intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát tỉ lệ thiếu máu mạn ở bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng vành cấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiếu máu mạn là bệnh đồng mắc thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng vành cấp. Thiếu máu có liên quan đến tiên lượng xấu hơn của nhóm bệnh nhân này. Bài viết xác định tỉ lệ thiếu máu mạn ở bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng vành cấp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát tỉ lệ thiếu máu mạn ở bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng vành cấp

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(2):134-140 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.17 Khảo sát tỉ lệ thiếu máu mạn ở bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng vành cấp Dương Toả Ngọc Trâm1, Bàng Ái Viên1,*, Võ Thành Nhân1, Nguyễn Ngọc Hoành Mỹ Tiên1 1 Bộ môn Lão khoa, Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Thiếu máu mạn là bệnh đồng mắc thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng vành cấp. Thiếu máu có liên quan đến tiên lượng xấu hơn của nhóm bệnh nhân này. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thiếu máu mạn ở bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng vành cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, bệnh nhân ≥ 60 tuổi nhập viện được chẩn đoán hội chứng vành cấp theo Hội tim Châu Âu năm 2023. Chỉ số hemoglobin (Hb) được lấy ở thời điểm nhập viện. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu theo Tổ chức Y tế Thế giới: Hb < 13 g/dL ở nam và < 12 g/dL ở nữ. Kết quả: Nghiên cứu thu thập được 318 trường hợp. Tuổi trung bình là 72, 1/3 trường hợp bệnh nhân ≥ 75 tuổi; tỉ lệ nam gấp hai lần nữ. Tỉ lệ thiếu máu mạn là 44,3%. Thiếu máu mức độ nhẹ chiếm đa số 57,5%, mức độ trung bình 39% và mức độ nặng là 3,5%. Nồng độ hemoglobin trung bình ở nhóm thiếu máu là 10,9 ± 1,2 mg/dL. Nhóm thiếu máu có tỉ lệ hút thuốc lá là 24,8%, tăng huyết áp là 80,9%; đái tháo đường 48,9%; béo phì 30,5%, bệnh thận mạn 29,8% và suy yếu (CFS) là 74,2%. Tỉ lệ các thể bệnh trong hội chứng vành cấp tương đương nhau. Phân độ suy tim Killip ≥ II là 21,3%, điểm Grace ≥ 140 chiếm 41,8% và tỉ lệ can thiệp mạch vành qua da là 88,7%. Tử vong nội viện ở nhóm thiếu máu là 2,8%. Kết luận: Tỉ lệ thiếu máu mạn ở bệnh nhân cao tuổi mắc hội chứng vành cấp là khá cao chiếm 44,3%; thiếu máu mức độ nhẹ chiếm đa số 57,5%. Từ khóa: thiếu máu mạn; hội chứng vành cấp; bệnh nhân cao tuổi Abstract PREVALENCE OF CHRONIC ANEMIA IN ELDERLY PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROME Duong Toa Ngoc Tram, Bang Ai Vien, Vo Thanh Nhan, Nguyen Ngoc Hoanh My Tien Ngày nhận bài: 26-02-2025 / Ngày chấp nhận đăng bài: 10-03-2025 / Ngày đăng bài: 12-03-2025 *Tác giả liên hệ: Bàng Ái Viên. Bộ môn Lão khoa, Khoa Y, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E- mail: aivienb@ump.edu.vn © 2025 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 134 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Background: Chronic anemia is a frequent comorbidity observed in elderly patients who present with acute coronary syndrome (ACS). It is associated with poorer outcomes in this population. Objective: To determine the prevalence of chronic anemia among elderly patients hospitalized with ACS. Methods: This was a cross-sectional study. Patients aged 60 years or older admitted with a diagnosis of ACS according to the 2023 European Society of Cardiology (ESC) guidelines were included. Hemoglobin (Hb) levels were measured at the time of admission. Cases of anemia were defined according to the World Health Organization (WHO) criteria: Hb < 13 g/dL in men and < 12 g/dL in women. Results: A total of 318 patients were enrolled in the study. The mean age was 72 years, with one-third of the patients aged 75 years or older; the male-to-female ratio was 2:1. The prevalence of chronic anemia was 44.3%. The majority of anemia cases were mild (57.5%), followed by moderate (39%) and severe (3.5%). The mean hemoglobin concentration in the anemic group was 10.9 ± 1.2 g/dL. In the anemic group, the prevalence of smoking was 24.8%, hypertension was 80.9%, diabetes mellitus was 48.9%, obesity was 30.5%, chronic kidney disease was 29.8%, and frailty (CFS) was 74.2%. The distribution of ACS types was comparable. Killip class II or higher was presented in 21.3% of cases, a GRACE score of 140 or higher was observed in 41.8%, and the rate of percutaneous coronary intervention was 88.7%. In-hospital mortality in the anemic group was 2.8%. Conclusion: The prevalence of chronic anemia in elderly patients with acute coronary syndrome was notably high, at 44.3%, with mild anemia being the most common (57.5%). Keywords: chronic anemia; acute coronary syndrome; elderly patient 1. ĐẶT VẤN ĐỀ dẫn của Viện Y tế và chăm sóc quốc gia Vương Quốc Anh về truyền máu (2015) và Hiệp Hội Ngân hàng Máu Hoa Kỳ (2016) kiến nghị ngưỡng tối ưu Hb ở bệnh nhân HCVC là Thiếu máu mạn ở bệnh nhân mắc hội chứng vành cấp 8–10 mg/dL [10,11]. Tại Việt Nam chưa có thống kê cụ thể (HCVC) là vấn đề sức khỏe thường gặp trên bệnh nhân cao liên quan đến vấn đề này, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên tuổi [1]. Thiếu máu được định nghĩa theo tiêu chuẩn chẩn cứu khảo sát tỉ lệ thiếu máu mạn trên bệnh nhân cao tuổi mắc đoán lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới WHO năm 1968 HCVC. như sau Hemoglobin (Hb) là
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Không đồng ý tham gia nghiên cứu. Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm thống kê Stata 14.2. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Các biến định lượng được kiểm định phân phối bình 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu thường bằng phép kiểm Shapiro – Wilk; các biến định lượng Nghiên cứu mô tả cắt ngang. theo phân phối bình thường được mô tả dưới dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, biến định lượng không có phân phối bình 2.2.2. Cỡ mẫu thường được mô tả bằng trung vị (khoảng tứ phân vị). Z ∗ p ∗ (1 − p) Các biến số định tính được mô tả bằng tần suất và tỉ lệ phần n ≥ d trăm (%). n: cỡ mẫu; d: sai số tuyệt đối, chọn giá trị 6%; p: tỉ lệ thiếu máu ở bệnh nhân HCVC là 40,3% [14]. Chọn giá trị Z =1,96 tương ứng với độ tin cậy 95%. Số tối thiểu là 257 bệnh nhân. 3. KẾT QUẢ 2.2.3. Quy trình thực hiện Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu thập được 318 Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên nhập khoa Tim mạch Can bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán HCVC. Chúng tôi ghi thiệp bệnh viện Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh nhận có 141 bệnh nhân có thiếu máu mạn tại thời điểm nhập trong thời gian nghiên cứu, thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu và viện, chiếm tỉ lệ 44,3%. không thuộc tiêu chuẩn loại trừ được tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu viên ghi nhận các thông tin nghiên cứu theo bảng 3.1. Đặc điểm lâm sàng của dân số nghiên cứu thu thập có sẵn. Tuổi trung bình của dân số chung là 72 ± 9 và giống nhau 2.2.4. Biến số nghiên cứu ở cả 2 nhóm thiếu máu và không thiếu máu. Tuổi cao nhất trong dân số nghiên cứu là 97 tuổi thuộc nhóm thiếu máu. Thiếu máu được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y Nam giới chiếm 62,9%. Tỉ lệ nam bị thiếu máu mạn cao hơn tế Thế giới WHO [2]: Hb
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Bảng 1. Đặc điểm yếu tố nguy cơ và bệnh đồng mắc của dân số nghiên cứu Chung (n=318) Thiếu máu (n=141) Không thiếu máu (n=177) Giá trị p n (%) n (%) n (%) Tuổi ≥ 75 103 (32,4) 45 (31,9) 58 (32,8) 0,872# Nam 200 (62,9) 104 (73,8) 96 (54,2) < 0,001# Chỉ số khối cơ thể Suy dinh dưỡng 14 (4,4) 5 (3,5) 9 (5,1) Bình thường 136 (42,8) 59 (41,8) 77 (43,5) 0,853# Thừa cân 77 (24,2) 34 (24,1) 43 (24,3) Béo phì 91 (28,6) 43 (30,5) 48 (27,1) Hút thuốc lá 102 (32,1) 35 (24,8) 67 (37,9) < 0,001# Tăng huyết áp 264 (83,0) 114 (80,9) 150 (84,7) 0,371# Đái tháo đường 156 (49,1) 69 (48,9) 87 (49,2) 0,969# Rối loạn lipid máu 158 (49,7) 66 (46,8) 92 (52,0) 0,360# Bệnh thận mạn 77 (24,2) 42 (29,8) 35 (19,7) 0,038# Di chứng nhồi máu não 30 (9) 15 (10,6) 15 (8,5) 0,512# Tiền sử nhồi máu cơ tim 28 (9) 11 (7,8) 17 (9,6) 0,573# # Phép kiểm chi bình phương Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của HCVC của dân số nghiên cứu Chung (n=318) Thiếu máu (n=141) Không thiếu máu (n=177) Giá trị p n (%) n (%) n (%) Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên 96 (30,2) 43 (33,5) 53 (30) Nhồi máu cơ tim cấp ST không chênh lên 115 (36,2) 50 (35,5) 65 (36,7) 0,973# Đau ngực không ổn định 107 (33,6) 48 (34) 59 (33,3) Phân độ Killip I 267 (84) 111 (78,7) 156 (88,1) II 10 (3,1) 7 (5) 3 (1,7) 0,101# III 25 (7,9) 13 (9,2) 12 (6,8) IV 16 (5,0) 10 (7,1) 6 (3,4) Điểm Grace ≥ 140 129 (40,6) 59 (41,8) 70 (39,5) 0,679# Phân suất tống máu thất trái (LVEF) ≤ 40% 54 (17) 29 (20,6) 25 (14,1) 0,136 # Suy yếu lâm sàng (CFS ≥ 5) 236 (74,2) 106 (75,2) 130 (73,4) 0,726# Can thiệp mạch vành qua da 295 (92,8) 125 (88,7) 170 (96,0) 0,011# # Phép kiểm chi bình phương 3.2. Đặc điểm và mức độ của thiếu máu mạn mức độ nhẹ chiếm đa số 57,5% và mức độ nặng (Hb < 8 g/dL) Bảng 3. Đặc điểm của thiếu máu mạn chiếm 3,5%. Nồng độ hemoglobin trung bình của nhóm bệnh nhân thiếu máu là 10,9 ± 1,2 g/dL. Trong đó, nguyên nhân do Mức độ N (%) Hb Hct (%) thiếu sắt là 24,8% (Bảng 3). thiếu máu n=141 Nam Nữ Nhẹ 81 (57,5) n=69 n=12 35,8±1,9 3.3. Biến chứng của HCVC 11,9±0,6 11,4±0,3 Thời gian nằm viện là ở nhóm thiếu máu có trung vị là 5 Trung bình 55 (39,0) 9,7±0,8 30,1±2,7 ngày (4 – 9). Nặng 5 (3,5) 7,3±0,4 22,7±1,5 Tử vong nội viện dân số chung là 1,9% và ở nhóm thiếu máu Trong 141 bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu mạn thì là 2,8%. Tử vong ở 2 nhóm thiếu máu và không thiếu không https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.17 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 137
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 có sự khác biệt. Biến chứng HCVC gồm rối loạn nhịp thất nguy đánh giá lão khoa, nghiên cứu chúng tôi đánh giá suy yếu bằng hiểm, suy tim trái cấp – sốc tim, biến chứng cơ học trong dân thang điểm suy yếu lâm sàng CFS với tỉ lệ trong dân số chung số chung với tỉ lệ lần lượt là 4,1%; 3,8% và 0,3%; ở nhóm thiếu và thiếu máu gần tương đương khoảng 75%. Tỉ lệ này cao hơn máu lần lượt là 5%; 7,1%; 3,4%. Trong đó, nhóm thiếu máu có nhiều so với dân số HCVC cao tuổi của tác giả Kang L (CFS biến chứng suy tim cấp cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không ≥5) là 26% và của tác giả Ariza-Solé A là 30,6% [14,19]. Sự thiếu máu. Một trường hợp biến chứng cơ học là thủng thành khác biệt có thể do sử dụng tiêu chuẩn suy yếu khác nhau, tự do thất trái ở nhóm không thiếu máu. Biến chứng khác gồm Ariza-Solé A sử dụng thang điểm Frail và chọn thời điểm để suy hô hấp do viêm phổi bệnh viện có 2 trường hợp. đánh giá [14]. Bảng 4. Biến chứng của HCVC 4.1. Đặc điểm liên quan HCVC Thiếu Không Chung máu thiếu máu Giá trị Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận tỉ lệ 3 thể bệnh của HCVC ở n=318 n=141 n=177 p n (%) nhóm thiếu máu là gần như nhau (~ 30%). Tỉ lệ này hơi khác n (%) n (%) so với nghiên cứu của Ariza-Solé A có tỉ lệ nhồi máu cơ tim Tử vong nội * 6 (1,9) 4 (2,8) 2 (1,1) 0,412 cấp ST chênh lên cao gần 2 lần trong nghiên cứu chúng tôi viện Rối loạn nhịp 13 (~60%) [14]. Có thể do điều này mà khiến cho tiên lượng mức 7 (5,0) 6 (3,4) 0,481# thất nguy hiểm (4,1) độ HCVC của dân số Ariza-Solé A nặng hơn, thể hiện qua điểm Biến chứng 12 Grace trung bình là 177 và phân độ Killip II trở lên chiếm tới suy tim cấp– 10 (7,1) 2 (1,1) 0,007* sốc tim (3,8) 45% so với trong nghiên cứu của chúng tôi thì điểm Grace là Biến chứng cơ 133, Killip II trở lên chỉ có 21% và giảm chức năng tâm thu 1 (0,3) 0 (0) 1 (0,6) 1,000* học thất trái là 20,6%. Tỉ lệ can thiệp mạch vành ở nghiên cứu # Phép kiểm chi bình phương; *Fisher ‘s exact chúng tôi cao hơn 90%; cao hơn nghiên cứu của Ariza-Solé Rối loạn nhịp nguy hiểm gồm nhanh thất, rung thất, xoắn đỉnh, blốc nhĩ thất cao độ [14] (≥75 tuổi) là 77,3% và Brener SJ là 57,9% có thể do nơi lấy mẫu của nghiên cứu của chúng tôi là khoa Tim mạch Can thiệp nên có điều kiện thuận lợi hơn so với khoa Tim mạch nói 4. BÀN LUẬN chung [17]. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi thu thập được 318 4.2. Đặc điểm liên quan thiếu máu mạn ở bệnh bệnh nhân ≥60 tuổi thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu với tỉ lệ thiếu nhân cao tuổi HCVC máu mạn là 44,3% và bệnh nhân ≥75 tuổi chiếm 31,9%. Thiếu Trong 141 bệnh nhân có thiếu máu mạn thì gần 60% ở mức máu mạn được xem như là bệnh đồng mắc ngoài tim thường độ nhẹ và chỉ có 3,5% mức độ nặng. Nồng độ Hb trung bình là gặp nhất ở bệnh nhân cao tuổi HCVC nhập viện. Tỉ lệ này 10,9 ± 1,2 g/dL. Tỉ lệ thiếu máu do thiếu sắt ít được báo cáo ở tương đồng so với nghiên cứu của tác giả Ariza-Solé A dân số bệnh nhân cao tuổi mắc HCVC. Nghiên cứu của González- chung là 19,5% và Brener SJ là 18,8% [16,17], tuy nhiên tăng D’Gregorio J có tỷ lệ thiếu máu là 47% và nguyên nhân thiếu đáng kể ở bệnh nhân ≥75 tuổi là 40,4%; ≥ 80 tuổi là 45,6% và sắt chiếm 60% số bệnh nhân này [20]. Về thời gian nằm viện, bệnh nhân nhồi máu cơ tim nằm trong hồi sức tim mạch trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận thời gian nằm viện trung bình là nghiên cứu là 31,1% [14,17,18]. Tỉ lệ nam gấp hai lần nữ và khoảng 5 ngày và 75% bệnh nhân được xuất viện trong vòng 7 tương tự như các nghiên cứu của khác [16,17]. Các yếu tố nguy ngày. Thời gian nằm viện dài nhất ở nhóm thiếu máu là 39 ngày cơ tim mạch và bệnh đồng mắc ở nhóm thiếu máu gồm hút và nhóm không thiếu máu là 63 ngày do biến chứng nhiễm thuốc lá, tăng huyết áp và đái tháo đường trong nghiên cứu trùng bệnh viện. Ghi nhận 6 trường hợp tử vong nội viện chiếm chúng tôi tương tự như nghiên cứu của Ariza-Solé A và Brener 1,9% và có 4 bệnh nhân ở nhóm thiếu máu chiếm 2,8% và 2 SJ với tỉ lệ hút thuốc lá ~ 20%, tăng huyết áp ~ 75%; đái tháo bệnh nhân nhóm không thiếu máu chiếm 1,1%. Tỉ lệ biến đường là ~ 40% [16,17]. Trong khi chỉ số khối cơ thể trung chứng suy tim cấp và rối loạn nhịp thất nguy hiểm gặp nhiều ở bình trong nghiên cứu chúng tôi là 23 kg/m2 thấp hơn so với nhóm thiếu máu so với nhóm không thiếu máu. Tỉ lệ tử vong hai nghiên cứu trên là 27 kg/m2 [16,17]. Bệnh thận mạn có tỉ lệ nhóm thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn khá cao ở bệnh nhân thiếu máu mạn mắc HCVC gần 30%. Về 138 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.17
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 nghiên cứu của Lorente V là 1,5% và tương tự tác giả Brener Trâm, Bàng Ái Viên, Võ Thành Nhân SJ là 2,9% và thấp hơn so với tác giả Ariza-Solé A là 4,7% [14,17,18]. Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu Điểm hạn chế trong nghiên cứu của chúng tôi là chưa đánh Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban giá các đặc điểm khác của hội chứng lão hóa như suy giảm biên tập. nhận thức và các điều trị cụ thể khác cũng như biến chứng liên quan thủ thuật như xuất huyết. Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong 5. KẾT LUẬN nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, số 661/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 13/07/2023. Tỉ lệ thiếu máu mạn ở bệnh nhân cao tuổi mắc HCVC là 44,3%. Trong đó, thiếu máu mức độ nhẹ chiếm ưu thế TÀI LIỆU THAM KHẢO (57,5%), thiếu máu trung bình chiếm 39% và thiếu máu nặng chiếm 3%. Tử vong nội viện của nhóm thiếu máu là 2,8%. 1. Meneveau N, Schiele F, Seronde MF, et al. Reseau de Cardiologie de Franche Comte. Anemia for risk Nguồn tài trợ assessment of patients with acute coronary syndromes. Nghiên cứu này không nhận tài trợ. Am J Cardiol. 2009;103:442–447. 2. Blanc B, Finch CA, Hallberg L, et al. Nutritional Xung đột lợi ích anaemias. Report of a WHO Scientific Group. WHO Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết Tech Rep Ser. 1968;405:1-40. này được báo cáo. 3. Wu WC, Rathore SS, Wang Y, et al. Blood transfusion in elderly patients with acute myocardial infarction. N Engl ORCID J Med. 2001;345:1230–1236. Bàng Ái Viên 4. Tsujita K, Nikolsky E, Lansky AJ, et al. Impact of anemia https://orcid.org/0009-0003-1409-1257 on clinical outcomes of patients with ST-segment elevation myocardial infarction in relation to gender and Đóng góp của các tác giả adjunctive antithrombotic therapy (from the HORIZONS- Ý tưởng nghiên cứu: Dương Toả Ngọc Trâm AMI Trial). Am J Cardiol. 2010;105:1385–1394. Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Dương Toả Ngọc 5. Sulaiman K, Prashanth P, Al-Zakwani I, et al. Impact of Trâm, Bàng Ái Viên, Võ Thành Nhân, Nguyễn Ngọc Hoành anemia on in-hospital, one-month and one-year mortality Mỹ Tiên. in patients with acute coronary syndrome from the middle east. Clin Med Res. 2012;10:65-71. Thu thập dữ liệu: Dương Toả Ngọc Trâm, Bàng Ái Viên, Võ Thành Nhân. 6. Kunadian V, Mehran R, Lincoff AM, et al. Effect of anemia on frequency of short- and long-term clinical Giám sát nghiên cứu: Võ Thành Nhân, Bàng Ái Viên events in acute coronary syndromes (from the acute Nhập dữ liệu: Dương Toả Ngọc Trâm catheterization and urgent intervention triage strategy Quản lý dữ liệu: Dương Toả Ngọc Trâm trial). Am J Cardiol. 2014;114:1823–1829. Phân tích dữ liệu: Dương Toả Ngọc Trâm, Bàng Ái Viên 7. Yazji K, Abdul F, Elangovan S. et al. Baseline anemia in patients undergoing percutaneous coronary intervention Viết bản thảo đầu tiên: Dương Toả Ngọc Trâm, Bàng Ái Viên after an acute coronary syndrome – a paradox of high Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Dương Toả Ngọc bleeding risk, high ischemic risk, and complex coronary https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.17 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 139
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 disease. J Interv Cardiol. 2017;30(5):491-499. strategY and Harmonizing Outcomes with RevasculariZatiON and Stents in Acute Myocardial 8. Morici N, Cantoni S, Antonicelli R, et al. Anemia in Infarction Trials). Am J Cardiol. 2017;119(11):1710- octogenarians with non-ST elevation acute coronary 1716. syndrome: aging or disease? Int J Cardiol. 2014;176:1147-1149. 18. Lorente V, Aboal J, Garcia C, et al. Anemia in patients with high-risk acute coronary syndromes admitted to 9. Lawler PR, Filion KB, Dourian T, Atallah R, Garfinkle Intensive Cardiac Care Units. J Geriatr Cardiol JGC. M, Eisenberg MJ. Anemia and mortality in acute coronary 2020;17(1):35-42. syndromes: a systematic review and meta-analysis. Am Heart J. 2013;165:143–153. 19. Kang L, Zhang SY, Zhu WL, et al. Is frailty associated with short-term outcomes for elderly patients with acute 10. National Institute for Health and Clinical Excellence. coronary syndrome? J Geriatr Cardiol JGC. Transfusion: NICE guideline NG24. 2015. Available 2015;12(6):662-667. from: http://www.nice.org.uk/ guidance/ng24/evidence/full-guidance-2177160733. 20. González-D’Gregorio J, Miñana G, Núñez J, et al. Iron Deficiency and Long-Term Mortality in Elderly Patients 11. Vincent JL, Sakr Y, Sprung C et al. Are blood transfusions with Acute Coronary Syndrome. Biomark Med. associated with greater mortality rates? Results of the 2018;12(9):987-999. sepsis occurrence in acutely ill patients study. Anesthesiology. 2008;108:31–39. 12. Carson JL, Carless PA, Hebert PC. Transfusion thresholds and other strategies for guiding allogeneic red blood cell transfusion. Cochrane Database Syst Rev. 2012;4:CD002042. 13. Byrne RA, Rossello X, Coughlan JJ, et al. 2023 ESC Guidelines for the management of acute coronary syndromes. Eur Heart J. 2023;44(38):3720-3826. 14. Ariza-Solé A, Formiga F, Salazar-Mendiguchía J, et al. Impact of Anaemia on Mortality and its Causes in Elderly Patients with Acute Coronary Syndromes. Heart, Lung and Circulation. 2015;24:557–565. 15. Rockwood K, Song X, MacKnight C, et al. A global clinical measure of fitness and frailty in elderly people. CMAJ. 2005;173(5):489-495. 16. Ariza-Solé A, Lorente V, Formiga F, et al. Prognostic impact of anemia according to frailty status in elderly patients with acute coronary syndromes. J Cardiovasc Med. 2020;21(1):27-33. 17. Brener SJ, Mehran R, Dangas GD, et al. Relation of Baseline Hemoglobin Levels and Adverse Events in Patients With Acute Coronary Syndromes (from the Acute Catheterization and Urgent Intervention Triage 140 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
71=>2