intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT - QUẢ LẮC SINH HỌC

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

130
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'học thuyết thiên nhân hợp nhất - quả lắc sinh học', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT - QUẢ LẮC SINH HỌC

  1. HỌC THUYẾT THIÊN NHÂN HỢP NHẤT PHỤ LỤC : QUẢ LẮC SINH HỌC Để giúp cho thầy thuốc có 1 cái nhìn tổng hợp về Đông Tây Y, chúng tôi xin giới thiệu dưới đây, 1 môn học đang được các nhà nghiên cứu Tây phương chú tâm đến, nội dung của nó rất sát gần với học thuyết Thiên Nân Hợp Nhất, chỉ khác là đào sâu hơn, cụ thể hơn về con người, đó là NHỊP SINH HỌC, cụ thể là đồng hồ hoặc quả lắc sinh học. A.- ĐẠI CƯƠNG Năm 1964, F. Halberg đầu tiên sử dụng danh từ "Circadian" và được định nghĩa là: "thuộc vào 1 thời gian khoảng 24g. Đặc biệt áp dụng cho sự lập lại đều đặn của 1 số hiện tượng vào khoảng cùng 1 giờ mỗi ngày trong các cơ thể sống" (Circadian; pertaining to a Period of about 24 hours applied especially to the Rhythmic Repetition of certatin Phenomens in living organisms at about the same time each day). Dần dần môn học này phát triển rộng và nhằm mô tả hoạt động nhịp nhàng và nhất là có tính cách tuần hoàn của môi trường nội thể và được gọi chung là : "Cyclostasis". Kyklos tiếng Hy Lạp là vòng tròn và stasis là bất
  2. động, mang ý nghĩa như 1 chu kỳ, giống như ý niệm "Hoàn vô đan" mà người xưa quan niệm trong thiên "Nguyên Kỷ Đại Luận" (TVấn 66) : "Thiên hữu Ngũ hành, dĩ sinh Hàn, Thử, Táo, Thấp, Phong, Ngũ khí vận hành như Hoàn vô đoan" (Trời có 5 hành sinh ra, lạnh, nóng, khô, ẩm, gió, 5 khí vận hành là chiếc vòng không đầu mối). B.- NHỮNG LIÊN HỆ GIỮA CƠ THỂ VÀ NHỊP SINH HỌC Vì khuôn khổ tài liệu có hạn, chúng tôi chỉ trích dẫn 1 đoạn vào những mối liên hệ giữa cơ thể và đồng hồ sinh học thôi, muốn biết thêm, xin tra cứu ở các tài liệu đã trích dẫn. 1. Về thân nhiệt : - Giờ có thân nhiệt thấp nhất ở trẻ 2-3 tuần, vào lúc 21 giờ, trẻ 10-14 tuổi lúc 5g, ở trẻ 6 tháng lúc 23g, ở trẻ 2-3 tuổi lúc 3g, ở người lớn lúc 7g. 2. Về huyết áp và mạch : - Giờ có mạch cao nhất : ở trẻ 6-8 tuần vào khoảng 1-3g, ở trẻ 5-8 tháng vào khoảng 3-5g, ở trẻ 2-3 năm vào khoảng 5-7g. - Tần số co bóp tim ban ngày cao hơn ban đêm tới 30%.
  3. - Nhịp huyết áp có cực tiểu vào lúc 23-24g, cực đại vào 11-12g hoặc 18-19g. - Tần số co bóp của tim và mạch đập tụt xuống thấp nhất vào lúc sáng sớm (cuối giấc ngủ). - Huyết áp động mạch thường cao nhất lúc 18g và thấp nhất vào buổi sáng khoảng 8-9g. 3. Mắt : - Nhãn áp tăng buổi sáng và giảm buổi chiều. 4. Gan mật : - Mật tiết ra từ Gan buổi sáng nhiều hơn. - Hàm lượng Glycogen trong Gan đạt tối đa lúc 3g và thấp nhất lúc 15g. Tỷ lệ đường huyết cao nhất lúc 9g và thấp nhất lúc 18g. 5. Dịch vị bao tử : - Dịch vị buổi sáng ít Acit hơn buổi chiều. 6. Bài tiết nước tiểu :
  4. - Bài tiết nước tiểu cao nhất vào ban ngày, ít nhất vào ban đêm khoảng 24-4g. 7. Nội tiết : - Sự bài tiết Cocticosteriot (tuyến thượng thận) trong huyết tương cao nhất vào lúc 4-6g và thấp nhất vào 24g, còn trong nước tiểu thì nhiều nhất 7- 11g, ít nhất vào 23-3g. C. ÁP DỤNG VÀO Y HỌC Biết rõ thời khắc mạnh yếu của từng cơ quan tạng phủ sẽ giúp việc điều trị đạt nhiều hiệu quả cao dù nhiều khi chỉ dùng liều lượng, thuốc rất ít, cũng từ đó, có thể dẫn đến việc phòng bệnh 1 cách thiết thực. Việc nghiên cứu các Nhịp Sinh Học để phục vụ cho Y Học đã đi đến 3 nhận xét quan trọng : a) Một số bệnh là kết quả của rối loạn Nhịp sinh học. b) Triệu chứng nhiều bệnh có những biểu hiện chu kỳ, có thể làm cơ sở cho chẩn đoán. c) Dùng thuốc chữa bệnh phải tính toán giờ giấc cho thuốc.
  5. 1. Trong chẩn đoán - Tần số co bóp của Tim và mạch đập tụt xuống thấp nhất vào lúc sáng sớm (cuối giấc ngủ), lúc độ máu tụ lại trong các buồng phổi, điều đó cắt nghĩa tại sao hay có các cơn ho buổi sáng sớm ở những người bị viêm phổi, như vậy chứng ho này do ảnh hưởng của Tim. - Thời gian lên cơn hen trùng hợp với thời gian bài tiết Cocticoit ra nước tiểu xuống tới mức thấp nhất (24-4g), nhờ đó, người ta dùng Corticosteroit có thể cắt cơn hen như vẫn làm trên lâm sàng. (Như vậy cơn hen có nguồn gốc ít và nhiều ở Tuyến Thượng Thận). 2. Trong điều trị + Thời điểm cho thuốc tốt nhất : - Tác dụng kích thích thần kinh trung ương của Nhân Sâm mạnh nhất vào mùa Thu và mùa Đông, còn về mùa hè và mùa xuân, tác dụng thấp nhất. (Brekhman 1976). - Thuốc gây tê để nhổ răng sâu, có tác dụng lâu nhất vào lúc 15g và ngắn nhất vào khoảng 7g (Reinberg 1976).
  6. - Thuốc ngủ, tác dụng dài nhất vào mùa đông và xuân ngắn nhất vào mùa hè và Thu (P. P. Golicop 1966). - Penixilin chích vào buổi chiều tối bao giờ cũng cho nồng độ trong máu cao hơn và giữ được lâu hơn là chích vào buổi sáng và ban ngày (V. Petkop 1 1974). - Ouabain chích vào cho tỷ lệ chết rất cao vào khoảng 8-12g nhưng chích vào lúc 24g tỉ lệ chết rất thấp. - Cho thuốc không đúng giờ thích hợp, không những khó khỏi bệnh mà còn có hại vì có thể gây rối loạn cấu trúc thời gian của cơ thể. Thí dụ : Chích ACTH hoặc Dexamethazone vào những thời điểm ở xa mỏm cực đại của Cortisol huyết, tức là lúc tuyến Thượng thận bài tiết các Corticoid thấp nhất thì sự rối loạn các nhịp sinh học của cơ thể càng mạnh. Chính vào những lúc này, các thuốc có độc tính cao nhất. Ngược lại nếu cho thuốc đúng vào lúc mỏm cực đại của Cortisol huyết thì sự rối loạn các nhịp sinh học không xảy ra. Qua 1 số thí dụ trên ta thấy : cần nắm vững thời điểm thịnh suy, sinh khắc của các tạng phủ cơ thể thì việc dùng thuốc mới có hiệu quả và an toàn,
  7. tránh được tai họa đáng tiếc. Hướng mà các nhà nghiên cứu đang tập trung là : - Tìm thời điểm mà cơ thể nhạy cảm nhất đối với các thứ thuốc nghiên cứu để có thể dùng liều thấp nhất mà đạt hiệu lực cao, dùng những chất độc để chữa bệnh mà ít gây tác hại. - Tránh thời điểm mà cơ thể có mức đề kháng yếu nhất để giảm bớt các phản ứng phụ. - Trong châm cứu, người ta nhận thấy, mỗi đường kinh vượng và suy vào 1 giờ nhất định. Thí dụ : Phế kinh vượng vào giờ Dần (3-5g), Vị (7-9g). Do đó, có thể tăng thêm tác dụng của điều trị bằng châm cứu nếu châm cứu kích thích vào giờ đường kinh vượng. Phương pháp châm này được áp dụng rất nhiều trong Tý Ngọ Lưu Chú. 3. Trong phòng bệnh - Người ta thấy rằng, cơ thể chịu đựng được lao động nặng có giờ. Người ta yếu hơn vào các thời gian từ 2-5g sáng và từ 12-14g trưa. Nhưng người ta lại khỏe hơn vào lúc 8-12g sáng và 14-17g chiều. Nếu từ 8-12g người ta có thể lao động nặng được 4 điểm thì từ 2-5g chỉ được gần 1 điểm. (A. Emmé). Cho nên con người vào lúc 2-5g sáng nếu cố gắng lao động
  8. cũng có thể đạt 4 điểm nhưng sự gượng ép này không khác gì uống thuốc kích thích, kéo dài mãi sẽ có hại. Tốt nhất là sắp xếp chế độ làm việc thế nào cho khớp với các nhịp 24g của cơ thể. Những nghiên cứu về các Nhịp Sinh Học ở người hiện nay đang được tiếp tục ngày càng nhiều, sẽ giúp cho Y học giải thích được nhiều cơ chế bệnh tật hơn để sớm có các biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa có hiệu lực.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2