intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì để nhiều sữa khi cho con bú

Chia sẻ: Nguyen Minh Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

135
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sữa mẹ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và đa số chị em đều hiểu được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Nhưng thực tế, không ít bà mẹ ngậm ngùi bởi không có sữa cho con bú. Tại Việt Nam, chỉ 10% bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì để nhiều sữa khi cho con bú

  1. Làm gì để nhiều sữa khi cho con bú Sữa mẹ rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh và đa số chị em đều hiểu được tầm quan trọng của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ. Nhưng thực tế, không ít bà mẹ ngậm ngùi bởi không có sữa cho con bú. Tại Việt Nam, chỉ 10% bà mẹ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, thấp nhất khu vực Tây Thái Bình Dương. Trong khi theo chuyên gia nước ngoài, nuôi con bằng sữa mẹ giúp ngăn chặn 13% các ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Tôi có một chị bạn mới sinh con nhưng luôn trong tình trạng stress vì không có sữa cho con bú mặc dù chị ấy đã làm mọi cách để có sữa. Mỗi khi nhìn những bà mẹ khác cho con ti, chị lại nghẹn ngào… Sau cùng, những cố gắng từ ăn uống và sử dụng các biện pháp dân gian chị ấy đã có sữa. Gặp nhau, chị phấn khởi kể về “chiến công” có được nguồn dinh dưỡng vàng của mình. Nhưng chị lại băn khoăn không biết làm sao để bảo vệ và duy trì được sữa mẹ ít nhất
  2. trong 6 tháng đầu cho trẻ bú. Đem những băn khoăn đó của nhiều bà mẹ, chúng tôi đã trao đổi với bác sĩ Tuyết Lan (BV Phụ Sản TƯ) và nhận được những lời khuyên giúp tăng sữa mẹ và bảo vệ nguồn sữa mẹ tốt nhất. Chuẩn bị ngay từ khi mang thai - Chế độ dinh dưỡng: Ngay trong thời kỳ có thai, người mẹ cần được ăn uống đủ chất, ăn nóng sốt có chế độ nghỉ ngơi, lao động hợp lý, tinh thần thoải mái, mới có nhiều sữa sau khi sinh. Ngoài ra, nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng. - Massage bầu vú: Cần massage hai bầu vú thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động (không chạm hay day ti vì sẽ gây co bóp tử cung). Tuyệt đối không mặc áo ngực chật, nếu đầu nhũ hoa tụt vào trong, thai phụ dùng tay kéo ra để khắc phục. - Vệ sinh nhũ hoa: Nhũ hoa cần được vệ sinh ít nhất một lần trong ngày. Khi vệ sinh, nên sử dụng nước sạch đủ ấm và dùng vải mềm để lau. Khi cho con bú - Cho bú sớm: Trong sữa mẹ, nhất là sữa non, chứa nhiều kháng thể giúp bé sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng khi bé chưa đủ thời gian tự tạo lập kháng thể. Vì thế, các sản phụ phải cho bú càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh. Sữa non thường dễ tắc nên trước và sau cho con bú, nên day ép bầu vú nhẹ nhàng để tránh sữa đông kết. Việc cho bé bú đều đặn sẽ tăng tiết hormone, kích thích tuyến sữa hoạt động mạnh, giúp bạn tiết ra nhiều sữa hơn và không sợ bị mất sữa. - Giữ sạch đầu vú: Để không bị tắc tia sữa, bạn phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho trẻ bú, phải lau sạch và vắt vài giọt đầu bỏ đi, khi bú xong cũng cần lau sạch và khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc tia bị tắc thì phải dùng tay xoa cho mềm vú, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt mạnh để thông sữa. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép để nhanh có sữa.
  3. - Phải nặn sữa: Đây là trường hợp cũng thường gặp ở các bà mẹ trẻ. Bạn hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngực một chút trước khi tiến hành nặn. Nặn sữa đúng cách như sau: Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú. Dùng ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C. Nặn nhịp nhàng, cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên nặn, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo. Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại. - Cho bú đúng cách: Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn. - Uống nhiều nước: Để lượng sữa dồi dào, bạn nên chú ý uống đủ nước trong ngày (1,5 – 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 – 5 lần/ngày (Lần 1, khoảng 2 ly: lúc ngủ dậy trước khi đi vệ sinh; các lần sau từ 1 – 2 ly cách nửa giờ đến 1 giờ trước bữa ăn và trước khi đi ngủ). - Dinh dưỡng và nghỉ ngơi: Để có nhiều sữa cho con bú, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi đóng vai trò rất quan trọng. Người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, không áp dụng chính sách kiêng khem trong ăn uống, ăn thêm quả chín. Các món ăn cổ truyền như cháo chân giò gạo nếp, ý dĩ có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Nên hạn chế các gia vị như ớt, hành, tỏi vì dễ làm cho sữa có mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú. Khi cho con bú, hạn chế dùng thuốc vì một số thuốc có thể qua sữa gây ngộ độc cho trẻ và làm giảm tiết sữa. Ngoài ra, bạn cũng cần có tinh thần thoải mái, tránh bị stress hay trầm cảm sẽ ảnh hưởng tới việc tiết sữa.
  4. Những bài thuốc lợi sữa Đối với những phụ nữ ít sữa hoặc không có sữa, có thể áp dụng những bài thuốc sau giúp cải thiện nguồn sữa mẹ: - Chân dê: Lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp cùng 10gr thông thảo, 20gr hạt sen, 15 – 20gr ý dĩ cho sản phụ dùng. - Đậu đỏ: Dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, uống liên tục trong 3 ngày. - Hạt rau diếp cá: Dùng 15gr hạt rau diếp cá, 10gr cam thảo cùng gạo nếp, gạo tẻ nấu cháo loãng dùng trong 5 ngày. - Vừng đen: Vừng đen 30g (giã nhỏ), gạo tẻ 50g đem nấu cháo. Món này vừa lợi sữa vừa nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ bị huyết hư, táo bón, ít sữa. - Lá khoai lang: Chọn lá khoai lang tươi non, rửa sạch, thái chỉ, xào với thịt heo nạc hoặc có thể luộc rau lang chấm mắm ăn hàng ngày. Tăng lượng sữa mẹ nhờ bổ sung dinh dưỡng Nguồn sữa mẹ hết sức quan trọng đối với sự phát triển của bé trong những tháng đầu đời, do vậy các phương án bồi bổ cho mẹ là hết sức cần thiết bởi sau cơn vượt cạn thì khí huyết người mẹ đã suy yếu đáng kể. Dưới đây là những món ăn dinh dưỡng giúp mẹ có thể tiết sữa được nhiều hơn cho bé bú: Đu đủ xanh với móng giò lợn - Nguyên liệu: Đu đủ 400g, móng giò 1 cái. Gia vị vừa đủ. - Cách làm: Rửa sạch đu đủ thái miếng, móng giò làm sạch chặt miếng nhỏ. Ninh nhừ móng giò, cho đu đủ vào đun chín, cho gia vị vào rồi bắc ra. Ăn ngay khi còn nóng hoặc dùng làm canh ăn hàng ngày. Ăn liên tục trong 7 ngày. Món ăn này có tác dụng thông sữa, rất tốt cho những sản phụ ít sữa hoặc sữa loãng.
  5. Đu đủ hầm móng giò tốt cho phụ nữ sau khi sinh con Móng giò hầm táo đen, a giao - Nguyên liệu: Móng giò (2 chiếc), táo đen 200g, a giao 15g, đường đỏ, nước đủ dùng. - Cách làm: Móng giò làm sạch, chặt miếng nhỏ. Làm tan a giao. Cho móng giò, táo đen và nước vào hầm nhừ, rồi đổ a giao, đường đỏ vào đun thêm 15 phút rồi bắc ra. Nên ăn khi canh còn nóng và ăn cả nước lẫn cái, ăn liên tục 7 ngày, cách 2 ngày ăn 1 lần. Đương quy hầm thịt dê - Nguyên liệu: Đường quy 100g, thịt dê 200g (rửa sạch, thái miếng), gừng tươi 3 lát mỏng, hành. - Cách làm: Tất cả cho vào nồi hầm nhỏ lửa, tới khi thịt dê chín nhừ, thêm gia vị vừa đủ. Ăn thịt, uống nước hầm. Ngày ăn 2-3 lần. Ăn trong 5 ngày. Món này thích hợp với người sau sinh mất máu nhiều, gầy còm, kém ăn, người lạnh, ít sữa. Lưu ý với người bị táo bón thì không nên dùng. Cháo thịt nạc, tôm tươi
  6. - Nguyên liệu: Gạo ngon 60g, tôm tươi 200g, thịt nạc 60g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. - Cách làm: Thịt lợn nạc, tôm đã bóc vỏ băm nhỏ. Gừng thái chỉ. Nấu nhừ gạo thành cháo cho các thứ trên vào đun khoảng 15-20 phút. Cho gia vị vừa đủ, khi ăn cho gừng vào. Ăn liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày một bát. Món cháo có công dụng ích khí, bổ thận, thông sữa, dùng cho những sản phụ bị tắc sữa sau khi sinh. Gan lợn xào đương quy, hoàng kỳ - Nguyên liệu: Gan lợn tươi 200g, hoàng kỳ 30g, đương quy 20g. Dầu (mỡ), gia vị, đường, hành, gừng tươi vừa đủ. - Cách làm: Đun hoàng kỳ, đương quy trong vòng 45 phút rồi chắt lấy một bát con nước, bỏ bã. Gan lợn rửa sạch, thái miếng mỏng ướp với gia vị và 1/2 bát nước hoàng kỳ, đương quy. Phi hành, gừng rồi đổ gan đã ướp vào xào khoảng 1-2 phút, đổ nốt chỗ nước hoàng kỳ và đương quy vào xào qua rồi bắc ra. Mỗi ngày nên ăn 1 lần, ăn liên tục trong 10 ngày. Món ăn có tác dụng bổ huyết, dùng cho những sản phụ mới sinh mất máu, người nhợt nhạt, thiếu sữa. Cháo mè đen (vừng đen) Mè đen 50g, giã nát, cho vào một nắm nếp trắng rồi nấu cháo ăn. Ăn trong 7-10 ngày. Món này giúp lợi sữa, nhuận tràng, thích hợp với những sản phụ sau đẻ huyết hư, táo bón, ít sữa. Rau mùi tàu khô Rau mùi tàu khô 50g, đem sao qua, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống trong ngày. Dùng trong 7 ngày. Rau mồng tơi
  7. Rau mùng tơi nấu canh hoặc luộc ăn hàng ngày. Ăn liên tục trong 10 ngày. Rau mồng tơi có nhiều vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên rất tốt cho sản phụ sau sinh thiếu sữa. 8 cách để tăng lượng sữa mẹ Sữa là nguồn dinh dưỡng quý báu đem đến cho trẻ sơ sinh một sức khỏe khỏe mạnh. Bởi vì thế chất lượng và số lượng sữa rất quan trọng Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh cho tới khi bé được 4-6 tháng tuổi. Sữa mẹ giúp giảm đáng kể những nguy cơ mắc phải nhiễm trùng hay dị ứng ở trẻ sơ sinh. Đồng thời cũng bảo vệ các bé khỏi những căn bệnh như eczema, hen suyễn, béo phì, tiểu đường và cao huyết áp. Sữa mẹ không chỉ tốt cho bé mà con tốt cho cả mẹ, giúp người mẹ giảm nguy cơ mắc phải ung thư vú và bệnh tiểu đường sau này.
  8. Trong 2 tuần đầu tiên, có thể mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn khi cho con bú. Nhiều bà mẹ con lo lắng sẽ không đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, các mẹ không phải lo lắng nhiều đâu, vẫn có rất nhiều cách giúp các mẹ có thể làm tăng lượng sữa cho bé bú: . Cho con bú và hút sữa thường xuyên Điều này àm tăng lượng sữa trong vòng 48 tiếng, Nếu bé không bú quá nhiều thì bạn nên hút sữa ra ở cả hai bầu vù trong vong 10-15 phút mỗi ngày. 2. Dành thời gian để nghỉ ngơi Mặc dù làm mẹ là một công việc khá khó khăn và căng thẳng nhưng bạn cũng cần phải dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn. Tìm cho mình một không gian yên tĩnh trong nhà và nghỉ ngơi. Căng thẳng sẽ hạn chế khả năng tiết sữa của bạn. Thường xuyên mát xa bầu vú và ủ một tấm khăn ấm trước khi cho bé bú. 3. Nếu có thể, hãy cho bé uống thêm sữa bột công thức Điều này sẽ khiến cho nhu cầu bú sữa mẹ của bé giảm đi. 4. Hút sữa ở cả hai bầu vú cùng một lúc Hút sữa sẽ giúp cơ thể bạn sản sinh ra loại hormone prolaction giúp tăng tiết sữa. 5. Uống thật nhiều nước Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả hay sữa sẽ giúp cơ thể giữ nước làm tăng quá trình sản xuất sữa mẹ. Hạn chế những thức uống có chứa caffeine như cà phê và sô đa. Uống quá nhiều các loại nước có chứa caffeine sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu khi bú. Bên cạnh đó, còn khiến bé cảm thấy khó ngủ. 6. Không hút thuốc
  9. Hút thuốc không chỉ có hại cho chính sức khỏe của bạn mà còn làm giảm lượng sữa trong cơ thể. Chất Nicotine có trong thuốc lá làm thay đổi mùi vị của sữa mẹ và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. 7. Kiểm soát việc sử dụng thuốc tránh thai Trong thuốc tránh thai có chứa estrogen gây cản trở cho quá trình sản xuất sữa. Vì thế trước khi sử dụng bất kì loại thuốc tránh thai nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ. 8. Giữ sức khỏe khỏe mạnh Ăn thật nhiều trái cây và rau xanh. Cung cấp nguồn chất dinh dưỡng thích hợp cho cơ thể không những giúp bạn tăng tiết sữa mà còn tăng chất lượng của sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ luôn được khuyến khích bởi nó đem đến những lợi ích về sức khỏe cho cả mẹ và con. Mặc dù ngày nay có rất nhiều sản phẩm sữa công thức dành cho bé, nhưng thực sự những loại sữa này vẫn không thể thay thế hoàn toàn được sữa mẹ. Để có một chất lượng và số lượng sữa đảm bảo cho bé, người mẹ cần phải biết quan tâm đến sức khỏe của chính bản thân mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2