ⎢ − ⎣ ΔP S ΔP S ⎥ ⎦ ⎡ 25000 − 0 25000 − 0 ⎤ 10000 = ΔP S ⎢ − ⎣17330 − 24000 17330 − 4000 ⎥ ⎦ (Trong đó: 24000 đồng là giá cung mà người tiêu dùng không đi xem phim nữa, 17330 đồng là giá cung sau khi có thuế và 4000 đồng là giá cung tối thiểu) Suy ra ΔP S = −1778 đồng Giá cung mới, PS2, giảm còn: PS2 = 17.330 đồng + ( − 1778 đồng) = 15.552 đồng/vé Giá cầu mới, PD2, là: PD2 = 15.552 đ × ( 1+ 25%) = 19.440 đồng. Số tiền thuế hàng hóa: T = PS2 × 25% = 15.552 đ × 25% = 3888 đồng Lượng cung tư nhân về chỗ xem phim giảm đi: 39
- ΔQ S 15 ΔP S = × (−1778) ≈ −3334 chỗ ΔP S 8 Lượng cầu về chỗ xem phim tăng thêm: ΔQ D ΔQ D ΔP D = ΔP S (1 + t ) = (−3) × [(−1778)(1 + 25%)] ≈ 6667 chỗ ΔP D ΔP D 5.2.2.3 Lợi ích kinh tế Nhận diện Nhắc lại, lợi ích kinh tế mà dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” đem lại gồm hai phần: phần tiết kiệm nguồn lực của khu vực tư và phần lợi ích tăng thêm của người tiêu dùng. Phần tiết kiệm nguồn lực của khu vực tư -- diện tích QSHE1Q1, có giá trị: P1S + P2S 17330 + 15550 ΔQ S × = −3334 × ≈ 54814300 2 2 đồng Phần giá trị mà người tiêu dùng sẵn sàng trả, kể cả thuế -- diện tích Q1GFQD: P1D + P2D 21670 + 19440 ΔQ D × = 6667 × ≈ 137040200 2 2 đồng Vậy, tổng lợi ích kinh tế mà dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” đem lại đã tính đến thuế hàng hóa là: 54.814.300 đồng + 137.040.200 đồng = 191.854.500 đồng Lợi ích kinh tế tính trên một đơn vị sản phẩm do dự án công cung cấp: 191.854.500 đồng / 10.000 chỗ ≅ 19.185 đồng/chỗ Nếu phân tích dự án theo phương pháp tài chính, giá đầu ra của dự án tính theo mức 15.552 đồng/vé. Nếu phân tích dự án theo phương pháp kinh tế, giá đầu ra của dự án tính theo mức 19.185 đồng/vé. Công thức đại số Tương tự như trong chương “Phân tích kinh tế trong thị trường không biến dạng”, chúng ta đi tìm công thức đại số để xác định tổng lợi ích kinh tế, ký hiệu là B, do dự án công mang lại. Trong Hình 5.2, ta thấy tổng lợi ích kinh tế là tổng cộng diện tích hai hình thang: QSHE1Q1 và Q1GFQD. Lần lượt tính diện tích từng hình thang rồi cộng lại ta sẽ tìm được tổng lợi ích kinh tế. 40
- Diện tích hình thang QSHE1Q1 = − ΔQS × [(PS1 + PS2)/2] Diện tích hình thang Q1GFQD = ΔQD × [(PD1 + PD2)/2] Tổng diện tích hai hình thang Tổng lợi ích − ΔQS × [(PS1 + PS2)/2] = = B = QSHE1Q1 và Q1GFQD kinh tế + ΔQD × [(PD1 + PD2)/2] B = − ΔQS × [(PS1 + PS2)/2] + ΔQD × [(PD1 + PD2)/2] Hay: B = (Q1− QS) × [(PS1 + PS2)/2] + (QD − Q1)× [(PD1 + PD2)/2] Lợi ích kinh tế trên mỗi đơn vị sản phẩm tạo ra, ký hiệu là b, được tính như sau: Cũng tương tự như chương trước, ta tính lợi ích kinh tế trên một đơn vị sản phẩm theo hệ số co giãn lượng cung, cầu theo giá như sau: D Q ε × PiS − η × i S × PiD Q b = i D Q ε − η × i S Q i Chú giải: ΔQ S P ε= × ε là hệ số co giãn của lượng cung theo giá: ΔP S Q ΔQ D P η= × η là hệ số co giãn của lượng cầu theo giá: ΔP D Q PDi = (1+ t)PSi PDi = Giá cầu bình quân trước và sau khi có dự án = (PD1 + PD2)/2 PSi = Giá cung bình quân trước và sau khi có dự án = (PS1 + PS2)/2 Khi đó B và b được xác định như sau: B = - (ΔQS PSi) + (ΔQD PDi) hoặc: 41
- B = (- wS PSi) + (wD PDi) b = - (ΔQS PSi) + (ΔQD PDi)/( - ΔQS + ΔQD) Thay số liệu, ta tính được: 1,30 × 16440 − (−2,6) × (25000 / 25000) × 20550 b= = 19185đ 1,30 − (−2,6) × (25000 / 25000) Trong đó, hệ số co giãn lượng cung và lượng cầu theo giá tại sản lượng Q1= 25000 chỗ, được tính như sau. ΔQ S P S 15 17330 ε= × 1 = × ≈ 1,3 ΔP S Q1 8 25000 ΔQ D P1D 3 21667 η= × =− × ≈ −2,6 ΔP D Q1 1 25000 Nếu tổng mức cung của một sản phẩm thay đổi tương đối nhỏ, chúng ta có thể sử dụng giá cung ban đầu PS0 (bằng với giá thị trường ban đầu PM0) và giá cầu ban đầu PD0 thay vì con số trung bình của những giá này trước và sau khi có dự án. Tất nhiên, khi sử dụng những mức giá này, lợi ích kinh tế sẽ cao hơn. Công thức tổng quát để tính lợi ích kinh tế trên đơn vị sản phẩm của những sản phẩm có thị trường bình thường như sau Q iD ε × Pi M − η × × Pi M (1 + t ) Q iS b = QD ε − η × iS Qi Trong đó: PMi là giá thị trường ban đầu của hàng hóa đó PSi = PMi là PDi =(1 + t) PMi là giá cầu ban đầu 5.2.3 Trợ giá cho các nhà cung cấp Chúng ta để thuế hàng hóa qua một bên mà bàn đến chính sách trợ giá của chính phủ cho những mặt hàng, dịch vụ được khuyến khích. Trước khi có dự án Quay trở lại ví dụ về các rạp chiếu phim với giá vé nguyên thủy P0 = 20.000 đ/vé và số lượt xem phim nguyên thủy là Q0 = 30.000 lượt/năm. Giả sử chính quyền địa phương trợ giá cho chủ các rạp chiếu phim tư nhân theo tỉ lệ k của phần trăm chênh lệch giá cung và giá cầu so với giá cung. Phần trợ giá của chính quyền sẽ vừa đủ để chủ rạp phim tư nhân 42
- cộng với giá vé của họ sao cho doanh thu cân bằng với chi phí biên. Khi đó, đường cung có trợ giá là đường SS, giá trị trường (= giá mà người xem phim phải trả) là PM0 và lượng vé xem phim được cung cấp và đặt mua là Q1. Việc trợ giá của chính quyền địa phương không làm biến dạng giữa giá thị trường PM0 và giá cầu PD0 nhưng tạo ra khoảng chênh lệch giữa giá thị trường và giá cung của các chủ rạp phim tư nhân, PS0 thể hiện ở độ cao đoạn HI trên hình 5.3. Quan hệ giữa giá cung và giá cầu thể hiện qua công thức: PD0 = PM0 = PS0 ×(1 − k) P0D P = 0 S Hoặc: (1 − k ) P0M P0S = (1 − k ) Sau khi có dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” Khi dự án được thực hiện, sẽ có 10.000 chỗ xem phim được cung cấp hàng năm khiến đường cung mới, STS, dịch chuyển song song về phía đông-nam so với đường cung SS. Giá thị trường giảm từ PM0 còn PM1. Lượng vé đặt mua tăng từ Q1 đến QD. Lượng cung tư nhân giảm từ Q1 còn QS. Lợi ích kinh tế mà dự án “Phát triển hệ thống chiếu phim công cộng” đem lại sau khi đã tính đến trợ giá của chính quyền địa phương gồm hai phần: 1. Phần tiết kiệm nguồn lực của khu vực tư -- diện tích hình thang QSFHQ1; 2. Phần lợi ích tăng thêm của người tiêu dùng (phần giá trị mà người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm) -- diện tích hình thang Q1IJQD. 43
- Công thức đại số Lợi ích kinh tế tính trên đơn vị sản phẩm do gia tăng mức cung là tổng bình quân theo tỷ trọng giữa giá cung PS và cầu PD (cũng là giá thị trường). b = – (ws × PS0) + (wd × PD0) Trong đó: PS0 = PM/(1 – k) và PD0 = PM0. wd và ws là tỷ trọng ứng với sự thay đổi tương đối của cầu và cung trên thị trường khi có dự án. Công thức trên tính bằng các hệ số co giãn như sau Q iD ε × P − η × S × P0M 0 S Qi b= QD ε − η × iS Qi Trong đó: PS0 = PM/(1 – k) và PD0 = PM0 44
- §6 CHI PHÍ CƠ HỘI KINH TẾ CỦA VỐN CÔNG Mặc dù khu vực công thường hướng đến các lợi ích cộng đồng hơn lợi nhuận kế toán đơn thuần, song không thể bỏ qua chi phí cơ hội kinh tế của vốn công bởi vì vốn công khi đã sử dụng vào hoạt động hay dự án này thì không còn sử dụng được cho các hoạt động hay dự án. Nên để đảm bảo sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực công theo cách thức xã hội mong muốn6 cần phải xác định và sử dụng chi phí cơ hội kinh tế của vốn công làm suất chiết khấu. Bài này tập trung thảo luận một phương pháp xác định suất chiết khấu hợp lý cho vốn công. Trước hết chúng ta bàn về cơ cấu tài trợ cho một dự án hay chương trình. Tiếp theo là phần điểm qua những cách tiếp cận cơ bản về chi phí cơ hội kinh tế của các tác giả điển hình. Phần cuối là phương pháp xác định chi phí cơ hội kinh tế của vốn công theo quan điểm của Jenkins và Harberger. 1. Dẫn nhập Cần nhắc lại sự khác biệt giữa dự án công và dự án tư. - Dự án công thường quan tâm đến đến những hậu quả có tầm ảnh hưởng quốc gia và lâu dài. Chẳng hạn ảnh hưởng của một công trình thủy điện đến hệ sinh thái của một vùng; ảnh hưởng của chất thải hạt nhân khi một nhà máy vận hành,…. - Không phải dự án công nào cũng định lượng được đầu ra và giá trị của chúng vì một điều đơn giản không có thị trường7 của những yếu tố đầu ra. Đầu ra sau đây không có thị trường: không khí trong lành của dự án cải thiện môi trường; cuộc sống an toàn hơn của dự án tăng cường phòng chống tội phạm; tồn giữ cổ vật và cảnh vật của dự án bảo tồn bảo tàng di tích lịch sử;… - Trong nhiều trường hợp, giá thị trường không phản ánh trọn vẹn chi phí xã hội biên và lợi ích xã hội biên. Ví dụ lệ phí thi đại học và học phí đại học ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2008; tiền điện tại các vùng ít người hiểm trở,… Ví dụ khác, trong một chương trình của chính phủ nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp thì tiền lương thường khó phản ánh hết chi phí xã hội biên của một lao động trước đây thất nghiệp. Đặc biệt ở những quốc gia mà khoảng cách thu nhập thành thị nông thôn rất lớn thì càng cần minh định chi phí xã hội biên của lao động thuộc khu vực nào, thành thị hay nông thôn. - Dự án công thường kéo dài và được chính phủ bảo trợ đáng kể so với dự án tư. Chúng ta đều biết rằng các dự án công thường đòi hỏi dòng tiền và tạo ra những dòng lợi ích ở những thời điểm khác nhau. Một yêu cầu phổ biến và dễ được chấp nhận là dự án phải tự tạo ra một dòng tiền (dòng tiền nội sinh) nuôi chính nó. Do đó với mục đích so sánh các dòng tiền với nhau cần phải sử dụng một suất chiết khấu thích hợp để quy về hiện tại. Hơn nữa, nhằm thỏa mãn một mục tiêu, một nhu cầu công cộng thường có nhiều dự án khác nhau được đề xuất. Mỗi dự án cần một dòng tiền vào và tạo một lợi ích kinh tế khác nhau ở những thời điểm. Dựa vào tiêu chí nào để chọn một dự án tốt hơn? 6 Các nhu cầu mang tính cạnh tranh (competing demands). 7 Tức là không có người mua và người bán. 45
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn học Tài chính-Tiền tệ
190 p | 1034 | 619
-
Giáo trình học môn tài chính tiền tệ
191 p | 754 | 320
-
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp (Tập 1): Phần 1 - TS. Trần Phước (chủ biên)
304 p | 639 | 185
-
Giáo trình QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH - Chương 3
28 p | 297 | 149
-
Giáo trình mô hình tài chính công phần 1
25 p | 391 | 137
-
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp (Tập 1): Phần 2 - TS. Trần Phước (chủ biên)
215 p | 324 | 120
-
Giáo trình phân tích tài chính - định giá cổ phiếu
6 p | 277 | 84
-
Giáo trình phân tích tài chính - Bài giảng 6 MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM)
13 p | 268 | 67
-
QUY TRÌNH BÁN HÀNG - CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH HÀNG CHỜ
30 p | 528 | 55
-
Giáo trình phân tích khả năng giải trình tình hình tài chính theo luồng tiền tăng giảm p1
5 p | 88 | 19
-
Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp (Tái bản lần thứ 1): Phần 1
192 p | 37 | 14
-
Giáo trình Đầu tư tài chính: Phần 1 - TS. Võ Thị Thúy Anh
208 p | 38 | 14
-
Giáo trình Đầu tư tài chính: Phần 2 - TS. Võ Thị Thúy Anh
205 p | 24 | 14
-
Giáo trình mô đun Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR-VT
72 p | 55 | 6
-
Giáo trình phân tích ứng dụng nguyên lý giải trình tình hình tài chính theo luồng tiền tăng giảm p1
5 p | 81 | 5
-
Giáo trình phân tích các mô hình quản lý mạng phân phối xử lý dữ liệu trên diện rộng p7
11 p | 97 | 4
-
Giáo trình phân tích các mô hình quản lý mạng phân phối xử lý dữ liệu trên diện rộng p4
11 p | 91 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn