intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nuôi cá hồng mỹ trong lồng - bè

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

501
lượt xem
99
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Quy định chung - Quy trình có thể áp dụng cho các cơ sở nuôi cá biển thương phẩm trên phạm toàn quốc. - Đối tượng nuôi là Hồng mỹ với tỷ lệ sống trên 90%, năng suất dự kiến 10 - 15kg/m3/vụ (18 tháng).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi cá hồng mỹ trong lồng - bè

  1. Kỹ thuật nuôi cá hồng mỹ trong lồng - bè Nguồn: khuyennongvn.gov.vn 1. Quy định chung - Quy trình có thể áp dụng cho các cơ sở nuôi cá biển thương phẩm trên phạm toàn quốc. - Đối tượng nuôi là Hồng mỹ với tỷ lệ sống trên 90%, năng suất dự kiến 10 - 15kg/m3/vụ (18 tháng). 2. Chọn địa điểm thả lồng bè: Chọn nơi để đặt lồng nuôi cá có đặc điểm sau: - Kín gió để tránh bão, sóng, gió to ...như: Eo, vịnh, vụng kín, hồ nước mặn. - Nơi có độ sâu tối thiểu là 5 - 6 m vào lúc thuỷ triều xuống thấp nhất và đáy là sỏi cát. - Biên độ dao động của thuỷ triều không lớn. - Dòng chảy của thuỷ triều thấp. - Có độ mặn dao động 18 - 350/00. - Nguồn nước ít bị ô nhiễm do nước thải dân dụng, công nghiệp và bến cảng. - Giao thông đi lại thuận tiện để dễ dàng vận chuyển con giống, cung cấp thức ăn cho cá và bán sản phẩm. - Sẽ tốt hơn nếu nơi nuôi cá có nguồn điện lưới thường xuyên. 3. Cấu trúc lồng - bè Lồng có thể là hình khối vuông hoặc hình khối hộp chữ nhật có kích thước từ 10 m3 đến 75 m3, dễ thiết kế, dễ quản lý và dễ bảo quản. - Lồng lưới được làm bằng sợi cước, sợi tổng hợp hoặc HPE (High polyethylene) với mắt lưới dao động từ 1 đến 5 cm tuỳ theo cỡ cá nuôi, như bảng sau: Bảng 1. Lựa chọn mắt lưới làm lồng TT Cỡ cá nuôi (cm) Mắt lưới 2a (cm)
  2. 1 10 - 15 1,5 2 15 - 20 2,0 3 20-30 3,0 4 trên 30 5,0 - Lồng nuôi cá thương phẩm. Lồng nuôi cá thương phẩm có kích cỡ 3x 3 x 3m hoặc 3 x 6 x 3m. Lồng làm bằng sợi cước PE 210/9 hoặc sợi tổng hợp 380/23 với kích cỡ mắt lưới 2a = 1,5 - 5cm. Miệng lồng được buộc chặt vào khung gỗ và được giữ nổi trên mặt nước nhờ hệ thống phao nhựa hoặc phao xốp, các góc đáy lồng được buộc đá hoặc khối ximăng đảm bảo cho lưới được chìm đều, đáy lồng đặt cách đáy biển ít nhất là 1m khi mức thuỷ triều thấp nhất. - Cấu trúc của bè: Vật liệu làm khung bè để buộc lồng là xà gỗ nhóm 2 hoặc 3 có kích cỡ : 420 cm x 15 cm x 6cm. Các xà gỗ được nối với nhau bằng các bulông có đường kính từ 1,2 - 1,5 cm. Khung gỗ được giữ nổi trên mặt nước nhờ hệ thống phao nhựa, mỗi quả có thể tích là 200 lít. Một khung lồng cần 6 quả phao. Thường người ta đóng liền hoặc ghép 4, 8, 16 hoặc 32 khung lồng liên kết với nhau thành một bè nuôi cá Hồng mỹ. Trên khung bè dựng 1 nhà nhỏ khoảng 10 - 12 m2 dùng làm nơi ăn nghỉ cho công nhân. Toàn bộ bè được neo cố định một chỗ, thông thường phải neo cả 4 mặt của bè. Phía nước triều xuống lực neo phải gấp đôi phía triều lên, độ dài của dây neo thông thường gấp 5 -7 lần độ sâu của cột nước. 4. Kỹ thuật nuôi 4.1. Chọn và thả giống + Chọn những con cá giống có khối lượng từ 8 - 10gram, chiều dài thân từ 10 - 12cm, khoẻ mạnh, không dị tật, không sây sát da. Cá cần được tắm formalin trước
  3. khi thả với nồng độ 200 - 250ppm trong thời gian 30 phút để loại bỏ rận và ký sinh trùng ngoài da. + Thả cá: Cá được phân theo nhóm có độ dài để nhốt riêng từng lồng. Thả cá vào sáng sớm (6 - 8 giờ) hoặc chiều tối (18 - 20 giờ), mật độ thả ban đầu là 20 - 30con/m3 lồng. 4.2. Thời gian nuôi Thời gian nuôi 18 tháng, tính từ lúc thả (WTb = 7,0 g, Ltb = 10cm) đến khi cá đạt kích thước thương phẩm. Thời gian nuôi thích hợp là từ tháng 2 đến tháng 3 năm sau (tính từ lúc có con giống từ Trại sản xuất). 4.3. Thức ăn và cho ăn + Giai đoạn 2 tháng đầu: Thức ăn là thịt cá, thịt nhuyễn thể băm nhỏ, khẩu phần ăn hàng ngày khoảng 10% khối lượng cá nuôi. Cho ăn ngày 3 lần (sáng, trưa và tối). Sau đó giảm dần khẩu phần ăn đến 5% khối lượng cá. + Giai đoạn sáu tháng tuổi trở lên: Thức ăn chủ yếu là cá tạp tươi băm nhỏ thành miếng. Tỷ lệ cho ăn hàng ngày là 5% khối lượng cá nuôi, cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Thức ăn được rải đều, dần dần trên mặt nước để cá kịp đớp mồi. Tạo phản xạ bắt mồi cho cá bằng cách gõ vào khung lồng trước khi cho ăn. + Có thể dùng thức ăn chế biến chủ động trong việc cung cấp thức ăn cho cá Hồng mỹ. Có thể sử dụng công thức sau: Bảng 2. Thành phần công thức thức ăn cho cá Thành phần Hàm lượng(%) Thành phần Hàm lượng (%) Bột cá 50 Khoáng 1 Đỗ tương 8 Vitamin tổng hợp 0,2 B ộ t mỳ 12 Mỡ 2 Cám 5 Kết dính 4 4.4. Quản lý chăm sóc khác - Hàng ngày sau mỗi lần cho cá ăn phải kiểm tra nếu thấy thừa thức ăn ở đáy lồng phải vệ sinh để tránh ô nhiễm, tránh cua cá, địch hại đến phá lồng. Nếu phát hiện
  4. thấy lồng nuôi bị một số sinh vật biển như cua, hà, rái cá, cá nóc... gây hư hại thì phải sửa chữa ngay hoặc thay lồng khác. Thường xuyên kiểm tra phao và dây neo, nếu có vấn đề cần phải sửa chữa hoặc khắc phục ngay. - Hàng tháng phải phân lọc cá cùng cỡ nhốt riêng từng lồng, tránh trường hợp cá lớn tranh mồi của cá bé và tránh hiện tượng ăn nhau. Nếu lồng bị nhiều sinh vật biển bám thì cần phải vệ sinh ngay đảm bảo sự thông thoáng của lưới. Nên có 1 - 2 lồng lưới dự trữ để luân phiên nhốt cá và làm vệ sinh. - Sau mỗi 2 tháng, phải tiến hành san lồng để dãn mật độ cá nuôi đảm bảo cho chúng sinh trưởng tốt hơn. 4.5. Thu hoạch + Sau 16 - 18 tháng nuôi, cá đạt tới khối lượng từ 1500 - 2000 gram có thể thu hoạch. Dự kiến năng suất đạt khoảng 7 - 10kg/m3/vụ (18 tháng) với tỷ lệ sống khoảng 90%. Khi thu hoạch chỉ cần kéo lồng lưới lên, bắt hết cá, giao cho người mua. + Sau khi thu hoạch, lồng lưới được đưa lên làm vệ sinh sạch sẽ, phơi khô, bảo quản tốt, chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2