intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

kiến thức nhãn khoa - Ung thư biểu mô tế bào đáy

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

96
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ung thư biểu mô tế bào đáy: Nhận biết và xử trí Ung thư biểu mô tế bào đáy thường thấy ở các vùng da hở, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như ở mặt, chân, tay… Ung thư biểu mô tế bào đáy ở mi mắt thường biểu hiện dưới dạng một cục nổi gồ lên, bề mặt óng ánh và có các mạch máu nhỏ bị giãn ngoằn ngoèo hoặc như một vết loét “gặm nhấm” hình bản đồ bờ gồ cao, lõm sâu ở giữa, tồn tại dai dẳng, khó liền và có nhiều sắc tố nâu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: kiến thức nhãn khoa - Ung thư biểu mô tế bào đáy

  1. Ung thư biểu mô tế bào đáy: Nhận biết và xử trí Ung thư biểu mô tế bào đáy thường thấy ở các vùng da hở, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời như ở mặt, chân, tay… Ung thư biểu mô tế bào đáy ở mi mắt thường biểu hiện dưới dạng một cục nổi gồ lên, bề mặt óng ánh và có các mạch máu nhỏ bị giãn ngoằn ngoèo hoặc như một vết loét “gặm nhấm” hình bản đồ bờ gồ cao, lõm sâu ở giữa, tồn tại dai dẳng, khó liền và có nhiều sắc tố nâu đen giống như ung thư hắc tố. Đôi khi u xuất hiện dưới dạng một vùng da bị kích thích hoặc da mi cứng như tờ bìa, da bóng hay da đổi màu thành màu trắng hay vàng giống như vết sẹo... Ở mi mắt, ung thư biểu mô tế bào đáy là một trong hai loại ung thư mi hay gặp nhất và chủ yếu gặp ở mi dưới, ở người già hoặc trung niên. Bệnh thường tiến triển chậm và hiếm khi lan sang các bộ phận khác của cơ thể, do đó có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nguyên nhân: Tiếp xúc với tia cực tím trong ánh nắng mặt trời là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư biểu mô tế bào đáy nên những người hay làm việc ngoài trời như nông dân, ngư phủ, người làm muối, vận động viên chơi các môn thể thao ngoài trời, thợ làm đường…dễ có nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào đáy. Da của trẻ nhỏ mỏng mảnh nên rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời so với người lớn do vậy trong
  2. thời niên thiếu nếu trẻ bị phơi nắng quá nhiều sau này dễ có nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào đáy. Những người có làn da nâu và đen thường ít có nguy cơ bị ung thư biểu mô tế bào đáy vì hắc tố (melanin) trong da họ đã mang đến cho họ sự bảo vệ tự nhiên còn những người có làn da mịn, có chiều hướng chuyển sang đỏ hoặc xuất hiện các nốt tàn nhang khi đi nắng sẽ có nguy cơ cao nhất về bệnh này. Tia cực tím nhân tạo như đèn cực tím và tắm nắng cũng là nguyên nhân gây ung thư biểu mô tế bào đáy. Ngoài ra còn có thể có một số yếu tố khác liên quan đến như do rối loạn miễn dịch, do rối loạn di truyền trong bệnh bạch biến, hội chứng nốt ruồi loạn sản, hội chứng khô da sắc tố hoặc do các hóa chất như thạch tín, muội than, xăng… Điều trị: Ung thư biểu mô tế bào đáy ở mi mắt được đánh giá là một trong những loại ung thư có khả năng được chữa khỏi cao, tiên lượng tốt. Điều trị chủ yếu là phẫu thuật; có thể kết hợp với xạ trị bổ xung trong trường hợp u xâm lấn rộng. Phẫu thuật thường áp dụng nhất là cắt rộng- tạo hình, nghĩa là bao gồm việc cắt đủ rộng u kèm một phần mô lành xung quanh để tránh tái phát; sau đó các bác sĩ sẽ dùng các kỹ thuật mổ tạo hình thích hợp để tái tạo lại phần đã cắt bỏ, nhằm đảm bảo về chức năng mi mắt và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Phòng bệnh: Để hạn chế, phòng tránh một phần nguy cơ bị ung thư da nói chung trong đó có ung thư biểu mô tế bào đáy ở mi mắt, cần phải: - Hạn chế làm việc hoặc sinh hoạt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. - Khi bắt buộc phải làm việc và sinh hoạt dưới ánh nắng mặt trời phải dùng các biện pháp bảo vệ như che ô, đội nón hoặc mũ rộng vành, đeo kính râm, mang khăn
  3. che mặt và mặc quần áo màu tối bằng các chất liệu tự nhiên. Khi thật cần thiết thì dùng kem chống nắng có hệ số chống nắng- SPF (Sun protection factor) ít nhất là 15 nhưng không được lạm dụng quá và không dùng các mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất sứ hoặc mỹ phẩm tự chế. - Khi làm việc có tiếp xúc với hóa chất, phóng xạ cần phải có biện pháp bảo vệ như đi găng, ủng, quần áo bảo hộ, kính, mặt nạ… Tư vấn dùng thuốc trong nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP Hiện nay, rất nhiều nước trên thế giới kể cả một số nước khu vực Đông Nam Á đã áp dụng tiêu chuẩn GPP, còn ở nước ta theo lộ trình áp dụng thì tất cả các nhà thuốc trên cả nước phải đạt GPP kể từ ngày 1/1/2011. Tiêu chuẩn GPP (Good Pharmacy Practice – “Thực hành tốt nhà thuốc”) là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của dược sỹ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu. Một trong 4 nguyên tắc đặc biệt quan trọng mà GPP phải thực hiện đó là “tư vấn dùng thuốc” và nên lưu ý, hỏi để được tư vấn đầy đủ là quyền lợi chính đáng của người mua. Vậy tư vấn dùng thuốc là gì và phải được thực hiện tại nhà thuốc GPP như thế nào? 1. Cách thức tư vấn GPP Tư vấn dùng thuốc là sự truyền đạt bằng lời nói hay chữ viết của dược sỹ, nhân sự dược tại nhà thuốc (nhân viên có bằng cấp chuyên môn về dược) nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người mua thuốc, cho người bệnh về thuốc để đảm bảo thuốc được dùng hợp lý, an toàn, hiệu quả. Tư vấn dùng thuốc tốt nhất là dùng cả phương tiện nói và viết (viết tay lên giấy bao bì hoặc đánh máy in và gắn lên bao bì). Nếu chỉ tư
  4. vấn bằng lời nói mà không ghi chép thì người mua thuốc dễ quên còn nếu chỉ viết không thôi thì có thể người mua thuốc hiểu không đầy đủ dẫn đến thông tin sai lệch và nhầm lẫn. Tại nhà thuốc có 2 loại thuốc: thuốc bán theo đơn và không cần bán theo đơn (Over the counter – OTC). Ở một số nước có luật “Uỷ quyền kê đơn” theo đó bác sỹ uỷ quyền cho dược sỹ mà mình tin tưởng (được pháp luật chứng nhận) bán một số thuốc trong danh mục thuốc bán theo đơn chữa những bệnh thông thường theo phác đồ đã thống nhất. Còn ở nước ta không có luật này nên đối với thuốc bán theo đơn, nguyên tắc GPP yêu cầu người bán thuốc hướng dẫn người mua thực hiện đúng đơn thuốc (là tất cả những gì bác sỹ ghi trong đơn thuốc, ngoài ra thêm những hướng dẫn khác như chế độ sinh hoạt ăn uống, tái khám,…). Với thuốc bán không cần kê đơn OTC, GPP yêu cầu có sự thông tin về thuốc dùng trong điều trị, về giá cả và cả tư vấn để người mua lựa chọn thuốc thích hợp (tư vấn chọn loại thuốc có hiệu quả điều trị mong muốn nhất ở giá cả hợp lý ở mức thấp nhất so với khả năng chi phí của người bệnh). GPP đặc biệt nhấn mạnh nhà thuốc không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc, không được phép khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết. 2. Nội dung tư vấn GPP Nội dung cơ bản của tư vấn GPP gồm có: - Tên thuốc và các chỉ định dùng - Chế độ dùng thuốc (liều dùng, nhịp uống trong ngày, thời gian bao lâu dùng thuốc).
  5. - Chống chỉ định - Tương tác của thuốc với các thuốc khác và với thức ăn, các đồ nước uống (như chè, sữa,…) - Tác dụng phụ thông thường, cách phòng tránh và cách xử lý khi xảy ra. - Biện pháp thực hiện khi quên hoặc dùng quá liều thuốc (như quên uống thuốc tránh thai dùng hàng ngày). - Các hướng dẫn đặc biệt về cách dùng thuốc (như sử dụng dụng cụ bơm hít trong hen suyễn, cách dùng thuốc nhỏ mắt, tra mắt,…). - Cách lưu trữ, bảo quản thuốc thích hợp. - Thông tin riêng biệt cho một loại thuốc và bệnh liên quan đến việc dùng thuốc ấy. Ngoài ra, nội dung tư vấn còn phải đề cập tới những khía cạnh liên quan đến bệnh tật, sức khoẻ nói chung, lời khuyên giúp ổn định tâm lý (tâm lý ổn định sẽ hỗ trợ đáng kể cho người bệnh trong việc điều trị). Để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ tư vấn dùng thuốc, dược sỹ và nhân sự dược phải thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật (GPP quy định dược sỹ có nhiệm vụ tham gia các lớp đào tạo và phải đào tạo, đào tạo lại, hướng dẫn cho nhân sự dược của mình). Thực hiện tốt tư vấn GPP cũng là một trong những cơ sở chính để được tái cấp chứng nhận nhà thuốc GPP (Hiệu lực của giấy chứng nhận GPP chỉ có giá trị trong 2 năm) và quan trọng hơn, bệnh nhân sẽ tin tưởng, là nguồn khách hàng truyền thống tạo nên giá trị thương hiệu bền vững của nhà thuốc đó.
  6. Tài liệu tham khảo: Quyết định số 11/2007/QĐ - BYT ngày 24/01/2007 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2