Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
LOẠN NHỊP TIM TRONG GIAI ĐOẠN SỚM SAU PHẪU THUẬT<br />
TỨ CHỨNG FALLOT<br />
Phan Thị Phương Thảo, Phạm Thế Việt, Nguyễn Hoàng Định, Trương Quang Bình*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm của loạn nhịp trong giai đoạn sớm sau phẫu thuật tứ chứng Fallot.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán tứ chứng Fallot từ 2 đến 18<br />
tuổi được nhập viện và phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học y dược từ tháng 10/2007<br />
đến tháng 12/2008. Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả: Có 13 trường hợp loạn nhịp (19,4%), các loại loạn nhịp hay gặp là nhịp nhanh thoát bộ<br />
nối(7,46%), bloc nhĩ thất (7,46%) và nhịp chậm xoang. Loạn nhịp hầu hết xuất hiện trong vòng 48 giờ đầu sau<br />
phẫu thuật.<br />
Kết luận: Nghiên cứu trên 67 bệnh nhân tứ chứng Fallot từ 2 đến 18 tuổi được phẫu thuật sửa chữa dị tật<br />
tại khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện Đại học y dược từ tháng 10/2007 đến tháng 12/2008 chúng tôi rút ra<br />
kết luận sau: Tỷ lệ loạn nhịp trong giai đoạn sớm là 19,4%. Thời điểm xuất hiện loạn nhịp đa số trong vòng 48<br />
giờ đầu trong phòng hồi sức và loại loạn nhịp hay gặp theo thứ tự là nhịp nhanh thoát bộ nối(NNTBN), bloc nhĩ<br />
thất (NT), và nhịp chậm xoang (NCX).<br />
Từ khóa: Tứ chứng Fallot, Rối loạn nhịp.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EARLY POSTOPERATIVE ARRHYTHMIAS AFTER TETRALORY OF FALLOT SURGERY<br />
Phan Thi Phuong Thao, Pham The Viet, Nguyen Hoang Dinh, Truong Quang Binh<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 253 - 257<br />
Objective: to determine the incidence and characteristics of early postoperative arrhythmias in Tetralogy of<br />
Fallot.<br />
Material and Method: A prospective study was conducted in every Tetralogy of Fallot patient who<br />
consecutively underwent surgery at University Medical Center of HCM city from October 2007 to December<br />
2008. The collected data were demographic data, diagnosis, pre-operative arrhythmia, cardiac surgical data and<br />
continuous electrocardiographic monitoring data throughout the post operative intensive care period.<br />
Results: A total of 67 Tetralogy of Fallot patients underwent cardiac surgery. 13 cases (19.4%) developed<br />
early post operative cardiac arrhythmias i.e. junctional ectopic tachycardia 5 cases (7.46%), heart block 5 cases<br />
(7.46%), sinus bradycardia 3 cases (2.98%). Cardiac arrhythmia occurred mostly within 48 hours after the<br />
operation.<br />
Conclusions: Post operative arrhythmias remained common and important complications of Tetralogy of<br />
Fallot surgery.<br />
Key words: Tetralogy of Fallot, Arrhythmia.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tứ chứng Fallot (T4F) là bệnh tim bẩm sinh<br />
tím thường gặp nhất, chiếm 75% các tim bẩm<br />
<br />
sinh tím ở trẻ trên 1 tuổi.<br />
Tổn thương cơ thể học gồm: (1) Hẹp động<br />
mạch phổi, thường gặp ở vùng phễu (dưới van)<br />
<br />
∗<br />
<br />
Khoa Phẫu thuật tim mạch, BV Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS Phan Thị Phương Thảo ĐT: 0913791154<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Email: thaophan1968@yahoo.com<br />
<br />
253<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
hoặc hẹp tại van, (2) Thông liên thất, (3) Động<br />
mạch chủ cưỡi ngựa trên vách liên thất, (4) Phì<br />
đại thất phải.<br />
Sau phẫu thuật T4F, loại loạn nhịp hay gặp<br />
là loạn nhịp thất nhưng cũng có thể gặp loạn<br />
nhịp nhĩ. Hầu hết các nghiên cứu về loạn nhịp<br />
sau phẫu thuật T4F đã được công bố đều đồng<br />
thuận về sự hiện diện của loạn nhịp thất và<br />
nguy cơ của đột tử (1).<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Đặc điểm của mẫu nghiên cứu<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 67 bệnh nhân được<br />
phẫu thuật sửa chữa hoàn toàn.<br />
<br />
Phân bố của các biến số<br />
Tần suất<br />
Tuổi<br />
Cân nặng<br />
<br />
67<br />
67<br />
<br />
Trung Độ lệch<br />
bình chuẩn<br />
9,23<br />
18,44<br />
<br />
4,04<br />
10,29<br />
<br />
Cực<br />
tiểu<br />
<br />
Cực<br />
đại<br />
<br />
2<br />
9<br />
<br />
18<br />
46<br />
<br />
Rối loạn nhịp sau phẫu thuật nếu không tiên<br />
liệu sớm, phát hiện kịp thời và điều trị tích cực<br />
sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng bởi vì<br />
loạn nhịp có thể gây rối loạn huyết động và có<br />
khi dẫn đến tử vong. Hậu quả của rối loạn nhịp<br />
sau phẫu thuật chẳng những kéo dài thời gian<br />
điều trị trong khoa hồi sức tích cực gây tăng chi<br />
phí điều trị mà còn làm tăng nguy cơ bệnh tật và<br />
tử vong cho bệnh nhân.<br />
<br />
Phân bố giới tính<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cưu<br />
Mục tiêu nghiên cứu: xác định tỷ lệ và đặc<br />
điểm của loạn nhịp trong giai đoạn sớm sau<br />
phẫu thuật tứ chứng Fallot.<br />
<br />
Phân bố cân nặng<br />
Cân nặng trung bình của nhóm bệnh nhân<br />
tham gia nghiên cứu là 23,44 ±10,29 kg, thấp<br />
nhất là 9 kg, cao nhất là 46 kg.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Loạn nhịp sau phẫu thuật<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
<br />
Tỷ lệ loạn nhịp trong mẫu nghiên cứu<br />
<br />
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán tứ chứng<br />
Fallot từ 2 đến 18 tuổi được nhập viện và phẫu<br />
thuật tại khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện<br />
Đại học Y Dược từ tháng 10/2007 đến tháng<br />
12/2008.<br />
<br />
Tần suất<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Nữ<br />
Nam<br />
<br />
33<br />
34<br />
<br />
48,40<br />
51,60<br />
<br />
Tổng cộng<br />
<br />
67<br />
<br />
100,00<br />
<br />
Phân bố tuổi<br />
Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân tham<br />
gia nghiên cứu là 9,23 ± 4,04 tuổi, nhỏ nhất là 2<br />
tuổi, lớn nhất là 18 tuổi.<br />
<br />
Không loạn<br />
nhịp<br />
Số trường<br />
hợp<br />
Tỷ lệ<br />
<br />
Có loạn nhịp Tổng cộng<br />
<br />
54<br />
80,6<br />
<br />
13<br />
19,4<br />
<br />
67<br />
100<br />
<br />
Thời điểm xuất hiện loạn nhịp<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
<br />
Thời điểm xuất hiện<br />
loạn nhịp<br />
<br />
Số trường hợp<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
- Bệnh nhân 19 tuổi hoặc lớn hơn tại thời<br />
điểm phẫu thuật.<br />
<br />
Trong vòng 48 giờ đầu<br />
Khác<br />
<br />
12<br />
1<br />
<br />
92,3<br />
7,7<br />
<br />
- Bệnh nhân có loạn nhịp mạn tính trước<br />
phẫu thuật.<br />
<br />
Các loại loạn nhịp<br />
<br />
- Bệnh nhân có rối loạn điện giải và thăng<br />
bằng kiềm toan sau phẫu thuật.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.<br />
<br />
254<br />
<br />
Loại loạn nhịp<br />
Bloc nhĩ thất độ 1<br />
Bloc nhĩ thất độ 2 (bloc NT)<br />
Bloc nhĩ thất độ 3<br />
Nhịp chậm xoang (NCX)<br />
Nhịp nhanh thoát bộ nối (NNTBN)<br />
Nhịp nhanh xoang<br />
<br />
Số trường hợp<br />
1<br />
2<br />
2<br />
1<br />
5<br />
1<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Xử trí loạn nhịp<br />
Phương<br />
Tạo nhịp Tạo nhịp<br />
Thuốc<br />
pháp điều trị<br />
tạm thời vĩnh viễn<br />
Tần suất<br />
<br />
3<br />
<br />
7<br />
<br />
1<br />
<br />
Theo dõi<br />
2<br />
<br />
Hậu quả của loạn nhịp<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi,1 trường<br />
hợp tử vong do NNTBN chiếm tỷ lệ 1,49 %. 1<br />
trường hợp phải mang máy tạo nhịp vĩnh viễn<br />
chiếm tỷ lệ 1,49%. Tất cả bệnh nhân bị loạn nhịp<br />
đều có thời gian lưu lại trong phòng hồi sức lâu<br />
hơn 48 giờ (thông thường các bệnh nhân không<br />
bị biến chứng thì thường chỉ nằm trong phòng<br />
hồi sức dưới 48 giờ).<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Phân bố giới tính<br />
Trong số 67 bệnh nhân, nữ chiếm tỷ lệ<br />
51.6%; nam chiếm tỷ lệ 48.4%. Tỷ lệ giữa nam và<br />
nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả<br />
này cũng tương tự như nghiên cứu của<br />
Chaiyarak K (nam/nữ= 100/91)(2), Kamel YH<br />
(nam/nữ =70/40)(9), Rekawek K (nam/nữ =<br />
202/200)(11).<br />
<br />
Phân bố tuổi<br />
Tuổi trung bình của bệnh nhân trong mẫu<br />
nghiên cứu này là 9,23 ± 4,04 tuổi. Trong khi đó<br />
tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu<br />
của Chaiyarak K là 39,53 tháng(2), của Kamel YH<br />
là 2,6± 1.5 tuổi(9), của Rekawek J là 29,5 tháng(11),<br />
của Yildirim SV là 1,7 tuổi (13).<br />
Trên thế giới, đặc biệt tại các trung tâm phẫu<br />
thuật tim nhi ngày càng có xu hướng phẫu thuật<br />
cho những trẻ nhỏ tuổi, có khi chỉ vài ngày tuổi.<br />
Từ giữa thập niên 1990, ngành phẫu thuật tim ở<br />
nước ta mới được hình thành và phát triển, tuy<br />
nhiên cho đến nay chúng ta vẫn chưa có điều<br />
kiện cơ sở vật chất và kinh nghiệm phẫu thuật<br />
cho những trường hợp trẻ cân nặng dưới 10 kg.<br />
Đây cũng chính là lý do mẫu nghiên của chúng<br />
tôi có tuổi trung bình của bệnh nhân cao hơn các<br />
nghiên cứu khác.<br />
<br />
Phân bố cân nặng<br />
Cân nặng trung bình của bệnh nhân trong<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nghiên cứu này là 23,44 ± 10 kg, trong nghiên<br />
cứu của Chaiyarak K là 12,5 ± 2,5kg(2), của<br />
Kamel YH là 10,7 ± 2,2kg(9), của Rekawek J là<br />
11,8 ± 2,8 kg(11).<br />
Lý do cân nặng trung bình của bệnh nhân<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các<br />
nghiên cứu khác cũng chính là lý do đã nêu trên.<br />
<br />
Loạn nhịp sau phẫu thuật<br />
Tỷ lệ loạn nhịp<br />
Trong tổng số 67 trường hợp của mẫu<br />
nghiên cứu của chúng tôi có 13 trường hợp loạn<br />
nhịp chiếm tỷ lệ 19,4%. Kết quả này gần tương<br />
đương so với các nghiên cứu của Delaney JW<br />
(15%)(3) và Rekawek J (15%)(11). Trong khi đó tỷ lệ<br />
loạn nhịp sau phẫu thuật là 24% trong nghiên<br />
cứu của Chaiyarak K(2) 27,2% trong nghiên cứu<br />
của Kamel YH(9), và 27% trong nghiên cứu của<br />
Pfammatter JP(10).<br />
Thời điểm xuất hiện loạn nhịp<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số các<br />
trường hợp loạn nhịp đều xuất hiện trong<br />
vòng 48 giờ đầu (tỷ lệ 92,3%). Nghiên cứu của<br />
Kamel YH cũng tương tự, 90% các trường hợp<br />
loạn nhịp xuất hiện trong 48 giờ đầu(9). Trong<br />
khi đó trong nghiên cứu của Chaiyarak K loạn<br />
nhịp hầu hết xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu<br />
sau phẫu thuật(2).<br />
Trong giai đoạn sớm sau phẫu thuật, tất cả<br />
các yếu tố như mô cơ tim còn phù nề, tình trạng<br />
huyết động không ổn định, rối loạn chuyển hóa,<br />
đang sử dụng liều cao các thuốc vận mạch, ảnh<br />
hưởng của tuần hoàn ngoài cơ thể, những tổn<br />
thương cơ tim và hệ thống dẫn truyền chưa hồi<br />
phục góp phần gây xuất hiện loạn nhịp trong<br />
thời gian vài ngày đầu(8).<br />
<br />
Phân bố các loại loạn nhịp<br />
Thứ tự các loại loạn nhịp hay gặp trong giai<br />
đoạn sớm sau phẫu thuật tứ chứng Fallot trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi là: bloc NT (7,46%),<br />
NNTBN (7,46%), NCX (2,98%). NCX, bloc NT,<br />
NNTBN cũng là các loại loạn nhịp hay gặp trong<br />
nghiên cứu của Valsangiacomo E(12). Trong khi<br />
đó NNTBN, nhịp nhanh trên thất, bloc NT là<br />
<br />
255<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
thứ tự các loại loạn nhịp thường gặp trong<br />
nghiên cứu của Gatzoulis MA(5), Kamel YH(9),<br />
Rekawek J(11), Yildirim SV(13), Yueh-Tze L(14) và<br />
NNTBN, bloc NT, nhịp nhanh trên thất là thứ tự<br />
các loại loạn nhịp hay gặp trong nghiên cứu của<br />
Chaiyarak K(2). Ngoài ra NNTBN, bloc NT là các<br />
loại loạn nhịp thường gặp theo thứ tự trong<br />
nghiên cứu của Delaney JW(3).<br />
<br />
Xử trí loạn nhịp<br />
Xử trí loạn nhịp tùy từng trường hợp cụ<br />
thể và theo khuyến cáo của hiệp hội tim mạch<br />
Hoa kỳ. NNTBN được xử trí bằng cách tránh<br />
tăng thân nhiệt, an thần, kiểm soát đau, hạn<br />
chế sử dụng catecholamine ngoại sinh và dùng<br />
thuốc chống loạn nhịp (Amiodarone). Liều<br />
Amiodarone chích tĩnh mạch 5mg/kg sau đó<br />
duy trì truyền tĩnh mạch 10-15mg/kg mỗi<br />
ngày. Bloc NT và NCX được xử trí bằng tạo<br />
nhịp tạm thời qua điện cực được đặt thường<br />
quy ở màng ngoài tim trước khi đóng ngực<br />
trong quá trình phẫu thuật tim. Bloc NT được<br />
theo dõi trong vòng 7-14 ngày trước khi quyết<br />
định cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn(4,6).<br />
Kết quả của nghiên cứu này cũng tương tự<br />
nghiên cứu của Pfammatter JP(10). Trong khi đó<br />
nghiên cứu của Chaiyarak K trong 45 trường<br />
hợp loạn nhịp, có đến 39 trường hợp phải được<br />
điều trị bằng thuốc, 6 trường hợp tạo nhịp tạm<br />
thời, 1 trường hợp sốc điện, 4 trường hợp phải<br />
dùng thuốc chống loạn nhịp kéo dài(2). Trong<br />
nghiên cứu của Kamel YH chỉ ghi nhận 5 trường<br />
hợp hạ sốt, 8 trường hợp được điều trị bằng<br />
thuốc trong tổng số 30 trường hợp loạn nhịp(11).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi trong tổng<br />
số 13 rường hợp loạn nhịp chỉ 1 trường hợp cần<br />
phải cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Trong nghiên<br />
cứu của Rekawek J thì có đến 4 trường hợp phải<br />
cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn trong tổng số 59<br />
trường hợp loạn nhịp(10). Trong khi đó nghiên<br />
cứu của Chaiyarak K không có trường hợp nào<br />
phải cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn(2).<br />
Trong các loại xử trí NNTBN trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi thì hạ sốt và dùng thuốc<br />
amiodarone thường được sử dụng nhiều nhất,<br />
<br />
256<br />
<br />
kết quả này cũng tương tự như trong nghiên<br />
cứu của Hass(7).<br />
<br />
Hậu quả của loạn nhịp<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 1 trường<br />
hợp tử vong trong bệnh viện do NNTBN sau<br />
phẫu thuật T4F chiếm tỷ lệ 1,49 %, 1 trường<br />
hợp phải mang máy tạo nhịp vĩnh viễn sau<br />
phẫu thuật T4F chiếm tỷ lệ 1,49%. Tất cả bệnh<br />
nhân bị loạn nhịp đều có thời gian lưu lại<br />
trong phòng hồi sức lâu hơn 48 giờ, ngắn nhất<br />
là 72 giờ và dài nhất là 120 giờ. Nghiên cứu<br />
của Chaiyarak K có tỷ lệ tử vong liên quan<br />
loạn nhịp là 1%(2). Trong nghiên cứu của<br />
Rekawek J, tử vong chiếm tỷ lệ khá cao 3,4%,<br />
và sự khác biệt về tỷ lệ tử vong giữa hai nhóm<br />
loạn nhịp và không loạn nhịp có ý nghĩa thống<br />
kê (p=0,03)(11). Trong nghiên cứu của Rekawek<br />
J thời gian nằm trong phòng hồi sức của nhóm<br />
bệnh nhân loạn nhịp cũng dài hơn(11).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Nghiên cứu trên 67 bệnh nhân tứ chứng<br />
Fallot từ 2 đến 18 tuổi được phẫu thuật sửa chữa<br />
dị tật tại khoa Phẫu thuật tim mạch Bệnh viện<br />
Đại học y dược từ tháng 10/2007 đến tháng<br />
12/2008 chúng tôi rút ra kết luận sau: Tỷ lệ loạn<br />
nhịp trong giai đoạn sớm là 19,4%. Thời điểm<br />
xuất hiện loạn nhịp đa số trong vòng 48 giờ đầu<br />
trong phòng hồi sức và loại loạn nhịp hay gặp<br />
theo thứ tự là NNTBN, bloc NT, và NCX.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Balaji S. (2001). " Postoperative tetralogy of Fallot". Cardiac<br />
Arrhythmias After Surgery for Congenital Heart Disease.<br />
Arnold. London, pp 204-209.<br />
Chaiyarak K, Soongswang J & Durongpisitkul K. (2008).<br />
"Arrhythmia in early post cardiac surgery in pediatrics: Siriraj<br />
experience". J Med Assoc Thai, 91(4), pp.507-514.<br />
Delaney JW, Moltedo JM, Dziura JD, Kopf GS & Snyder CS.<br />
(2006). Early postoperative arrhythmias after pediatric cardiac<br />
surgery. J Thorac Cardiovasc Surg, 131(6), pp.1296-1300.<br />
Fishberger SB & et al (2008). Congenital cardiac surgery<br />
without routine placement of wires for temporary pacing.<br />
Cardiol Young, 18: 96-99.<br />
Gatzoulis MA & et al. (2000). Risk factor for arrhythmias and<br />
sudden cardiac death late after repair of tetralogy of Fallot.<br />
Lancet, 356: 975-981.<br />
Gregoratos G & et al. (2002). ACC/AHA/NASPE 2002<br />
guidline update for implantation of cardiac pacemaker and<br />
antiarrhythmic device. Circulation, 106: 2145-2161.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Hass NA & Camphausen CK. (2008). Impact of early and<br />
standardized treatment with amiodarone on therapeutic<br />
success and outcome in pediatric patient with post- operative<br />
arrhythmia. J.Thorac. Cardiovasc. Surg 136: 1215-1222.<br />
Jacobs ML & et al. (2005). Current status of the European<br />
association for cardio-thoracic surgery and the society of<br />
thoracic surgeons congenital heart surgery database. Ann<br />
Thorac Surg, 80: 2278-2284.<br />
Kamel YH & et al. (2009). Arrhythmias as Early PostOperative Complication of Cardiac Surgery in Children at<br />
Cairo University. J. Med. Sci: 1682-4474.<br />
Pfammatter JP. (2001. Jul). Early postoperative arrhythmias<br />
after open-heart procedures in children with congenital heart<br />
disease. Pediatr Crit Care Med, 2(3): 217-222.<br />
<br />
Chuyên Đề Ngoại Khoa<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Rekawek Joanna & et al. (2007). Risk factors for cardiac<br />
arrhythmias in children with congenital heart disease after<br />
surgical intervention in the early postoperative period. J<br />
Thorac Cardiovasc Surg, 133: 900-904.<br />
Valsangiacomo E, Schmid ER, Schpbach RW & et al (2002).<br />
Early postoperative arrhythmias after cardiac operation in<br />
children. Ann Thorac Surg, 74: 792-796.<br />
Yildirim SV & et al. (2008). The incidence and risk factors of<br />
arrhythmias in the early period after cardiac surgery in<br />
pediatric patients. The Turkish Journal of Pediatrics, 50: 549553.<br />
Yueh-Tze Lan. (2003). Postoperative arrhythmia. Current<br />
Opinion in Cardiology, 18(2): 73-78.<br />
<br />
257<br />
<br />