intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giống lạc tiên LPH.04

Chia sẻ: Kata_1 Kata_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

87
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giống lạc tiên LPH.04 Là một trong những giống lạc tiên vỏ tím nên nhược điểm của LPH.04 là rất mẫn cảm với bệnh nứt thân, khô cây do virus gây nên làm cho vườn cây nhanh tàn do đó trong sản xuất đại trà nên trồng bằng cây ghép (gốc vỏ vàng, ngọn vỏ tím LPH.04) để hạn chế bệnh nứt thân, chết dây. Tại phiên họp ngày 30/5/2009, Hội đồng KHCN (Bộ NN- PTNT) đã nghiệm thu, đánh giá cao kết quả đề tài “Nghiên cứu, tuyển chọn giống lạc tiên dùng cho chế biến công nghiệp” và đề...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giống lạc tiên LPH.04

  1. Giống lạc tiên LPH.04 Là một trong những giống lạc tiên vỏ tím nên nhược điểm của LPH.04 là rất mẫn cảm với bệnh nứt thân, khô cây do virus gây nên làm cho vườn cây nhanh tàn do đó trong sản xuất đại trà nên trồng bằng cây ghép (gốc vỏ vàng, ngọn vỏ tím LPH.04) để hạn chế bệnh nứt thân, chết dây. Tại phiên họp ngày 30/5/2009, Hội đồng KHCN (Bộ NN- PTNT) đã nghiệm thu, đánh giá cao kết quả đề tài “Nghiên cứu, tuyển chọn giống lạc tiên dùng cho chế biến công nghiệp” và đề nghị Bộ trưởng Bộ NN-PTNT ra quyết định công nhận tạm thời và cho phép đưa vào sản xuất thử trên nhiều vùng sinh thái của nước ta giống lạc tiên LPH.04 do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau hoa quả (Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) chọn tạo từ nguồn giống nhập nội của Đài Loan. Thạc sĩ Nguyễn Đình Tuệ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau hoa quả, chủ nhiệm đề tài cho biết: Từ năm 2000 đến nay các cán bộ khoa học của Trung tâm đã phối hợp với một số đơn vị sản xuất và bà con nông dân ở các địa phương trồng khảo nghiệm thành công một số giống lạc tiên nhập nội trong đó có giống LPH.04 và xây dựng một số biện pháp thâm canh cây lạc tiên phục vụ nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu.
  2. Thành công của đề tài góp phần giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn sản xuất đòi hỏi về cây lạc tiên-một loại cây trồng còn có nhiều tên gọi khác nhau như chanh dây, chanh leo, mác mát, bách hương quả… được dùng làm nguyên liệu sản xuất ra các sản phẩm như nước giải khát đóng lon, nước quả cô đặc hiện đang được thị trường châu Âu và Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu với khối lượng lớn, đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho cả người trồng lẫn các cơ sở chế biến xuất khẩu. Các kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất tại nhiều vùng sinh thái khác nhau của nước ta như Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Kiên Giang… cho thấy: so với các giống lạc tiên vỏ vàng Uganda, Srilanca và giống vỏ hồng Australia thì giống lạc tiên vỏ tím LPH.04 có nhiều ưu điểm vượt trội: cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh hơn, ra nhiều hoa, đặc biệt khả năng tự thụ phấn rất cao, dễ đậu trái ngay cả trong điều kiện thời tiết bất thuận nên cho năng suất cao hơn các giống vỏ vàng, vỏ hồng. Tại các điểm thí nghiệ m năng suất thu hoạch của giống LPH.04 đạt trung bình 28- 30 tấn/ha so với 12-13 tấn/ha của các giống còn lại. Theo số liệu điều tra, tại một số vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết thuận lợi như ở các huyện Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng) giống LPH.04 sinh trưởng, phát triển tốt và hầu như cho quả quanh năm so với các địa phương còn lại cây chỉ ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và cho thu hoạch từ tháng 6, tháng 7 đến tháng 10, tháng 11.
  3. Một số hộ nông dân trồng với mật độ 1.100 cây/ha (3m x 3m), có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như bón phân, làm giàn, cắt tỉa, tạo hình, hái lá kích thích ra hoa… nên thường cho thu hoạch từ 80-100 tấn/ha/năm. Quả của LPH.04 to, tỷ lệ dịch quả cao, chất lượng tốt, có hương thơm đặc trưng phù hợp làm nguyên liệu cho chế biến các sản phẩm công nghiệp như nước giải khát, nước quả cô đặc, purê phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Lạc tiên đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm, lượng mưa trung bình từ 1.600 mm trở lên, phân bố đều, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa ít bị mưa bão. Nhiệt độ thích hợp từ 16 đến 30oC, không có sương muối. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tầng canh tác sâu > 50 cm, độ mùn trên 1% và pH 5,5-6. Qua theo dõi trong những năm gần đây cho thấy lạc tiên có thể trồng được trên nhiều loại đất, từ đất đỏ bazan ở Lâm Đồng, đất đồi ở Ninh Bình đến đất bạc màu Quảng Ngãi hay đất chua phèn ở Kiên Giang đều sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt nếu làm đúng kỹ thuật. Về cách trồng, theo khuyến cáo của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau hoa quả, có thể trồng bằng cây gieo hạt, giâm cành hoặc cây ghép với mật độ 1.000- 1.100cây/ha (khoảng cách 3m x 3m). Bón lót cho mỗi gốc gồ m: 10-15kg phân chuồng hoai mục hoặc 5kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5kg supe lân + 0,2kg phân kali + 0,3kg vôi bột. Hàng năm bón thúc cho cây 3-4 lần vào các giai đoạn: khi cây lên
  4. giàn, chuẩn bị ra hoa và thời kỳ nuôi quả lớn. Giàn làm theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T cao 1,8-2m với các trụ gỗ hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40cm cho cây leo. Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên, đặc biệt là tỉa bớt lá vào thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cho cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2