a) Dùng thước có chia xentimét và compa vẽ tam giác cân ABC cân tại B có cạnh đáy bằng 3cm, cạnh bên bằng 4cm.
b) Dùng thước có chia xentimét và compa vẽ tam giác đều ABC có cạnh bằng 3 cm.
Hướng dẫn giải bài 46 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1:
a)
– Vẽ đoạn thẳng AC = 3cm,
– Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AC vẽ cung tròn tâm A bán kính4 cm và cung tròn tâm C có bán kính 3cm.
– Hai cung tròn trên cắt nhau tại B.
– Vẽ các đoạn AB,BC ta được tam giác ABC.
b) Tương tự cách vẽ ở câu a với cung tròn tâm A, tâm C có bán kính 3 cm
Bài 47 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1
Trong cách hình 116,117,118 tam giác nào là tam giác cân, tam giác nào là tam giác đều? Vì sao?
Hướng dẫn giải bài 47 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1:
Hình 116.
Ta có: ∆ABD cân vì có AB=AD.
∆ACE cân vì AC = AE (do AB = AD, BC= DE nên AB + BC= AD+DE hay AC= AE).
Hình 117.
Ta tính được
∠G= 1800 – (∠H+∠I) = 1800 – (700+400) = 700
Nên ∆GHI cân vì(∠G = ∠H)
Hình 118.
∆OMK là tam giác cân vì OM= MK
∆ONP là tam giác cân vì ON=OP
∆OMN là tam giác đều vì OM= ON = MN
∆OKP là tam giác cân là vì ∠K = ∠P
Suy ra ∠OKM + ∠KOM=600
mà ∠OKM= ∠KOM nên ∠OKM=300
Tương tự ∠OPM = 300
Bài 48 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1
Cắt một tấm bìa hình tam giác cân. Hãy gấp tấm bìa đó sao cho hai cạnh bên trùng nhau để kiểm tra rằng hai góc ở đáy bằng nhau.
Hướng dẫn giải bài 48 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1:
Các bước tiến hành:
– Cắt tấm bìa hình tam giác cân.
– Gấp tấm bìa sao cho hai cạnh bên trùng nhau.
– Quan sát phần cạnh đáy say khi gấp lại trùng nhau.
Vậy hai góc ở đáy của hai tam giác cân bằng nhau.
Bài 49 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1
a) Tình các góc ở đáy của một tam giác cân viết góc ở đỉnh là 400
b) Tính góc ở đỉnh của một tam giác cân biết góc ở đáy bằng 400
Hướng dẫn giải bài 49 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1:
Gọi ABC là tam giác cân đã cho và góc ở định ∠A = 400
a) Ta có ∠A +∠B + ∠C=1800
∠B + ∠C = 1800 – ∠A = 1400
⇒∠B = ∠C =1400 /2 = 700
b) Ta có: ∠A +∠B + ∠C=1800
⇒∠A = 1800 – ∠B – ∠C
mà ∠B = ∠C = 400
nên ∠A =1800 – 400 – 400 =1000
Bài 50 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1
Hai thanh AB và AC vì kèo một mái nhà thường bằng nhau(h.119)
và thường tạo với nhau một góc bằng:
a) 1450 nếu là nhà tôn;
b) 1000 nếu là nhà ngói;
Tính góc BAC trong từng trường hợp.
Hướng dẫn giải bài 50 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1:
Ta có: AB=AC nên tam giác ABC cân ở A và có ∠A = 1450, Do đó ∠B = ∠C
a) Trong ∆ABC có ∠A +∠B + ∠C= 1800
⇒∠B + ∠C= 1800 – 1450 = 350
Vì ∠B = ∠C nên ta có 2∠B = 350
⇒∠B = 17,50
vậy ∠ABC = 17,50
b) tương tự với ∠A =1000
ta có ∠ABC = 400
Bài 51 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1
Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm D thuộc cạnh AC, điểm E thuộc cạnh AB sao cho AD=AE.
a) So sánh ∠ABD và ∠ACE.
b ) Gọi I là giao điểm BD và CE. Tam giác IBC là tam giác gì? Vì sao?
Hướng dẫn giải bài 51 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1:
∆ABD và ∆ACE có:
AB=AC(gt)
∠A góc chung.
AD=AE(gt)
Nên ∆ABD=∆ACE(c.g.c)
Suy ra: ∠ABD = ∠ACE.
Tức là ∠B1= ∠C1
b) Ta có ∠B= ∠C
mà ∠B1= ∠C1 (cmt)
suy ra ∠B2= ∠C2
Vậy ∆IBC cân tại I.
Bài 52 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1
Cho góc xOy có số đo, điểm A thuộc tia phân giác của góc đó. Kẻ AB vuông góc với Ox(B thuộc Ox), kẻ AC vuông góc với Oy(C thuộc Oy). Tam giác ABC là tam giác gì ? vì sao?
Hướng dẫn giải bài 52 trang 127 SGK Hình học 7 tập 1:
Xét 2 tam giác vuông ABO và ACO có:
∠O1 = ∠O2 = 1200/2 =600(gt); OA cạnh chung
ΔABO = ΔACO (Cạnh huyền, góc nhon)
⇒AB = AC ⇒ Δ ABC cân
Trong tam giác vuông ABO có ∠O1 = 600 ⇒ ∠A1 = 300
Trong tam giác vuông ACO có ∠O2 = 600 ⇒ ∠A2 = 300
Do đó ∠BAC = 600 ⇒ΔABC là tam giác đều(Tam giác cân có góc = 600)