KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CAY ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
lượt xem 78
download
Ớt đang là cây trồng đem lại thu nhập cho một bộ phận không nhỏ nông dân ở nhiều địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết sau đây xin nêu ra một số biện pháp để trồng và phòng trừ sâu bệnh cho ớt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gieo hạt và chăm sóc cây con: nên gieo hạt trong bầu để khi đem trồng cây con nhanh bén rể hồi xanh. Trước khi trồng một tuần, cần “luyện” cho cây con cứng cáp. Nếu cây con mềm yếu thì khi trồng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CAY ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
- KỸ THUẬT TRỒNG ỚT CAY ĐẠT HIỆU QUẢ CAO Ớt đang là cây trồng đem lạ i thu nhập cho một bộ phận không nhỏ nông dân ở nhiều địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bài viết sau đây xin nêu ra một số biện pháp để trồng và phòng trừ sâu bệnh cho ớt đem lại hiệu quả kinh tế cao. Gieo hạt và chăm sóc cây con: nên gieo hạt trong bầu để khi đem trồng cây con nhanh bén rể hồi xanh. Trước khi trồng một tuần, cần “luyện” cho cây con cứng cáp. Nếu cây con mề m yếu thì khi trồng ra ruộng dễ bị héo khi gặp trời nắng và đỗ n gã khi gặp trờ i mưa. Phương pháp luyện cho cây cứng trước khi trồng cần chú ý hai yếu tố là ánh sáng và nước tưới. Tháo hết giàn và lưới che để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Không nên thường xuyên tưới nước. Để cho cây bắt đầu hơ i héo mới tưới nước và mỗi lần tưới cần tưới thật đẫ m. Cây con từ 20-30 ngày tuổi là đem trồng được. Nếu để cây con trong vườn ươm quá lâu thì khi trồng cây sẽ chậm bén rể,
- phát triển kém, giả m năng suất. Đối với giống ra hoa sớm thì không nên trồng cây con quá 25 ngày tuổi. Nên tưới đẫm nước trước khi trồng 2-3 giờ. Nếu tưới xong mà đem trồng liền thì bầu đấ t dễ vỡ. Khoảng cách trồng: tùy đặc tính giống như chiều cao cây, sự phát triển cành lá mà khoảng cách trồng có khác nhau. Nếu liếp rộng 0,8 -1 m, mương rộng trên 0,4m thì ch ỉ trồng 1-2 hàng, cây cách cây tố i thiểu 0,3 m. Nếu trồng quá dày sẽ hạn chế sự phát triển cành mang trái, tăng khả năng sâu bệnh, tăng chi phí sản xuất như lượng hạt giống, công trồng, ... Tỉa bỏ chồ i gốc: h iện nay phần lớn nông dân trồng ớt không chú ý khâu kỹ thuật này nhưng đây là mộ t biện pháp kỹ thuật không kém phần quan trọng. Các chồi nằm dưới vị trí phân cành cần được tỉa bỏ bằng tay khi chồi mới ra 1-2 cm để giúp thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, tập trung dinh dưỡng phát triển cành mang trái, tăng năng suất. Phân bón: lượng phân bón cho 1000m2 như sau: Bón lót: 2-3 m3 phân chuồng, 20 kg NPK 16-16-8. Nếu không có phân chuồng, có thể thay bằng các loại phân hữu cơ vi sinh (theo hướng dẫn trên bao bì). Bón thúc sinh trưởng (khoảng 20-25 ngày sau khi trồng): 40 kg NPK 16-16-8 + 7 kg KCl. Bón thúc nuôi trái (khoảng 40-50 ngày sau trồng): 70 kg NPK 16-16 -8 + 15 kg KCl. Nếu muố n kéo dài thời gian thu hoạch thì khoảng 75-80 ngày sau
- khi trồng tiếp tục bón phân: 40-50 kg NPK 16-16-8 + 5 kg urê + 5-7 kg KCl. Đối vớ i chân đất ruộng thì kết hợp bón gốc với b ồi bùn. Nếu trồng trên đất liếp thì sau khi bón phân cần xới xáo vun gốc lấp phân để tránh phân bốc hơi đồng thời giúp ớt ra rể bất định (khi vun đất hoặc bồi bùn lên phần thân sát gốc thì rể sẽ mọc ra ở vị trí thân được lấp đất) hạn chế đỗ ngã và tăng khả năng hút dinh dưỡng. Ngoài các lần bón thúc chính nêu trên cần tưới dặm 6 -10 ngày/lần tùy theo tình hình sinh trưởng của cây. Khi cây chưa mang trái có thể sử dụng phân 16-16-8 để tuới (5-10 kg/lần tướ i). Khi cây mang trái: Nếu chỉ dùng NPK thì nên dùng các loại phân có hàm lượng kali cao như 15 -15 -15 hoặc 15-15-20, nếu dùng 16-16-8 thì cần bổ sung KCl (2-3 kg KCl/lần tưới). Trong mùa nắng, giai đoạn thu hoạch trái có thể sử dụng ure kết hợp KCl để tưới cho cây mỗ i tuần 1 lần. Nhưng trong mùa mưa thì không nên tưới ure mà nên dùng phân NPK. Chú ý: lượng phân bón trên chỉ có tính chất tham khảo. Tùy theo từng chân đất, cây trồng vụ trước và tình hình sinh trưởng của cây mà gia giảm lượng phân cho hợp lý. Nếu giai đoạn đầu bón không đủ phân, cây phát triển kém thì sẽ không cho năng suất cao. Nếu bón quá nhiều phân đặc biệt phân đạm thì sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Tốt nhất nên pha loãng phân DAP hoặc 16 -16 -
- 8 (2 kg/1000m2) tưới cho cây ngay sau khi trồng 4-5 ngày, sau đó 4-5 ngày tưới một lần và theo dõi tình hình sinh trưởng của cây mà gia giảm lượng phân và khoảng cách giữa các lần tưới cho hợp lý để cây sinh trưởng tốt đồng thời tiết kiệm công lao động. Sử dụng thêm phân bón lá có chứa Ca và các chất vi lượng. Khi sử dụng phân bón lá cần chú ý hàm lượng đạm, lân, kali ghi trên bao bì. Giai đoạn cây mang trái thì không sử d ụng các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao, nhất là trong mùa mưa vì sẽ tăng bệnh thán thư (nông dân thường gọi là nổ trái). Lúc cây ra hoa nên phun CaBo hoặc Clorua canxi 7-10 ngày 1 lần sẽ giúp tăng đậu trái, trái bóng, cứng trái hạn chế bệ nh thán thư và ngăn ngừa bệnh thối đít trái do thiế u canxi. Bệnh héo vi khuẩ n Phòng trừ một số sâu bệnh chủ yếu: bọ trĩ, rầy mềm, rầy đen, bọ phấn chích hút nhựa cây, phá hại trên lá non, đọt non, bông và trái làm cho lá bị quăn queo, đọt non không phát triển được. Ngoài ra các côn trùng chích hút còn truyền bệnh virus. Phòng trừ: Dọn sạch cỏ dại, tỉa bớt cành nhánh để
- cây được thoáng, hạn chế điề u kiệ n ẩn nấp của rầy và dễ xịt thuốc. Xịt thuốc ngay khi phát hiện trên ruộng có các côn trùng chích hút bằng các loại thu ốc như Oncol, Admire, Confidor, Hopsan,…. Đối với các loại sâu ăn lá và sâu đục trái (sâu xanh, sâu ăn tạp, …) cần vệ sinh đồng ruộng, phun các loại thuốc: Nockthrin, Polytrin, Lannate, Desis, Regent,.. để phòng trừ. Bệnh héo xanh vi khuẩn xảy ra rải rác trên một số cây hoặc thành từng đám trên ruộng. Trên cây già, triệu chứng khởi đầu là các lá dưới hơi héo, ở cây non thì các lá trên héo trước. Triệu chứng héo ban đầu tiếp diễ n sau vài ngày thì cây không còn phục hồi được và chết khi lá vẫn còn xanh. Phòng trừ: Đảm bảo đất thoát nước tốt. Loạ i bỏ cây có triệu chứng nhiễm bệnh (nhổ bỏ cây và đem đi tiêu hủy), rãi vôi nơi câ y b ị bệnh. Các loại thuốc hoá học không có hiệu quả đối vớ i bệnh này. Cần luân canh vớ i cây bắp, đậu, các loạ i rau ăn lá,… ít nhất trong 3 năm không trồng cây thuộc họ cà. Tốt nhất là luân canh với cây lúa. Bệnh thán thư có thể xuất hiện trên ruộng hoặc làm thối trái ớt đã thu hoạch. Vết bệnh trên trái có các đường viền xếp đồng tâm, lõm sâu, có màu vàng hay nâu đậm. Bệnh rất phổ biến và gây hạ i nghiêm trọng trong điều kiện ẩm ướt mùa mưa, có thể làm giả m năng suất 70-80%. Bệnh mẫn cảm với chế độ phân bón, đặc biệt trong mùa mưa, bệnh sẽ phát triển mạnh khi
- bón nhiều phân đạm. Phòng trừ: Bón phân cân đối, phun thêm phân bón lá có ch ứa Ca và hàm lượng kali cao giai đoạn cây bắt đầu mang trái. Hái bỏ các trái bị bệnh đem tiêu hủy. Tỉa bỏ chồ i và lá gốc để ruộng thông thoáng hạn chế bệnh và dể phun thuốc. Dùng luân phiên các loạ i thuốc trừ nấm như Ridomil, Score, Carbendazim, Benlat C. Bệnh đố m lá Cercospora (đốm mắt ếch): Bệnh trên lá có màu nâu và dạng tròn, tâm vết bệnh màu xám nhạt có viền màu nâu đậm. Các vết bệnh trên thân, cuống lá và cuống hoa cũng có tâm màu xám nhạt với viền sậm màu, nhưng chúng thường có hình bầu dục. Lá bệnh thường rụng khi chuyển sang màu vàng hoặc ngay cả lúc còn xanh. Khi bệnh phát triển mạnh, lá sẽ rụng rất nhiều. Trái không bị nhiễm bệnh. Bệnh rất phổ biến trong mùa mưa. Sử dụng các loại thuốc diệt nấm như Antracol, Tilt, Mancozeb,… Bệnh cháy lá Choanephora: Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở hoa, chồi hoa hoặc đỉnh ngọn cây. Vết bệnh có màu nâu hoặc nâu đen, nấm bệnh lan nhanh xuống phía dưới làm chết một phần ngọn cây. Bệnh gây thiệt hại nặng trong mùa mưa. Sử dụng các loạ i thuốc diệt nấ m như Mancozeb, Kasuran,.. Bệnh sương mai: Bệnh có thể xuất hiện trên ớt vào bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào. Phổ b iến nhất là bệnh gâ y thối cổ rể và héo cây. Đặc điểm
- chính là sự đổi màu thân cây sang màu nâu đậm, lan dần từ phần ngang mặt đất lên thân trên kèm theo sự héo đột ngột của toàn cây mà không vàng lá. Các vết bệnh ở phần thân trên có màu nâu đậm, xuất hiện chủ yếu ở các nách của nhánh cây làm cho nhánh phía trên vết bệnh b ị chết. Các vết bệnh trên lá phát triển nhanh chóng tạo nên các vùng có màu xanh đậm thấm ướt sau đó khô đi và có màu nâu nhạt. Vết bệnh trên trái có màu xanh đục thấm ướt lan rộng nhanh bao phủ toàn trái, làm trái mềm nhũn và nhăn nheo. Bệnh xuất hiện trên cây con làm cây con bị cháy ngọn và chết rạp. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt do tướ i quá mức hoặc thoát nước kém. Sử dụng thuốc Aliette, Kasuran, Carbendazim, Funomyl,… Các bệnh virus: phần lớn các bệnh virus lây truyền từ cây này sang cây khác bở i các côn trùng môi giới. Các môi giới quan trọng của bệnh virus trên ớt bao gồm rầy, rệp, bọ trĩ, bọ phấn. Một số virus nằm trong hạt và một số khác lan truyền bằng phương tiện cơ giới. Phòng trừ: phun các loại thuốc như Oncol, Trebon, Nockthrin, Admire, Confidor để phòng trừ côn trùng môi giới. Không nên sử dụng dao, kéo cắt tỉa chồi mà nên sử dụng tay lặt bỏ chồi gốc khi chồi còn non (chồi dài 1-2 cm). Nhổ bỏ những cây bị bệnh để tránh lây nhiễm do côn trùng chích hút. Chú ý: Các côn trùng chích hút thường gây nên các triệu chứng tương tự virus như thun ngọn, lá cong biến
- dạng, do đó cần quan sát kỹ các lá non trên ngọn cây, các côn trùng chích hút thường nằm phía dưới phiến lá. Để hạn chế các loại bệnh phát triển và lây lan, cần chú ý vệ s inh đồng ruộng, trồng với mật độ vừa phải tạo độ thông thoáng, thoát nước tốt, bón phân cân đố i, lặt bỏ các phần bị bệnh (lá, cành và trái) đem tiêu hủ y.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật trồng nấm rơm kiểu mới
2 p | 596 | 197
-
Một vài Kỹ thuật trồng ớt cay
4 p | 591 | 154
-
Giáo trình Trồng rau trong môi trường đất - MĐ03: Trồng rau công nghệ cao
64 p | 353 | 144
-
Tìm hiểu về cây rau gia vị phổ biến ở Việt Nam: Phần 2
64 p | 227 | 89
-
Kỹ thuật trồng Ớt chỉ thiên
3 p | 929 | 61
-
101 Câu hỏi thường gặp trong sản xuất nông nghiệp tập 8 part 1
11 p | 127 | 26
-
Kỹ thuật trồng cà chua lai F1
10 p | 146 | 26
-
Kỹ Thuật Trồng Ớt Chỉ Thiên (ớt xiêm)
3 p | 533 | 26
-
Kỹ thuật trồng cà chua quanh năm part 1
11 p | 132 | 25
-
Quy trình kỹ thuật trồng ớt ngọt trong nhà che plastic
5 p | 125 | 17
-
Trồng ớt dưới chân ruộng lúa
3 p | 128 | 16
-
Quy trình trồng ớt đông
4 p | 122 | 15
-
Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay ( Ớt Xanh)
5 p | 160 | 15
-
Kỹ Thuật Trồng Ớt Xuất Khẩu
6 p | 123 | 14
-
Kỹ Thuật Trồng Ớt Cay
4 p | 201 | 12
-
Trồng Ớt Chìa Vôi
4 p | 78 | 5
-
Ảnh hưởng của tỉ lệ gốm xốp kĩ thuật trong thành phần giá thể tới sinh trưởng và năng suất cây đậu bắp và ớt
5 p | 36 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn