intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỘI HỌA MỸ THUẬT BẮC MIỀN TRUNG - NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN

Chia sẻ: Dfsdfs Jjnjknkmn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

73
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với địa hình hẹp (quãng hẹp nhất ở Quảng Bình chỉ rộng 36km). Độ dốc lớn, quanh năm gió Lào, cát nóng, khí hậu khô cằn... Đã tạo nên tố chất của con người vùng đất này có những cơ thể săn chắc, đen sậm, vai rộng, tay dài và ý chí kiên cường, bền bỉ, chịu đựng gian khổ vô biên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỘI HỌA MỸ THUẬT BẮC MIỀN TRUNG - NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN

  1. HỘI HỌA BẮC MIỀN TRUNG - NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN
  2. Với địa hình hẹp (quãng hẹp nhất ở Quảng Bình chỉ rộng 36km). Độ dốc lớn, quanh năm gió Lào, cát nóng, khí hậu khô cằn... Đã tạo nên tố chất của con người vùng đất này có những cơ thể săn chắc, đen sậm, vai rộng, tay dài và ý chí kiên cường, bền bỉ, chịu đựng gian khổ vô biên. Cũng do những biến cố lịch sử để lại, con sông Bến Hải trở thành ranh giới chia cắt hai miền, và như ta đã biết, nơi “giáp ranh” mọi sự trên đời đều là nơi ác liệt nhất. Ngay từ năm 1960, tôi đã nghe đến cuộc đấu cột cờ ở chân cầu Hiền Lương, hai bên thi nhau xây cột cờ cao hơn và
  3. cuối cùng phe Bắc thắng với cột cờ cao 38m. Cùng thời gian đó, các họa sĩ miền Bắc từ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam đã vào tận Vĩnh Linh vẽ tranh cổ động tại chân cầu cổ vũ tinh thần quân dân giới tuyến và cả nước. Từ năm 1964, Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc, khu vực Bắc miền Trung trở thành cái túi bom bởi toàn bộ các tuyến đường xuất phát tiếp tế người và vũ khí, lương thực đều từ đây. Có thể nói, tất cả các thành phố, các tuyến đường từ Thanh Hóa vào đến Vĩnh Linh đều “nát bét”. Ngay lập tức, thầy trò mỹ thuật hai trường (Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam và Trường Mỹ thuật công nghiệp) đã cử nhiều đoàn vào vẽ trong tuyến lửa, cùng ăn, ở và chiến đấu tại các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong và dân quân du kích địa phương. Các thầy cô Huy Oánh, Giáng Hương, Đỗ Hữu Huề, Trọng Cát, Lê Thiệp, Lợi Hoan Trang, Nguyễn Thụ đã nhiều lần đưa học sinh, sinh viên vào nơi tuyến lửa ở Đò Lèn, Hàm Rồng, Quảng Bình, Vĩnh Linh... ký họa dưới bom đạn đỏ trời, các thầy cô cao tuổi chí khí cũng không kém, thầy Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đức Nùng... dẫn học sinh vào tận Hồ Xá, Vĩnh Kim để vẽ quân và dân khu 4 sống và chiến đấu, nhiều ký họa và tác phẩm đến bây giờ ta không thể quên: Lão du kích Hoàng Trường của Đinh Trọng Khang, Ngư dân Quảng Bình của Đỗ Hữu Huề, Trăng lên của Nguyễn Văn Chung, Trạm giao liên Trường Sơn của Vũ Giáng Hương, Bác vẫn cùng chúng cháu Hành quân của Nguyễn Thụ và Huy Oánh, Cầu Hàm Rồng của Huy Oánh, Sẵn sàng chiến đấu của Quang Phòng... Trong gian khổ cực kỳ của cuộc chiến, nhiều đoàn
  4. sinh viên hành quân vào chiến trường bằng xe đạp, uống nước hố bom, nhiều học sinh sau đợt thực tập muốn ở lại cùng chiến đấu với các chiến sỹ, rồi về học sau..., nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã xung phong vào công tác nơi tuyến lửa, nằm sâu công tác vùng này, vẽ và chiến đấu như những người lính thực thụ: họa sĩ Nguyễn Vinh tại Quảng Bình, họa sĩ Phạm Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Song tại Vĩnh Linh, họa sĩ Lê Hàn tại Nghệ An... Trong các mũi nhọn luôn có mặt trên trận tuyến hội họa ở Bắc miền Trung thời chống Mỹ không thể không kể đến lực lượng hội họa trong quân đội, ngoài lực lượng được cầm bút chuyên nghiệp như các họa sĩ: Quang Thọ, Văn Đa, Huy Toàn, Phạm Thanh Tâm, Phạm Lực, Đinh Rú, Trần Thành Công, Quách Đại Hải, Phạm Việt... trên Phòng Văn nghệ quân đội... Để lại trong lòng người yêu hội họa, những tác phẩm khó quên như: Cồn Cỏ của Quang Thọ, Hành quân của Văn Đa, họa sĩ Phạm Lực do yêu cầu của công tác mà chỉ sau một đêm đã vẽ xong 1 tranh cổ động cỡ lớn treo phục vụ chiến đấu trên vách núi. Ngoài ra còn phải kể đến lực lượng các họa sĩ trực tiếp cầm súng chiến đấu trong các đơn vị mà các anh chỉ có thể vẽ trong quãng nghỉ dọc đường hành quân, sau trận chiến đấu như: Phạm Mai Châu, Hoàng Tích Minh, Lê Duy ứng, Trần Lê An, Nguyễn Hải Nghiêm, Trần Luân Tín ở sư đoàn 325 nổi tiếng, nhiều người đã hy sinh như Hồ Nia, Lê Minh Trịnh, Hoàng Tích Minh, Quách Thiện Thuật... Binh chủng công binh có Thành Chương và Tường Huân vừa tháo kíp bom xong là ký họa ngay với những bức chì
  5. than khó quên; binh chủng Thông tin có Nguyễn Cương, Phạm Ngọc Liệu, Thiết giáp có Lê Trí Dũng, Thế Hữu ở pháo binh, Phạm Ngọc Doanh, Nguyễn Đức Thọ, Đặng Chung, Đỗ Hiển, Vũ Huyên... ở Phòng không - Không quân. Nguyễn Trọng Đoan ở cao xạ pháo bảo vệ Hàm Rồng... Trên dải đất Bắc Trung bộ còn có một mặt trận vô cùng khốc liệt, đó là tuyến đường Trường Sơn, đường 559 anh hùng, để chặn tuyến đường huyết mạch này, Mỹ đã ném vào đây số lượng bom bằng hàng chục quả bom nguyên tử, chính tại nơi này, lực lượng hội họa của chúng ta cũng có mặt, hẳn người yêu hội họa những tháng năm gian khổ còn nhớ triển lãm tại Hà Nội ký họa của Bùi Quang ánh, Hoàng Đình Tài với những tác phẩm “tuyệt chiêu”, ngoài ra còn có Đức Dụ, Ngân Chài với những ký họa mà sau này các anh dựng thành tranh lớn, Giữa rừng sơn mài của Hoàng Đình Tài, Cổng Trời sơn dầu của Đức Dụ, Pháo qua Long Đại khắc gỗ của Ngân Chài. Tất cả các anh đều mang theo trong mình trái tim người họa sĩ trong hình hài người lính. Nhiều bức ký họa tại chiến trường sau này trở thành những tư liệu quý để đẩy lên thành tác phẩm: Vượt Trọng điểm sơn mài của Lê Trí Dũng, Trường Sơn năm ấy sơn khắc của Phạm Ngọc Liệu, Nối mạch máu thông tin sơn mài của Nguyễn Cương, Thành cổ 1972 sơn dầu của Nguyễn Hải Nghiêm, Pháo chuyển làn sơn dầu của Thế Hữu, Trong lòng đất sơn mài của Phạm Việt... Nhiều họa sĩ của Trường Mỹ thuật đã nằm sâu hàng 6 tháng trời tại tuyến đường này như: Đoàn của thầy Huy Oánh và các sinh viên Vũ Tấn Bá, Ca Lê Thắng, Nguyễn Văn Chư...
  6. Tới đây, tôi thật sự trách mình vì kiến giải còn hạn hẹp nên không thể kể hết ra đây được tất cả các họa sĩ từng tham chiến trên mảnh đất anh hùng này. Năm tháng trôi nhanh, vật đổi sao dời, giờ đây mỗi lần trở lại qua những địa danh một thời trai trẻ bao giờ tôi cũng bổi hổi bồi hồi: Hàm Rồng, Truông Bồn, Đồng Lộc, Ba Đồn, Vĩnh Kim, Vĩnh Chấp, Vĩnh Nam, Hồ Xá... Hàng rào điện tử Mắcnamara không còn nhưng Dốc Miếu còn đó, Cầu Hiền Lương vẫn còn đây với dòng Bến Hải lặng lẽ trôi, vẳng đâu đây như còn tiếng hát của chị Tân Nhân với bài hát nổi tiếng “Câu hò bên bến Hiền Lương” năm xưa. Và cùng những cảm xúc đó, hình ảnh các họa sĩ từng lăn lội tại mảnh đất này lại hiện lên trong tôi như những kỷ niệm máu thịt không quên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2