intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 3

Chia sẻ: Nguyen Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Microsporum gypseum (Bodin, 1907; Guiard và Grigorakis, 1928): + Tên khác: Microsporum (M.) flavencens, M.scortoum, M.xanthades, Epidermophyton rodiosuleatum var. flavum, M.fulvum. + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud khuẩn lạc phát triển nhanh, có màu vàng hoặc vàng nhạt, thỉnh thoảng có màu hoa hồng nhạt. Bề mặt thường giống như bột bó hoặc như dạng hạt, mép khuẩn lạc thường tỏa ra các tia. Khuẩn lạc dễ thay đổi hình dạng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 3

  1. HỆ THỐNG PHÂN LOẠI - ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM DA – PHẦN 3 5.5.11. Microsporum gypseum (Bodin, 1907; Guiard và Grigorakis, 1928): + Tên khác: Microsporum (M.) flavencens, M.scortoum, M.xanthades, Epidermophyton rodiosuleatum var. flavum, M.fulvum. + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud khuẩn lạc phát triển nhanh, có màu vàng hoặc vàng nhạt, thỉnh thoảng có màu hoa hồng nhạt. Bề mặt thường giống như bột bó hoặc như dạng hạt, mép khuẩn lạc th ường tỏa ra các tia. Khuẩn lạc dễ thay đổi hình dạng. + Hình dạng vi thể (hình 5.16):
  2. Hình 5.16: Bào tử của M.gypseum. 1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ. - Bào tử lớn tạo nhiều trên môi trường, tạo thành từng nhóm, có dạng gần giống hình thoi, hai đầu hơi thu hẹp lại, ở giữa phình to. Thành dày, bề mặt sần sùi, kích thước 4311 m. - Bào tử nhỏ hình cầu hoặc hình trứng, tạo thành xung quanh sợi nấm, có khi tạo thành từng chùm. - Ngoài ra còn có bào tử áo, sợi nấm hình vợt, sợi nấm có vòng xoắn. + Đặc điểm riêng: trên môi trường hạt cơm hay môi trường bột gạo có keratin khuẩn lạc phát triển mạnh, tạo nhiều bào tử lớn, khuẩn lạc có màu hơi vàng. Trong môi trường Czapeck-Dox thì tạo màu vàng tối. + Nơi cư trú: sống hoại sinh trong đất, có khả năng gây bệnh cho người và động vật. Xét nghiệm bệnh phẩm thường thấy dạng sợi hoặc bào tử đốt. Chủ yếu gây bệnh ở đầu, thân mình, ít khi gây bệnh ở móng. Nơi bị nhiễm có thể gây chốc lở. + Dạng sinh sản hữu tính của M.gypseum: loài nấm này có hai chủng vì người ta đã tìm được hai dạng sinh sản hữu tính là Nannizzia gypsea và Nannizzia incurvata. - Nannizzia gypsea (Nannizzia, 1927; Stockdale, 1963):
  3. . Thể quả hình thành từ hai sợi nấm khác nhau của hai khuẩn lạc. Trên môi trường phân lập từ đất thì thể quả cũng được hình thành. Thể quả có hình cầu, màu vàng nâu nhạt, đường kính 300-960 m. Thể quả xốp, trong có nhiều túi bào tử. . Bao quanh vỏ thể quả là những sợi mỏng, thành sần sùi, màu nâu nhạt, không trong suốt, có vách ngăn, phân nhánh, tối đa có 4 nhánh, thường những nhánh này cong hướng về phía thể quả. Những tế bào của sợi vỏ thể quả ở giữa thường không co thắt lại, ở hai đầu thường phình ra. Kích thước tế bào 20-35  4,5-8 m. Những tế bào ở phía ngoài co thắt lại tạo nên dạng hình quả tạ đối xứng, kích thước tế bào 8-20  4-7 m. . Phần phụ của vỏ thể quả có ba loại nhánh sợi (hình 5.17): Những sợi thẳng, mảnh, thành nhẵn, phân nhánh dài nhất là 250 m, chỗ rộng nhất 2,5-4 m, chỗ hẹp nhất 1,5-2 m. Những vòng xoắn, mảnh, thành Hình 5.17: Sợi vỏ thể quả của N.gypsea nhẵn, có vách ngăn, rất ít khi phân nhánh, kích thước tế bào 2,5-3,5 m, chỗ nhỏ nhất 1,5-2 m. Các vòng xoắn thường cuộn tròn như lò xo hơi giãn.
  4. . Cuối các sợi nhánh có bào tử lớn xuất hiện, hình thoi, thành dày, sần sùi. Kích thước bào tử lớn 35-55 10-13,5 m, thường có 5 ngăn. . Túi bào tử hình cầu, thành mỏng dễ vỡ, đường kính 5-7 m, có 8 bào tử, thành bào tử nhẵn, mầu vàng, có dạng thấu kính, kích thước 1,5-2  2,5-4 m. - Nannizzia incurvata (Stockdale, 1961): . Thể quả hình thành từ hai sợi nấm khác nhau của hai khuẩn lạc. Thể quả có hình cầu, đường kính 350-360 m. . Những sợi nấm bao quanh thể quả có màu vàng nâu nhạt, có vách ngăn, phân nhánh từ 2 đến 5 nhánh, những nhánh này thường uốn cong hướng về phía trục chính. Tế bào của những nhánh sợi này có kích thước 7-8 m, độ dày của thành tế bào giảm dần, mặt nhẵn và thường có từ 1 đến 3 chỗ thắt lại. Phần cuối của sợi bao quanh thể quả thường có 3 đặc điểm sau: Đầu cuối sợi kéo dài mảnh, thành nhẵn, có vách ngăn, thỉnh thoảng phân nhánh, dài 300 m. Những tế bào gần nơi xuất phát kích thước 2,5-3 m, về cuối sợi có kích thước 1,5-2 m, những sợi này thường hơi thẳng hoặc hơi xoắn. Đầu sợi kéo dài, mảnh, thành nhẵn, có vách ngăn thỉnh thoảng phân nhánh. Tế bào gần nơi xuất phát có đường kính 2,5-3 m, về phía cuối 1,5-2 m, cuối sợi tạo nên nhiều vòng xoắn lò xo dày xít, có thể đến 30 vòng.
  5. Bào tử lớn xuất hiện ở đầu cuối một số sợi, có thành dầy, bề mặt sần sùi, kích thước 40-57  10-12,5 m, có 1-6 ngăn (hình 5.18). . Bào tử túi có hình cầu hoặc oval, đường kính 5- 7 m, có 8 bào tử. Bào tử có mầu vàng, thành nhẵn, dạng thấu kính, kích thước 2,8-3,5  1,5-2m. 5.5.12. Microsporum nanum (Fuentes, 1854): + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud, khuẩn lạc có dạng như lông tơ, có màu trắng, sau đó Hình 5.18: Sợi vỏ thể quả bề mặt có dạng hạt, màu vàng. Mặt dưới khuẩn lạc của N. incurvata. lúc đầu có mầu da cam, sau có màu hồng nâu. + Hình dạng vi thể (hình 5.19): 1 2 Hình 5.19: Bào tử của M.nanum. 1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ.
  6. - Bào tử lớn: thường có nhiều, hình trái xoan, thỉnh thoảng có dạng hình cầu không có ngăn hoặc có 1 đến 2 ngăn, rất ít khi có 3-4 ngăn. Thành bào tử lớn dày, bề mặt hơi sần sùi, đôi khi nhẵn, kích thước 10,5-25  6,5-13 m. - Bào tử nhỏ không có cuống đính, có hình giọt nước. - Bào tử áo, sợi nấm hình vợt, dạng lược thưa và những sợi vòng xoắn lò xo cũng xuất hiện. + Đặc điểm riêng: có thể bảo quản dưới dầu paraphin hàng năm. Trong in vitro, không tạo cơ quan đâm chọc trên tóc hoặc tạo ra nhưng yếu. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: thường cư trú ở động vật, hay gây bệnh ở động vật như lợn. Có khả năng gây bệnh ở người, thường gây bệnh ở đầu, thân mình. + Dạng sinh sản hữu tính của M.nanum: Nannizzia obtusa (Dawson và Gentles, 1961). - Thể quả được hình thành từ hai sợi nấm khác nhau, có dạng hình cầu. - Những sợi bao quanh có màu vàng nhạt, có vách ngăn, phân nhánh theo hình cái nỉa, thỉnh thoảng có hình mỏ neo. Góc giữa các nhánh và trục chính Hình 5.20: tù. Những tế bào có thành dày, bề mặt Sợi vỏ thể quả của N.obtusa.
  7. sần sùi, có dạng hình ống, kích thước tế bào 13  4-7 m, thường có từ 1 đến 2 chỗ thắt. Những vòng xoắn dạng lò xo hình thành ở xung quanh hay cuối sợi, những sợi này thành nhẵn, có vách ngăn (hình 5.20). + Bào tử túi hình cầu, thành mỏng dễ vỡ, kích thước 5,5-6,5  6,5-5,6 m, có 8 bào tử. Bào tử không trong, thành nhẵn hoặc hơi nhẵn, có dạng thấu kính, kích thước 2,7-3,5  1,2-2 m, có màu vàng khi đứng sát vào nhau. 5.5.13. Microsporum persicolor (Sabouraud, 1910; Guiart và Grigorakis, 1928): + Tên khác: MicroTrichophyton persicolor, Sabouraudites persicolor, Epidermophyton persicolor. + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud bề mặt khuẩn lạc xốp, có dạng như một lớp phấn, lông mịn ở ngoài dạng quả đào. Lúc đầu khuẩn lạc có dạng hình bánh xe, sau đó có dạng hình tia và trên mặt khuẩn lạc có dạng hình luống cầy, màu hồng tím hoặc hồng. Khuẩn lạc dễ biến dạng. + Hình dạng vi thể (hình 5.21): - Bào tử lớn hình thoi, ở 2 hai đầu co lại, thường có 6 ngăn, bề mặt sần sùi. Hình 5.21: M.persicolor. 1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ; 3. Sợi nấm xoắn.
  8. - Bào tử nhỏ có hình cầu hay hình quả lê, tạo thành từng chùm xung quanh sợi nấm, có cuống đính bào tử rất ngắn hoặc không có cuống. 1 - Bào tử áo, dạng cuộn do các sợi nấm quăn lại với nhau và các vòng xoắn kiểu lò 3 xo cũng có thể tạo thành. - Trong in vitro tạo cơ quan “đâm chọc” trên tóc. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: thường sống ký sinh ở người hoặc các động vật nhỏ như chuột đồng. + Dạng sinh sản hữu tính của M.persicolor: Nannizzia persicolor (Stockdale, 1967): - Thể quả hình cầu, đường kính 2 350-900 m, màu vàng nâu nhạt. - Những sợi quấn quanh thể quả xốp, không trong suốt, có vách ngăn, màu vàng nâu, phân nhánh tối đa 4 nhánh, phần cuối của nhánh Hình 5.22: Sợi vỏ thể quả của N.persicolor. 1. Nhánh tận cùng có tối đa 5 tế bào; 2. Sợi xoắn. 1 cong hướng về phía thể quả. Những nhánh cuối tối đa có 5 tế bào. Mặt ngoài của những sợi này hơi sần sùi, đường 3,5-7,5 m. Những tế bào của những nhánh này có dạng quả tạ đối xứng. kính Cuối sợi thường có các vòng xoắn kiểu lò xo (hình 5.22).
  9. - Bào tử hình cầu, thành mỏng dễ vỡ, kích thước 4,5-6  5-7 m, có 8 bào tử, thành bào tử nhẵn có dạng thấu kính, kích thước 2,5-3,3  1,6-2,1 m, màu vàng nhạt. 5.5.14. Microsporum preacox (Rivalier, 1954): + Hình dạng khuẩn lạc: giống khuẩn lạc của M.gypseum. Bề mặt giống như bột, màu da bò. Mặt dưới có màu da cam vàng. + Hình dạng vi thể (hình 5.23): - Bào tử lớn hình thoi, ở giữa phình to, hai đầu co lại, kích thước 60  9m, thành bào tử lớn dày, có hình giống như cái Hình 5.23: Bào tử của M.preacox. thuyền, thường có 6-9 ngăn. 1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ. - Bào tử nhỏ hình quả lê. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: người ta đã phân lập được loài này trong một vài trường hợp bệnh nhân. 5.5.15. Microsporum racemosum (Borelli, 1965): + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud nấm phát triển nhanh. Thời gian đầu khuẩn lạc xốp, có dạng lông tơ sau đó có dạng giống như bột, màu vàng sáng đến màu nâu hồng. Mặt dưới màu đỏ tím. Khuẩn lạc dễ biến dạng.
  10. + Hình dạng vi thể (hình 5.24): - Sợi nấm không trong, nhẵn. - Bào tử lớn hình thoi, 3-8 ngăn, thường 5-6 ngăn, thành sần sùi, kích thước 44-74  9-11m. - Bào tử nhỏ nhiều, xung quanh sợi nấm hoặc Hình 5.24: M.racemosum. ở cuối sợi, hình quả lê, có hoặc không có cuống 1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ. bào tử. + Đặc điểm riêng: trên in vitro tạo cơ quan đâm chọc; thủy phân gelatin. Ở nhiệt độ 370C phát triển yếu, phát triển tốt ở 25-280C. Tạo màu hồng tím trên môi trường có bột mì, sữa và mật ong. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: phân lập được từ đất hay từ lông chuột cống, có khả năng gây bệnh cho người. + Dạng sinh sản hữu tính của M.racemosum: Nannizzia racemosum (Rush, Munro, Smith, Borelli, 1970): - Thể quả được hình thành từ hai sợi nấm khác nhau của hai khuẩn lạc khác nhau. Thể quả hình cầu, đường kính 350 - 750 m. - Những sợi phụ của vỏ thể quả không trong suốt, có vách ngăn, phân nhánh có khi đến 4 nhánh. Những tế bào của những sợi này mảnh, bề mặt sần sùi có từ 1-
  11. 3 chỗ thắt, đường kính 8 m. Những phần phụ của vỏ thể quả có 3 loại sau (hình 5.25): . Những sợi mảnh, đường kính 2,2 - 3m, thành nhẵn, phần cuối co hẹp lại, đường kính 1,5 - 3m, thường cuối sợi có những vòng xoắn lò xo, Hình 5.25: Sợi vỏ thể quả của N.racemosum. thường 13 vòng. . Những sợi thẳng, đường kính 3-4 m, thành nhẵn, càng về cuối càng nhỏ lại, dài 380 m. . Những sợi nhánh phụ thành nhẵn, đường kính 0,7-0,9 m, dài 200 m. - Bào tử túi hình cầu hoặc oval, đường kính 4,4-5 m, có 8 bào tử. Bào tử hình trứng, kích thước 2,3-3  1,2-1,5 m, màu vàng khi các bào t ử đứng chụm lại với nhau. 5.5.16. Microsporum ripariae (Hubalek và cộng sự, 1973): + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud ở 250C sau 10 ngày, đường kính khuẩn lạc 30 mm, bề mặt phẳng, giữa hơi nhô lên. Bề mặt khuẩn lạc giống
  12. như bột hoặc có dạng lông tơ, màu trắng sau chuyển màu kem. Mặt sau màu vàng, ở giữa có màu nâu. + Hình dạng vi thể (hình 5.26): 1 2 Hình 5.26: Bào tử của M.nipariae. 1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ. - Sợi nấm không trong suốt, có vách ngăn, phân nhánh, kích thước 1,5 - 4 m. - Bào tử lớn thường đứng một mình, có cuống đính bào tử. Bào tử lớn thường xuất hiện xung quanh sợi nấm hoặc ở cuối sợi nấm, không trong suốt, th ành không dày, mặt sần sùi, có một số bào tử thành nhẵn. Bào tử thường có dạng giống điếu thuốc lá xì gà hoặc dạng hình trụ, có 4 - 8 ngăn, thường là 4 ngăn, kích thước trung bình 36,5  9,3 m. - Bào tử nhỏ thường là một tế bào không trong suốt, mặt nhẵn, thành mỏng, không có cuống, hình cầu, kích thước 2,3 - 5 m.
  13. + Đặc điểm riêng: phát triển tốt ở 370C. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: phân lập đ ược từ tổ và lông chim nhạn, có khả năng gây bệnh ở người và chuột. 5.5.17. Microsporum rivalieri (Vanbreuseghem, 1963): + Hình dạng khuẩn lạc: trên môi trường Sabouraud sau hai tuần khuẩn lạc có màu trắng tuyết, bề mặt dạng lông, giữa hơi lõm, có thể xuất hiện dạng luống cày. Mặt dưới màu vàng sáng hay có màu gỗ sồi. Hiện tượng thay đổi hình dạng chậm. + Hình dạng vi thể (hình 5.27): 1 2 Hình 5.27: Bào tử và sợi nấm dạng lược thưa của M.rivalieri. 1. Bào tử lớn; 2. Sợi nấm dạng lược thưa.
  14. - Nhiều sợi nấm hình cung ở phía mặt cong, có những chồi nhỏ, ngắn, đầu tù, tạo nên hình dạng giống chiếc lược thưa đơn giản, từ các sợi nhỏ ngắn này có thể tiếp tục hình thành một cơ quan tương tự. - Bào tử lớn cũng không nhiều, kích thước khá lớn. Bề mặt bào tử lớn xù xì, giữa co thắt lại. - Bào tử nhỏ rất ít. + Nơi xuất hiện: phân lập lần đầu tiên ở tóc trẻ em ở Công Gô, sau đó phân lập được từ trẻ em Nigeria. 5.5.18. Microsporum vanbreuseghemii (Georg và cộng sự, 1962): + Hình dạng khuẩn lạc: bề mặt khuẩn lạc giống như bột hoặc lông tơ, màu hoa hồng. Mặt dưới không màu hoặc màu vàng. Khuẩn lạc dễ biến dạng. + Hình dạng vi thể (hình 5.28): Hình 5.28: M.vanbreuseghemii. - Bào tử lớn có dạng hình lạp sườn, có nhiều ngăn, 1. Bào tử lớn; 2. Bào tử nhỏ. thành dày, bề mặt sần sùi, kích thước 70  12 m. Bào tử lớn thường đứng đơn độc, hình thành xung quanh sợi nấm hoặc cuối sợi nấm. - Bào tử nhỏ hình quả lê hoặc hình trứng, hình thành quanh sợi nấm.
  15. + Đặc điểm riêng: môi trường pepton (Difco) kính thích sự tạo màu và hình thành bào tử lớn. Trên in vitro tạo cơ quan đâm chọc trên sợi tóc. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: phân lập từ đất và động vật (chó, sóc). Có khả năng gây bệnh ở người và một số động vật. Trong thực nghiệm nấm gây bệnh cho chuột. + Dạng sinh sản hữu tính của M.vanbreuseghemii: Nannizzia grubyia (Georgi và cộng sự, 1962). - Thể quả hình cầu, màu thay đổi từ màu trắng sang màu vàng nâu nhạt, đường kính 150-600 m. - Những sợi của thể quả không trong suốt, có vách ngăn, phân nhánh dạng mỏ neo, một số sợi hướng cong theo trục chính, độ dày thành tế bào giảm dần về cuối sợi, bề mặt sần sùi, đường kính tế bào 4 - 5 m (hình 5.29). Hình 5.29: Sợi vỏ thể quả của N.grubyia. - Bào tử lớn xuất hiện ở xung quanh hay ở cuối những sợi của thể quả. - Túi bào tử hình cầu, thành mỏng dễ vỡ, đường kính 4,8 - 6 m, có 8 bào tử màu vàng nhạt, thành nhẵn, hình trứng, kích thước bào tử 2,4  3 m.
  16. 5.6. Chi Trichophyton (Malmsten, 1845): * Đặc điểm chung: + Trên môi trường Sabouraud hoặc trên một số môi trường đặc biệt tạo bào tử lớn. Hình dạng bào tử lớn thay đổi, thường có dạng hình chuỳ, hình trụ, hình lạp sườn hoặc hình thoi. Thành bào tử mỏng (trừ bào tử của T.ajelloi), bề mặt nhẵn (hình 5.30). 3 4 5 2 1 6 7 8 9 10 11 12 Hình 5.28: Bào tử lớn một số loài Trichophyton. 1. T.tonsurans 5. T.rubrum, 9. T.megninii, 2. T.mentagrophytes, 6. T.quinckeanum, 10. T.verrucosum,
  17. 3. T.violaceum, 7. T.terrestre, 11. T.simii, 4. T.equinum, 8. T.erinacei, 12. T.vanbreuseghemii. + Tạo nhiều bào tử nhỏ trên môi trường Sabouraud, một số loài chỉ tạo ra bào tử nhỏ trên môi trường đặc biệt. * Những đặc điểm khác: + Một số loài tạo ra sợi nấm dạng vợt, bào tử áo và hình cuộn do các sợi nấm quấn vào nhau. Một số loài thấy có sợi nấm dạng lò xo. + Một số loài sống hoại sinh trong đất nh ư T.terrestre, T.ajelloi… một số loài ký sinh trên động vật, người. 5.6.1. Trichophyton ajelloi (Vanbreuseghem, 1952): + Tên khác: Epidermophyton ajelloi, Epidermophyton terrigenum, Keratinomyces ajelloi. + Hình dạng khuẩn lạc: khuẩn lạc phát triển nhanh trên môi trường Sabouraud. Thời gian đầu khuẩn lạc giống như bụi sau đó chuyển sang dạng lông tơ mịn, màu vàng hoặc vàng nâu. Mặt dưới màu hồng, nhiều khi hơi đen khuếch tán vào môi trường. Khuẩn lạc dễ thay đổi.
  18. + Hình dạng vi thể: - Bào tử lớn hình thành quanh sợi nấm, đứng một mình hay tạo thành nhóm, có cuống bào tử. Hình chùy hoặc hình điếu xì gà, hai đầu hơi nhọn hoặc hơi tròn, thành dày, mặt nhẵn, kích thước 45-55  7-8 m (hình 5.31). - Bào tử nhỏ ít tạo thành, chỉ tạo ra trên môi trường đặc biệt, có hình cầu hoặc hình quả lê. + Đặc điểm riêng: trong in vitro tạo ra cơ quan đâm chọc trên tóc. Trên môi trường celluloza tạo Hình 5.31: Bào tử lớn của T. nhiều bào tử lớn. ajelloi. + Nơi cư trú và khả năng gây bệnh: sống hoại sinh trong đất, ít khi gây bệnh ở người và động vật. + Dạng sinh sản hữu tính của T.ajelloi: Arthroderma uncinatum (Dawson, Gentles, 1961): - Thể quả được hình thành từ hai sợi nấm khác nhau của hai khuẩn lạc. Thể quả hình cầu, màu vàng nhạt, kích thứơc 300 - 900m. - Hệ sợi (peridium) quấn quanh thể quả màu vàng nhạt, có vách ngăn không trong suốt, phân nhánh đôi Hình 5.32: Sợi vỏ thể quả của A.uncinatum.
  19. theo kiểu mỏ neo, tế bào to, bề mặt sần sùi có dạng hình quả tạ (hình 5.32). - Ngoài ra cũng xuất hiện những vòng xoắn lò xo có vách ngăn. Một số bào tử lớn tạo ra ở xung quanh hoặc cuối các sợi này, hình thoi, thành mỏng. - Túi bào tử hình cầu, thành mỏng dễ vỡ, kích thước 5,4-7,2  5-6,3 m, có 8 bào tử. Bào tử không trong, thành nhẵn hoặc có gai mịn, bào tử hình thấu kính, kích thước 2,3-2,7  1,4-1,8 m, khi các bào tử đứng tập trung có màu vàng nhạt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2