intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khám hội chứng màng não

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

204
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của màng não. + Cấu tạo màng não: Màng não (meninx) gồm có 3 lớp: - Màng cứng (dura mater): là một màng xơ dày, dính chặt vào mặt trong xương sọ và gồm có hai lá. Trong khoang sọ hai lá này dính với nhau, chúng chỉ tách ra ở những chỗ tạo thành xoang tĩnh mạch. - Màng nhện (arachnoidea) là một màng mỏng, gồm những sợi lỏng lẻo. Màng nhện nằm sát mặt trong của màng cứng. - Màng nuôi, hay còn gọi là màng mềm (pia mater):...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khám hội chứng màng não

  1. Khám hội chứng màng não 1. Một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của màng não. + Cấu tạo màng não: Màng não (meninx) gồm có 3 lớp: - Màng cứng (dura mater): là một màng xơ dày, dính chặt vào mặt trong xương sọ và gồm có hai lá. Trong khoang sọ hai lá này dính với nhau, chúng chỉ tách ra ở những chỗ tạo thành xoang tĩnh mạch. - Màng nhện (arachnoidea) là một màng mỏng, gồm những sợi lỏng lẻo. Màng nhện nằm sát mặt trong của màng cứng. - Màng nuôi, hay còn gọi là màng mềm (pia mater): dính sát tổ chức não, có nhiều mạch máu. Giữa màng nhện và màng nuôi có khoang dưới nhện chứa dịch não tủy. + Chức năng của màng não là bao quanh và bảo vệ não bộ, tủy sống và phần đầu của các dây thần kinh sọ não. Khi màng não bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, trên lâm sàng sẽ thấy biểu hiện của hội chứng màng não (meningismus). Cần chú ý phân
  2. biệt với triệu chứng của đau cột sống cổ; ở người già, trẻ em và bệnh nhân hôn mê mặc dù có kích thích màng não nhưng các dấu hiệu thường biểu hiện không rõ hoặc thậm chí không có. Hình 9.1. Sơ đồ màng não. 2. Phương pháp khám hội chứng màng não.
  3. 2.1. Triệu chứng chức năng: + Người bệnh mệt mỏi, vẻ mặt bơ phờ, môi khô, lưỡi bẩn, tăng cảm toàn thân, khát nước, đái ít. + Thân nhiệt thay đổi, mạch chậm, không đều, da và niêm mạc khô nóng, ăn uống kém. + Quan sát: các trường hợp có hội chứng màng não điển hình sẽ thấy bệnh nhân nằm “tư thế cò súng” (nằm nghiêng, đầu ngửa ra sau, hai tay co, hai đầu gối co sát bụng, lưng cong ra sau). + Đau đầu là triệu chứng hay gặp nhất, thường đau ở trán và sau gáy, đau tăng khi có tiếng động và ánh sáng, có lúc đau dữ dội. Đôi khi người bệnh hôn mê nhưng vẫn rên rỉ vì nhức đầu, trẻ em đang ngủ bỗng kêu thét lên. + Nôn dễ dàng, nôn vọt đột ngột không liên quan tới bữa ăn. + Táo bón thường xuất hiện từ ngày thứ 3-4 trở đi. 2.2. Triệu chứng thực thể: + Dấu hiệu cứng gáy: - Người bệnh nằm ngửa.
  4. - Thầy thuốc đặt tay vào vùng chẩm của người bệnh và gấp đầu bệnh nhân về phía trước. - Bình thường cằm của bệnh nhân đưa sát được vào ngực, dấu hiệu dương tính khi cằm bệnh nhân không đưa sát được vào ngực, do các cơ ở gáy bị cứng nên gấp cổ hạn chế và gây đau. Chú ý: ở trẻ nhỏ bình thường trương lực cơ cũng tăng nên khi khám cứng gáy, dấu hiệu cứng gáy ít có giá trị; mà người ta nhấc bổng đứa bé lên, bình thường trẻ co hai chân và đạp chân tay nhưng trẻ viêm màng não thì cứ co chân mãi. + Dấu hiệu Kernig: - Người bệnh nằm ngửa, đặt cẳng chân vuông góc với đùi, đùi vuông góc với thân mình. - Thầy thuốc nâng từ từ cẳng chân bệnh nhân lên thẳng trục với đùi. - Trường hợp tổn thương màng não, các cơ sau đùi và cẳng chân co cứng, không nâng cẳng chân lên được hoặc nâng lên được rất ít, hay bệnh nhân nhăn mặt kêu đau. Đó là dấu hiệu Kerrnig dương tính, được tính bằng góc tạo bởi cẳng chân và đùi. + Dấu hiệu Brudzinski trên hay Brudzinski chẩm:
  5. - Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. - Thầy thuốc đặt tay trái vào ngực bệnh nhân, tay phải nâng đầu bệnh nhân. - Dấu hiệu dương tính khi bệnh nhân đau gáy và hai chân co lại. + Dấu hiệu Brudzinski đối bên: - Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. - Thầy thuốc gấp cẳng chân một bên của bệnh nhân vào đùi, gấp đùi vào bụng. - Bình thường chân duỗi thẳng vẫn giữ nguyên tư thế, dấu hiệu dương tính khi chân đó cũng co lại. + Dấu hiệu Brudzinski mu: - Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. - Thầy thuốc ấn mạnh lên bờ trên xương mu của bệnh nhân. - Dấu hiệu dương tính khi bệnh nhân khép và co chi dưới vào bụng. + Tăng cảm giác đau: gãi vào da hay châm nhẹ kim vào da, người bệnh kêu đau và phản ứng lại rất mạnh. Ấn vào các điểm xuất chiếu của dây thần kinh V, dây thần kinh chẩm bệnh nhân đau tăng lên.
  6. + Sợ ánh sáng nên người bệnh thích quay mặt vào phía tối, tiếng động mạnh làm bệnh nhân khó chịu. + Khám phản xạ gân xương: tăng đều ở tứ chi. + Rối loạn thần kinh giao cảm: mặt khi đỏ, khi tái, đôi khi vã mồ hôi lạnh. + Dấu hiệu vạch màng não (dấu hiệu Trousseau): - Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, bộc lộ vùng ngực, bụng. - Thầy thuốc dùng kim đầu tù vạch các đường trên da ngực, bụng bệnh nhân ở cả hai bên. - Dấu hiệu dương tính khi khi vạch đỏ thẫm hơn, thời gian tồn tại lâu hơn so với người bình thường. Cần chú ý phân biệt với những người có tạng dị ứng, có “dấu hiệu vẽ da nổi” gần tương tự như dấu hiệu vạch màng não. Ở giai đoạn cuối các triệu chứng kích thích sẽ giảm đi, bệnh nhân đi vào trạng thái vật vã, co giật, rối loạn thần kinh thực vật và hôn mê.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2