Học qua nhãn quan, định vị
lượt xem 9
download
Tham khảo tài liệu 'học qua nhãn quan, định vị', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Học qua nhãn quan, định vị
- Học qua nhãn quan, định vị “Việc học, cho những người thiên về nhãn quan diễn ra ngay một lúc, cùng với khối lượng thông tin lớn, thay vì quá trình tiếp thu từ từ những thông tin rời rạc, những bước nhỏ hay thói quen thu lượm được trong luyện tập. Ví dụ, những người này có thể tiếp thu một cách nhanh chóng một lượng lớn thông tin qua những bảng biểu thay vì ghi nhớ các mẩu thông tin một cách đơn lẻ. 1
- Sắp xếp: Cách nhìn theo nhãn quan hay định vị là nguyên tắc cơ bản Lý tưởng nhất cho những người có khả năng này là một không gian cõ sắp xếp với những đồ vật với vị trí xác định. Họ sẽ không cảm thấy thoải mái với những không gian chưa hoàn thiện hay lộn xộn. Với một giác quan nhạy bén về sự cân bằng và hoàn thiện họ có thể nói những đồ vật nào hoặc điều gì lệch khỏi vị trí, hay không thật sự thẳng hay những nhận xét tương tự. Những người này cũng rất tinh khi làm việc với những hình ảnh đối chiếu hoặc xoay chiều và luôn cố gắng sắp xếp theo nhóm, màu sắc… Quan sát/ Thử nghiệm: Những người thiên về nhãn quan rất dễ nhận ra một “bức tranh” tổng thể của những hệ thống đơn giản hay phức tạp. Họ cũng rất giỏi tóm tắt hay tổng kết, đặc biệt, họ còn nhớ được chi tiết hay tạo ra những sâu chuỗi.
- Sự xuất hiện của bản thân (ăn mặc, đầu óc hay cử chỉ) khá quan trọng Hình thức bản thân đối với họ khá quan trọng cũng như những gì họ quan sát để ở hình thức của người khác. Họ có eye-contact khi nói chuyện, mặc dù có thể bị ảnh hưởng với đồ vật xung quanh. Tiếng động nền làm giảm khả năng nghe của họ. Còn trong lớp học, hay buổi họp, họ thường vẽ lăng nhăng ra nháp. Họ thích đọc hoặc làm việc dưới ánh sáng nhẹ hoặc là ánh sáng tự nhiên và trong các điều kiện thoải mái. Họ đặc biệt khó chịu với đèn chiếu, ánh sáng quá mạnh, chất liệu thô hay nhiệt độ quá khắc nghiệt. Chiến lược trong học tập Tập trung vào mục tiêu của khóa học Hãy nói chuyện với giáo viên để hiểu rõ và áp dụng những điều đó vào hoàn cảnh của bạn. Tìm sự trợ giúp của những người có khả năng sắp xếp cao:
- để giúp bạn liên hệ những điều đã học và những kiến thức mới. Tìm kiếm các cơ hội sử dụng kiến thức mới. Cách tiếp cận trực tiếp. o Sử dụng cách lưu ý tưởng bằng hỉnh ảnh thay vì giải thích bằng o lời văn. Chú trọng vào những phần kiến thức liên quan đến không gian, có hình vẽ… Ví dụ: trong Toán học, môn Hình học có nhiều yếu tố hình ảnh hơn là môn Đại số. Trong Khoa học, Vật Lý thì hơn là Hóa học. Hay là những áp dụng hình ảnh trong môn Vi Tính, vẽ trong Mỹ Thuật, Kiến trúc, Cơ khí, Hàng không, hay Phát triển thành thị… Tìm tòi nhữung nghiên cứu mang tính độc lập hoặc đề tài mở Cách học kiểu giải quyết từng vấn đề, học từ các ví dụ cụ thể, hay là các cách mà bạn có thể thoải mái, linh hoạt với kiến thức sẵn có và có nhiều phương án lựa chọn để đánh giá, trình bày kiến thức.
- Thói quen học tập Hãy luôn hình dung tổng thể vấn đề khi học nhất là khi bạn đang học những phần nhỏ hoặc các phần chi tiết. Khi muốn nhớ điều gì đó hãy nhắm mắt để hình dung các thông tin để tiện cho việc gợi nhớ lại các thông tin. Bạn cũng có thể sử dụng flash cards (những mảnh giấy nhỏ, mặt trước ghi định nghía, mặt sau giải thích tương ứng) và đừng ghi quá nhiều, chủ yếu chie để cho bạn dễ hình dung các định nghĩa hoặc ý nhỏ. Một khi bạn đã nắm được định nghĩa Tập áp dụng các thông tin đó vào các tình huống, ví dụ mới, hoặc dần dần nâng cao mức độ khó khi bạn học thêm được nhiều điều mới, thay vì lặp lại các ví dụ quen thuộc. Sử dụng sơ đồ định nghĩa (hơn là dàn ý)
- sắp xếp các bài viết nhỏ bạn đã làm hình dung các ý, mối quan hệ giữa các ý đó, xâu chuỗi và kết quả. Tìm ý bằng các hình minh họa, bảng biểu, mẫu vẽ. Tìm các nguồn dữ liệu có hình ảnh, minh họa khác nhau video, các chương trình PowerPoint, bảng biểu, bản đồ và các chương trình nghe nhìn khác, Sử dụng các thiết bị hiện đại: Tận dụng các chương trình có hình vẽ của máy vi tính trong khi học hoặc xác định thông tin. Tận dụng các nút Stop/Start/Replay trong các chương trình nghe nhìn trên máy vi tính. Tạo một chương trình sử dụng phần mềm hình ảnh hoặc âm thanh cho riêng bạn thay thế những bản viết tay. Phát triển và ứng dụng đồ họa và/hoặc mẫu vật 3 chiều.
- để hiểu được các kiến thức mới. Nghe giảng trong lớp Tránh chỗ ngồi dễ bị phân tán trong lớp học (gần cửa sổ, cạnh cửa ra vào…) Luôn tìm cơ hội tạo hứng thú cho bài giảng bằng các hoạt động: như bài tập nhỏ, hỏi đáp, 2 người suy nghĩ và trả lời… Minh họa các ghi chép bằng hình ảnh và bảng biểu Xem lại, sắp xếp các ghi chép sau giờ học với sơ đồ định nghĩa Giữ và sắp xếp các tờ giấy bài thầy cô phát thành một tập và các tóm tắt của bài giảng. Trong các tờ bài phát đó, chọn những tờ có ghi chép có hướng dẫn hoặc chỗ trống
- để bạn có thể điền và hoàn thành. Khi đọc sách giáo khoa Lướt qua tiêu đề, biểu đồ, hình vẽ để có được hình dung sơ bộ nội dung 1 chương trước khi bắt đầu đọc Sử dụng bút gạch chân màu để làm nổi bật các đoạn quan trọng Viết hoặc minh họa ra lề sách cũng để làm nổi bật ý quan trọng. Làm bài kiểm tra đánh giá Viết ra giấy hoặc vẽ ra các bước cần làm như một checklist những việc cần làm để theo dõi Nghĩ đến các liên tưởng hình ảnh nếu muốn ghi nhớ thông tin
- (Có khi, bạn nhớ được câu trả lời nằm ở chỗ nào của trang nhưng mà lại không nhớ nội dung câu trả lời!) Nếu bạn gặp khó khăn với những bài kiểm tra tính giờ, hãy gặp với giáo viên và xem xem liệu có cách kiểm tra nào khác cho bạn không Bài luận hoặc bài kiểm tra viết đoạn văn ngắn, hoặc diễn thuyết trước lớp có thể là những cách kiểm tra khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm giáo dục đạo đức HS tiểu học qua hoạt động ngoài giờ lên lớp
10 p | 317 | 76
-
Bài 46: ĐỊNH LUẬT SÁC LƠ.NHIỆT ĐỘ TUYỆT ĐỐI
4 p | 248 | 18
-
Quản lý học viên trong giờ học
4 p | 78 | 10
-
SKKN: Làm thế nào phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ thông qua các nhóm thực phẩm
7 p | 107 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Xã hội hoá giáo dục- khâu đột phá nhằm tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện Nga Sơn
18 p | 50 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trường trung học cơ sở
25 p | 60 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động thư viện đạt hiệu quả
25 p | 53 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học
20 p | 56 | 6
-
Nét khu biệt và nét dư
3 p | 219 | 5
-
Trong tác phẩm một người Hà Nội, vì sao tác giả Nguyễn Khải lại gọi nhân vật bà Hiền là hạt bụi vàng của Hà Nội? Em hãy viết bài văn giải thích điều đó?
4 p | 68 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học
18 p | 29 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh của GVCN THCS để giúp các em ứng phó với nguy cơ bị xâm hại tình dục trong đời sống hiện nay
29 p | 43 | 4
-
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong đoạn trích "Đất Nước" của trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 153 | 4
-
Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
6 p | 143 | 3
-
Cảm nhận về đoạn thơ Đất Nước làm sáng tỏ nhận định: Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn thơ Đất Nước được sử dụng vừa quen thuộc vừa mới lạ
3 p | 53 | 3
-
Chương 1: CƠ HỌC CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
7 p | 100 | 3
-
Giáo án Toán lớp 4: Tuần 15 (Sách Chân trời sáng tạo)
18 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn