intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Châu Âu học: Giải pháp ứng phó với nhập cư ở Liên minh Châu Âu

Chia sẻ: Chauchaungayxua6 Chauchaungayxua6 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

73
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhập cư ở Liên minh Châu Âu, giải pháp ứng phó của Liên minh Châu Âu để giải quyết vấn đề nhập cư ngày càng gia tăng hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Châu Âu học: Giải pháp ứng phó với nhập cư ở Liên minh Châu Âu

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ KIM OANH GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU ÂU HỌC Hà Nội, năm 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ KIM OANH GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU Chuyên ngành: Châu Âu học Người hướng dẫn khoa học TS. ĐINH MẠNH TUẤN Hà Nội, năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, nội dung trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về Luận văn nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Lê Thị Kim Oanh
  4. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy đồng nghiệp và gia đình. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Đinh Mạnh Tuấn người hướng dẫn khoa học của em. Thầy đã hết lòng hướng dẫn về chuyên môn cũng như động viên, khuyến khích và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy, cô trong khoa Khoa học Quốc tế học, Chuyên ngành Châu Âu học, Học viện Khoa học xã hội. Trong quá trình học tập, em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, của rất nhiều thầy, cô trong khoa. Cuối cùng xin dành những lời cảm ơn chân thành nhất tới Lãnh đạo viện, bạn bè đồng nghiệp trong Viện Nghiên cứu Châu Âu, cũng như gia đình em. Những người luôn tạo điều kiện, giúp đỡ và động viên để em có động lực hoàn thành luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................................... 7 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU .... 9 1.1. Khái niệm về nhập cư ................................................................................... 9 1.2. Các hình thức nhập cư ................................................................................. 9 1.3. Sơ lược quá trình phát triển chính sách nhập cư của EU....................... 10 1.4. Nguyên nhân của nhập cư ở Liên minh Châu Âu ................................... 16 1.5. Tác động của nhập cư đến EU ................................................................... 23 Tiểu kết chương 1............................................................................................... 29 Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU .................................................................................... 30 2.1. Tình hình nhập cư ở Liên minh Châu Âu ................................................ 30 2.2. Giải pháp ứng phó với nhập cư của Liên minh châu Âu ........................ 35 2.2.1. Các giải pháp ngắn hạn: ........................................................................... 36 2.2.2. Các giải pháp trung hạn ............................................................................ 41 2. 2.3. Các giải pháp dài hạn ............................................................................... 52 2.3. Một số thành công và hạn chế của các giải pháp ứng phó với nhập cư ở Liên minh Châu Âu……………. ...................................................................... 57 2.3.1. Thành công................................................................................................. 57 2.3.2. Hạn chế ..................................................................................................... 58 Tiểu kết chương 2 ................................................................................................ 63 Chương 3: DỰ BÁO TÌNH HÌNH NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU Â….64 3.1. Bối cảnh châu Âu hiện nay......................................................................... 64 3.2. Dự báo tình hình nhập cư ở Liên minh Châu Âu .................................... 69 3.3. Một số kinh nghiệm cho ASEAN ............................................................... 73 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 78 Kết luận ................................................................................................................ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... PHỤ LỤC.................................................................................................................
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á CEAS Common European Asylum System Hệ thống tị nạn chung châu Âu EASO European Asylum Support Office Văn phòng Hỗ trợ tị nạn châu Âu EBCG European Border and Coast Guard Cơ quan châu Âu về bảo vệ biên giới và bờ biển EC European Commission Ủy ban châu Âu EU European Union Liên minh châu Âu EUTF Emergency Trust Fund for Africa Quỹ ủy thác châu Phi EUROSTAT Statistical office of the Cơ quan thống kê EU EUROPOL European Police Office Cảnh sát Châu Âu EUROJUST EU agency dealing with judicial Đơn vị Hợp tác tư pháp EU cooperation in criminal matters EUROSUR European Border Surveillance System Hệ thống giám sát biên giới FRONTEX Agency EU border control Cơ quan Kiểm soát biên giới EU ERF European Refugee Fund Quỹ tị nạn Châu Âu IOM International Organization for Tổ chức Di cư quốc tế Migration JHA Justice and Home Affairs Hội đồng Tư pháp và Nội vụ UNHCR United Nations High Commissioner Cao ủy Liên Hợp Quốc về for Refugees người tị nạn
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Hình 2.1: Số lượng người di cư từ Syria đến các nước Châu Âu và láng giềng…33 Hình 2.2: Những tuyến đường chính của người di cư tới EU……………............35 Hình 2.3: Kế hoạch phân bổ hạn ngạch người tị nạn..............................................46
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Liên minh Châu Âu có nguồn gốc từ Cộng đồng Than Thép châu Âu từ 6 quốc gia thành viên ban đầu vào năm 1951. Từ đó cho đến nay, Liên minh Châu Âu đã lớn mạnh hơn về số lượng cũng như chất lượng thông qua việc tăng cường thẩm quyền của Liên minh Châu Âu. Vấn đề nhập cư đã trở thành vấn đề của toàn khu vực buộc các nước EU phải giải quyết ở cả hai cấp độ: liên minh và quốc gia. EU đã thông qua nhiều hiệp ước quan trọng như hiệp ước Schengen, hiệp ước Maastricht, hiệp ước Amsterdam, hiệp ước Lisbon… EU vẫn chưa đề ra được một chính sách nhập cư chung do các nước thành viên vẫn còn nhiều bất đồng về lợi ích và mục tiêu của chính sách này. Mặc dù tồn tại quan điểm cho rằng, chính sách nhập cư của EU chưa thực sự thành công, song ở chừng mực nhất định, chính sách này hiện vẫn đang thúc đẩy một cách khá tích cực sự luân chuyển lao động trong nội khối; đang góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn một cách hiệu quả dòng nhập cư bất hợp pháp đổ vào EU. Nhập cư là một vấn đề nóng tại các nước EU, nhất là gần đây tình hình bất ổn ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi như Libi, Tuynidi, … đã gia tăng áp lực nhập cư lên các nước thành viên của EU. Theo thông báo của Cơ quan giám sát biên giới Liên minh châu Âu (FRONTEX), số người di cư trái phép vào EU trong 10 tháng đầu năm 2015 là 1,2 triệu người - con số kỷ lục trong lịch sử EU và có 2.887 người chết trên biển Địa Trung Hải. Họ đến từ những quốc gia đang phải chịu xung đột như Syria, Afghanistan hay Libya hoặc từ những quốc gia nghèo đói. Để đến được “miền đất hứa” châu Âu, theo đường biển qua Địa Trung Hải hoặc bằng tuyến đường Balkan qua Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Sự bất đồng quan điểm giữa các nước Tây Âu với Trung và Đông Âu ngày càng sâu sắc. Trong khi các nước như Đức, Pháp, Thụy Điển,… sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn thì các nước Đông Âu mà điển hình là Hungary lại kiên quyết phản đối. Những hàng rào thép gai dựng lên để ngăn cản người tị nạn cũng trở thành những bức tường ngăn cách các quốc gia trong 1
  9. khu vực, đe dọa sự tồn tại của Hiệp ước Schengen mà 26 quốc gia thành viên đã kí kết. Kế hoạch phân bổ 120.000 người nhập cư theo hạn ngạch cũng lâm vào bế tắc do sự thiếu đồng thuận giữa các quốc gia. Hungary chỉ trích hệ thống phân bổ hạn ngạch này sẽ khuyến khích sự gia tăng di cư tới châu Âu. Trên thực tế, để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng di cư hiện nay thì việc ổn định tình hình nội bộ của các quốc gia thuộc khu vực Trung Đông và Bắc Phi (đặc biệt là những quốc gia chịu những tác động từ nội chiến và phong trào Mùa xuân Arab như Iraq, Syria, Libya, Yemen hay Ai Cập). Mặc dù đã có nhiều nỗ lực đến từ các quốc gia đơn lẻ và cả các hành động phối hợp nhưng cho đến nay các quốc gia trên thế giới vẫn chưa tìm được một giải căn bản và có tính tổng thể cho vấn đề người nhập cư. Kế hoạch phân chia hạn ngạch người tị nạn giữa các quốc gia thành viên dựa trên tiêu chí khách quan và định lượng cũng chưa thực sự được áp dụng và còn đang gây tranh cãi. Một số quốc gia như Italy, Hy Lạp vẫn tiếp tục phải đối mặt với làn sóng người nhập cư ồ ạt. Nhiều quốc gia còn khá chậm chạp khi triển khai một số biện pháp nhằm tiếp nhận, đăng ký và phân chia người nhập cư. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp ứng phó với nhập cư ở Liên minh Châu Âu” làm luận văn nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Cho đến nay, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu Giải pháp ứng phó với nhập cư ở Liên minh Châu Âu: 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước: Vấn đề phản ứng chính sách như thế nào đối với tình trạng nhập cư vào Châu Âu đã được một số công trình nghiên cứu tập trung phân tích, với trọng tâm là làm rõ những khác biệt và điều chỉnh chính sách của các quốc gia thành viên mới, sau khi gia nhập EU. Trong bài viết “Chính sách nhập cư của Liên minh Châu Âu và của một số nước thành viên mới Đông Âu” được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 3 (102), năm 2009 của tác giả Nguyễn An Hà đã đề 2
  10. cập tới quá trình phát triển của chính sách nhập cư của Liên minh Châu Âu, những tác động của chính sách này tới các nước thành viên EU nói chung và tới các nước thành viên mới Đông Âu và sự điều chỉnh của các nước. “Liên kết trong chính sách nhập cư của Liên minh Châu Âu và một số gợi mở cho ASEAN, tác giả Nguyễn An Hà đã chỉ ra quá trình nhất thể hóa Châu Âu đã tạo ra những khái niệm mới, giá trị mới trong liên kết khu vực như Công dân Châu Âu, Quốc hội Châu Âu, Ngân hàng Châu Âu, đồng tiền chung Châu Âu… Trong quá trình nhất thể hóa này chính sách nhập cư của Liên minh Châu Âu và các nước thành viên có nhiều thay đổi. Tác giả tập trung nghiên cứu quá trình xây dựng chính sách nhập cư của EU, qua đó rút ra một số gợi mở cho ASEAN trong lộ trình hướng tới Cộng đồng năm 2015. “Vài nét về chính sách nhập cư của Cộng hòa Séc”, tác giả Đặng Minh Đức tập trung phân tích quá trình hoàn thiện chính sách nhập cư và tỵ nạn của Cộng hòa Séc nhằm đáp ứng các quy định chung của EU như: xây dựng khung pháp lý về chính sách nhập cư, chính sách lao động “thẻ xanh”, chương trình chống nạn nhập cư bất hợp pháp, xây dựng và tăng cường thẩm quyền cho cơ quan quản lý của Séc trong chính sách nhập cư và tỵ nạn. Các nghiên cứu đề cập đến tình hình, những tác động và giải pháp trong vấn đề nhập cư ở Liên minh Châu Âu trong giai đoạn hiện nay “Nhập cư ở Liên minh Châu Âu vấn đề và thách thức” của Đặng Minh Đức, “Vấn đề nhập cư ở EU hiện nay: Thực trạng và chính sách”, tác giả Trần Thị Hương đã phân tích tình hình nhập cư ở EU những tác động trên nhiều mặt của làn sóng nhập cư vào các nước Châu Âu, chính sách và những giải pháp của EU và hiệu quả của các biện pháp này. 2.2. Tình hình nghiên cứu của nước ngoài: Về chính sách nhập cư của EU: Bài báo “Illegal Immigration and Fight against Illegal Migration in Member States of the European Union”, của Kamilla SHERYAZDANOVA - đã mô tả sự phát triển của các quy định của Liên minh Châu Âu về nhập cư và tị nạn, 3
  11. đồng thời giải quyết các vấn đề chính sách nhập cư nhất định về pháp lý. Kết luận của nó dựa trên các cuộc thảo luận về quy trình và các quy định pháp luật liên quan đến tương lai của Châu Âu. Tác giả Tamara Jonjić and Georgia Mavro trong báo cáo về : “Immigration in the EU: policies and politics in times of crisis 2007-2012 đã phân tích các hình thức di cư như: đoàn tụ gia đình; di cư của học sinh; cư dân và hội nhập lâu dài; di dân. Chỉ ra tính liên kết giữa chính sách nhập cư, việc làm và kinh tế. Qua đó các tác giả cũng trình bày các vấn đề về chính sách nhập cư. Vấn đề phản ứng chính sách di dân tại EU có bài viết “Queen’s Papers on Europeanisation, No 4/2003, Still Beyond Fortress Europe? Patterns and Pathways in EU Migration Policy” của tác giả Andrew Geddes, đã chỉ ra phản ứng chính sách di dân tại EU mức độ và cách thức mà địa điểm tổ chức mới của châu Âu hiện nay góp phần vào sự hình thành các chính sách di dân và chính trị của châu Âu. Vấn đề kiểm soát biên giới: tác giả Urszula Lisson “Border Management and Human Rights” Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ các nghĩa vụ đối với quản lý biên giới và luật hàng hải. Điều này bao gồm việc xử lý các nghĩa vụ về nhân quyền nói chung cũng áp dụng cho việc kiểm soát biên giới tại biên giới đất liền và sân bay. Ngoài ra, nghiên cứu xem xét các câu hỏi đặc biệt về nhân quyền và luật hàng hải phát sinh liên quan đến việc bảo vệ biên giới biển. Các nghĩa vụ về nhân quyền đối với các biện pháp kiểm soát di cư. Về vấn đề hội nhập của người di cư tại nơi đến và xung đột do nhập cư có: “Illegal Immigration and Fight against Illegal Migration in Member States of the European Union”, của Kamilla SHERYAZDANOVA đã mô tả sự phát triển của các quy định của Liên minh Châu Âu về nhập cư và tị nạn, đồng thời giải quyết các vấn đề chính sách nhập cư nhất định về pháp lý. Kết luận của nó dựa trên các cuộc thảo luận về quy trình và các quy định pháp luật liên quan đến 4
  12. tương lai có thể của Châu Âu. Dancygier (2010), “Immigration and Conflict in Europe”. Tác phẩm giới thiệu một lý thuyết giải thích cho việc tại sao chúng ta chứng kiến các cuộc xung đột giữa người nhập cư và người bản địa ở một số nơi trong khi lại không thấy ở những nơi khác và tại sao một số thành phố lại chứng kiến sự xung đột giữa người nhập cư và các nhân tố nhà nước trong khi những thành phố khác lại không xảy ra. Cuốn sách này xem xét các điều kiện kinh tế có tương tác như thế nào đối với các động lực bầu cử nhằm giải thích cho xung đột giữa người nhập cư và người bản địa, người nhập cư và nhà nước thông qua các nhóm và thành phố ở Anh, Đức và Pháp. Tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của các thể chế nhập cư quốc gia và các nền kinh tế chính trị địa phương trong việc hình thành vị thế kinh tế và quan điểm chính trị của người nhập cư, làm rõ sức hút kinh tế và bầu cử, chứ không phải khác biệt về văn hóa, quyết định các đặc điểm của xung đột và hòa bình. Về vấn đề nhập cư bất hợp pháp vào EU: Trong bài viết “Irregular Immigration in the European Union” các tác giả Pia M. Orrenius and Madeline Zavodny đã nêu lên tình trạng di dân trái phép đang tăng trở lại ở EU. Mặc dù ước tính chính xác là khó có thể đi qua, gần gũi với các quốc gia trong hỗn loạn và hứa hẹn của một cuộc sống tốt đẹp hơn đã kéo hàng trăm ngàn người nhập cư bất thường vào EU trong năm 2014-2015. Bản tóm tắt chính sách này khảo sát tình trạng nhập cư bất thường vào EU và rút ra những bài học kinh nghiệm từ Mỹ. Nó tập trung vào khía cạnh kinh tế của nhập cư trái phép. Có những lợi ích về kinh tế đối với các quốc gia tiếp nhận cũng như đối với những người di cư trái phép, nhưng những lợi ích đó đòi hỏi người di cư có thể tiếp cận thị trường lao động và giá cả và tiền lương rất linh hoạt. Trong khi đó, giảm chi phí tài chính đòi hỏi phải hạn chế tiếp cận các chương trình trợ giúp công cộng cho người mới đến. Giải quyết thành công việc di dân không thường 5
  13. xuyên có thể đòi hỏi sự phối hợp và chia sẻ chi phí đáng kể giữa các nước thành viên EU. Hợp tác với nước thứ ba để giải quyết vấn đề nhập cư EU: Trong bài báo “EU’s Immigration Policy and EU-Turkey Relation” tác giả Elvan ÖZDEMİR, Research Assistant , trước khi đặc biệt tập trung vào điều kiện hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến nhập cư bất hợp pháp, mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với EU sẽ được xem xét và các chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chống lại nhập cư bất hợp pháp, việc áp dụng các chính sách của EU sẽ được nhắc đến. Vấn đề nhập cư bất hợp pháp của Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh quan hệ với EU. Cuộc chiến chống lại sự nhập cư bất hợp pháp được coi là vấn đề an ninh quốc tế, đánh giá các mối quan hệ của Liên minh châu Âu Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến đường dây an ninh toàn cầu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về nhập cư ở Liên minh Châu Âu, giải pháp ứng phó của Liên minh Châu Âu để giải quyết vấn đề nhập cư ngày càng gia tăng hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu khái niệm về nhập cư, các hình thức nhập cư, sơ lược quá trình phát triển chính sách nhập cư, nguyên nhân, tác động của nhập cư đến EU. Thứ hai, phân tích thực trạng và EU đã đưa ra các giải pháp gì để ứng phó với vấn nạn nhập cư. Thứ ba, dự báo triển vọng phát triển của tình hình nhập cư ở EU. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các giải pháp ứng phó của Liên minh Châu Âu để giải quyết vấn đề nhập cư ở EU sau khủng hoảng nhập cư 6
  14. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề nhập cư ở Liên minh Châu Âu giai đoạn sau khủng hoảng nhập cư ở EU (đặc biệt là làn sóng di cư từ Bắc Phi và Trung Đông sang Châu Âu). Về không gian: Luận văn nghiên cứu các vấn đề nhập cư ở trong phạm vi địa lý của Liên minh Châu Âu. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận của quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm Liên minh Châu Âu về vấn đề nhập cư. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, nhiệm vụ chú ý phương pháp so sánh tổng hợp - phân tích thống kê. về khủng hoảng nhập cư và các giải pháp của EU đối với vấn nạn nhập cư. Xử lý tài liệu và đánh giá, phân tích rút ra các kết luận khoa học về bản chất, đặc điểm của vấn đề. Về phương pháp thu thập tài liệu, nhiệm vụ sẽ tiếp cận với các nguồn tài liệu thứ cấp như sách, bài viết tạp chí, các bài viết nghiên cứu, tài liệu của các dự án nghiên cứu, số liệu thống kê chính thức và một số nguồn thông tin tin cậy trên internet. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Từ những phân tích, đánh giá thực trạng nhập cư ở Liên minh Châu Âu luận văn sẽ cho thấy thành công và hạn chế của EU trong việc đưa ra và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế người nhập cư vào EU. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho học tập, nghiên cứu. 7
  15. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng chữ cái viết tắt, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm 3 phần, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về nhập cư ở Liên minh Châu Âu Chương 2: Thực trạng và giải pháp ứng phó với nhập cư ở Liên minh Châu Âu Chương 3: Dự báo tình hình nhập cư ở Liên minh Châu Âu 8
  16. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP CƯ Ở LIÊN MINH CHÂU ÂU 1.1. Khái niệm về nhập cư Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung về “nhập cư” để có thể áp dụng một cách phổ biến trên toàn cầu. Nhập cư là hoạt động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay một quốc gia mới. Dân nhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để định cư hoặc tạm trú. Theo Cơ quan thống kê EU (Eurostat), người nhập cư là những người đến hoặc trở về từ nước ngoài để về sống ở một đất nước trong một thời gian nhất định, trước đó họ đã cư trú ở một nơi khác [82]. Theo định nghĩa trong từ điển tiếng Anh Oxford dân nhập cư là bộ phận những người chuyển đến định cư tạm thời, hoặc vĩnh viễn từ một khu vực, quốc gia tới một nơi khác sinh sống. Có rất nhiều lý do để người ta di cư: lý do kinh tế, gia đình, học tập, việc làm... - Bất kỳ ai khi rời bỏ một quốc gia để đến một quốc gia khác được xem là người nhập cư, ngoại trừ vì lý do chiến tranh hay đàn áp chính trị. Liên Hợp Quốc định nghĩa - “người nhập cư dài hạn là những người ở lại nước tiếp nhận trong thời gian hơn một năm, mặc dù họ không liên tục sinh sống tại nước đó trong vòng hơn một năm” [112]. 1.2. Các hình thức nhập cư Có nhiều loại hình nhập cư khác nhau tùy vào mục đích của người nhập cư và nhu cầu của nước tiếp nhận có thể phân loại một cách tương đối như sau: - Dựa vào tính pháp lý: có nhập cư hợp pháp và nhập cư bất hợp pháp. Nhập cư hợp pháp là loại hình nhập cư được luật pháp của cả nước gốc và nước nhập cư cho phép. Nhập cư bất hợp pháp là nhập cư trái với luật pháp của nước gốc hoặc nước tiếp nhận, hoặc trái với luật pháp của cả hai nước [7, tr.299]. - Dựa vào thời gian cư trú: có nhập cư dài hạn và nhập cư ngắn hạn. 9
  17. - Nhập cư với mục đích kinh tế: có các loại hình như nhập cư theo lực lượng lao động, nhập cư tị người tị nạn nhập cư, nhập cư theo diện đoàn tụ gia đình, học tập, kinh doanh, du lịch, chữa bệnh… Có thể nói, các cách phân loại loại hình nhập cư như trên chỉ mang tính chất tương đối, tùy theo các vấn đề, tình hình, tính chất mỗi nước đưa ra những tiêu chí phân loại khác nhau. Ở EU có bốn lý do khiến nhiều người mong muốn được nhập cư vào: vấn đề lao động nhập cư vào EU để làm việc, vấn đề đoàn tụ gia đình, tị nạn chính trị, học tập là những loại hình nhập cư chủ yếu, có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của các nước thành viên. Quyền di cư để làm việc hoặc học tập là một thực tế của nền kinh tế toàn cầu hóa. Xét về lâu dài, tình trạng nhập cư sẽ ngày càng gia tăng chứ không giảm, xét xu hướng nhân khẩu học của châu Âu hiện nay. Vì vậy, châu Âu phải tăng cường đoàn kết và cùng nhau hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng di cư. 1.3. Sơ lược quá trình phát triển chính sách nhập cư của EU Ngay từ Hiệp ước Rome, Hiệp ước sáng lập EC vấn đề nhập cư và cư trú đã được chú ý. Điều 3(c) của Hiệp định Rome năm 1957 quy định “huỷ bỏ những trở ngại về việc đi lại tự do cá nhân giữa các nước thành viên”. Tuy nhiên, đến năm 1993, sự ra đời của thị trường thống nhất và việc mở rộng liên minh sang các nước Trung và Đông Âu đã gia tăng áp lực lên toàn thể cộng đồng, đòi hỏi EU phải có một chính sách chung về nhập cư. Nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên và chống lại những ảnh hưởng bất lợi của các nhóm nhập cư bất hợp pháp, ngày 14/6/1985, 5 nước gồm Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Lucxemburg đã ký kết Hiệp ước Schengen với mục đích kiểm soát chặt chẽ dòng người di cư ngay tại cửa khẩu biên giới phía ngoài của cộng đồng. Hiệp ước cũng kêu gọi xóa bỏ chế độ kiểm tra về hộ chiếu giữa các nước thành viên. - Khu vực Schengen hiện nay với 22/28 nước là thành viên EU bao gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba 10
  18. Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta. Đối với công dân các nước ngoài EU chỉ cần được cấp thị thực nhập cảnh của 1 nước trong khu vực Schengen là có thể đi lại tự do trong toàn khối. Năm 1993, Hiệp ước Masstricht khẳng định sự ra đời của Liên minh châu Âu liên kết trên 3 trụ cột: kinh tế, an ninh đối ngoại và tư pháp nội vụ, hướng tới hoàn thiện thị trường thống nhất và Liên minh Kinh tế - Tiền tệ, thì chính sách di cư và nhập cư trong khu vực mới thực sự chuyển biến. Một nội dung quan trọng của Hiệp ước là đã đưa ra khái niệm công dân châu Âu, tạo nên cơ sở pháp lý quan trọng để người dân châu Âu có thể tự do di chuyển giữa các thành viên, đồng thời là cơ sở pháp lý cho các cơ quan của EU tham gia vào Hiệp ước Schengen, đảm bảo các quyền đi lại của công dân EU [3, tr.25] Hiệp ước Amsterdam chính thức đưa Schengen vào khuôn khổ pháp lý của EU như là “Schengen acquis”. Bộ luật Schengen bao gồm Hiệp ước Schengen 1985, Công ước Schengen 1990 cũng như các quyết định và thỏa thuận khác trong quá trình thực hiện Schengen. Khi hiệp ước Amsterdam có hiệu lực năm 1999, quyền hạn gia quyết định của Schengen thuộc về Hội đồng Bộ trưởng EU như những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử, tư pháp và đối nội, chính sách xã hội và việc làm, chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU. Hiệp ước Amsterdam có một số thay đổi căn bản trong hệ thống quản lý của EU như mở rộng phạm vi áp dụng phương thức bỏ phiếu theo đa số; mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục đồng quyết định; tạo ra thủ tục hợp tác tăng cường và nhấn mạnh đến 4 mục tiêu cơ bản là coi việc làm và quy công dân là vấn đề trung tâm của EU, xóa bỏ những rào cản cuối cùng còn lại trong lưu chuyển tự do trên thị trường thống nhất, tạo một tiếng nói chung có trọng lượng hơn của EU trong các công việc quốc tế và làm cho thể chế EU hoạt động có hiệu quả hơn. Tất cả nhằm bổ sung khuôn khổ pháp lý đã được thông qua tại Maastricht về việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro với hai tiêu chuẩn rất quan trọng, đó là các nước thành viên Khu vực đồng tiền chung (Eurozone) phải đảm bảo nợ công không vượt quá 60% GDP và bội 11
  19. chi ngân sách không vượt quá 3% GDP để xây dựng một Liên minh Kinh tế và tiền tệ châu Âu (EMU) được thực hiện từ 1/1/1999 với một đồng tiền chung duy nhất (đồng Euro). Mặc dù Schengen chính thức trở thành một nội dung liên kết của EU, nhưng không phải áp dụng cho tất cả các nước thành viên. Hiệp ước Tampere được thông qua ở Phần Lan đã thống nhất yêu cầu phải thiết lập Chính sách di cư chung và Cơ chế cư trú chính trị chung châu Âu. Xây dựng các yêu cầu cần thiết cho chính sách nhập cư chung của EU, đó là [58]: 1) Chính sách nhập cư dựa trên phương pháp tiếp cận toàn diện của sự quản lý nhập cư. 2) Chính sách bao gồm đối xử công bằng các nước thứ 3 nhằm trao các quyền và nghĩa vụ tương đương càng nhiều càng tốt cho các công dân đến từ các nước thứ 3 nhập cư ở các nước thành viên. 3) Các chính sách quản lý phải là sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước bao gồm các chính sách hợp tác phát triển. 4) Bất kỳ chính sách chung nào cho vấn đề tị nạn phải tôn trọng tuyệt đối các điều khoản của công ước Geneva và nghĩa vụ của các nước thành viên của các điều ước quốc tế. Đến tháng 11/2004, Hội nghị Brussel thông qua chương trình cho trụ cột tư pháp và nội vụ được gọi là chương trình Hague, đưa ra những điều kiện chính trị cho việc giải quyết các vấn đề nhập cư trong vòng 5 năm, nhưng đã ít tham vọng hơn so với Hội nghị Tampere. Chương trình Hague nhấn mạnh sự cần thiết phải trao đổi thông tin và kinh nghiệm nhưng không động chạm tới quyền hạn của các nước thành viên, mà chỉ kêu gọi các nước thành viên và các thể chế của EU phát triển những nguyên tắc chung có chú trọng tới tính gắn kết trong khuôn khổ EU về nhập cư [3]. Cộng đồng chung châu Âu kêu gọi phát triển sâu rộng hơn nữa Chính sách di cư và cư trú chính trị của EU. Năm 2004, các mục tiêu chính sách này đã được mở rộng theo Chương trình Hague, nhấn mạnh nhu cầu mạnh mẽ về chính sách toàn diện của EU trong tất cả các giai đoạn nhập cư, bao gồm xác định quyền con người và dân sự của người nhập cư và người xin tị nạn. 12
  20. Năm 2005, Hội đồng châu Âu đã thông qua những nguyên tắc cơ bản chung về Chính sách hội nhập người di cư trong EU (CBPs) và Chương trình chung cho Hội nhập tạo khung pháp lý cho việc hội nhập những người quốc tịch thứ ba tại EU. Năm 2007, EU soạn thảo hai chỉ thị là Chỉ thị về các điều kiện làm việc ở EU của người lao động có trình độ cao và Chỉ thị về các quyền của người nhập cư hợp pháp trong lĩnh vực lao động. Nội dung của hai bản chỉ thị này làm tăng tính hấp dẫn và đảm bảo tất cả lao động nhập cư được đối xử công bằng ở EU, tạo điều kiện cho họ có quyền cư trú dài hạn (Chỉ thị Hội đồng 2003/109/EC). Đặc biệt nhằm mở rộng số lượng người nhập cư có trình độ vào EU. Ủy ban châu Âu đã đưa ra đề xuất thiết lập hệ thống Thẻ Xanh EU (EU Blue Card) với mục đích ưu tiên cấp giấy phép cư trú và làm việc theo thủ tục nhanh gọn cho các lao động trình độ cao từ các nước thứ 3 làm việc tại các nước thành viên EU. Tháng 10/2008, Hiệp ước châu Âu về di cư và cư trú chính trị được Ủy ban châu Âu thông qua. Bằng Hiệp ước này, quan điểm của EU là hướng tới một nhận thức chung cho chính sách quản lý di cư hiệu quả của các nước thành viên EU. Đồng thời khẳng định vị thế và vai trò của người di cư với tư cách là nhân tố phát triển và đối tác. Hiệp ước Lisbon có hiệu lực vào năm 2009 tiếp tục mở rộng phạm vi di cư và luật tị nạn của EU. Điều 67.1 Hiệp ước về chức năng của EU (TFEU) quy định rằng EU sẽ tạo thành một khu vực tự do, an ninh và công bằng đối với các quyền cơ bản và các hệ thống pháp luật và truyền thống khác nhau của các nước thành viên. Các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm chính về việc xác định các thủ tục cho người nhập cư vào lãnh thổ của họ và về số lượng người nhập cư lao động họ sẽ thừa nhận. Vai trò của EU là bổ sung và hài hòa các chính sách nhập cư quốc gia bằng cách tạo ra một khung pháp lý chung. Điều này bao gồm các điều kiện nhập cảnh và cư trú đối với một số loại người nhập cư nhất định, chẳng hạn 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2