intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch số 383/KH-BYT

Chia sẻ: Sensa Cool | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

25
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch số 383/KH-BYT về việc triển khai các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2019 của ngành y tế được ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch số 383/KH-BYT

BỘ Y TẾ CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br /> ­­­­­­­ Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc <br /> ­­­­­­­­­­­­­­­<br /> Số: 383/KH­BYT Hà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2019<br />  <br /> <br /> KẾ HOẠCH<br /> <br /> TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2019 <br /> CỦA NGÀNH Y TẾ<br /> <br /> Thực hiện Kết luận số 45­KL/TW của Ban Bí thư “về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả  <br /> Chỉ thị số 18­CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công <br /> tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục <br /> ùn tắc giao thông”. Thực hiện Công văn số 1829/VPCP­CN ngày 06/3/2019 của Văn phòng <br /> Chính phủ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 45­KL/TW của Ban Bí thư.<br /> <br /> Bộ Y tế xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm <br /> 2019 của ngành y tế như sau:<br /> <br /> I. MỤC TIÊU<br /> <br /> 1.1. Nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ y tế về sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông.<br /> <br /> 1.2. Giảm tử vong và di chứng của các nạn nhân bị tai nạn giao thông (TNGT).<br /> <br /> 1.3. Cán bộ y tế nắm được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sơ cấp cứu các nạn <br /> nhân TNGT trên mạng đường bộ cao tốc, quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, quy <br /> định về khám sức khỏe cho người lái xe ô tô...<br /> <br /> 1.4. Tăng cường kiểm tra giám sát khám sức khỏe cho lái xe, xét nghiệm phát hiện ma túy, các <br /> chất kích thích thần kinh và xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương <br /> tiện giao thông.<br /> <br /> II. YÊU CẦU<br /> <br /> Nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế về cấp cứu tai nạn giao thông.<br /> <br /> Cán bộ y tế các Sở Y tế các tỉnh/thành phố: được tập huấn sơ cấp cứu tai nạn giao thông đường <br /> bộ.<br /> <br /> Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Tăng cường chỉ đạo công tác khám sức khỏe <br /> định kỳ đối với người lái xe, tăng cường kiểm tra giám sát khám sức khỏe cho lái xe, xét nghiệm <br /> phát hiện ma túy, các chất kích thích thần kinh và xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người <br /> điều khiển phương tiện giao thông.<br /> <br /> III. HỆ THỐNG CẤP CỨU TNGT VÀ CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO<br /> I. Triển khai các nhiệm vụ, quyền hạn thuộc lĩnh vực hoạt động của Bộ Y tế có liên quan <br /> đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông<br /> <br /> 1. Hệ thống cấp cứu tai nạn giao thông<br /> <br /> Bộ Y tế tổ chức hệ thống cấp cứu từ TW đến địa phương: Trung ương gồm các bệnh viện <br /> Trung ương, bệnh viện các Trường Đại học, bệnh viện thuộc các Bộ, ngành, các bệnh viện tư <br /> nhân và có 2 bệnh viện đầu ngành về cấp cứu chấn thương là: BV Chợ Rẫy và Việt Đức. Các <br /> Sở Y tế tỉnh thành phố có Bệnh viện đa khoa, bệnh viện tuyến huyện, trong các bệnh viện đa <br /> khoa tỉnh thành phố và các bệnh viện tuyến huyện đều có khoa cấp cứu, hồi sức tích cực triển <br /> khai thực hiện cấp cứu nói chung trong đó bao gồm cấp cứu tai nạn giao thông.<br /> <br /> Trên toàn quốc hiện tại có trên 1.451 bệnh viện, trong đó: có 39 Bệnh viện Trung ương, 492 <br /> Bệnh viện tuyến tỉnh, 645 bệnh viện tuyến huyện và 72 BV tuyến ngành và trên 11.000 trạm y <br /> tế xã, 222 bệnh viện tư nhân và 31.594 phòng khám tư nhân. Các khoa cấp cứu đều có phác đồ <br /> điều trị cho các bệnh nhân trong đó có phác đồ cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.<br /> <br /> 2. Các văn bản chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực khám cấp cứu cho các nạn nhân bị tai nạn <br /> giao thông<br /> <br /> Trong thời gian qua, Bộ Y tế đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật và đến thời điểm <br /> này vẫn còn hiệu lực, cụ thể:<br /> <br /> 2.1. Đề án Tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 đã <br /> được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1203/QĐ­TTg ngày 13/7/2013 về việc phê duyệt <br /> Đề án Tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 để cấp <br /> cứu và vận chuyển nạn nhân nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất một các an toàn, hiệu quả <br /> nhằm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng cho nạn nhân bị TNGT.<br /> <br /> 2.2. Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT­BYT­BCA ngày 23/7/2014 của Bộ Y tế và Bộ Công an <br /> về quy định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông <br /> cơ giới đường bộ.<br /> <br /> 2.3. Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT­BYT­BLĐTBXH ngày 21 tháng 8 năm 2015 của Bộ <br /> trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về “Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của <br /> người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế <br /> khám sức khoẻ cho người lái xe”.<br /> <br /> 2.4. Thông tư số 49/2016/TT­BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế về quy định về tổ chức và hoạt <br /> động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường bộ cao tốc.<br /> <br /> IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG<br /> <br /> 1. Nâng cao thực hành chuyên môn cho các cán bộ y tế về sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao <br /> thông<br /> <br /> 1.1. Tập huấn về sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông tại các tỉnh thành phố: Có tình hình tai <br /> nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, mức giảm TNGT chưa đạt yêu cầu, còn 6 tỉnh tăng trên <br /> 10% là: Thừa Thiên ­ Huế, Hải Dương, Cao Bằng, Kiên Giang, Hậu Giang, Bắc Giang; lái xe sử <br /> dụng ma túy, rượu bia và vi phạm quy trình thao tác lái xe tăng so với năm 2017, số vụ TNGT <br /> đặc biệt nghiêm trọng có giảm nhưng số người chết tăng, 6 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng <br /> liên quan đến ô tô chở khách tại Kon Tum, Cao Bằng, Quảng Nam, Lai Châu, Đà Nẵng và Vĩnh <br /> Phúc.<br /> <br /> 1.2. Tập huấn cho các cán bộ y tế, thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông và một số đối <br /> tượng khác về kỹ năng, thực hành sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông<br /> <br /> Giao Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nội <br /> dung này.<br /> <br /> 2. Tăng cường kiểm tra giám sát<br /> <br /> 2.1. Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu<br /> <br /> Giám đốc Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc TW: chỉ đạo các bệnh viện từ tuyến huyện trở <br /> lên có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT­BYT­<br /> BCA thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao <br /> thông cơ giới đường bộ. Sở Y tế đăng trên trang thông tin điện tử của đơn vị các cơ sở có đủ <br /> điều kiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.<br /> <br /> Tại Điều 3 của Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT­BYT­BCA đã nêu rõ những trường hợp xét <br /> nghiệm nồng độ cồn trong máu như sau:<br /> <br /> ­ Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao <br /> thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm <br /> nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.<br /> <br /> ­ Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao <br /> thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu <br /> kiểm tra nồng độ cồn trong máu.<br /> <br /> ­ Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn <br /> được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng <br /> độ cồn trong máu.<br /> <br /> ­ Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa <br /> đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.<br /> <br /> 2.2. Kiểm tra sức khỏe người lái xe, xét nghiệm phát hiện ma túy và các chất kích thích <br /> thần kinh<br /> <br /> Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện trung ương, bệnh viện ngành <br /> nghiêm túc thực hiện một số nội dung trọng điểm sau:<br /> <br /> a) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động khám sức khỏe tại các cơ sở khám bệnh, <br /> chữa bệnh do mình quản lý về: Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT­BYT­<br /> BGTVT của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải  về việc quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của <br /> người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế <br /> khám sức khỏe cho người lái xe, lưu ý phụ lục số 2 của Thông tư có xét nghiệm phát hiện Ma <br /> túy là xét nghiệm bắt buộc.<br /> b) Chỉ đạo, hướng dẫn các khoa, phòng có liên quan đến hoạt động khám, cấp giấy khám sức <br /> khỏe, nghiêm túc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo liên quan <br /> đến công tác khám sức khỏe. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về khám, cấp giấy khám <br /> sức khỏe.<br /> <br /> c) Thiết lập hệ thống theo dõi, cập nhật hàng ngày việc khám, cấp giấy khám sức khỏe nói <br /> chung và đặc biệt khám lưu ý việc sức khỏe cho lái xe nhằm hạn chế việc làm giả giấy khám <br /> sức khỏe.<br /> <br /> d) Phối hợp cơ quan báo chí, chính quyền địa phương, lực lượng công an trên địa bàn để ngăn <br /> chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm trái quy định của pháp luật trong <br /> hoạt động khám bệnh chữa bệnh nói chung và khám sức khỏe nói riêng.<br /> <br /> 3. Tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông: để cấp cứu và vận chuyển nạn nhân nhanh chóng đến <br /> cơ sở y tế gần nhất một cách an toàn, hiệu quả nhằm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng cho nạn <br /> nhân bị tai nạn giao thông.<br /> <br /> Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh <br /> thành phố thực hiện các nội dung sau:<br /> <br /> 3.1. Tổ chức điều hành cấp cứu tai nạn giao thông tại địa phương;<br /> <br /> 3.2. Củng cố hệ thống cấp cứu của các cơ sở y tế tại địa phương nơi có đường bộ cao tốc và <br /> đường quốc lộ đi qua;<br /> <br /> 3.3. Đào tạo kỹ năng về sơ cứu, cấp cứu cho các cán bộ của lực lượng cảnh sát giao thông, <br /> thanh tra giao thông, tuần tra viên, lái xe, nhân viên Hội Chữ thập đỏ và tình nguyện viên.<br /> <br /> Trên đây là Kế hoạch triển khai các hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2019 của <br /> ngành y tế để thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18­CT/TW của ban Bí thư kính gửi Văn phòng <br /> Chính phủ./.<br /> <br />  <br /> <br /> KT. BỘ TRƯỞNG<br /> Nơi nhận: THỨ TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC<br /> ­ Như trên;<br /> ­ VPCP (để b/c);<br /> ­ Bộ trưởng (để b/c);<br /> ­ VP. Ủy ban ATGTQG;<br /> ­ Sở Y tế 63 tỉnh, TP trực thuộc TW;<br /> ­ Các Bệnh viện TW, Viện có giường bệnh trực <br /> thuộc BYT;<br /> ­ Y tế ngành; Nguyễn Viết Tiến<br /> ­ Lưu: VT, KCB.<br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2