intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liệt tứ chi sau chích ngừa bệnh dại

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Căn cứ theo tin tức trên báo chí, có một người đàn ông bị chó cắn, được chích vacxin ngừa bệnh dại. Sau đó người này có cảm giác yếu và đau hai chân. Yếu hai chân tăng lên nhanh chóng và lan dần lên trên, chỉ sau vài ngày đã buộc phải nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi và khó thở. Sau khi khám xét và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sỹ đã chẩn đóan bệnh nhân bị hội chứng Guillain-Barré. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liệt tứ chi sau chích ngừa bệnh dại

  1. Liệt tứ chi sau chích ngừa bệnh dại Căn cứ theo tin tức trên báo chí, có một người đàn ông bị chó cắn, được chích vac- xin ngừa bệnh dại. Sau đó người này có cảm giác yếu và đau hai chân. Yếu hai chân tăng lên nhanh chóng và lan dần lên trên, chỉ sau vài ngày đã buộc phải nhập viện trong tình trạng liệt tứ chi và khó thở. Sau khi khám xét và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sỹ đã chẩn đóan bệnh nhân bị hội chứng Guillain-Barré. Theo tin tức, gia đình bệnh nhân nam này đang tiến hành kiện nơi đã chích ngừa phòng dại. Nhân trường hợp này, dư luận rất lo lắng về các tai biến do vac-xin gây ra, và một số người bị chó cắn đã ngần ngừ trong việc chích ngừa dại. Hơn thế nữa, một số người dân còn ngần ngại cho con em chích ngừa cả những bệnh khác nữa. Trong lĩnh vực kiến thức hạn hẹp của mình, tôi xin trình bày những quan điểm cá nhân sau đây. HỘI CHỨNG GUILLAIN – BARRÉ VÀ LIÊN QUAN CHÍCH NGỪA: Hội chứng Guillain-Barré là gì, và nó có liên quan như thế nào với mấy mũi chích ngừa bệnh dại ?
  2. Nói một cách nôm na, chúng ta cảm giác và vận động được, là nhờ có các dây thần kinh chỉ huy cơ bắp và tiếp nhận cảm giác ngo ài da. Khi mà dây thần kinh bị bệnh, thì nó không dẫn truyền xung điện thần kinh đ ược nữa. Nếu nhiều dây thần kinh bị bệnh, người ta gọi là bệnh đa dây thần kinh (polyneuropathy), các dây thần kinh không còn dẫn truyền xung điện thần kinh, nên không điều khiển cơ bắp được nữa, bệnh nhân sẽ bị yếu chân tay. Đồng thời các dây thần kinh không truyền cảm giác được nữa, nên bệnh nhân sẽ bị tê và đau. Hội chứng Guillain-Barré là một bệnh đa dây thần kinh như thế, nhưng nó tiến triển rất nhanh. Có thể chỉ 1-2 tuần là từ một người hoàn tòan khỏe mạnh, đã yếu đến mức phải nằm liệt giường và không tự thở được. Hội chứng Guillain-Barré còn được các bác sỹ thần kinh gọi là bệnh đa dây thần kinh hủy myelin do viêm cấp tính (acute inflammatory demyelinating polyneuropathy, viết tắt l à AIDP). Bệnh này vốn được phát hiện từ xưa, do các ông Guillain và Barré mô tả, nên được đặt theo tên của hai ông này. Còn có một ông nữa cũng có công trong việc phát hiện bệnh, là ông Strohl, nên thỉnh thoảng bệnh còn được gọi là hội chứng Guillain-Barré-Strohl. Sau khi khám xét và nghi ngờ bệnh nhân bị hội chứng Guillain-Barré, các bác sỹ sẽ cần tới 2 xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán, đó là xét nghiệm dịch não tủy, và chẩn đóan điện (electrodiagnosis). Những trường hợp bệnh nặng sẽ được săn sóc đặc biệt, có thể phải thở máy và dùng những thuốc rất mắc tiền như globulin miễn
  3. dịch. Nhưng cũng có rất nhiều bệnh nhân chỉ cần điều trị săn sóc bình thường cũng sẽ hết bệnh. Hội chứng Guillain-Barré thấy có ở khắp nơi trên thế giới, rải rác quanh năm. Nh ư trên đã nói, bệnh tiến triển rất nhanh, th ường đạt tới mức nặng cực đại trong vòng 1-2 tuần, sau 4 tuần thì bệnh bắt đầu từ từ thuyên giảm. May mắn thay, hầu hết sẽ khỏi hòan tòan, chỉ có một số ít có di chứng, và chỉ có 5% bị chết do bệnh. Với cách suy đóan dựa vào tỷ lệ thống kê trên thế giới, ta có thể nói rằng nếu thành phố Hồ Chí Minh, với dân số giả thiết là 8 triệu, mỗi năm sẽ có 120 người bị hội chứng Guillain-Barré. Với điều kiện được chẩn đóan kịp thời và điều trị tốt, thì sẽ có khoảng hơn 100 người khỏi hòan tòan, hơn 10 người khỏi nhưng còn di chứng yếu và tê chân tay, và khoảng 6 người chết do bệnh. Quay trở lại với người bệnh nhân nêu trên, dư luận thắc mắc: liệu có phải do tiêm vac-xin ngừa bệnh dại, mà anh ta bị hội chứng Guillain-Barré, hay không ?. Câu trả lời nhà chuyên môn là: “Có” và “Không” !. Bản chất của bệnh này là do tự miễn dịch, tức là tự cơ thể mình sản sinh ra những chất hay những tế bào tấn công vào chính các cơ quan bộ phận trong cơ thể mình. Cơ thể của bệnh nhân, vì một lý do gì đó, đã tiềm ẩn sẵn khả năng tự tấn công lại chính mình, giống như những bệnh tự miễn dịch khác, như bệnh hen suyễn hay bệnh viêm đa khớp chẳng hạn. Những yếu tố kích động, làm cho căn bệnh từ chỗ
  4. đang nằm yên mà trỗi dậy, đó là nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiêu hóa, và đôi khi sau khi chích ngừa vac-xin, có thể là bất kỳ loại vac-xin nào. HỘI CHỨNG GUILLAIN – BARRÉ VÀ CHÍCH NGỪA BỆNH DẠI: Nếu mắc bệnh dại thì chắc chắn sẽ chết, những thông tin đây đó trên báo chí nói rằng một người nào đó bị bệnh dại rồi khỏi bệnh, là rất khó tin. Trong khi đó nếu tiêm vac-xin sớm và đủ, thì khả năng chống bệnh dại là 100%. Vấn đề chỉ là ở chỗ vac-xin thế hệ cũ thì có nhiều tác dụng phụ hơn vac-xin thế hệ mới, nhưng dù sao thì tỷ lệ chết do bất kỳ vac-xin nào cũng là cực kỳ thấp. Y văn thế giới không nêu cụ thể tỷ lệ chết do vac-xin phòng dại là bao nhiêu, nhưng nói rõ là “extremely small” Việc thay vác-xin phòng dại thế hệ cũ bằng vác-xin thế hệ mới, là một việc cần thiết, vì giúp giảm thiểu biến chứng viêm não tủy do dị ứng vác-xin và một số tác dụng phụ nhẹ khác. Tuy nhiên hội chứng Guillain-Barré trên bệnh nhân này không phải là bệnh viêm não tủy do dị ứng. Về nguyên tắc chuyên môn, đa số bệnh nhân bị Guillain-Barré là sau nhiễm trùng tiêu hóa hay hô hấp, chỉ có một số ít là sau khi tiêm chích vac-xin, bất kỳ là vác-xin nào, không riêng gì vac-xin phòng dại. Theo quan điểm của tôi, vac-xin tình cờ bị kết tội ở đây là vac-xin phòng dại, dù đó là vac-xin loại có chất lượng cao hay thấp, thì cũng thế thôi. Vì vậy, theo các nhà chuyên môn am hiểu về thần kinh, thì hội chứng Guillain-Barré trên bệnh nhân này có khởi phát liên quan tới chích ngừa vac-xin phòng dại, nhưng bản
  5. thân vác-xin phòng dại không phải là nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây bệnh chính là thể tạng tự miễn dịch của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân này không bị chó cắn, và không tiêm vac-xin phòng dại, thì có thể cũng vẫn phát bệnh trong một dịp nào đó, sau một lần bị tiêu chảy hay ho sốt nào đó. ĐỪNG SỢ CHÍCH NGỪA: Sau khi tiêm vac-xin, mà bị một tai biến nào đó, là sự đau lòng, chẳng ai muốn. Nhưng đừng vội vã đổ thừa cho vac-xin. Bản thân tác giả bài viết này đã từng khám một bệnh nhân nữ trẻ tuổi. Bệnh nhân đang khỏe mạnh, ngay sau khi chích ngừa một vac-xin (ngừa một loại bệnh khác), lập tức bị hôn mê và rồi chết. Khi chụp não bằng máy X quang điện toán, thấy nguyên nhân gây bệnh hóa ra lại là một dị dạng mạch máu trong não bị vỡ ra. Dị dạng mạch máu trong não ấy, tất nhiên, đã có từ lâu trước khi chích ngừa. Nếu chỉ dựa vào mối liên quan thời gian, và không có những chứng cớ y khoa cụ thể, th ì hẳn nhiên nơi chích ngừa cho bệnh nhân nữ này lại bị kiện cáo, giống hệt nh ư nơi chích ngừa phòng dại cho bệnh nhân nam kể trên. Mong rằng dư luận hãy bình tĩnh, những câu chuyện về tai biến có liên quan đến vác-xin hay tiêm chích một thứ thuốc nào đó, sẽ còn diễn ra dài dài, không những ở Việt Nam, mà còn ở cả những nước có nền y học tiên tiến nhất. Đừng vì thế mà sợ tiêm vác-xin, vì những hậu quả của việc không tiêm vác-xin sẽ còn tệ hại gấp hàng nghìn lần so với những tai biến có liên quan tới vac-xin.
  6. Ngày 20 tháng 3 năm 2008, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại Hà Nội, đã thông báo chính thức: 11 trường hợp trẻ em tử vong sau khi tiêm vác xin từ đầu năm 2007 cho tới tháng 3 năm 2008, đều không phải do vác xin gây nên. Đây là những ca tai biến có sự trùng hợp ngẫu nhiên, có nguyên nhân t ừ yếu tố cơ địa của trẻ, hoặc trẻ mắc bệnh bẩm sinh, mắc nhiều chứng bệnh cùng một lúc. Các nguyên chính là: sốc phản vệ, cơ địa phản ứng mẫn cảm với vác xin, nhồi máu cơ tim cấp, suy hô hấp nặng. Đại diện của WHO tại Hà Nội nấhn mạnh rằng: tiêm vác xin luôn luôn có một tỷ lệ tai biến nhất định, không thể đảm bảo an toàn 100% được. Thế giới chưa có một loại vác xin nào đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tỷ lệ tai biến trên thế giới hiện nay là 1-2/triệu, tỷ lệ này tại Việt Nam là 1,4/triệu, thì không có gì là quá cả. Các phương tiện thông tin báo chí, với việc đưa tin nhấn mạnh đến các trường hợp tai biến sau tiêm vác xin, đã làm cho tỷ lệ trẻ đi tiêm chủng đầy đủ bị giảm sút. Trong năm 2007 có 200 000 trẻ không đi tiêm chủng đầy đủ. Đây là mối nguy cơ rất lớn, đe dọa sức khỏe trẻ em Việt Nam. Tiêm vác xin vẫn là biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có hiệu quả nhất.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2