intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hướng dẫn trồng bầu hồ lô

Chia sẻ: Ffsfff Thng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

155
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn cho bà con nông dân phương pháp gieo trồng và nhân giống bầu hồ lô mang lại năng suất và đạt chất lượng cao. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hướng dẫn trồng bầu hồ lô

  1. Hướng dẫn trồng bầu hồ lô
  2. Bầu hồ lô làm nghệ thuật từ trái bầu hồ lô
  3. Sản phẩm được làm từ Bầu Hồ Lô 1. Xử lý hạt giống trước khi trồng:
  4. Hạt giống sau khi thu hoạch Do hạt bầu có phần vỏ rất dầy và cứng nên nếu không xử lý trước có thể rất khó nảy mầm hoặc cây mầm có thể bị biến dạng. Các bạn cần ngâm hạt ở nước ấm khoảng 20 - 30độ C (có thể pha từ 3 phần nước lạnh + 2 phần nước nóng). Thời gian ngâm hạt từ 18 - 24h. 2. Gieo trồng Giai đoạn gieo hạt, bạn nên dùng những cái ly giấy uống nước để gieo. Nếu gieo trong chậu to thì lượng đất và nước quá nhiều, đất có thể bị lạnh và ảnh hưởng đến sự nảy mầm cũng như sự phát triển của cây sau này. Nên để ở nơi có bóng râm
  5. Dây bầu gieo sau 10 ngày Sau 4 - 7 ngày kể từ lúc gieo hạt, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Lúc này bắt đầu cho cây tiếp xúc dần với nắng. Sau 15 - 20 ngày, cây sẽ phát triển rất nhanh. Lúc này bạn bắt đầu cho cây ra chậu to hơn. Đối với các bạn ở trong thành phố, có thể dùng các chậu kiểng, thùng xốp để trồng. Chọn chậu hoặc thùng xốp có đường kính từ 40 - 60 cm, chiều cao > 40cm để đảm bảo đủ đất cho dây bầu phát triển sau này. Mỗi chậu như vậy chỉ nên trồng
  6. 1 dây bầu. Đất trồng có thể mua loại tro trộn sẵn ở các công ty bán đất sạch. Nếu có thời gian thì nên tự trộn đất trồng để đạt hiệu quả cao nhất: rẻ tiền, điều tiết được lượng phân bón có trong đất. Để trồng bầu hồ lô có hiệu quả các bạn nên tham khảo thêm ở bài viết sau: Hướng dẫn trồng bầu, bí, mướp sai quả. 3. Chăm sóc Lúc này cây bắt đầu leo, các bạn phải làm giàn cho cây leo lên. Giàn bầu có thể làm bằng các dây kẽm giăng ngang dọc, tạo thành các ô vuông có cạnh từ 20 -
  7. 25cm (tốt nhất nên làm bằng các đoạn tre, nứa dài 2, 3m hoặc dây dù hoặc lưới giàn leo chuyên dụng...). Ở đây tôi sử dụng các khung lưới B40 cũ, có bán ở các vựa ve chai, phế liệu. Loại này thì giá hơi cao, nhưng sử dụng được lâu dài. Giàn leo làm bằng lưới B40 Để dây bầu phát triển mạnh hơn, bạn có thể bón thêm một lớp phân bò hoai bóp nhuyễn trên bề mặt, hoặc phân Dynamic, phân NPK... 4. Sâu bệnh Giàn bầu ở nhà tôi chỉ bị mỗi một chứng bệnh là con nhện vàng, Những con nhện
  8. này bám vào lá hút nhựa, khiến cho lá bị co lại, vàng lá ... Để diệt loại nhện này, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có bán ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp. 5. Ra hoa và thụ phấn Bầu Hồ Lô lớn rất rất nhanh! Mỗi ngày bạn sẽ thấy chúng lớn lên và có lẽ bạn sẽ thấy ngạc nhiên về điều này. Thường hoa đực nhiều hơn hoa cái, có thể để cây tự thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Hoặc có thể thụ phấn cho cây bằng cách chọn một bông hoa đực nở to và hạt phấn đã bung ra xung quanh, ngắt hoa đực đó, lấy nhị của hoa đực cho tiếp xúc nhụy của hoa cái, lúc này bạn sẽ thấy phấn hoa của nhị bông đực dính lên thùy của hoa cái, vậy là được. Sau khi đã được thụ phấn nếu thành công sau 24- đến 48 giờ hoa cái sẽ cong xuống và hình thành trái non, lúc này trái sẽ lớn rất nhanh, các bạn sẽ thấy trái lớn từng ngày một rất thích. Lưu ý: Trước khi cây ra hoa và sau khi đậu trái các bạn nên phun Super 6-14-6 để ngăn rụng hoa và trái non, pha 5cc trong 1 lít nước phun đều 2 mặt lá, tuần 1 lần. Sau khi cây ko còn ra hoa cái và trái bắt đầu lớn nên phun thêm Super Growth RD, pha 1cc cho 1lít nước, cách 5 đến 7 ngày phun 1 lần. Các bạn nên nhớ rằng khi phun phân bón hoặc thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn trên chai thuốc hoặc hỏi người bán, đeo găng tay và khẩu trang nếu phun thuốc trừ sâu. Không đứng ngược chiều gió. Khi phun thuốc lúc nào cũng phải vào lúc trời sáng
  9. chưa có nắng hoặc chiều tối khi đã tắt nắng. Trong những ngày mưa khi phun thuốc cần pha thêm chất kết dính sinh học để thuốc thấm nhanh và không bị trôi đi khi trời mưa.
  10. 6. Thưởng thức thành quả Thu hoạch bầu hồ lô Trái bầu lúc còn non ăn rất ngon, các bạn có thể chọn quả còn non, khi lông tơ trên quả còn chưa rụng hoặc lấy ngón tay búng nhẹ lên quả bầu nếu tiếng kêu đục là quả còn non, tiếng kêu thanh là quả đã già. Quả non hái xuống rửa sạch, gọt vỏ, để nguyên trái cho vô nồi nước pha 1 tý muối, luột chín, sau khi chính bỏ ra đĩa cắt thành từng lát mỏng chấm với chao ăn rất ngon và ngọt. Nên nhớ là hái xuống là phải ăn ngay mới ngon. Nếu trước đó có phun thuốc hoặc phân bón phải cách 5 ngày của lần phun cuối cùng mới hái ăn được.
  11. Sản phẩm là trái bầu đặc ruột Đối với trái đã già cứ để trên giàn đến khi giàn bầu tàn, trái sẽ tự khô, lúc này hái xuống để cho thật khô, cắt phần cuống và moi hết ruột và hột ra, sau đó các bạn có thể trang trí, vẽ lên trái bầu bằng màu acrylic hoặc sơn PU Read more: http://www.vuonrausach.com.vn/2013/12/huong-dan-trong-bau-ho- lo.html#ixzz2viYiZF00
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2