Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Vùng đất An Giang thời kỳ 1757 - 1867
lượt xem 17
download
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Vùng đất An Giang thời kỳ 1757 - 1867 tập trung nghiên cứu vùng đất An Giang qua các thời kỳ thế kỷ I đến năm 1757l; 1757-1867 trên các phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa và con người.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Vùng đất An Giang thời kỳ 1757 - 1867
- BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC THỦY VÙNG ĐẤT AN GIANG THỜI KỲ 1757-1867 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -2004
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học, các thầy cô khoa Sử cùng tất cả các bạn đồng học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn Tiến sĩ Trần Thị Thanh Thanh, cô đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin tỏ lòng kính trọng, biết ơn Sở Khoa học công nghệ tỉnh An Giang, ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Viện Bảo tàng An Giang, các vị sư sãi ở chùa Xvayton, Hakêm của thánh đường Mubarak đã hỗ trợ, giúp đỡ về nguồn tư liệu. Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của gia đình, sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được những kiến thức và phương pháp vô cùng quý báu. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2004. Nguyễn Ngọc Thủy 1
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ...................................................................4 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................5 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................6 4. Những đóng góp mới của luận văn .............................................................................11 5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................12 6. Bố cục của luận văn ......................................................................................................14 CHƯƠNG 1:VÙNG ĐẤT AN GIANG TỪ THẾ KỈ 1 ĐẾN NĂM 1757 ............. 15 1.1. Sơ lược quá trình thành tạo và phát triển địa chất ................................................15 1.2. Diện mạo chính trị, kinh tế, xã hội ...........................................................................20 1.2.1. Thời kỳ từ thế kỉ thứ I - giữa thế kỉ thứ VII ..........................................................20 1.2.2. Thời kỳ từ giữa thế kỉ VII - giữa thế kỉ XVIII: thuộc lãnh thổ của vương quốc Chân Lạp. ........................................................................................................................25 1.2.3. Đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của cư dân .....................................................36 1.2.4. Một vài nhận định .................................................................................................45 CHƯƠNG 2: DIỆN MẠO VÙNG ĐẤT AN GIANG (1757-1867)........................ 51 2.1.Tình hình chính trị......................................................................................................51 2.1.1. Tổ chức và cương vực hành chính thời kỳ 1757-1867 .........................................51 1.2. Những chính sách quản lý của chính quyền ở An Giang .........................................63 2. Tình hình kinh tế...........................................................................................................67 2.1 Quá trình khôi phục và phát triển kinh tế nông nghiệp .............................................68 2.2 Hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp ..........................................................85 3. Diện mạo văn hóa ..........................................................................................................90 3.1. Chủ thể của văn hóa An Giang.................................................................................90 3.2. Đời sống vật chất của cư dân ...................................................................................91 3.3. Đời sống tinh thần của cư dân ................................................................................103 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CON NGƯỜI AN GIANG (1757-1867) ................... 124 1. Người An Giang trong cải tạo, chinh phục tự nhiên.............................................124 2. Người An Giang trong đấu tranh xã hội ..................................................................127 2.1. Chống áp bức cường quyền ....................................................................................127 2
- 2.2. Chống giặc ngoại xâm ............................................................................................130 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 141 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 147 PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................................... 152 3
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu Đồng bằng sông Cửu Long, vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng đồng thời cũng ẩn giấu trong nó những khó khăn thử thách, luôn có sức thu hút hấp dẫn, gợi nhiều mối quan tâm và khao khát khám phá đối với nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Ở góc độ lịch sử, việc nghiên cứu lịch sử từng miền, từng địa phương đóng vai trò quan trọng, góp phần tích cực bổ sung sử liệu cho việc xây dựng lịch sử của cả vùng đồng bằng Nam bộ. Góp một phần vào mối quan tâm chung đó, tác giả luận văn chọn đề tài nghiên cứu là lịch sử vùng đất An Giang giai đoạn từ 1757 đến 1868. Việc nhìn lại một cách toàn diện, biện chứng, đánh giá một cách nghiêm túc lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất An Giang còn có ý nghĩa thực tiễn là giúp địa phương vạch ra những chính sách, hoạch định những giải pháp, định hướng phát triển với những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với thế mạnh, khắc phục những điểm yếu trên cơ sở nghiên cứu khoa học. Việc bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ về quê hương đất nước, về con người An Giang từ đó hình thành lòng yêu quê hương, tinh thần cần cù lao động, tinh thần năng động, sáng tạo, hiếu học, trọng nhân nghĩa, gắn bó với cộng đồng... trở thành một yêu cầu bức thiết vì đó là nguồn nội lực, thúc đẩy việc xây dựng và kiến thiết đưa đất An Giang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sinh ra và lớn lên ở An Giang, ấp ủ những băn khoăn thắc mắc về lịch sử, văn hóa, con người ở vùng đất mình đang sống, với luận văn này tôi mong có dịp lật những lớp bụi thời gian chưa dày, góp một cái nhìn khoa học về lịch sử vùng đất An Giang, là một cách biểu tỏ tình cảm với quê hương thân yêu của mình. Mục đích của luận văn là dựng lại bức tranh lịch sử về vùng đất An Giang từ 1757 khi An Giang hòa nhập vào lãnh thổ Đại Việt đến 1867 khi thực dân Pháp chiếm được đất An Giang. Để làm rõ nội dung trên, tác giả sẽ hệ thống hóa lại tiến trình lịch sử trên các lĩnh 4
- vực chính trị, kinh tế, văn hóa của An Giang, làm rõ những nét đặc trưng của con người An Giang trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh chống ngoại xâm. Luận văn còn cố gắng tìm hiểu quá trình phát triển của lịch sử cũng là quá trình hình thành một cách tự nhiên mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư cùng chọn An Giang làm địa bàn sinh tụ. Mối quan hệ này khẳng định tính bền vững, sự gắn kết bền chặt của cộng đồng cư dân, đồng thời cũng là nhân tố năng động phải được phát triển và củng cố không ngừng trong tiến trình xây dựng vùng đất An Giang - chìa khóa để giải quyết những vấn đề dân tộc, vấn đề ổn định biên giới - một vấn đề chính trị hàng đầu mà An Giang phải đối mặt thường xuyên. Cuối cùng, tôi là người sinh ra, lớn lên và làm công tác giảng dạy ở địa phương. Việc nghiên cứu đề tài vùng đất An Giang 1757-1867 sẽ giúp tôi giảng dạy tốt môn lịch sử địa phương và góp một phần vào việc biên soạn quyển Địa chí An Giang mà tỉnh ủy đang có chủ trương tiến hành. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vùng đất An Giang trên bình diện tổng thể, xét trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và con người trong quá trình định cư, khai phá, bảo vệ vùng đất An Giang đồng thời chú trọng những thành tựu đạt được trong giai đoạn này. Cái nhìn tổng thể đó sẽ là cơ sở dựng nên một phần diện mạo đất và người ở An Giang trong giai đoạn lịch sử 1757-1867. Vùng đất này gọi là An Giang vào thời chúa Nguyễn đến khi thực dân Pháp xâm lược có địa giới rất rộng, bao gồm Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang và một phần Đồng Tháp (rộng khoảng 15.000km2). Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề lịch sử thuộc trong phạm vi không gian địa giới An Giang ngày nay (3.424km2). Thời điểm lịch sử được giới hạn là khoảng giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX. Cụ thể là từ năm 1757 khi An Giang chính thức trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam đến 1867 khi Pháp chiếm được Nam kỳ trong đó có An Giang. 5
- Đối tượng xã hội được đề cập để tìm hiểu về con người An Giang gồm các tộc người Việt, Khơme, Chăm, Hoa trong đó người Việt là chủ yếu. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguồn thư tịch cổ viết về giai đoạn lịch sử này rất phong phú. Đầu tiên là quyển Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1726-1783) viết vào khoảng năm 1776 . Lịch sử về vùng đất An Giang thời kì này được viết tản mạn với tên gọi chung là vùng sông Tiền sông Hậu. Do đây là nguồn thư tịch được viết vào thời điểm đang diễn ra cuộc khai khẩn, mở rộng vùng đất phía Nam nên ta tìm thấy những sử liệu rất quý về cảnh quan, môi trường thiên nhiên của đồng bằng Nam bộ khi chưa khai phá, những biến động kinh tế, chính trị và thành quả mà chúa Nguyễn đạt được trong tiến trình khai hoang. Tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) được viết vào khoảng đầu thế kỉ XIX dưới triều Gia Long (1802-1820) là quyển địa phương chí đầu tiên đề cập đến vùng đất An Giang trong mục “Trấn Vĩnh Thanh”. Trong tác phẩm, những vấn đề về địa giới, khí hậu, vùng đất, con người, sản vật, núi sông, thành quách ... của trấn Vĩnh Thanh là nguồn tư liệu đầu tiên về An Giang mặc dù trấn Vĩnh Thanh có địa giới rộng gấp 5 lần tỉnh An Giang hiện nay. Ngoài ra, tác phẩm Gia Định thành thông chí còn ghi chép một cách cẩn trọng và tỉ mỉ về quá trình khai phá mở mang vùng đất cực Nam Tổ quốc, việc bang giao với hai nước láng giềng Cao Miên, Xiêm La. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và việc Nguyễn Ánh khôi phục được địa vị thống trị của các chúa Nguyễn cũng được đề cập. Bộ Đại Nam thực lục được vua Minh Mệnh cho biên soạn vào năm 1821, cơ quan chịu trách nhiệm là Quốc sử quán triều Nguyễn. Bộ sách được viết theo quan điểm chính thống của triều Nguyễn và theo lối biên niên. Đại Nam thực lục gồm hai phần. Đại Nam thực lục tiền biên ghi chép lại giai đoạn lịch sử từ năm 1558 (Nguyễn Hoàng vào Nam), đến năm 1777 (đời chúa Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Huệ đem binh chiếm Gia Định ). Đại Nam thực lục chính biên ghi chép những sự kiện từ 1777 (Nguyễn Ánh bôn ba tìm cách khôi phục lại quyền lực), đến 1889 ( Đồng Khánh mất - hòa ước Patơnốt đã được kí kết). 6
- Đại Nam thực lục được ghi chép khá tường tận về tất cả các phương diện quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tài chính, ngoại giao, khí tượng và các cuộc đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. Với nguồn tư liệu này tuy được viết chung cho cả nước nhưng có thể tìm được những tư liệu về lịch sử An Giang giai đoạn này trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Đặc biệt Đại Nam thực lục còn đề cập đến giai đoạn lịch sử 1858 khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đến năm 1867 là thời điểm Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp. Tình hình xã hội Việt Nam trong đó có An Giang được khắc họa khá đậm nét. Bộ Minh Mệnh chính yếu được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào năm 1837. Vua Minh Mệnh trực tiếp chỉ đạo về cả nội dung lẫn phương pháp ghi chép, chủ yếu là những chỉ dụ của vua và những sự kiện xảy ra dưới thời Minh Mệnh. Qua bộ sách, tài liệu gốc về cuộc chiến đấu giữ nước chống lại quân Xiêm, cuộc đấu tranh chống cường quyền của nhân dân An Giang được viết ở Quyển XX từ năm Minh Mệnh thứ tư đến năm Minh Mệnh thứ mười tám được ghi chép tỉ mỉ, là nguồn tư liệu lịch sử chủ yếu trong luận văn của tác giả về vấn đề này. Địa bạ An Giang lần đầu tiên được xác lập vào ngày mùng 3 tháng 6 năm 1836 dưới triều Minh Mệnh thứ 17. Địa bạ An Giang cố 43 tập bao gồm Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Sa Đéc, đây là nguồn tư liệu vô cùng quý báu để tôi có thể so sánh, đối chiếu những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu như địa danh, ruộng đất, thuế, cây trồng và những vấn đề xã hội khác. Đại Nam nhất thống chí là bộ sách địa lí - lịch sử, được biên soạn vào năm Tự Đức 29 (1875) hoàn thành khoảng năm 1881. Tỉnh An Giang được viết trongquyển XXX, chia ra các mục như: ranh giới, hình thể tỉnh An Giang, ranh giới các huyện, phủ, các cơ quan tấn sở trong bộ máy hành chính, thành trì, khí hậu, núi sông, phong tục, hộ khẩu, thuế ruộng, nhà trạm, chợ quán, thổ sản, đê đập, chùa miễu, nhân vật lịch sử... Ở tất cả các mục Đại Nam nhất thống chí có rất nhiều tài liệu không những về địa lí mà cả về lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, nghệ thuật của tất cả các tỉnh từ Lạng Sơn đến Hà Tiên. Đây là nguồn cứ liệu mà tôi khai thác nhiều nhất, điều khó khăn là tỉnh An Giang ngày xưa địa giới không 7
- trùng khớp với địa giới An Giang ngày nay nên trong quá trình nghiên cứu tôi phải giải quyết những chi tiết phức tạp về địa danh, về số liệu thống kê, về việc xác định địa bàn đang tìm hiểu có phải thuộc địa phận An Giang hay không. Như vậy thư tịch cổ viết về vùng đất An Giang tuy khá phong phú nhưng ghi chép rời rạc, xen kẽ với nhiều sự kiện khác. Cho đến nay, việc nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử vùng đất Nam bộ vẫn đang cần một tài liệu nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách hoàn chỉnh lịch sử An Giang trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, vẽ nên được diện mạo của vùng đất An Giang trên bình diện tổng thể. Do vậy, các tài liệu nói trên vẫn là nguồn chính để tác giả luận văn có thể tra cứu, tham khảo, đối chiếu trong quá trình nghiên cứu. Trong thời cận đại và hiện đại, nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử An Giang hoặc đề cập đến tỉnh An Giang đã được công bố. Vào những năm 1960, loại sách khảo cứu về các tỉnh thành xưa của Nam bộ được xuất bản hàng loạt như Cần Thơ xưa, Vĩnh Long xưa, Hà Tiên xưa... Tác phẩm Tân Châu xưa của tác giả Huỳnh Minh đề cập đến một phần đất của tỉnh An Giang cũng ra đời trong thời kì này. Đây là loại sách chuyên khảo viết về vùng đất cù lao nổi tiếng, nơi định cư sớm nhất của người Việt, nơi chúa Nguyễn đặt đạo Tân Châu để quản lí vùng đất mới tiếp quản này. Tác giả Huỳnh Minh trình bày diện mạo vùng đất Tân Châu qua các mặt kinh tế, di tích, địa phận, tín ngưỡng, và nhân văn của vùng đất Tân Châu từ 1757 đến 1965, phần dành cho giai đoạn lịch sử 1757-1867 rất ít, nguồn tư liệu được thu thập chủ yếu phản ảnh những hoạt động thủ công nghiệp của vùng đất này. Thất Sơn huyền bí của Nguyễn Văn Hầu cũng là quyển địa phương chí viết về vùng đất An Giang trong đó có một số thông tin về đạo Bửu Sơn Kì Hương, Tứ An Hiếu Nghĩa được tìm thấy trong nội dung sách. Điểm hạn chế lớn nhất của tác phẩm là mang màu sắc tôn giáo và đậm nét thần bí. 8
- Ngoài ra còn có những chuyên khảo, tập san Xưa và Nay, các tạp chí Bách khoa và Phổ thông cũng thường đề cập đến lịch sử các vùng đất Nam bộ ở một góc độ, một mảng nào đó. Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo rất quý. Vào thập niên 70 và 80, nhiều nhà sử học có tâm huyết công bố nhiều tác phẩm có giá trị, đi sâu về một vấn đề nào đó của lịch sử vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long. Phan Khoang có tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong, được viết vào những năm 1970. Tác phẩm này có nội dung chính là quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam thời chúa Nguyễn, tiến trình xác lập chủ quyền trên đất Nam bộ trong đó có An Giang. Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khẩn hoang vùng Hậu Giang của Nguyễn Văn Hầu, là một trong những tác phẩm nổi tiếng, được xuất bản vào năm 1973. Tác giả viết về cuộc đời và sự nghiệp của Thoại Ngọc Hầu, trong đó dành một phần khá lớn viết về những công trình đào kênh, mở đường, lập ấp ở An Giang của Thoại Ngọc Hầu vào giai đoạn cuối thời Gia Long đầu thời Minh Mạng. Qua tư liệu lịch sử này, ta phần nào hình dung được công cuộc khai khẩn đất đai, định cư của lưu dân Việt. Lịch sử khẩn hoang miền Nam của tác giả Sơn Nam xuất bản năm 1973, là tập hợp những bài viết về các vấn đề lịch sử của Nam bộ trong đó có những phần liên quan trực tiếp đến An Giang như bài viết Đóng góp vài số liệu về vùng đất An Giang vào những năm cuối thế kỉ XVIII, XIX, tác giả đã căn cứ vào những số liệu cụ thể về việc khẩn hoang lập làng trong từng thời điểm lịch sử, vạch ra các chặn đường phát triển của An Giang trong tiến trình định cư, khai phá. Hoặc trong bài viết Kinh Vĩnh Tế với công cuộc phát triển kỉnh tế, xã hội vùng đất biên giới Châu Đốc, Hà Tiên ở nửa đầu thế kỉ XIX , tác giả chỉ ra rằng việc đào kinh đã tạo ra bước ngoặt cho sự phát triển kinh tế, ổn định tình hình chính trị của An Giang. Nội dung bài Nguyễn Hữu Huân nhà yêu nước kiên cường bất khuất có trình bày những điều phản ảnh con người của vùng đất An Giang. 9
- Trong quyển Đất Gia Định xưa, nhà văn Sơn Nam đề cập đến nhiều vấn đề như đất đai, thiên nhiên phong thổ, phong tục, tập quán của vùng đất Nam bộ và công cuộc khai khẩn vùng biên giới Tây Nam. Lịch sử An Giang của là quyển địa phương chí của Sơn Nam viết về vùng đất An Giang từ khi mới hòa nhập vào lãnh thổ nước ta cho đến thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những trang về An Giang của Ban khoa giáo tỉnh An Gang biên soạn mục tiêu chủ yếu là viết về giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Sử Cao Miên của Lê Hương với nguồn tư liệu khá phong phú, dựa vào nguồn tài liệu này ta có thể hiểu phần nào tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của Chân Lạp vào khoảng thế kỉ XV đến XIX. Từ góc nhìn về vai trò của quần chúng nhân dân, có nhiều công trình nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề với những mảng đề tài về ruộng đất như: Chế độ ruộng đất ở Việt Nam, Những quan hệ sở hữu trong bộ phận ruộng đất công làng xã trong nông thôn Việt Nam, Tình hình ruộng đất và đời sống nông dân dưới triều Nguyễn của nhà sử học Trương Hữu Quýnh, trình bày vấn đề về Chân Lạp như Lịch sử Cămpuchia của Phạm Việt Trung, Phong tục tập quán Cămpuchia của Nguyễn Bắc. Việc nghiên cứu lịch sử Nam bộ từ khoảng 20 năm trở lại đây thực sự đi vào chiều sâu, làm phong phú thêm nguồn tư liệu lịch sử. Hàng loạt các công trình nghiên cứu được công bố: Nước Chí Tôn, một quốc gia cổ ở miền Tây sông Hậu của Lương Ninh, Văn hóa Óc Eo những khám phá mới, Khảo cổ học Đồng Nai, Văn hóa cổ Óc Eo và các văn hóa cổ ở Đồng bằng sông Cửu Long của Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, là nguồn tư liệu khảo cổ học quý giá về nền văn minh Phù Nam đã từng tồn tại trên đất An Giang. 10
- Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường nghiên cứu về các tộc người sinh sống trên vùng đất Nam bộ với phong tục, tập quán, tín ngưỡng... là nguồn tư liệu phong phú về văn hóa. Các cộng đồng cư dân cùng sinh sống trên đất An Giang cũng được đề cập đến trong những tác phẩm chuyên khảo như Người Chăm ở đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Văn Dốp, Một số tập tục của người Chăm ở An Giang của Lâm Tâm , Người Khơme ở đồng bằng Nam bộ... Những vấn đề quen thuộc đã từng đề cập trước đây cũng tiếp tục được nghiên cứu và công bố với những cách nhìn và quan điểm mới mang tính cập nhật cao như: Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh của Nguyễn Ngọc Hiền, Bang giao Việt - Miên của Trần Thềm... Ngoài ra các bài viết trong các kỷ yếu hội thảo khoa học, trên các báo chuyên ngành được công bố thường xuyên, các địa phương chí của nhiều tỉnh thành ở miền Nam được công bố, nhất là cuốn Địa chí An Giang đang ở giai đoạn sơ thảo... là những tư liệu phản ảnh quá trình nghiên cứu có đề cập hoặc liên quan đến lịch sử An Giang, phản ảnh lịch sử nghiên cứu vấn đề của đề tài luận văn này. 4. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn có thể có những đóng góp mới như sau: Qua việc phân tích, lí giải những tư liệu lịch sử về thực trạng vùng đất An Giang trước khi người Việt đến, luận văn góp phần khẳng định những đóng góp thực sự của người Việt đúng như đã diễn ra. Luận văn trình bày có hệ thống lịch sử vùng đất An Giang từ 1757 đến 1867 về quá trình khai phá và định cư của con người trên vùng đất mới, quá trình xác lập và biến đổi thiết chế hành chính qua các thời kì lịch sử, những biến động chính trị ở vùng biên giới, phương thức sinh sống, đời sống tinh thần và mối giao lưu văn hóa của các tộc người Việt, Hoa, Khơme, Chăm qua đó có thể hình dung diện mạo của đất và người An Giang trong thời kì lịch sử này. 11
- Trong quá trình giải quyết những vấn đề đặt ra, dựa vào nguồn thư tịch cổ, các tài liệu viết về vùng đất này, một số tư liệu do các Acha (còn gọi là sãi cả, người trụ trì của chùa) vùng Tri Tôn, các Hakêm (người đứng đầu thánh đường Hồi giáo) ở Châu Giang và kết quả nghiên cứu khảo cổ học trong những năm gần đây, luận văn đã cập nhật kiến thức về vùng đất An Giang hiện nay, góp phần làm phong phú nguồn tư liệu về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội thuộc giai đoạn lịch sử này. Việc tìm hiểu địa danh, so sánh, đối chiếu giữa địa danh An Giang xưa và nay cũng là một đóng góp của đề tài. 5. Nguồn sử liệu và phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn tác giả đã sử dụng những nguồn sử liệu sau: 1. Nguồn sử liệu vật chất: Là những di vật trong nền văn hóa Óc Eo, những công trình kiến trúc như đền, đình, chùa, tháp, mộ... được xây dựng trong giai đoạn 1757-1867. Đây là nguồn sử liệu có giá trị chân thực, phản ảnh hoạt động vật chất và tinh thần của người đương thời, qua đó tác giả luận văn có thể hình dung được trạng thái kinh tế, văn hóa và đời sống cư dân, suy đoán về các mối quan hệ xã hội, quan hệ văn hóa, xác nhận những sự kiện được ghi chép trong các tài liệu khác. 2. Nguồn sử liệu từ những lễ hội: Lễ hội là sinh hoạt văn hóa tinh thần của địa phương An Giang, tồn tại ở mỗi cộng đồng cư dân An Giang, người nghiên cứu qua đó có thể hiểu biết về phong tục tập quán, mối giao thoa văn hóa của các cộng đồng cư dân Hoa - Việt – Khơme - Chăm. 3. Nguồn sử liệu truyền miệng: Từ các Acha ở chùa Svai-Stón, Hakêm ở thánh đường Hồi giáo Châu Giang, tác giả luận văn thu thập nhiều nguồn tài liệu quý giá về dân tộc Khơme và Chăm. Các cha sở ở nhà thờ Năng Gù, cù lao Giêng, các vị sư trụ trì chùa Phy Lai Tịnh Biên, chùa Ong Bổn ở thành phố Long Xuyên, ban quản trị đình thần Châu Phú, Châu Đốc, miếu Bà chúa Xứ đã cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tài liệu về giáo phái Bửu Sơn Kì Hương, Tứ An Hiếu Nghĩa, các hình thức tín ngưỡng của các tộc người Việt, 12
- Hoa, Chăm, Khơme trên đất An Giang. Những nguồn tư liệu này tôi đặc biệt ghi nhận và sử dụng trong luận văn của mình. 4. Nguồn sử liệu thành văn: Đây là nguồn sử liệu từ các thư tịch cổ, các công trình nghiên cứu, các sách chuyên khảo...có vai trò quan trọng nhất trong nguồn tư liệu tham khảo được sử dụng để hoàn thành luận văn. Bên cạnh những tài liệu được trình bày ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đề và danh mục tư liệu tham khảo, những bài viết trong báo và tạp chí chuyên ngành, những bài phát biểu trong các cuộc hội thảo khoa học... được công bố thường xuyên cũng là nguồn tài liệu mang tính cập nhật cao được sử dụng trong luận văn này. Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp hệ thống hóa: Đặt An Giang trong bối cảnh chung của lịch sử dân tộc, hệ thống lại những vấn đề được viết tản mạn, rải rác trong các tài liệu khác nhau, từ nhiều nguồn khác nhau, liên quan đến lịch sử An Giang. Phương pháp hệ thống hóa là cơ sở để trình bày những nội dung trong luận văn. 2. Phương pháp khảo sát điền dã: Tác giả luận văn đã tiếp xúc với những di tích lịch sử được công nhận có trong giai đoạn lịch sử 1757-1867, sưu tầm tài liệu trong các chùa Khơme, thánh đường Hồi giáo Chăm, chùa Phy Lai nơi khai sinh đạo Tứ An Hiếu Nghĩa, thư viện của các nhà thờ Thiên chúa giáo..., sống trong các phum người Khơme, phalay của người Chăm để hiểu về phong tục tập quán, cách sinh sống... 3. Phương pháp liên ngành: Tác giả luận văn đặc biệt chú trọng phương pháp này trong quá trình thực hiện đề tài, kết hợp chủ yếu các loại tài liệu và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các ngành: lịch sử, địa lí học, khảo cổ học, dân tộc học, văn học. 13
- 4. Đồng thời với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu của ngành học là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, tôi còn dùng phương pháp phân tích, phương pháp so sánh để tìm mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhằm nêu bật nội dung cốt lõi, bản chất của sự vật, sự việc, cố gắng trình bày lịch sử như nó đã từng diễn ra. 6. Bố cục của luận văn Luận văn gồm 200 trang. Phần nội dung chính là 147 trang, trong đó gồm phần mở đầu 13 trang, kết luận 7 trang, tài liệu tham khảo 5 trang, phần phụ lục 28 trang. Luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1: Vùng đất An Giang từ thế kỉ thứ 1đến trước năm 1757 Chương 2: Diện mạo của vùng đất An Giang (1757-1867) Chương 3: Đặc điểm của con người An Giang (1757-1867) 14
- CHƯƠNG 1:VÙNG ĐẤT AN GIANG TỪ THẾ KỈ 1 ĐẾN NĂM 1757 1.1. Sơ lược quá trình thành tạo và phát triển địa chất Lịch sử trái đất và sinh vật sống trên trái đất chia làm 5 đại: Đại Thái cổ (3.500 triệu năm trước đây - kéo dài 900 triệu năm), đại Nguyên Sinh (2.600 triệu năm trước đây - kéo dài 2.030 triệu năm), đại Cổ Sinh (570 triệu năm trước đây - kéo dài 340 triệu năm), đại Trung Sinh (230 triệu năm trước đây - kéo dài 150 triệu năm), đại Tân Sinh (70 triệu năm trước đây). Đại Thái cổ và đại Nguyên Sinh kéo dài 2.930 triệu năm, khi đó lớp vỏ trái đất chưa ổn định, hầu như không có di tích, do sinh vật trong giai đoạn này là loài nhuyễn thể khi chết bị phân hủy. Đại Cổ sinh chia làm 6 kỉ: Camri, Octuary, Xilua, Devon, Than đá (Carbon), Permơ. Địa chất có hiện tượng biển tiến hay còn gọi là biển lên bờ. Sinh vật chiếm ưu thế là dương xỉ, rêu. Động vật không xương chiếm ưu thế, có hiện tượng chinh phục đất liền, xuất hiện động vật lưỡng cư như ếch nhái. Đại Trung sinh chia làm 2 kỉ: Kỉ Tam Điệp (đất đá 3 lớp), kỉ Phấn Trắng (vỏ con trùng lỗ khi chết vôi lắng đọng bao phủ bề mặt trái đất). Sinh vật chiếm ưu thế là các loại cây hạt trần như trám, thông, các loại động vật như bò sát khổng lồ. Trong Đại Tân Sinh có ba kỉ: Palêôgen, Nêôgen (còn gọi chung là kỉ Đệ Tam), Antrôpôgen (còn gọi là kỉ Đệ Tứ hay kỉ Nhân Sinh). Kỉ Palêôgen, Nêôgen là giai đoạn đại phồn thịnh của thực vật hạt kín, động vật có sâu bọ, chim thú, động vật. Cuối kỉ Đệ Tam vượn cổ xuất hiện, đầu kỉ Đệ Tứ loài người xuất hiện trên trái đất. Trong mỗi kỉ có nhiều thế, kỉ Đệ Tam có 5 thế: Thế Palêôxen (Cổ Tân) trái đất đóng băng ở phía Bắc, phía Nam ấm áp, thế Êôxen (Thủy Tân) trái đất nóng lên, thực vật hạt kín phát triển khắp nơi cùng với các loại thú, lớn nhất là loài khủng long, thế Ôligôxen (Tiệm 15
- Tân) dạng vượn người cổ phát triển, thế Miôxen (Trung Tân - thế thứ 4 cách đây khoảng 5 triệu năm) vượn người phát triển, thế Pliôxen (Thượng Tân - thế thứ 5 cách đây khoảng 1,8 triệu năm) trái đất trở lạnh, người vượn xuất hiện. Trong kỉ Đệ Tứ có 2 thế: Thế Plêixtôxen (Cánh Tân - cách đây khoảng 0,01 triệu năm) thời kì băng hà, loài người Homosapiens xuất hiện, thế Hôlôxen (Toàn Tân - cách đây khoảng từ 11.000 năm đến 6.000 năm) thời kì sau băng hà, băng tuyết tan chảy. Nằm trong lịch sử địa chất như đã trình bày, sự thành tạo và phát triển địa chất để lại dữ liệu trong các lớp trầm tích cho thấy rằng: Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng vào đầu thế Pliôxen (Thượng Tân) cách đây khoảng 1,8 triệu năm, lúc trái đất trở lạnh, người vượn xuất hiện thì ở vùng đất Đồng bằng sông cửu Long hiện nay, hàng loạt các hoạt động tân kiến tạo đã làm vỏ trái đất ở đây bị nứt nẻ. Kết quả của các hoạt động này là sự hình thành hai khối nâng lớn: khối nâng Nam Trung Bộ và khối nâng Campuchia. Giữa hai khối nâng này là khối sụt lún. Vùng đồng bằng Nam Bộ hiện nay nằm trong vùng trũng rộng lớn đó. Vận động tân kiến tạo này còn tạo ra một hệ thống đứt gãy tạo lòng cho hệ thống sông Cửu Long hình thành và phát triển. Vùng trũng này bị sụt lún từ từ, nước biển tiến vào biến nó thành một vịnh biển mênh mông gần suốt thế Pliôxen. Dấu tích của thời kì biển tiến này còn để lại là vết sóng biển, các thềm biển cổ ở những vùng quanh núi Câm, núi Dài, núi Phú Cường và nhóm đất trầm tích mà ngày nay thường gặp trên bề mặt đất ruộng ở vùng Vĩnh Gia, Lạc Quới (An Giang). Tại Long Xuyên lớp trầm tích này được tìm thấy ở độ sâu 30 m đến 40 m. Cuối thế Pliôxen đầu kỉ Đệ Tứ thế Plêixtôxen cách đây khoảng 1 triệu năm, đồng bằng Nam Bộ hiện nay được giải phóng khỏi lớp nước sâu. Thời kì biển thoái kéo dài suốt thế Plêixtôxen (Cánh Tân) tức suốt thời kì băng hà khi người hiện đại (HomoSapiens) xuất hiện. Cách nay khoảng 400.000 năm mực nước biển ở độ cao trên 100 m so với hiện nay, đến thời kì cách nay khoảng 100.000 năm nước rút xuống thấp khoảng 50 m so với mực 16
- nước biển hiện nay, cách nay khoảng 11.000 năm mực nước biển rút xuống đến mức thấp nhất, dưới mức nước biển hiện nay khoảng 100-120 mét. Nước biển hạ thấp để lộ một vùng đất rộng lớn, một dải lục địa, đó là lục địa Nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, các quần đảo Inđônêxia, Philippin nối liền nhau. Đường bờ biển ở tận Nam Philippin, Inđônêxia. Và do vậy những dấu vết văn hóa của người tối cổ trên con đường từ lục địa ra hải đảo được phát hiện ở nhiều nơi. Trong giai đoạn này An Giang nói riêng và cả một vùng lãnh thổ rộng lớn từ biên giới Việt Nam - Campuchia đến tận bậc thềm biển Đông nói riêng chịu ảnh hưởng của quá trình xâm thực bào mòn. Điều này được khẳng định dựa vào lớp trầm tích rừng sú vẹt và cả đầm lầy nước ngọt bị chôn vùi bên dưới lớp trầm tích biển hiện tại. Hệ thống đứt gãy đã tạo lòng cho hệ thống sông Cửu Long hình thành và phát triển trong giai đoạn trước trong giai đoạn này đã hình thành nên các thung lũng sông cổ. Giai đoạn này được đánh dấu bằng một bề mặt phong hóa, xâm thực mà ngày nay thường gặp ở An Giang tại độ sâu từ 30 m đến 50 m. Ở kỉ đệ Tứ, thế Hôlôxen (Toàn Tân) thời kì sau băng hà cách đây khoảng từ 11.000 năm đến 6.000 năm. Băng tan chảy, mực nước biển dâng lên, biển tiến dần vào đồng bằng và tràn vào những nơi có địa hình thấp hình thành một chế độ biển nông ven bờ. Vào giữa Hôlôxen, biển tiến cực đại trên toàn đồng bằng để lại trên vách đá vôi vùng Hà Tiên một vết khuyết ngang ở độ cao 4-5m - đó là vệt tích mài mòn của sóng biển khoét sâu vào đá tạo thành các hang gọi là hang chân sóng. Cả vùng An Giang đều bị ngập trong nước biển ngoại trừ một số vùng đồi núi ở Tri Tôn, Tịnh Biên. Cảnh quan lúc bấy giờ của cả An Giang là các vùng biển nông xen với vũng vịnh và đầm lầy mặn mà dấu vết còn để lại là các mỏ sò ở Vọng Thê được xem là sinh sống trong giai đoạn biển tiến Hôlôxen có niên đại được xác định là cách nay từ 4.870 năm đến 5.600 năm. Vùng Bảy núi, núi Ba Thê, núi Sập, núi Sam (là hòn Sam trước đây nằm giữa biển) có nơi còn vết tích bị sóng biển vỗ mòn cao khoảng 4 đến 5 mét. “Sau khi đạt mức cực đại, mực nước biển đứng lại trong một thời gian, sau đó hạ xuống dần để lại trong vùng An Giang một lớp trầm tích bùn nhão màu xám xanh mà hiện 17
- được tìm thấy ở vùng núi Chốc, Ba Thê, xung quanh núi Cô Tô, kênh Trà Sư... Tầng trầm tích biển Hôlôxen này có nơi nằm cách mặt đất hiện tại 10 m, nhưng cũng có nơi chỉ cách vài mét, thậm chí có nơi chỉ vài tấc như ở vùng Vọng Thê, núi Chóc, Tân Tuyến. Cũng trong giai đoạn này, do ảnh hưởng của quá trình lui dần của biển và đặt biệt là hoạt động mạnh mẽ của hệ thống đứt gãy sông Tiền, sông Hậu nên nhiều dòng sông đổi dòng chảy sang hướng Đông để lại nhiều dòng sông chết mà ngày nay được gọi là sông cổ. Dấu tích của sông cổ được thể hiện rất rõ ràng bằng lớp trầm tích giàu hữu cơ xen với các vỉa than bùn khá rộng lớn ở phía Tây An Giang” [14, 150]. Cách đây khoảng 4.000 năm, biển tiếp tục lùi. Biển càng lùi, hoạt động bồi lấp của sông Tiền và sông Hậu càng mạnh. Đồng bằng sông cửu Long hình thành do được bồi lấp vì cuộc hành trình dài bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng đến Việt Nam - chặng cây số thứ bốn ngàn, sông MêKông kéo theo một khối lượng rất lớn chất rắn - cát, đất sét tích, những vật liệu này tích tụ lại trong lòng các nhánh sông, hoặc trong biển. Tại đó, chúng tạo thành những bãi bùn lầy ven biển, bị nhấn chìm dưới nước thủy triều định kì. Những khu vực đầm lầy này dần dần bị xâm chiếm bởi một loài thực vật thân cứng, mọc dày đặc và rất thích hợp với thủy triều và nước mặn - rừng sú vẹt. Chính rừng sú vẹt này sẽ cố định và củng cố bùn để trở thành vùng đất ổn định. Vùng châu thổ cứ thế tiến dần ra biển. Bên cạnh đó với khối lượng phù sa lên tới 1.000 triệu tấn/ năm, gấp 7,8 lần tổng khối lượng phù sa sông Hồng. Một phần phù sa theo lũ tràn bờ đi vào đồng nội, phần chủ yếu đưa ra cửa sông, bồi tụ vùng ven biển trên lớp trầm tích hỗn hợp giữa sông và biển nhất là lưu vực từ sông Hậu đến Tri Tôn và Tịnh Biên. Qua hàng ngàn năm tranh chấp với sóng biển: Sông đưa phù sa ra biển, biển tác động lại bằng thủy triều và dòng biển ven bờ, những vùng đầm lầy được bồi đắp, đồng bằng châu thổ sông Cửu Long mênh mông phù sa màu mỡ được hình thành. Khi chưa có bàn tay con người khai thác, vùng đất An Giang có nhiều đầm lầy và kênh rạch chia cắt dọc ngang. Do nước lũ hàng năm theo sông tràn ngập đồng bằng, bùn cát hạt thô lắng đọng lại ven sông, phù sa mịn theo dòng nước đi bồi lắng nơi xa hơn. Gần sông 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tô màu đồ thị và ứng dụng
24 p | 495 | 83
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán màu và ứng dụng giải toán sơ cấp
25 p | 376 | 74
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán đếm nâng cao trong tổ hợp và ứng dụng
26 p | 414 | 72
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Luận văn thạc sĩ khoa học Giáo dục: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng câu hỏi trong dạy học cho sinh viên khoa sư phạm trường ĐH Tây Nguyên
206 p | 302 | 60
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu vấn đề an ninh mạng máy tính không dây
26 p | 527 | 60
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 346 | 55
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bất đẳng thức lượng giác dạng không đối xứng trong tam giác
26 p | 316 | 46
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa của ngôn ngữ “chat” trong giới trẻ hiện nay
26 p | 335 | 40
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán ghép căp và ứng dụng
24 p | 269 | 33
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Phật giáo tại Đà Nẵng - quá khứ hiện tại và xu hướng vận động
26 p | 239 | 22
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu biến tính mùn cưa làm vật liệu hấp phụ chất màu hữu cơ trong nước
26 p | 195 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới biểu tượng trong văn xuôi Nguyễn Ngọc Tư
26 p | 265 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm ngôn ngữ của báo Hoa Học Trò
26 p | 216 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn