intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lạc rừng

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

81
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có một lần anh ạ, em về thưc tập ở vùng ngoại ô thành phố. Hôm đó từ An Phú Đông em đón đò máy đi ngược chiều theo sông Sài Gòn lên Củ Chi. Bất ngờ, trên một chiếc ghe đi ngược chiều, em thấy một người giống hệt anh Minh, ngồi trên đống bao tải trùm vải bạt. Điều khiến em tin chắc đó là anh Minh nữa là bên cạnh anh còn có cái nạng gỗ. Em gọi tên anh và chòm ra khoan mui. Không hiểu có gì giục lúc đó, em nhảy ùm xuống sông,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lạc rừng

  1. Lạc rừng TRUYỆN NGẮN CỦA THANH GIANG Có một lần anh ạ, em về thưc tập ở vùng ngoại ô thành phố. Hôm đó từ An Phú Đông em đón đò máy đi ngược chiều theo sông Sài Gòn lên Củ Chi. Bất ngờ, trên một chiếc ghe đi ngược chiều, em thấy một người giống hệt anh Minh, ngồi trên đống bao tải trùm vải bạt. Điều khiến em tin chắc đó là anh Minh nữa là bên cạnh anh còn có cái nạng gỗ. Em gọi tên anh và chòm ra khoan mui. Không hiểu có gì giục lúc đó, em nhảy ùm xuống sông, lội theo. Bởi không thể bảo đò máy quay lại, trong khi chiếc ghe anh Minh đi cũng đang mở máy lớn. Còn không nói thì anh cũng biết em vốn là con gái rạch Cái Sấu, biết lội trước khi biết đi. À, bơi! Em vừa bơi theo vừa gọi, bấy giờ chiếc ghe máy của anh Minh quay lại. Còn chiếc đò máy em đi tưởng đâu hành khách té xuống sông, cũng quay lại. Khi em chồm lên ghe máy anh Minh thì mọi người cũng giúp em leo lên. Bấy giờ mới thiệt là ngỡ ngàng! Té ra là sự giống nhau thôi anh ơi! Nhìn cặp mắt đau khổ vì thất vọng của em không ai buông lời trách móc vì đã trở ngại chuyến đi, mà tất cả chỉ cảm thông, chỉ muốn an ủi… Bác sỉ Lành trầm ngâm, đưa mắt nhìn về mũi con tàu mà bấy giờ đang ra ngã sông Lòng Tàu. Một vùng trời nước mênh mông lấp loáng ánh nắng trưa trên đầu ngọn sóng. Năm tháng trôi qua đã để lại trên gương mặt điềm đạm, phúc hậu của người thiếu phụ mà tôi quen hồi còn tuổi thơ ấy những nét già dặn và chững chạc duyên thầm biểu hiện ở mái tóc ngang lưng, thắt nơ hình bông hồng màu trắng sau gáy. Và trong đôi mắt mí lót thùy mị đang nhìn đăm đăm tận chân trời, thực tình vẫn tư lự hướng vào bên trong cùng mạch nguồn tâm sự về tình yêu và cuộc đời. *** Một loạt mìn chây-mo nổ dữ dội, tiếp theo là súng rộ lên  đạn lửa đỏ lừ xuyên rừng đêm rùng rợn. Minh vẫn nằm bất động trên cái võng cáng đặt trên mặt đất gồ ghề. Lành, cô y
  2. tá theo đoàn tải thương còn đang điếng hồn, run rẩy chạm vào người Minh rồi sờ soạng lên bụng, lên ngực anh, thì thào:  Lọt ổ phục kích! Anh nghiêng người ôm cổ cho em cõng rút nhanh!  Lo cho hai cô khiêng tôi  Minh đáp, vừa cọ trái lựu đạn vào vai cô gái  Tôi sẽ cưa hai với chúng nó cái này.  Hai đứa nó chết hết rồi! Lẹ lên!  Lành giục.  Nghiêng người qua!  Không! Cái chân tôi gãy rồi, chắc gì… Cô còn phải lo cho nhiều người khác… Một loạt đạn véo qua sát sạt giữa hai người. Lành hụp nhanh rồi nhổm lên, thì thầm gắt:  Không nên đôi co mất thì giờ! Đảng giao nhiệm vụ cho tụi em. Nhanh lên, ôm cổ em nè! Như một bé em, Minh ngoan ngoãn chiều theo từng động tác của cô gái. Tuy mới theo chiến trận song cũng nhạy cảm, nhằm hướng đạn lửa vạch đường, Lành cố sức cõng Minh trườn đi một cách khó nhọc. Sau lưng súng vẫn nổ rát và pháo sáng bỗng vọt lên, cùng với tiếng la xì xồ của bọn biệt kích Mỹ… Thế rồi sau những ngày mưa, đêm rừng càng âm u. Từ những lớp cỏ mục lưu niên xông lên mùi ẩm mốc khó chịu, trộn lẫn hơi thở rừng già khiến không khí trở nên nặng nề. Lại thêm vết thương, nỗi đói, nỗi lạc rừng mù mịt, Minh càng thấy bức bối. Trải nylon nằm bên dưới võng Minh, Lành nghe anh thở khác thường, vội nhổm lên:  Có sao không anh Minh?  Vừa hỏi Lành vừa sờ trán Minh, bỗng thảng thốt kêu  Trời ơi, anh sốt cao quá!  Nhờ Lành tiêm cho lọ “pi” nên đỡ nhức. Em yên tâm đi. Ba ngày trôi qua, nhiều lần Minh bảo Lành: Em còn trẻ, khỏe, đừng vì anh mà chết uổng đời. Cứ để anh nằm lại mà đi tìm đơn vị. Nhưng Lành nhất định không rời anh. Nói lời thiết yếu: “Đi cùng đi, sống cùng sống, chết cùng chết. Bỏ anh lại trong rừng còn thú dữ,
  3. còn biệt kích, em không đành lòng nào!” Và lần nào Minh cũng đưa trái lựu đạn ra coi như là bùa hộ mạng, sẽ cưa hai với biệt kích. Thế là Lành lại khóc:  Nếu vì mạng sống của mình, em ở nhà cũng sống được. Thậm chí ra thành, đi làm sở Mỹ cũng sống khỏe. Nhưng em đi đây là chuyện khác, chuyện không thể sống quỳ, lệ thuộc, nhìn thấy bất bình mà tha. Giờ đây em là y tá. Lương tâm thầy thuốc không cho phép em bỏ thương binh. Nhưng khổ nỗi hai người đều trong cảnh rừng lạ. Minh từ miền Bắc mới bổ sung vào sư đoàn 9; Lành từ đồng bằng Bến Tre mới lên, đều tham gia chiến đấu trận đầu, mà là đụng với quân Mỹ: Sư đoàn Anh cả đỏ, hung hăng từ bên Mỹ mới tăng cường. Rừng sâu mịt mùng, càng đi càng bí lối, càng sưng tấy vết thương đùi Minh mà bụng thì trống rỗng! Sang ngày thứ tư, phần gạo rang của Lành trong túi cứu thương đã sạch. Đây là gạo rang”chống càn”, chỉ đỡ đói cho một người trong ngày. Còn lương thực theo mình, mỗi người đều có ruột tượng gạo. Nhưng hôm ra trạm phẫu, cũng như Minh ra trận, tất cả đều để lại ở vị trí tập kết. Đơn vị còn nổ súng phía trước, ai ngờ thằng rút kinh nghiệm nhanh, lần đầu tiên bị nó bọc hậu. Cũng may Lành tính con gái phòng xa, nên võng, tấm tăng và bình toong lúc nào cũng kiềng vào thắc lưng. Phải nói thắt lưng Mỹ và bình toong kèm ca inox là vật dùng thành “mốt” trang bị cho tân binh đồng bằng đi chủ lực Miền. Lành được má cưng, đi chợ Bến Tre sắm cho đủ bộ lúc lên đường. Quê Lành ở Tân Thành Bình, ấp Cái Sấu. Cái ấp sau này người ta đã đổi tên là Thành Hóa, nhưng dân gian vẫn quen gọi cùng tên với con rạch. Chắc nơi đây ngày xưa còn là rừng, con rạch cá sấu dữ lắm nên thành danh. Hôm hai người lần đầu hỏi thăm tên tuổi, quê quán nhau, điều đó cũng để lại ấn tượng thú vị mà khuây lãng hiện tình. Nghe đến quê Minh chỉ gọi một tiếng “Neo”, Lành cười ngặt nghẽo, phô hàm răng nhuyễn sáng:  Chắc em không dám về quê anh. Neo, nghe ghê quá!  Neo! Nhưng không có cá sấu! Minh chăm chọc.  Neo! Neo tàu bè, neo người ta! - Bỗng dưng Lành nghiêm giọng buồn - Hồi tụi nó tố cộng, ngoài số nào lên máy chém, chỗ em là sông
  4. rạch, tụi nó neo đá người ta dưới sông. Nỗi thông cảm càng làm Minh cũng bồi hồi, nhớ làng quê  Neo quê anh, vùng tây Hồ, Thọ Xuân, Thanh Hóa, hồi đó bộ đội Nam bộ sư đoàn 330 về đóng. Các anh cũng bị mắc gốc mắc rể ở đó nhiều! Anh cũng có bà chị lấy chồng bộ đội miền Nam…  Đó, thấy chưa! - Vừa buồn đó, Lành vui đó, cười ngặt nghẽo - Rõ ràng là neo người ta, báo hại chị em trong nầy ngóng trông mấy anh đi tập kết về mòn con mắt!  Người chị cả anh… - Giọng Minh trầm trầm - Hồi ấy đi chống lụt với bộ đội, các chị hay hò đối đáp: Ăn cam ngồi dựa gốc cam; lấy anh thì lấy, “viền” Nam em không viền”. Tưởng hò chơi, thế mà lấy chồng Nam Bộ thật. Anh ấy đã về Nam chiến đấu năm 1960, để lại chị cả anh mang một cái bầu tâm sự, năm sau đẻ ra thằng Cò giống hệch anh ấy. Thằng Cò nay lên năm mà chưa thấy mặt bố. Anh đi, chị cả có nhờ tìm giúp. Nghe tin anh ấy cũng ở Công trường Chín nầy, nhưng còn đang chiến dịch, trận liền trận lu bù…- Rồi Minh bỗng cười - Đấy, nói viền Nam em không viền, nhưng dù Neo, có neo nổi người ta đâu…!
  5. Nhà văn Thanh Giang ở chiến khu năm 1962 Không thể khoanh tay ngồi chờ đồng đội đi tìm, hay van vái thần linh. Lành quyết tìm đường tự cứu. Cô ngụy trang chỗ nằm cho Minh kín đáo rồi bẻ cò cây lần đi. Đến một cái cứ. Lành mừng quá. Nhưng sau khi thận trọng nghe ngóng, tiến vào thì chẳng gặp bóng một người nào. Tuy mừng hụt, Lành vẫn nghe ấm ran khi gặp lại dấu vết còn vương hơi người. Từ cái bếp Hoàng Cầm lạnh ngắt tro than đến những căn hầm chữ A rêu xanh cũng làm Lành ngậm ngùi nhớ đơn vị, nhớ chị em, nhớ má ở nhà. Tự dưng Lành gục đầu vào gốc nhà lá trung quân khóc ngon lành, khóc không cần giữ gìn ý tứ, khóc đã thèm thôi. Đang khóc muồi, Lành bỗng giật mình run bắn bởi ai đó “khoọc” lên một tiếng rùng rợn như nhác ma. Rồi một tiếng “khoọc” trên vòm cây tiếp theo. Tim lành cơ hồ nhảy
  6. thoát ra lồng ngực. Một lúc trấn tĩnh. Lành nhận ra đó là con giộc, và một câu rủa khoái trá ném theo: “Đồ mắc dịch, làm người ta hết hồn!”. Nhưng chính nhờ con giộc “mắc dịch” đi ăn trái gì đó đã dắt dẫn Lành tìm ra phương kế kéo dài sự sống và cầm cự vết thương cho Minh. Con giộc “khoọc” lên một tính hiệu, tức thì đồng loại chuyền tới ào ào, chúng vừa ăn vừa xả, hay cố ý ném xuống cho Lành ai biết. Lành lượm lên một sâm soi. Đó là loại trái kết chùm, từ ngoài da đến trong ruột giống hệt như trái vải, có điều chỉ bằng ngón tay và chua nhiều hơn ngọt. Sau khi nếm thử, Lành nghĩ ngay đến sinh tố C mà Minh rất cần. Chẳng cần đắn đo, Lành ăn một lúc hết chùm trái, nghe phục hồi gân cốt, trèo ngay lên cây. Con gái ở miệt vườn, leo trèo một cây. Thế nhưng leo vừa lưng chừng. Lành mới hay là đuối sức, mắt hoa, tay chân bủn rủn. Cũng dễ hiểu là mấy hôm nay chỉ cầm hơi bằng nước lả và chút đỉnh gạo rang. Bây giờ tuột xuống thì đừng hòng leo lên nữa, mà không hái được trái thì điều gì xảy ra cũng dễ hiểu. Lành ôm chặt cứng thân cây chờ qua cơn choáng rồi lại tiếp tục leo tiếp lên, chậm chạp nhưng vững chắc từng động tác một. Khi đã trườn người được lên cháng ba thì Lành chỉ ngồi thở dốc, mồ hôi vã đầm đìa, lạnh toát. Bầy giộc ngúc ngoắc những cái đuôi thật dài, chuyền đến gần Lành như trêu ngươi, chúng vừa khoọc vừa vút vắt cái mặt xanh, khi nhăn khi túm cái miệng trông thật buồn cười, dễ thương. Lạ lùng, Lành bỗng nghe hồi sức, hái trái và nhanh chóng trở về khoe chiến công” với Minh. Nhưng chưa kịp khoe công quả đáng mừng, Lành thêm lo vì phát hiện Minh sốt cao quá. Cố gắng nào đối với Lành cũng đều quá mức, đến lúc một giọt nước làm tràn ly nước, Lành xỉu bên mình Minh. Rừng chiều lặng trang thêm buồn hiu. Bom đạn chiến tranh xua cả chim chóc phiêu bạt. Thương quá, nhưng chẳng dám kêu, Minh gọi Lành thì thầm và ve vuốt món tóc mai, nhưng không dám giật lay tỉnh. Bổng Lành choàng mở mắt. Ý thức trách nhiệm cao cả lay tỉnh Lành đúng hơn. Cô ngồi lên khoe ngay với Minh bọc trái cây trong nón tai bèo, nài nỉ anh ăn và hỏi anh trái gì? Minh lắc đầu không biết nhưng vị tình nếm thử, chua nhăn mặt, toan nhả. Lành bụm niệng anh, can:
  7.  Đừng! Giộc ăn ào ào, đừng sợ. Trước hết giàu sinh tố C, rất cần cho anh.  Lại vẫn phong độ nhí nhảnh. Lành bóc vỏ ăn một hơi nhiều trái, phun hột búa xua, vừa nói Kháy - Cũng là dân Trường Sơn mà hổng biết trái này! Thôi bây giờ, em, Nguyễn Thị Lành đặt tên cho nó là trái Lành. Ăn đi! Dứt khoát là lành. Nghe lời, Minh cố gắng ăn. Bỗng Lành ngẩng lên ngơ ngác, kêu:  Sao mà im lặng đến rợn người vầy nè?  Coi chừng B.52 đấy… Minh vuốt nhẹ mái tóc kẹp rối bời của Lành, tìm nguồn trấn an cho cả hai  Kinh nghiệm đường Trường Sơn, B52 rải thảm đường mòn Hồ Chí Minh khi đột nhiên im lặng, có nghĩa các loại máy bay khác đều phải tránh xa tọa độ chết. Quả nhiên, tiếng động cơ chợt văng vẳng, rền rỉ bầu trời. Minh kêu “B52” vừa dứt thì bom cắt. Tiếng rú man rợ rít qua đầu hai người, tiếng nổ đồng thời rung chuyển trời đất. Lành nhoài người ôm chầm, che lấy Minh. Má cô chạm lên má anh nóng rực. Tiếng bom nổ từng đợt nối tiếp nhau như cơn lốc dữ dội trùm lên hai tấm thân nhỏ nhoi giữa rừng hoang. Lành nghe lòng cồn lên theo từng đợt bom. Trong nỗi lo sợ càng bừng cháy lên tình yêu. Dám chết cho nhau cơn hoạn nạn hãi hùng còn là vượt hẳn lên tình yêu thông thường. Những mảnh bom chém phập vào thân cây sực sực hầu như chẳng mùi mẽ gì. Dân công gái đồng bằng lên hành động lấy thân mình che cho thương binh khá nhiều tình huống. Mùa mưa nước dâng đầy thường khiêng cáng bằng đầu, lội qua những dòng suối, những trảng cỏ, đồng bưng suốt hàng cây số. Bất giác Lành nghĩ: giá cả hai cùng chết. Về cõi vĩnh hằng thành đôi uyên ương không bao giờ chết. Vậy là Lành thả lỏng tâm hồn, mặc tình cho thể xác nhột nhạt, nóng bừng… Thần chết hung hăng rồi cũng đi qua. Lành vùng lên phủi sạch bụi đất và xác lá cho Minh rồi cho mình. Người tươi tỉnh hơn lên, Lành đưa cho Minh chùm trái, nói như ra lịnh:  Bây giờ em thay băng. Anh nhấm nháp chùm trái “lành” nầy thay cho thuốc tê nghe chưa! Minh tiếp lấy chùm trái, muốn nở nụ cười đáp lại Lành, nhưng chỉ nhếch mép một cách gượng gạo.
  8. Vết thương Minh đã sưng tấy. Lành phải dùng lưỡi lam cắt bỏ ống quần; cũng bằng lưỡi lam ấy, Lành sát trùng, cắt bỏ chỗ thịt bắt đầu có mùi hôi. Trong khi Lành căng thần kinh với vết thương thì minh cũng đau đớn tận óc não, càng chép dữ trái “lành”. Cơn đói càng giục giã, anh nuốt liền một hơi hết cả chùm. Cơn đói không nguôi mà bụng lại cồn cào dữ đội. Và như thế cũng có phần làm giảm đau vết thương thật! Băng xong vết thương cho Minh, Lành lả người, chưa kịp thu dọn, cô nằm chuồi xuống bên Minh chẳng cần giữ ý tứ gì, thở phào rồi mệt mỏi thếp đi. Lòng Minh càng ngậm ngùi chua xót. Một cô gái còn trẻ trung mới hôm nào da dẻ còn trắng trẻo hồng hào xinh đẹp mà giờ đây xanh xao hốc hác. Lành nằm dựa sát vào người Minh, hồn nhiên cọ da thịt con gái đương thì làm Minh phút chốc bồi hồi, rạo rực. Có lẽ sau khi thay băng, vết thương có phần dễ chịu. Và như thế một nỗi niềm gì trong anh tưởng đã chết, bỗng sống dậy, xao xuyến. Có điều nghe êm ả tâm hồn bao nhiêu, anh càng tê tái lòng bấy nhiêu. Câu hỏi lạ lùng trước số phận trở lại làm khổ sở anh: “Tại sao loạt mìn Clay-mo đêm hôm ấy không giết chết mình đi? Tại sao còn sống chi với vết thương ác nghiệt để làm khổ người khác?”. Hoàng hôn ở rừng chỉ chốc lát rồi đêm xuống nhanh. Song cái khoảnh khắc ngắn ngủi càng gợi lòng bâng khuâng vô hồi. Giữa tranh tối tranh sáng, những chiếc lá trên cành như hối hả dan díu nhau. Gió thì thào sâu thẩm điệu ru buồn. Tháng Ba rét đậm. Mẹ đi cấy đồng sâu với chiếc áo tơi gió lật trên tấm lưng còng. Bàn tay xương xẩu của mẹ run rẩy. Bàn tay từng nâng niu đứa con trai qua bao tháng năm tần tảo, từng lau nước mắt tiễn con hành quân; rồi cũng bàn tay ấy run rẩy khi nhận tờ giấy báo tử của con… Mẹ ơi! Có thể rồi con cũng như bao đồng đội khác, sẽ mãi mãi không còn trở về trong vòng tay của mẹ!... Trong màn đêm tịch mịch, Minh cầm bàn tay gầy xương của Lành vô tình ngủ mê ôm lên ngực anh. Bàn tay cô gái “Cá Sấu” lạ lẫm mà rất hiền dịu thân thương đối với cuộc đời anh. Ôi bàn tay con gái! Bàn tay xương xẩu mà mềm mại đã vực anh thoát khỏi tay thần chết, đã nâng bổng tâm hồn anh trong những ngày hoạn nạn. Ôi bàn tay đáng yêu biết dường nào. Nhưng mà ta có quyền gì bắt người con gái phơi phới xuân đời này phải cùng
  9. kéo lê số phận của ta, dù cho thoát khỏi cảnh lạc rừng thì… cuộc sống về sau cũng sẽ là sống “báo đời” mà thôi! Dằn hơi thở chua chát, Minh từ từ đặt bàn tay Lành trở về bên ngực cô. Bộ ngực vẫn căng đầy sức sống đang thở đều nhịp phập phồng. Nén cơn đau, Minh chỏi tay nghểnh lên nghiêng về phía bên Lành. Một cảm giác mới mẻ chợt làm Minh bàng hoàng. Trong mùi hôi đã quen mũi: mùi vết thương, mùi quần áo của hai người chua lòm mồ hôi, khói bom, bùn đất và cả tanh tưởi mùi máu. Minh bỗng nghe dậy lên mùi thơm con gái đến xao xuyến tâm hồn. Cũng vừa khi vết thương đau nhói vật anh nằm xuống, bật lên tiếng than thầm: “Mẹ ơi” Cuộc đời ơi! Mới vừa tuổi hai mươi lăm chưa từng yêu, chưa từng nếm một nụ hôn thường tình! …”. Đêm rừng vào chiều sâu. Cành cây nào đó bị trúng bom treo ngành, chợt rơi, rừng ào… lên tiếng vang vào đại ngàn. Tiếng con mễn lạc đàn “tác” lên thảng thốt. Ngọn lửa tình yêu đang bùng cháy trong Minh mãnh liệt, vừa cũng là sự bùng cháy của lương tri: ta đành lòng nào chôn vùi giữa rừng sâu mịt mùng cuộc đời của một người con gái trẻ trung đầy tương lai hữu ích cho đời. Thế rồi, bằng hành động cả quyết, Minh cầm lấy trái lựu đạn, khẽ lén lê người trên đất rừng gai gốc, mỗi lúc một xa chỗ nằm. Nhiều lần kiệt sức Minh phải nằm lại rồi kiên nhẫn lê người đi. Mồ hôi đầm đìa lăn vào mắt, vào miệng, rơi trên mặt đất rừng ẩm ướt. Vẫn lại tiếng con mễn lạc đàn tác lên đơn phương gọi bạn tình, âm âm não nùng giữa rừng cô tịch. Từ căn cứ Mỹ hướng đường 13 - Lai Khê, đại bác 203 ly nòng dài chợt gầm lên. Trái đạn cực nhanh xé gió, rú lên sắc lẽm rồi bỗng nổ một tiếng đôi “uốt – roành!...” Tiếng nổ đánh thức Lành dậy. Cô quờ tay sang Minh như quán tính. Mất Minh! Sờ trái lựu đạn cũng mất! Lành hoảng lên bò đi tìm. Mấy hôm nay đọc tâm trạng Minh, dù Lành có đề phòng song sự thể vẫn xảy ra. Lành đâm sầm chạy trong lòng rừng mông lung, tối đen va vào cây cối xể mặt, u đầu bất kể. Phút chốc tỉnh người, Lành ngồi xuống, dang hai tay quờ quạng trên đất rừng hòng tìm dấu vết gì của Minh, hoặc hơi anh còn vương lại, cả hai tai thính động, cái mũi thính hơi, cả tâm hồn nhạy cảm. Lành tập trung dò tìm Minh. Nhưng hơi rừng chỉ đưa lại mùi lá rửa lưu cửu ẩm mốc ngai ngái, lẫn mùi cỏ dại, mùi hoa phong lan trên cao thoang thoảng tổng hòa bí ẩn hương tình yêu. Tình yêu cồn lên từng
  10. cơn sóng lòng. Ôi sao rừng không trả lại mùi hôi vết thương anh, mùi mồ hôi chua lòm áo anh? Trời ơi, nếu giờ đây ầm lên một tiếng lựu đạn nổ thì… Rồi không thể ngại vì biệt kích, Lành phát gọi lớn thảm thiết: “Minh ơi!... Anh- Minh- ơ…ơi!...” Tiếng kêu của tình yêu lảnh lót giữa rừng đêm như một mũi dao xuyên vào tim người. Minh rút ngón tay ra khỏi khoen chốt an toàn trái lựu đạn, rồi không phải đáp, chính từ trái tim anh rung lên: “Lành-ơ…ơi! Em-Lành-ơ-ơ…ơi! Thì ra Minh chỉ nằm cách đấy chừng mười bước chân. Lành xoay người nhảy bổ tới Minh. Trước tiên là cô chồm lên người anh, tìm giành lại trái lựu đạn. Khi đã cầm lựu đạn vào tay. Lành nấc lên:  Nếu cần thì bây giờ… Em rút chốt đây! Em có ham gì sống cho riêng em. Nếu anh muốn hủy mình để trả em về cuộc sống thì em rút chốt nghen! - Giọng uất lên - Em rút chốt liền đây! Bàn tay Minh lính quýnh tìm giữ trái lựu đạn, vừa rên rỉ:  Đừng! Đừng rút chốt! Tha lỗi cho anh Lành ơi! Mà không! Hãy trừng phạt anh đi! Trừng- phạt-anh-đi-i…! Mâu thuẫn với cả chính mình, Minh vừa yêu vừa muốn chạy trốn. Vừa muốn giải thoát cho Lành lại vừa vô tình phủ nhận giá trị một hy sinh cao đẹp. Anh tưởng mình là gánh nặng, nhưng quên rằng hãy còn trí não, hãy còn tâm hồn, còn lòng nhân ái con người. Anh chết, bỏ Lành cô đơn giữa rừng hoang vu còn là cái tội. Lành tha hồ nhằn Minh bao nhiêu anh chỉ một mực van xin: “Hãy trừng phạt anh đi”. Nói đã một hồi, Lành khóc. Nước mắt Minh cũng trào ra, chan hòa rơi xuống mặt đất rừng lạnh lùng. Bất chợt tiếng con chim rừng trỗi lên giai điệu trầm buồn: “Tì tì - ti ti… Ti ti - tì tì…”. Tiếng chim chậm rãi, dứt một lần, lặng im giây lâu, nhại lại. Nó như muốn dỗ nín Lành đó chăng? Cô vụt ngồi lên, kéo tà áo bà ba lau nước mắt và xì mũi rột rẹt, lại giọng nhí nhảnh:  Đố anh con chim nó kêu gì vậy?
  11. Minh không đáp, hỏi lại. Lành cười khúc khích, ấp úng:  Em nghe nó kêu… Mà thôi. Kỳ lắm! Anh nói đi! Nó kêu, kêu… Minh - Minh!… Lành - Lành! Nói xong Lành gục lên ngực Minh, lại khóc, van nài:  Đừng làm em sợ vậy nữa nghe anh! Thà em cực xác còn hơn… Chớ như vừa rồi thì… em ghê sợ bằng mười B52.  Anh hiểu!... Minh thì thầm, - Em tha thứ cho anh. Chối bỏ công quả hy sinh cao đẹp của người khác, rốt cuộc mình càng trọng tội.  Thôi, anh có lỗi gì với em - Lành lau nước mắt. Em muốn anh đừng mất hy vọng, đừng mất tinh thần. Người mất tinh thần thì chết! Thôi mình trở về chỗ nằm đi anh. *** Chiếc tàu khách thành phố Hồ Chí Minh - Duyên Hải lượt về giờ đang mở tốc lực vượt sông Nhà Bè. Ngược nước ròng chảy xiết, vừa gió mạnh, sóng ngang làm con tàu chòng chành, gầm lên dữ dội. Tôi thầm lo, lúc này mà chết máy, con tàu có nguy cơ trôi dạt ra sông Soài Rạp mất. Còn bác sĩ Lành thì vẻ mặt vẫn cứ tỉnh bơ. Đôi mắt mí lót với hàng mi cong vút chớp chớp, rồi lại đăm đăm nhìn mặt sóng lừng, Lành lại thủ thỉ, giọng xa vắng như là độc thoại với nội tâm: “… Trời sinh ra con người cứ bắt phải trải qua nhiều nỗi sợ để thử thách tinh thần. Hễ tinh thần vững thì tồn tại, còn khiếp đảm thần hồn nát thần tính thì tự giết chết mình trước khi tai họa tới. Bữa đó em định đi hái trái rừng. Đó là trái “trường” mà hồi đó tưởng mình lập công cho nhân loại. Buồn cười, lại còn đặt tên mình vào. Hóa ra người ta đã phát hiện từ nảo từ nao, từng hấp dẫn thợ rừng, từng cứu đói bộ đội miền Đông cơn bảo lụt. Nếu sáng đó mà em không dần dà chải tóc, rồi còn đeo bông tòng teng hạt châu làm dáng thì không biết sẽ ra sao. Ban đầu nghe tiếng dao phạt cây loạt soạt mừng quýnh, tưởng đâu đơn vị đi tìm mình. Chừng nhìn ra thì biệt kích, anh ơi! Ba thằng áo rằn ri. Anh Minh nói thường sau khi ném bom B52, chúng tung biệt kích thăm dò. Chúng vừa phạt rừng vừa
  12. tiến thẳng tới ổ tụi em nằm. Anh Minh cầm lựu đạn toan rút chốt. Em giữ lại, bảo chỉ còn một trái một, ném rồi thì… Đời con gái, hình dung ê chề lúc sa vào tay địch… Ôi, em niệm Phật, em cầu mong thần linh. Tiếng dao phạt càng gần, em không dám nhìn bọn chúng. Mặt dù trước khi chọn chỗ, em lựa một lùm gai mây rậm, có dây leo chằng chịt dựa vào gốc cây cổ thụ, khe hở còn được ngụy trang bằng cây sống thay vào mỗi bữa, kín đến nỗi hôm đi tìm trái về, em tìm ra rất lâu, ấy vậy mà giờ đây vẫn thấy trống lốc! Chưa bao giờ em phó thác cho số phận may rủi như lúc bấy giờ. Bổng anh Minh nằm trở xuống, kéo theo em, lựu đạn để ở giữa. Anh thì thào: “ Nằm im giả chết cho chúng xúm vào, ta rút chốt!”. Em riu ríu nằm theo, ôm anh Minh, không ngừng lầm thầm niệm Phật. Tiếng giày nện tới như nện thẳng vào tim. Tưởng tượng tiếng Lựu đạn sẽ nổ. Em nhắm nghiền mắt. Lạ lùng cứ trông chờ lựu đạn nổ. Ôi giây phút thật là nặng nề mà lại vừa thanh thoát khi cái chết được trù liệu chuẩn xác. Nhưng rồi không hiểu sao tiếng giày chỉ khua dồn trước bụi gai mây rồi vòng qua gốc cây, xa dần. Chắc là chúng phạt rừng dọn lối đi, chừng gặp cây to thì né tránh. Thế là hú hồn. Em từ từ hé mắt cũng là lúc bắt gặp ánh mắt anh Minh đang lom lom nhìn lại, không hàm chứa một ngôn ngữ gì, trống không, bất động. Ấy nhưng ấn tượng sâu đậm ngưng đọng mãi tới tận bây giờ. *** Phải chăng từ tâm hồn lạc quan, được nuôi dưỡng từng niềm vui nho nhỏ, bồi bổ cho đời sống tinh thần, hai người vẫn sống qua ngày dù đến ngày thứ mười mà họ vẫn chưa thoát khỏi cảnh lạc rừng. Cứ sáng ngày Lành kiên nhẫn đi tìm củ mài. Xưa nay, chân lý từng được chứng minh: “Hễ có công thì “trời” không phụ, hay như sách nho có câu: “Tận nhân lực mới tri thiên mạng”. Tận lực mãi cho đến ngày thứ mười ấy, qua hàng trăm loại dây rừng rồi bằng lưởi dao con chó đào thử, cuối cùng Lành đã đào được củ mài, không sao tả xiết nỗi vui mừng! Tối ấy, từ một gốc rừng sâu, có một bếp lửa nhỏ nhoi sáng bập bùng… Cái ca inox bình toong Mỹ đầy nhóc củ mài được bắc lên đầu ba hòn đá bê từ lòng suối. Củi rừng, lửa cháy nỏ nang nhảy múa. Ca củ sôi lộc ộc vui vẻ, rồi củ chín. Hai người chia nhau ăn. Cơn đói dài ngày nên miếng ăn đến đâu biết đến đó. Nhất là miếng ăn - sự sống do chính tay
  13. của Lành kiếm tìm, khiến Minh thêm xúc động trào nước mắt. Nỗi khoái cảm càng được nhân lên, chẳng những hồi sức mà trí tuệ dường cũng minh mẫn hơn lên. Tất nhiên vết thương của Minh không có thuốc men, có nguy cơ hoại thư. Nỗi bi đác cũng càng tăng, thế nhưng trong Minh, lòng hy vọng vẫn nồng cháy. Có lẽ nhờ trái trường của Lành, đúng hơn là tấm lòng của Lành mà anh cầm cự được. Chính sức sống của tình yêu, chính tình yêu của Lành đã cứu sống hy vọng anh, tinh thần anh. Song lòng tự trọng của thằng con trai cũng từ hôm ấy càng dày vò Minh cái điều: Con người đáng vứt đi không phải là nỗi thương tật, lâm hoạn nạn mà là con người mất tinh thần. Minh quyết tự tìm đường chứ không nằm thụ động chờ, nằm chờ chỉ có chết thôi. Anh lý luận: B 52 bom xong, biệt kích lùng xong, cũng là lúc đơn vị có thể đi tìm. Nằm trong ổ kín này không ai tìm ra. Kinh nghiệm sau biến cố, người ta thường lần mối từ hiện trường. Thế rồi hai người dìu nhau trở ra nơi bị phục kích đêm ấy. Gian nan cực kỳ lúc nầy là rừng không có đường, lại bị bom B.52 rải thảm, cây cối ngả chằng chịt, bít lối. Bít lối mặt đất, nhưng vòm rừng thì mở ra, Minh tìm sao rừng mà xác định hướng đi. Chòm Thiêng Ưng, trong tám sao, có một ngôi sao sáng nhất đó là sao Ngưu Lang, nằm về hướng Đông. Đi về hướng ấy là hướng ra đường 13, hướng địch. Thế là mình đi ngược lại. Nhưng sức của Minh không thể lê nổi cái chân sưng vù, còn Lành cũng không thể cõng nổi Minh như hôm nào. Vả lại bãi bom, cây đổ ngăn cản, dù người lành mạnh cũng trần thân, huống hồ… Họ đành nằm lại bên bờ hố bom. Vết thương vần Minh trằn trọc chỉ biết nhìn sao hòng khuây khỏa đôi phần. Lòng càng chạnh buồn số phận, Minh nhận ra sao Chức Nữ đơn đọc nằm lẻ loi ngoài chòm Thiên Cầm về phía Nam sông Ngân Hà, đối diện với sao Ngưu Lang ngăn cách bởi dòng sông! Niềm cảm xúc một huyền thoại bi tình trên “Thiên đường”, làm Minh ngẫm thương chị mình xa người chồng miền Nam bên kia bờ sông Bến Hải. Nỗi buồn xa xứ cô đơn, hướng Minh quay lại thấy Lành đang ngủ vùi mê mệt. Sao trời soi mờ ảo trên gương mặt Lành càng thêm xanh xao, nhìn thêm chua xót! Song từ gương mặt gầy xương tỏa ra hơi ấm, cho lòng Minh càng bùi ngùi càng lâng lâng êm đềm như thuở còn thơ nằm trong lòng mẹ. Tình cảnh lạc rừng và vết thương bi đát nào có buông tha. Tuy nhiên trong lòng Minh đã nghe yên ả. Có được lòng yên ả trong cái nỗi khốn cùng, cũng là tìm được nguồn sức mạnh để vượt qua khốn cùng!...
  14. *** Bến Nhà Bè có chợ Phú Xuân, hành khách chờ tàu về thành phố đã thấy xôn xao, số hành khách. Trên tàu sẽ lên thì chộn rộn. Tàu cập bến, phận ai nấy lo, tất bật, trên tranh xuống, dưới giành lên. Lộn xộn, hầu như chẳng ai đếm xỉa nguy hiểm sông nước trong gang tấc. Nhưng rồi đâu cũng vào đó, nhanh chóng, an toàn, con tàu lại rời bến trở mũi ra sông, ý định chạy ôm doi Lương Thiện, cắt con đường ngắn nhất để vào sông Sài Gòn.  Ôi, chào cô bác sĩ! Cô lại đi khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho dân nghèo ở Duyên Hải về đó à?  Một chị khách từ Nhà Bè xuống chợt phát hiện bác sĩ Lành, mừng rỡ rối rít.  Ôi bà con Hiệp Phước nhắc cô bác sĩ hoài hè! Tôi đi Sài Gòn bán cua. Ờ, một lát lên tàu, cô bác sĩ phải xách giùm về cho tôi vài cặp… Bác sĩ Lành chuyện trò với người đàn bà bán cua một cách vui vẻ, thân tình. Khi người đàn bà khai hết bệnh tình, sức khỏe ra sau, nuôi cua lột thế nào, hiện trong nhà cũng sắm được thứ gì… Lành biểu hiện hân hoan ra mặt và đôi lần ngoảnh sang tôi như xin lỗi. “Điều em chắc anh Minh sẽ sống là khi đơn vị tìm gặp, anh Minh được đưa về bệnh viện K71. Vết thương được kịp thời xử lý xử lý cưa vì hoại thư. Sau đó em thì ra trận, anh Minh được điều trở về miền Bắc, từ đó bật tin… Còn vì sao mà em không ra miền Bắc tìm ảnh? Cuộc đời riêng đâu phải bao giờ cũng theo ý muốn. Vì yêu cầu công tác rồi yêu cầu phải học. Hòa bình rồi, trong công tác dốt là điều sỉ nhục. Đi học em cũng bị dèm pha: dốt như chuyên tu, ngu như tại chức! Nhưng nhìn đi nhìn lại trong cương vị then chốt, những thành quả đạt được khi tiêu cực xã hội nhiễu nhương, là có phần đóng góp đáng kể của “chuyên tu  tại chức”. Thôi thì hơi đâu mà chấp nhặt… Còn bởi lẽ em tin: tình yêu là sự tìm lẫn nhau. Cho nên có thể đáng trách chàng Egô Đrêmốp trong truyện “Tính cách Nga” của …  Alếcxây Tônxtôi. “Vâng, Egô đã đóng vai đồng đội trước mẹ, cha và Cachia, người yêu… Anh ta về phép và quyết định ra đi sớm hơn dự định, chỉ vì ánh nhìn sợ hãi của Cachia trước bộ mặt anh bị chiến tranh tàn phá dị dạng khủng khiếp. Cả giọng nói cũng bị thương tật làm cho thay
  15. đổi, mẹ cũng không nhận ra, nhờ hơi cái áo con, bà đã úp mặt trong đó mà khóc. Nhưng con đi rồi bà mới viết thư bảo con hãy viết thư cho mẹ, kẻo không mẹ phát điên lên mất! Còn Egô thì ra ga đã tát thẳng vào mặt mình, tự hỏi: giờ thì làm sao đây? Thì trở lại chứ còn hỏi. Theo em là thế. Không thể tha thứ cho một tính cách nhu nhược chạy trốn sự thật, vừa mất lòng tin vào con người, kể cả người thân yêu ruột thịt của mình. Dĩ nhiên… Sự thật của chiến tranh vô cùng nghiệt ngã, tàn khốc! Cái cao cả của con người là tự nguyện dấn thân vì chính nghĩa, chấp nhận mất mát.  Egô, em sẽ sống với anh trọn đời! Cachia đến với anh và nói vậy. Đó là tính cách Nga. Nhưng Việt Nam. Anh Minh của em không như Egô. Dù chỉ những ngày lạc rừng ngắn ngủi, song là một thử thách mà cả một đời người nhận được ra chân lý, anh Minh càng hiểu người yêu của mình. Em tin anh Minh không một chút gì mặc cảm tật nguyền. Còn nếu vì lý do nào đó anh không vào được thì dứt khoát em sẽ ra Thanh Hóa, về Neo tìm ảnh. Đã là tình yêu đích thực thì là tìm đến nhau mà anh. Ờ mà sao anh chưa hề hỏi em một lời về việc… đã lập gia đình chưa?’. Bác sĩ Lành cười một nụ cười thoải mái, hàm răng nhuyễn và đều, sáng cả dòng sông. Người miền Bắc có tiếng “vâng” thật dịu dàng, sao mà trong trường hợp này, không có tiếng nào hay hơn mà Lành đã biết dùng:  Vâng! Em đã lập gia đình và có một cháu gái lên ba. Bác sĩ Lành bấy giờ như trở lại tính cách thời con gái, vừa nói vừa cười rất hồn nhiên:  Cùng cái dạo mà em nhảy đò máy, lội theo ghe tưởng lầm là anh Minh, thì anh Minh quả nhiên như em tin, cũng có mặt ở thành phố Hồ Chí Minh, đang hỏi dò các bệnh viện, tìm em, và chúng em gặp nhau chẳng có khó khăn gì. Hay có thể nói: những khó khăn cực kỳ mà đời người đã vượt qua, thì dù có khó khăn nào cũng bằng như chẳng có. Miễn là có trái tim thoi thúc tìm đến nhau. Đấy đúng là tính cách Việt Nam, phải không anh? Ba cháu… Anh Minh không cho gọi bằng bố. Gọi “ba” cho đừng khác biệt Nam Bộ. Nhưng lại thuận cho con gọi mẹ. Gọi mẹ cho ấm cúng trong truyền thống dân tộc. Ba cháu giờ làm ở xí nghiệp Hăm bảy tháng bảy. Dù mang cái chân bằng gỗ, nhưng anh
  16. không đi bằng cái nạng gỗ đâu nhé. Anh đi xe đạp vững cũng như người bình thường vậy đó!... Sau giọng nói có vẻ mãn nguyện của một con người hạnh phúc, không phải là nụ cười sáng cả dòng sông mà cả gương mặt bác sĩ Lành bừng sáng. Cái cổ trắng ngần không có đôi bông tai toòng teng hạt châu làm duyên như thời thiếu nữ, cũng chẳng có bông vàng gì bây giờ, song đường nét của cằm, của má đã no đầy vừa phải, làm cho làn da càng mịn màng và hồng hào. Dù chỉ một vùng cạnh tai, thế cũng đủ cho duyên thầm mời gọi làn gió sông ban trưa mát rượi, đùa vui với những sợi tóc huyền.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1