Kỹ thuật nuôi Ba Ba
lượt xem 47
download
Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae. Trong họ ba ba có nhiều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba ba ở nước ta có ba ba hoa, ba ba gai, lẹp suối và cua đinh. Ba ba hoa còn gọi là ba ba trơn, phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng nước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng. Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc. Lẹp suối, còn gọi là ba ba suối, thấy ở các suối nhỏ miền...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi Ba Ba
- Kỹ thuật nuôi Ba Ba Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae. Trong h ọ ba ba có nhi ều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba ba ở nước ta có ba ba hoa, ba ba gai, l ẹp su ối và cua đinh. Ba ba hoa còn gọi là ba ba trơn, phân bố tự nhiên ch ủ yếu ở các vùng nước ng ọt thu ộc đ ồng bằng sông Hồng. Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, mi ền núi phía B ắc. Lẹp suối, còn gọi là ba ba suối, thấy ở các suối nhỏ miền núi phía B ắc, s ố l ượng ít h ơn ba ba gai, cỡ nhỏ hơn hai loài ba ba trên. Cua đinh, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nguyên, Đông và Tây Nam b ộ, dân các t ỉnh phía B ắc g ọi là ba ba Nam bộ, ba ba miền Nam để phân biệt với các loài ba ba ở phía B ắc. Về tên khoa học của các loài ba ba trên, một số tài liệu phân loại đã ghi: Ba ba hoa là Trionyx sinensis, ba ba gai là Tryonyx steinachderi, ba ba Nam bộ là Trionyx cartilagineus. Chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu về việc xác định tên khoa học cho ba ba và cách phân loại chi ti ết 4 loài ba ba trên. Dưới đây chỉ giới thiệu cách phân biệt nhanh nh ất, giúp cho nh ững ng ười nuôi ba ba và người mua ba ba khỏi nhầm lẫn. Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trên b ụng. Da bụng ba ba hoa lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt c ỡ 2 kg tr ở lên g ần nh ư màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 ch ấm đen to và đậm, v ị trí t ừng ch ấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba l ớn đ ần, khi đ ạt c ỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ. Da bụng ba ba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhi ều chấm đen nh ỏ, làm da b ụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn. Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen. Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen. Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên l ưng, trên diềm cổ, và trên c ổ c ủa ba ba đ ể phân biệt chúng. 2. Tập tính sinh sống của ba ba: Ba ba có một số tập tính sinh sống đặc biệt: Tuy là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ. Sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần s ống trên c ạn. Ba ba th ở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít thở không khí. Mùa đông l ạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba có thể rút trong bùn ở đáy ao, d ựa vào cơ quan hô h ấp ph ụ trong cổ họng để thở, cơ quan hô hấp phụ tựa mang cá, ba ba lấy oxy trong nước và th ải CO2 trong
- máu vào nước qua cơ quan này. Ba ba lên khỏi mặt nước khi có nhu c ầu di chuy ển, đ ẻ tr ứng, phơi lưng... Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đ ặc bi ệt có th ể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh. Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích s ống nơi yên tĩnh, ít ti ếng ồn, kín đáo. Khi th ấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật đến gần, chúng l ập t ức nh ảy xuống nước l ẩn trốn. Tính hung dữ của ba ba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay c ắn và ăn tranh mồi của con bé, bị đói lâu có thể ăn thịt con bé. Khi có ng ười hoặc đ ộng v ật mu ốn b ắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh là vươn cổ dài ra cắn. 3.Tính ăn: Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật. Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. Trong t ự nhiên thức ăn chính trong m ấy ngày mới nở là động vật phù du (thủy trần), giun nước (trùng chỉ) và giun quế lo ại nh ỏ. Khi l ớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến... Trong điều ki ện nuôi d ưỡng, có th ể cho ba ba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có thể huấn luyện cho ba ba bi ết ăn thức ăn chế biến ( thức ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ. 4. Sinh trưởng: Ba ba hoa lúc mới nở có quy cỡ từ 3-6g/ con; Ba ba gai và ba ba Nam b ộ c ỡ l ớn h ơn. T ốc đ ộ l ớn của ba ba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường nuôi. Từ cỡ gi ống 100- 200g/con, sau khi nuôi 6-8 tháng, ba ba hoa có thể đ ạt c ỡ 0,5-0,8kg/con đ ối v ới mi ền B ắc; t ừ 0,8 – 1kg/ con đối với miền Nam. Ba ba gai nuôi có t ốc độ l ớn nhanh gấp đôi hoặc trên g ấp đôi ba ba hoa. 5. Sinh sản: Ba ba hoa cỡ 0,5kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi t ương ứng là 2 năm. Ba ba gai c ỡ 2 kg tr ở lên mới bắt đầu đẻ trứng. Trứng ba ba thụ tinh trong. Ba ba sống dưới nước, nhưng đẻ trứng trên cạn. Đến mùa đẻ, thường là vào mùa mưa, ba ba ban đêm bò lên bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín đáo, có đ ất cát ẩm và t ơi x ốp b ới t ổ đ ẻ tr ứng. đ ẻ xong chúng dùng 2 chân trước cào đất lắp kín trứng, dùng b ụng xoa nh ẵn m ặt đ ất ổ tr ứng r ồi xuống nước sinh sống, không biết ấp trứng. trứng nằm trong ổ, trải qua mưa nắng và các đi ều kiện không thuận lợi về dịch hại, sau 50-60 ngày nở thành ba ba con, đi ều kiện ấp t ự nhiên này tỷ lệ nở rất thấp. Trong điều kiện nuôi, con người có thể t ạo chỗ cho ba ba đ ẻ thuận l ợi h ơn và có nhiều phương pháp ấp trứng đảm bảo tỷ lệ nở cao trên dưới 90%. Trứng ba ba phần lớn hình tròn như hòn bi, màu trắng. Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to và càng nhiều. Ba ba hoa cỡ khoảng 500g đẻ 1 lứa t ừ 4-6 trứng, đường kính trứng t ừ 17-19mm, tr ọng l ượng 3- 4g/quả. Ba ba hoa cỡ 1-1,5kg mỗi lứa đẻ t ừ 8-15 trứng, đ ường kính tr ứng 20-23mm, tr ọng l ượng 4-7g; ba ba cỡ 2-3kg có thể đẻ 20-30 trứng một l ứa. Trứng ba ba gai l ớn h ơn tr ứng ba ba hoa. Ba ba Nam bộ cỡ 4-4,5kg/con, đẻ trứng nặng t ừ 20-25g/quả.
- Ba ba có thể đẻ từ 2-5 lứa trong 1 năm, ba ba cái càng lớn, chế đ ộ nuôi v ỗ cho ăn càng t ốt đ ẻ càng nhiều lứa, mỗi lứa cách nhau từ 25-30 ngày. Tại các tỉnh phía Bắc, một số gia đình có sổ ghi chép theo dõi, bình quân c ả đàn ba ba nuôi trong ao 1 năm đẻ 3, 5 lứa, số trứng ba ba đẻ thu được từ 40-55 quả trên 1kg ba ba cái c ỡ t ừ 1- 1,5kg. 6. Tính thời vụ rất rõ rệt giữa 2 vùng: Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh phía Bắc: một số con đẻ sớm vào cuối tháng 3 hoặc đ ầu tháng 4 ( dương lịch ), đẻ rộ trong các tháng 5,6,7 sau đó đẻ rải rác tiếp các tháng 8,9,10, cuối tháng 10 là kết thúc vụ đẻ. Thời vụ nuôi bắt đầu vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 12. Từ giữa tháng 12 đ ến hết tháng 2 th ời tiết lạnh nhiệt độ nước dưới 180C, có khi dưới 150C ba ba không ăn và không l ớn. Các tháng ba ba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng 5 đến tháng 10. Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh miền Trung và phía Nam: hầu như ăn m ồi quanh năm, sinh tr ưởng liên tục và đẻ quanh năm, do khí hậu ấm áp quanh năm không có mùa đông l ạnh nh ư các t ỉnh phía Bắc. Trong vùng này, nhiệt độ nước các ao nuôi ba ba trong năm dao đ ộng ch ủ yếu trong ph ạm vi từ 24-32oC, ít khi dưới 22oC hoặc trên 33oC. Những nơi có đi ều ki ện c ấp nước t ốt có th ể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất t ừ 26-30oC. Môi trường sống đất và nước. - Được, vùng này thức ăn nhiều giá thành nuôi hạ, có hiệu quả. Ba ba thích sống ở sông, suối, đầm, hồ nước sạch, đáy cát hoặc đất sét, ăn động vật : giun, tôm, cá, ốc... Nuôi ba ba chủ động phải dùng các thức ăn động vật như: trùn quế, tôm, cá, ốc, phế phẩm lò mổ... Thức ăn thừa và phân ba ba thải ra làm cho nước thối bẩn; ở mức độ nhẹ ba ba ít ăn, nặng sẽ không ăn, ba ba gầy đi, bệnh tật phát triển làm cho ba ba chết. Các ao nuôi ba ba thuộc vùng đất bạc màu, lượng N, P, K trong dất thấp, nước cũng nghèo các chất dinh dưỡng, ao nuôi ba ba có các thức ăn động vật, nước ít bị nhiễm bẩn, ba ba nuôi ít bệnh ăn khoẻ, phát triển nhanh, nước lại được thay dễ dàng. Thực tế nuôi ba ba 5 năm qua của các tỉnh miền núi Yên Bái, Lâm Đồng, Đắc Lắc, ba ba hoa nuôi lớn nhanh, 1 năm nuôi có thể tăng trọng từ 1 kg trở lên, ba ba gai có thể tăng trọng nhanh hơn, ba ba không bị bệnh, trên 300 gia đình nuôi phần lớn đều có lãi, có hộ lãi 30- 40 triệu đồng 1 năm. Cơ sở phát triển nhanh, bước đầu có hàng hoá xuất bán. Huyện Việt Yên (Bắc Giang) là vùng đất bạc màu lượng N, P, K trong đất và nước rất thấp, song nghề nuôi ba ba lại phát triển nhanh trong vòng 3 năm đã có 700 gia đình nuôi. Làng Vân Trung có 180 hộ nuôi từ diện tích ao 15-20m2 đến 200-300m2 đều cho thu nhập khá và có lãi, ba ba lớn nhanh ít bệnh. Ngược lại các tỉnh đồng bằng: đất nước màu mỡ, lượng muối dinh dưỡng (N, P, K) cao, ba ba nuôi phải thay nước hàng tuần, nếu không nước sẽ dễ thối bẩn do thức ăn thừa và phân thải ra, ba ba ít ăn gầy đi, bệnh tật phát sinh làm cho ba ba chết hoặc chậm lớn, 1 năm nuôi chỉ tăng 200-300g. Vùng nước giao lưu nước ngọt và nước lợ: nuôi ba ba cũng tốt, nước triều lên xuống, nước trong ao được thay đổi thường xuyên, nước sạch ba ba ăn đều nên tốc độ tăng trọng nhanh, nuôi có hiệu quả.
- Tóm lại, môi trường đất và nước có vai trò hết sức quan trọng đối với việc nuôi ba ba: nếu đất nước bạc màu, hàm lượng N, P, K trong đất, nước thấp thì thích hợp với việc nuôi ba ba. Vì vậy các tỉnh miền núi, trung du nuôi ba ba tốt hơn các tỉnh đồng bằng đất nước màu mỡ. Vùng đất nước lợ, ngọt giao lưu cũng nuôi ba ba - Công trình nuôi Ba Ba Công trình nuôi được trình bày chi tiết ở phần kỹ thuật. qua thực tế cho thấy, công trình nuôi phải liên hoàn: có ao nuôi ba ba bố mẹ để sản xuất, ba ba giống để nuôi thành ba ba thương phẩm gối vụ nhau, năm thứ nhất đẻ ương nuôi đạt cỡ 200-300g cho năm thứ hai nuôi đối với miền Nam và năm thứ ba nuôi đối với miền Bắc. Bên cạnh ao nuôi ba ba bố mẹ có nơi đẻ, ấp và ương giống. Nuôi ba ba thương phẩm cần chú ý hệ thống bảo vệ và hệ thống thay nước liên hoàn. Các tỉnh miền núi, trung du cần kết hợp gắn công trình nuôi với suối nước chảy, hệ thống sông máng hồ chứa nước để sử dụng được nguồn nước trong vào thay, tăng nước dễ dàng. Các tỉnh vùng ven biển: phải gắn với nguồn nước triều lên xuống giữa ngọt và lợ (nồng độ muối 4-5%o), dễ thay nước ba ba ít bị bệnh. Những nơi đồng bằng: nguồn nước khó khăn, có thể dùng nước giếng khoan bơm lên tăng cường thay nước hoặc ương ba ba giống, giếng nước có hàm lượng sắt cũng giúp cho ba ba đỡ bị bệnh. Công trình nuôi đều phải xây vững chắc, tường cắm sâu xuống đáy (tránh ba ba đào) trên mặt tường có mũ, góc phải trát nhẵn đánh bóng không cho ba ba leo ra. Tường cao hơn mặt nước cao nhất 0,6 – 0,8m. Về trọn giống - Phần sản xuất giống được nói kỹ trong sách. Để cho năng suất, tỷ lệ đạt cao, việc nuôi vỗ ba ba bố mẹ sau khi đẻ là yếu tố quyết định chính lượng trứng và tỷ lệ thụ tinh cao. Ba ba bố mẹ lớn số lượng trứng nhiều, ba ba con nở ra lớn và tỷ lệ sống cao, khoẻ mạnh, khi nuôi thành giống đều, khoẻ, nuôi thành ba ba thương phẩm phát triển nhanh. Ương ba ba giống thức ăn tốt nhất là giun, cá mè luộc cho ăn ngày 2 lần, sáng và chiều tối. 2-3 ngày phải thay nước. Giống ba ba nuôi tỷ lệ sống cao hơn, nuôi nhanh lớn, ít bệnh hơn. - Phòng bệnh cho ba ba uôi ba ba nếu để chết nhiều sẽ bị lỗ. Kinh nghiệm cho thấy phải làm công tác phòng b ệnh là chính. Nhiều gia đình không hiểu biết hoặc coi nhẹ công việc phòng b ệnh, đã bị thi ệt h ại khá lớn. Qua các gia đình nuôi kết quả liên tục nhiều năm đều tốt, một trong nh ững yếu t ố quy ết định là thực hiện tốt việc phòng bệnh. Ba ba là một động vật rất khoẻ, sống trong hồ t ự nhiên rất ít khi b ị b ệnh. Ba ba nuôi ở các ao rộng, mật độ thưa cho ăn và chăm sóc quản lý tốt cũng rất ít khi b ị bệnh. Ba ba nuôi trong các
- ao, bể nhỏ, mật độ nuôi dày, điều kiện thay nước kém, cho ăn và chăm sóc quản lý không c ẩn thận rất hay sinh bệnh. Cần thực hiện tốt những biện pháp phòng bệnh sau đây: 1. Cẩn thận khi chọn mua ba ba giống về nuôi, tránh mua ph ải loại ba ba đang có b ệnh. Không để ba ba cắn nhau, cào móng vào lưng nhau, bài ti ết nước ti ểu lên nhau, đè lên nhau ng ạt th ở trong lúc bắt và vận chuyển từ nơi mua về nơi nuôi. 2. Ao nuôi cần tẩy dọn sạch sẽ trước khi thả ba ba. Ao, b ể m ới xây c ần ngâm nước thau r ửa nhiều lần cho sạch, thử độ pH còn 7-8 hoặc thả thử ba ba vào thấy an toàn m ới chính th ức th ả toàn bộ. Ba ba đưa vào tới nhà nên tắm khử trùng trước khi thả. Dùng nước mu ối n ồng đ ộ 3-4% hoặc dung dịch xanh malachit 1-2ppm (1-2g/m3 nước) t ắm 15-20 phút đ ể khử kí sinh trùng và nấm kí sinh. Nếu thấy bị xây sát chảy máu da nên tắm thêm b ằng thuốc kháng sinh đ ể phòng bệnh nhiễm trùng gây lỡ loét. Thường dùng Chloramphenicol hoặc Furazolidon li ều l ượng 20- 50ppm (20-50g/m3 nước) tắm trong chậu, bể con từ 30 phút đến 1-2 giờ tuỳ theo vết th ương nặng nhẹ và quan sát sức chịu đựng của ba ba. 3. Chú ý thay nước, không để nước ao nuôi có màu đen, không có mùi tanh th ối b ẩn. Ao nuôi mật độ dày, mùa hè phải thay nước luôn, t ốt nhất mỗi ngày thay 20% l ượng nước trong ao, nên tháo hoặc hút lớp nước dưới đáy là chính vì lớp nước này bẩn h ơn lớp nước trên m ặt. Ao nuôi mật độ thưa, nước chứa đầy, màu nước luôn xanh lá chuối non nói chung không c ần ph ải thay nước. Trường hợp nước ao bẩn nhưng khó bơm tát, khó có đủ nước thay thì nên đ ịnh kỳ 20-30 ngày một lần khử trùng nước ao bằng rắc vôi bột với lượng 1,5-2kg vôi/100m3 nước chia làm 2-3 ngày, mỗi ngày rắc trên một phần ao. 4. Chú ý không để lớp bùn cát đáy ao bị bẩn, cuối mỗi vụ nuôi hoặc trước v ụ nuôi c ần x ử lý l ớp bùn cát bẩn ở đáy ao, khử trùng triệt để. Cách thường làm là tháo cạn nước, r ắc vôi b ột ho ặc vôi sống lên mặt bùn với lượng 10-15 kg vôi trên 100m2 đáy ao, đ ảo đ ều và phơi nắng 1-2 tu ần, sau đó cho nước sạch vào ao, kiểm tra chất nước trước khi thả ba ba. Trường hợp ao, b ể nh ỏ, kh ối lượng bùn cát ít, nên thay toàn bộ bùn cát mới. 5. Chủ động phòng bệnh nấm thuỷ mi bằng cách treo túi thuốc xanh malachit ở khu v ực cho ba ba ăn, mỗi túi 5-10g, thuốc ngấm dần ra ao, khi hết thay túi khác. Cũng có th ể r ắc thu ốc tr ực tiếp xuống ao với lượng 5-10g/100m3 nước, 15-30 ngày thực hi ện một l ần. Quan tr ọng nh ất là thực hiện vào lúc giao thời giữa mùa đông và mùa xuân, gi ữa mùa thu và mùa đông, có nhi ệt đ ộ nước thấp 15-22oC kéo dài. 6. Khi thấy ba ba bị bệnh hoặc nghi bị bệnh cần bắt nh ốt riêng theo dõi, ch ữa trị, đ ồng th ời có biện pháp tăng cường xử lý vệ sinh môi trường ao để ngăn những con khoẻ không b ị lây bệnh. Thức ăn - Ba ba ăn động vật, bắt mồi tĩnh, không phải động vật đuổi b ắt mồi. Các loại cá, tôm băm thái cho ăn phải được rửa sạch nhớt, máu mới thả xuống bãi hoặc giàn cho ăn, tránh làm th ối, nhi ễm bẩn nước trong ao nuôi. Thức ăn: tập trung cho ăn tích cực đối với ba ba bố m ẹ từ tháng 6,7,8,9 cho ba ba béo, hình thành trứng, qua đông vỗ tiếp ba ba đẻ vào tháng 4, ch ất lượng s ẽ t ốt, t ỷ l ệ nở cao.Lo ại th ức ăn
- hiện nay tốt nhất vẫn là cá biển tươi băm thái cho ăn, các loại cá t ạp ch ất l ượng kém h ơn. Ngoài ra phải bổ sung trùn quế, ốc cho ba ba, nhất là ba ba sinh s ản.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật nuôi ba ba lớn nhanh
3 p | 1083 | 278
-
Kỹ thuật nuôi ba ba giống và ba ba thương phẩm
95 p | 189 | 59
-
Quy trình kỹ thuật nuôi Ba Ba
7 p | 273 | 55
-
Kỹ thuật nuôi ba ba giống
4 p | 160 | 44
-
Kỹ thuật nuôi Ba Ba Gai (Trionyx steinacheri)
2 p | 151 | 34
-
Kỹ thuật nuôi Ba Ba thịt trong ao và trong bể xi măng
3 p | 268 | 28
-
Các kỹ thuật nuôi Ba Ba
18 p | 177 | 25
-
KỸ THUẬT NUÔI BA BA THƯƠNG PHẨM
3 p | 165 | 23
-
Kỹ thuật nuôi Ba Ba sinh sản
5 p | 157 | 20
-
Kỹ thuật nuôi Ba ba thịt
3 p | 177 | 14
-
Kỹ thuật nuôi ba ba thịt trong ao và trong bể xi măng
5 p | 103 | 14
-
Sổ tay kỹ thuật nuôi ba ba cho năng suất cao: Phần 2
26 p | 37 | 11
-
Sổ tay kỹ thuật nuôi ba ba cho năng suất cao: Phần 1
35 p | 52 | 10
-
Các kỹ thuật nuôi ba ba lớn nhanh
11 p | 103 | 8
-
Quy trình kỹ thuật nuôi Ba Ba : Kỹ thuật nuôi
3 p | 135 | 8
-
Giáo trình Chăn nuôi động vật hoang dã (Nghề: Chăn nuôi - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
39 p | 22 | 8
-
Kỹ thuật nuôi ba ba cho năng suất cao: Phần 2
26 p | 36 | 3
-
Kỹ thuật nuôi ba ba cho năng suất cao: Phần 1
35 p | 36 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn