Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Phong cách thơ Xuân Quỳnh
lượt xem 25
download
Luận văn nghiên cứu khám phá những đặc điểm, nét độc đáo tạo nên phong cách thơ Xuân Quỳnh. Đó là cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh: Cái tôi nồng nàn, đắm say, yêu thương, khát khao hạnh phúc mà vị tha, sẵn sàng hi sinh dâng hiến; cái tôi táo bạo, chủ động, quyết liệt, hiện đại, cái tôi tràn đầy tình yêu cuộc sống mà nặng trĩu mặc cảm, lo âu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Phong cách thơ Xuân Quỳnh
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VẪN NGUYÊN THỊ KIM ĐỊNH PHONG CÁCH THƠ XUẲN QUỲNH Chuyén ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VẢN THẠC Sĩ NGỮ VÃN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam Hà Nội - 2009
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh M ỤC LỤ C PHẨN MỎ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đé tài............................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đ ề .......................................................................................................... 5 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu................................................................... 15 4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 16 5. Đóng góp của luận văn..................................................................................... 18 6. Cấu trúc luận văn............................................................................................... 18 DẪN LUẬN: PHONG CÁCH 19 CHƯƠNG 1 21 CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN QUỲNH 1.1. Cái tôi nồng nàn, đắm say, yêu thương, khát khao hạnh phúc mà vị tha, sẵn sàng hi sinh dâng h iế n ............................................................................. 22 1.1.1. Cái tôi nồng nàn, đắm say, yêu thương,khát khao hạnh phúc............ 22 1.1.2. ... mà vị tha, sẵn sàng hi sinh dâng hiến................................................ 26 1.2. Cái tôi táo bạo, chủ động, quyết liệt, hiện đại mà vẫn nhuần nhị, nữ tính, truyền thống ................................................................................................... 31 1.2.1. Cái tôi táo bạo, chủ động, quyết liệt, hiện đ ại....................................... 31 1.2.2. ... mà vẫn nhuần nhị, nữ tính, truyền thống........................................... 34 1.3. Cái tôi tràn đầy tình yêu cuộc sống mà nặng trĩu mặc cảm, âu lo .. 40 1.3.1. Cái tôi tràn ngập tình yêu cuộc sống, giàu khát vọng, ước m ơ.......... 40 1.3.2. ... mà vẫn nặng trĩu những mặc cảm âu lo............................................. 43 CHƯƠNG 2 49 NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH 2.1. Cảm hứng về quê hương, đất nước trong những năm tháng chiến tranh.......................................................................................................................... 50 2.1.1. Viết về chiến tranh với cái nhìn mang thiên tính nữ ............................ 50 2.1.1.1. Viết về chiến tranh bằng sự trải nghiệm của bản thân..................... 50 2.1.1.2. Giá trị hạnh phúc đời thường trong chiến tranh................................. 54 2.1.2. Viết về quê hương, đất nước với tình yêu thiết th a .............................. 59 2.1.2.1. Cảm xúc về những miền đất nơi Xuân Quỳnh đã đi qu a.................. 59 2.1.2.2. Tình yêu quê hương, đất nước bắt nguồn từ những sự vật đơn sơ, bình d ị ....................................................................................................................... 61 2.1.2.3. Tinh yêu quê hương, đất nước xuất phát từ tình yêu thương con n g ư ờ i......................................................................................................................... 64 Nguyẻti Thị Kim Định 1
- Phong cách thơ X u án Quỳnh________ __________________ _ 2.2. Cảm hứng về hạnh phúc đời thường........................................................... 69 2.2.1. Tổ ấm gia đình............................................................................................ 70 2.2.1.1. Anh - trụ cột gia đình “người vĩ đại của em ” .................................... 71 2.2.1.2. Con cái - trái tim tổ ấm ......................................................................... 74 2.2.1.3. Mẹ - “mẹ của chúng mình” .................................................................. 78 2.2.1.4. Chị - “chăm cho em từng việc hàng ngày” ......................................... 80 2.2.2. Những chuyện đời thường........................................................................ 83 CHƯƠNG 3 87 NÉT ĐỘC ĐÁO VẾ PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN THO XUÂN QUỲNH 3.1. Hình ảnh, biểu tượng.................................................................................... 87 3.1.1. Hình ảnh sóng, thuyền, biển, con tàu - Hình ánh tượng trưng của tình yêu, khái vọng kiếm tim và sự khao khát vươn tới những chân trời mới... 88 3.1.2. Hình ảnh hoa và cỏ dại - Hình ảnh thân phận người phụ nữ............. 92 3.1.3. Hình ảnh trái tim và bàn tay - Hình ảnh tượng trưng cho sự hy sinh, dâng hiến; khao khát được nương tựa, gắn bó .................................................. 95 3.2. Ngôn ngữ........................................................................................................ 99 3.2.1. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên gắn với sinh hoạt hàng ngày 100 3.2.1.1. Ngôn ngữ giàu chất dân gian 100 3.2.1.2. Ngôn ngữ giản dị, dân giã của cuộc sống tình yêu, lao động và chiến đ ấ u ................................................................................................................. 101 3.2.2. Một số cách tổ chức ngôn ngữ.............................................................. 103 3.2.2.1. Câu kể, liệt k ê ................................................................................................ 103 3.2.2.2. Kết cấu đối thoại.................................................................................... 105 3.3. Giọng điệu...................................................................................................... 106 3.3.1. Giọng điệu lời ru vừa thủ thi' vừamạnh m ẽ.......................................... 107 3.3.2. Giọng điệu khắc khoải lo âunhưng cũng đầy tin tưởng....................... 112 3.4. Thời gian........................................................................................................ 118 3.4.1. Thời gian quá khứ...................................................................................... 119 3.4.2. Thời gian hiện tại....................................................................................... 120 3.4.3. Dự cảm tương lai....................................................................................... 124 3.5. Không gian..................................................................................................... 125 3.5.1. Không gian hiện thực............................................................................... 125 3.5.2. Không gian tình yêu.................................................................................. 127 PHẦN KẾT LUẬN 131 DANH MỰC TÀI LIỆU THAM KHẢO 133 Nguyễn Thị Kim Định 2
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh PHẨN MỞ ĐẨU 1. Lý do chọn đé tài: Chọn đề tài Phong cách thơ Xuân Quỳnh”, chúng tôi xuất phát từ những lý do sau: 1.1 “Qua tiếng hát anh nhận ra người hát. Qua nét khắc anh nhân ra người thợ bạc” (“Đatxa của tôi” - Raxun Gamratôp). Qua tiếng hát, ta nhận ra tâm hổn người nghệ sĩ. Đó là tâm hồn lạc quan, khoẻ khoắn hay là tâm hồn của người dịu dàng, đằm thắm...Qua nét khấc, những đường nét hoa văn tinh tế, ta nhận ra những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống của người nghệ sĩ. Có thể nói, qua mỗi tác phẩm nghệ thuật, người ta nhận ra tâm hồn, nét dáng riêng, dấu ấn riêng của người làm nghệ thuật. Dấu ấn riêng, nét dáng riêng mà tác giả tạo ra trong tác phẩm, đó chính là phong cách. Phong cách của tác giả tạo nên sự mới lạ trong tác phẩm và sự phong phú, đa dạng của một nền văn học. Vì vậy, phong cách là một trong những vấn đề trọng tâm trong nghiên cứu văn học. Nó xác định được những mặt độc đáo về nội dung tư tưởng cũng như những đặc sắc về nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của nhà văn. Mang một ý nghĩa quan trọng như vậy, song cho đến nay, vấn đề phong cách đã được chú ý hơn trước rất nhiều nhưng vẫn còn rất nhiều tác giả đã được ghi nhận có phong cách của riêng mình nhưng vẫn chưa được nghiôn cứu đầy đu. Trên con đường đi vào thế giới nghệ thuật thơ, vì lý do này khác hình như còn dè dặt, e ngại khi khai phá mảnh đất màu mỡ nhưng cũng đầy thử thách này. Bởi vậy, cũng dễ hiểu khi thấy có rất nhiều bài viết về Xuân Quỳnh, về thơ của chị, song còn thiếu những cồng trình mang tính hệ thống. Các bài viết hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc cảm nhận, khai thác một vài khía cạnh, một vài bài thơ tiêu biểu của chị mà chưa đi sâu vào nghiên cứu phong cách thơ chị. Đây là lý do đầu tiên khuyến khích chúng tôi lựa chọn đề tài này. 1.2. Lý do thứ hai xuất phát từ chính thơ Xuân Quỳnh: Cùng trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, Xuân Quỳnh nổi bật lên là một gương mặt tiêu biểu mang đậm bản sắc riêng, một nhà thơ nữ có vị trí quan trọng của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tha chị dù viết trong khói lửa đạn bom hay trong hoà bình xây dựng, lúc nào cũng thống nhất ở một cách nhìn, cách cảm của riêng chị. Dù ở bước thăng trầm nào của cuộc đời, thơ vẫn là nơi để chị trang trải lòng mình, là chốn đi về sau những nhọc nhằn, vất vả của đời thường, để từ đó chị lại đến với đời thiết tha hơn. Nguyễn Thị Kim Định 3
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh Xuân Quỳnh bước vào làng thơ rất sớm và ra đi cũng vội vã bất ngờ, để lại những hẫng hụt, mất mát cho những người vêu thơ. Tuy thời gian ngắn ngúi nhưng chị đã kịp để lại một gia tài mang một giá trị, một ý nghĩa nhất định, là một đóng góp cho nền vãn học Việt Nam hiện đại: “Từ khi xuất hiện cho đến khi vĩnh biệt cuõc đời, quá trình sáng tác của thơ Xuân Quỳnh là một chặng đường đi lên không t)Ị đứt đoạn. Hổn thơ của chị ngày một đa dạng và không ngừng được thử thách qua thời gian, với nhiều loại chủ đề khác nhau. Trong đó có những bài thơ tình yêu đã đạt đến đỉnh cao” [25;9] Đến với thơ một cách hồn nhiên như để ca hát về đời mình, thơ Xuân Quỳnh đã thể hiện rõ nét phong cách, bản sác riêng của chị. Chị là người đã “đem chính mình, chính cuộc đời mình ra làm thơ” [ 108; 122], “ ...chị trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị” [45; 143]. Chính vì vậy mà thơ chị hấp dẫn bao bạn đọc - bởi cái vẻ phong phú và chân thực của những trạng thái xúc cảm, những tình cảm được khơi nguổn từ những mối quan hệ trong cuộc sống. Cũng vì điều khác lạ này. mà khi nói về Xuân Quỳnh, Vương Trí Nhàn nhận xét: “Xuân Quỳnh đã có được điều cần thiết nhất đối với một tác giả thơ: một cách nghĩ và một cách nói của riêng mình”. (Vương Trí Nhàn - Bước đầu đến với văn học - NXB Tác phẩm mới H.1986). Nhiều ý kiến thống nhất cho rằng Xuân Quỳnh là “gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền th« Việt Nam hiện đại” [45; 138]. Lại Nguyên Ân có một nhận xét xác đáng: “Có lẽ là từ thời Hổ Xuân Hương, qua các chặng phát triển, phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới thấy lại một nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của tâm hổn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào phong phú như vậy” [45; 138]. Bằng sự nổ lực, nghiêm túc của bản thân trong lao động nghệ thuật, tài năng của chị đã được ghi nhận, đó là: - Giải thướng văn học nãm 1982 - 1983 của Hội nhà văn Việt Nam (Tập thơ thiếu nhi Bầu trời trong quá trứng). - Giải thướng văn học năm 1989 - 1990 của Hội nhà văn Việt Nam (Tập thơ Hoa cỏ may). - Giải thưởng của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Giai Ihưởng Nhà nước về văn học Nghệ thuật năm 2001. Với những đóng góp lớn lao cho nền văn học Việt Nam hiện đại cả về nội dung và nghệ thuật, thơ Xuân Quỳnh đã và đang là đối tượng nghiên cứu phê bình văn học nói chung và công chúng yêu thơ nói riêng. 1.3. Lý do thứ ba là từ thực tế giảng dạy: Xuân Quỳnh là một tác giả được lựa chọn giảng dạy trong chương trình THCS và THPT. Chính vì vậy, việc nghiên cứu phong cách thơ Xuân Quỳnh có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. Nguyễn Thị Kim Định
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh Chọn đề tài này là đổ chúng tôi có thể hiểu biết sâu sác hơn về những thành tựu đặc sắc cùa thơ chị và một phong cách thơ nữ tiêu biểu trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Hy vọng từ đây có thể đóng góp, giúp cho giáo viên trung học thêm tư liệu nghiên cứu, giảng dạy tốt hơn về chị và thơ của chị. 2. Lịch sử ván đè: Xuân Quỳnh là một cây bút nữ giành được nhiều sự quan tãm ưu ái cúa người đọc nói chung và giới nghiên cứu nói riêng. Mỗi ý kiến hàn luận về thơ Xuân Quỳnh đều có những phát hiện riêng nhưng đều có sự thống nhất ở chỗ khẳng định cây bút này có sức hấp dẫn đặc biệt. Thơ Xuân Quỳnh được đánh giá là “tiếng nói rất riêng của một tâm hổn phụ nữ thông minh, sắc sảo. giàu yêu thương” [26;9]. Sự nghiệp thơ của chị chí trên hai mươi nãm “nhưng trong tư cách người phụ nữ - người yêu và người vợ - Xuân Quỳnh đã để lại một di sản thơ tình yêu đằm thắm và da diết đến khắc khoải. “Trong tư cách người mẹ, Xuân Quỳnh cũng để lại một gia tài thơ viết cho con, cũng là viết cho các thế hệ trẻ thơ, thật dổi dào và trong trẻo, thật ngộ nghĩnh và dễ thương” [87;453]. Thời gian không làm cho những tác phẩm thơ Xuân Quỳnh chìm vào lãng quên mà qua sự sàng lọc của nó, thơ Xuân Quỳnh ngày càng được khẳng định. Có được thành công đó không phải là chuyện đơn giản đối với bất cứ cây búl nào. Xuân Quỳnh đã “sống hết mình, làm việc hết mình, yêu hêi mình đê hiến dâng cho nghệ thuật, cho cuộc đời, cho tình yêu chung và riêng bàng cái sức lực cuối cùng của sự sống phải tính đến từng nhịp đập của một trái tim đau” [43;236]. Hành trình sáng tác của Xuân Quỳnh song hành với nhiều bài nghiên cứu phê bình của nhiều tác giả khác nhau. Trước 1988, sự nghiên cứu về thơ Xuăn Quỳnh đã được quan tâm, mặc dù chưa nhiều, còn tản mạn và chưa tập trung. Nhưng sau khi chị mất (1988), khi giọng thơ trữ tình, đằm thám, tha thiết và bao dung nhân hậu ấy bị ngắt quãng, người ta mới nhận ra khoảng trống của một cung đàn trong dàn hợp xướng thơ ca hiện đại Việt Nam. Từ đó đến nay, đã có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã tìm đến với thơ chị - coi đây là một đối tượng quan trọng trong sự phát triển cùa nền thơ Việt Nam. Sự nhìn nhận này. theo chúng tôi là hoàn toàn thỏa đáng và hợp lý. Trong phần này, chúng tôi có thê tạm chia lịch sử nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh thành hai giai đoạn: Trước và sau năm 1988. Nguyễn Thị Kim Định 5
- Phong cách thơ Xu án Quỳnh 1.1. Trước năm 1988: Dù không phái là người được “cuộc đời chuẩn bị để trở thành nhà thơ” nhưng như một nghiệp dĩ. Xuân Quỳnh lại đến với thơ khá bất ngờ. Từ bỏ ánh đèn hào quang của sân khấu, đến với thơ, cô diễn viên múa xinh đẹp hầu như không có một quá trình tu dưỡng về nghề thơ, không có gì hết ngoài một trái tim biết yêu. biết khao khát sáng tạo. Hơn hai mươi năm cầm bút, thời gian không dài nhưng Xuân Quỳnh đã để lại một số lượng không nhỏ (khoảng 10 tập thơ và một số truyện viết cho thiếu nhi). Từ tập thơ đầu tay “Chổi biếc" đến uHoa cỏ may” - tập thơ cuối cùng là một chặng đường thơ không ngừng nghỉ, luôn biết vươn lên trong hành trình tới chính mình của người phụ nữ “trời bất làm thơ”. Ngay từ khi mới xuất hiện, thơ Xuân Quỳnh đã được chú ý. Từ những tập thơ đầu. chị đã được đánh giá là một cây bút có nhiều triển vọng. Song như đã nói ớ trên, từ thời điểm 1988 trớ về trước, sự nghiên cứu, phê bình về thơ Xuân Quỳnh không nhiều mà mới chỉ dừng lại ở các tập thơ hoặc những bài phê bình, nhận xét ngắn gọn về phong cách nghệ thuật biểu hiện. - Tơ tằm và chồi biếc (Lê Đình Kỵ, Nghiên cứu văn học, số 1, trang 20). - Xuân Quỳnh - Một chồi thơ sắc biếc (Chu Nga, Tạp chí văn học 1973, sô' 1, trang 20). - Thơ Xuân Quỳnh (Thiếu Mai, Tạp chí Vãn học 1983, sô' 1, trang 39). - v ẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh (Nguyễn Xuân Nam, Trích trong Thơ, tìm hiểu vả thưởng thức - NXB Tác phẩm mới 1985). - Thơ kháng chiến chỏng Mỹ cứu nước 1965 - 1967 (Lời giới thiệu - NXB Văn học 1986). - Ý thức về thời gian, cảm giác về hạnh phúc ('Vương Trí Nhàn, trích Bước đầu đến với Vãn học - NXB Tác phẩm mới, 1986). - Sóng (Nguyễn Đức Quyền, trích trong Những vẻ đẹp thơ Văn nghệ Thành phô' HỒ Chí Minh, 1987). Khi đé cập đến tập thơ đầu tay “Chồi biếc” của Xuân Quỳnh, hai tác giả Chu Nga và Lê Đình Kỵ đã phát hiện ra một hồn thơ tươi trẻ với những khao khát hạnh phúc và tình yêu đích thực. Các nhà nghiên cứu đã bằng các cách tiếp cận khác nhau, sự cảm nhận khác nhau đã góp phần làm nổi bật đời sống nội tâm phong phú, sâu sắc có sự hòa đổng, giao cảm với thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của hổn thơ Xuân Quỳnh. Nguyễn Thị Kim Định 6
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh Hà Minh Đức trong một bài viết về lực lượng thơ trẻ đã nhận xét: “Xuân Quỳnh đã đến với thơ từ phần riêng tâm tình, kỷ niệm tuổi thơ, từ tình yêu tha thiết của tuổi trẻ và lòng gắn bó với nghề nghiệp (...) Xuân Quỳnh tiếp tục vượt qua ranh giới những khó khăn nhất đối với nhiều cây bút trẻ, từ cái riêng đi vào cái chung (...) thơ Xuân Quỳnh dần dần trở nên phong phú và bản sắc hơn. Xuân Quỳnh luôn chân thật và mém mại trong cảm xúc, chị nhìn cuộc sống không đơn giản một chiều”. Chưa phải là một bài nghiên cứu chuyên sâu về tác giả song những nhận xét của Hà Minh Đức đã nói đúng và nói “trúng” về nhà thơ trong thời điếm ấy. Tác giả khẳng định vị trí của Xuân Quỳnh trong thế hệ nhà thơ trẻ và đặc biệt đã phát hiện ra bản sắc thơ chị là chân thực vẻ cảm xúc và cái nhìn sâu sắc về cuộc sống. Từ phần riêng tâm tình với cái nhìn cuộc sống một cách khách quan, tỉnh táo, Xuân Quỳnh có một hướng đi riêng, một bản lĩnh riêng so với ít những nhà thơ cùng thời (viết theo khuynh hướng sử thi). Từ những ưu điểm trên Hà Minh Đức cũng nhận xét “thơ của chị đang phát triển nhưng chưa lộ rõ chiều cao ổn định và trọn vẹn”. Như vậy, qua đánh giá của Hà Minh Đức, ta có thể thấy thơ Xuân Quỳnh đang thực sự “vận dộng” về tư tưởng, về cách phản ánh cuộc sống tinh tế, sắc sảo nhưng chưa già dặn về thi pháp. Tập “Thơ Việt Nam chống M ỹ cứu nước 1965 - 1967" trong phần nhận định “Thơ ba năm đánh Mỹ cứu nước” của thi sĩ Chế Lan Viên, Xuân Quỳnh được nhân ra là một trong “những tâm hổn đáng yêu” bên cạnh Bằng Việt, Vãn Thảo Nguyên, Lưu Quang Vũ (tr. 14). Chế Lan Viên khẳng định Xuân Quỳnh là một tâm hồn thơ nữ trẻ trung, yêu đời, giàu khát vọng. Ông đã trích một bài thơ “Tiếng gà trưa” để nhận xét rằng: “Một ổ trứng bình thường thôi, trong mắt Xuân Quỳnh, đã thành một giấc mơ rực rỡ.. (tr. 16). Sự trẻ trung hồn nhiên ấy cũng được khẳng định trong bài viết về '‘'Thơ Xuân Q uỳnh” của Thiếu Mai, đặc biệt là tác giả đi sâu vào mảng thơ thiếu nhi của chị và khẳng định bước đi ban đầu của thơ Xuân Quỳnh đó “không phải là những nét phác nhẹ nhõm, mà là bàng chứng của một tình yêu mạnh m ẽ...”. Thiếu Mai cho rằng mảng sáng tác cho thiếu nhi (chiếm tới 7/14 tác phẩm của chị) hầu như chưa được khai thác, nghiên cứu như đúng tầm tác phấm. Mai Hương trong bài viết ‘'’Xuân Quỳnh ” trong Xuân Quỳnh nhà thơ Việt Nam hiện đại” (NXB Khoa học xã hội, 4.1984) cũng đã khẳng định ngay ở những dòng đẩu tiên: “Từ Chổi biếc (1963) đến Lời ru trên mặt đất (1978) là một quá trình phát triển liên tục và đều đặn của thơ Xuân Quỳnh. Có thể nói qua bốn tập thơ được xuất bản, Xuân Quỳnh đã hình thành một phong cách riêng có bản sắc. Đó là điều Nguyễn Thị Kim Định 7
- Phong cách thơ Xuàn Quỳnh dáng quý đầu tièn ớ Xuân Quvnh. Xuân Quỳnh chủ yếu đi vào khai thác tâm trạng của chính nhà thơ. Nét riêng ấy của ngòi bút Xuân Quỳnh đậm hơn cả và phát huy được mổt mặt mạnh của nó, khi chị đi vào khai thác những vấn đề của chính mình...”. Có thể nói, trong chặng đường những năm 1970, thơ Xuân Quỳnh đã được chú ý nhưng nhìn chung các bài viết mới đánh giá về chị như một gương mặt mới, hứa hẹn, nhiéu triển vọng. Cho đến những nãm 1984 khi hai tập thơ “Tự hát” và “Sân ga chiều em đ i” của Xuân Quỳnh ra đời trong bối cảnh hòa bình, vấn đề đời tư được bộc lộ rõ hưn thì thơ chị trở thành đối tượng thu hút giới phê bình nghiên cứu văn học. Nhà nghicn cứu phê bình Nguyền Xuân Nam đã phát hiện ra “Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh" và dành cho chị những trang ưu ái trong cuốn “Tho - Tìm hiểu và thưởng thức". Tác giả khẳng định vẻ đẹp hồn nhiên, mang được nét nữ tính, dịu dàng đằm thám, nhân hậu nhưng lại không vướng mặc cảm cho mình là phái yếu của con người Xuân Quỳnh trong thơ. Với bản tính ấy, thơ tình của chị chú động, bao dung mà cũng tha thiết dữ dội “như nước lũ mùa xuân chảy xiết (tr. 21). Trơng những bài thơ chị viết ở vùng cửa ngõ chiến trường - vùng Vĩnh Linh, Quảng Trị, tác giả nhìn thấy tuy còn ít giá trị hiộn thực nhưng lại có sự “chân cảm”. Chính nó đã làm nên sức hấp dẫn độc giả. Cuối cùng, cũng như nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu khác, Nguyễn Xuân Nam cho rằng thơ Xuân Quỳnh có bản sắc riêng, đó là “sự trẻ trung, chân thành trong cảm xúc'\ chất tự nhiên của một bản năng nghệ thuật. Sau khi tuyển thơ “Sân ga chiêu em đì" của Xuân Quỳnh ra mắt bạn đọc, Vương Trí Nhàn đã bước đầu đề cập đến vấn đề thi pháp trong thơ Xuân Quỳnh. Đó là: “ý thức vé thời gian, cảm giác vé hạnh phúc". Mượn hình thức đôi thoại với một người bạn văn chương - nhà thơ Phạm Tiến Duật, tác giả đã phát hiện khá sâu sắc, tinh tế về con người Xuân Quỳnh, thơ Xuân Quỳnh. Người viết đã thấy, ngay từ “Chồi biếc”, mặc dù còn quá trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi thơ, nhưng Xuân Quỳnh đã có ý thức về thời gian: đang cùng anh sóng bước “tay ấm trong tay" đã nghĩ đến lúc “hết phiên” và sẽ bước qua đây là những cặp tình nhân khác (tr. 69 - 70). Theo năm tháng, ý thức đó ngày càng rõ rệt trở thành cảm giác về sự biến đổi. Thơ Xuân Quỳnh có sự nhạy cám về sự chảy trôi của thời gian, sự đổi thay của sự vật, con Nguyễn Thị Kim Định 8
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh _ ___ _ _ _ ___ ____ người. Bởi thế mà thơ Xuãn Quỳnh thường có những tương quan đối lập tạo cho câu thơ những bất ngờ. đa dạng... Với một bài viết ngắn, đánh giá của Vương Trí Nhàn đã ghi nhận được những nét nổi bật đặc sắc trong hổn thơ, giọng thơ Xuân Quỳnh: “Chưa phải lúc tổng kết vé thơ Xuân Quỳnh, vì tác giả đang viết, nhưng có thể tin chỉ với những bài thơ hôm nay, Xuân Quỳnh mới có những điều cần thiết đối với một tác giả thơ, một cách nghĩ, một nhân cách nói của riêng mình” (tr. 79). Phát hiện của Vương Trí Nhàn ờ thời điểm ấy rất quan trọng, sẽ mờ ra một hướng tiếp cận mới trong việc chiếm lĩnh thế giới nghệ thuật và tìm hiểu phong cách thơ Xuân Quỳnh. 2.2. Sau năm 1988: Cuộc đời bất hạnh của Xuân Quỳnh được đánh dấu bằng cái ngày định mệnh 29/8/1988, kết thúc chặng đường thơ hơn hai mươi năm của Xuân Quỳnh. Sau sự ra đi đột ngột ấy, ngưòi ta chợt nhận ra một sợi dây vô hình, bền vững gắn kết cuộc đời chị với những gì chị để lụi trong thơ. Và rồi, khi những bông cúc vàng - loài hoa mà chị yêu thích - phú đầy ngôi mộ, những người thân của chị, bạn bè chị, cá những người không biết chị nhưng yêu thơ chị chỉ biết làm vợi đi nỗi tiếc thương bằng những bài viết về chị, về thơ chị. Từ năm 1988 trở lại đây - nhất là khi tập thơ “Chót út”, “f/oa cỏ may" (Chữ dùng của Ngô Vãn Phú) ra mắt bạn đọc trên các báo - tạp chí có nhiều bài viết về chị hơn. Một loạt các bài viết, công trình nghiên cứu về cuộc đời, sáng tác của Xuân Quỳnh đã ra mắt công chúng: - Thơ viết tặng anh (NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1988, Lời bạt của Mai Quốc Liên). - ThơXiiân Quỳnh (Nhiều tác giả - NXB Tác phẩm mới, 1989). - Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh gửi lợi (Nhiều tác giả - Hội Văn học - Nghệ thuật Đà Nẵng, 1989). - ThơXiiứn Quỳnh (NXB Hội nhà văn, 1990, Ngô Văn Phú sưu tầm biên soạn). - Xiián Quỳnh - Lim Quang Vũ - Tình yêu và sự nghiệp (NXB Hội nhà văn, 1994). - Xiiãn Quỳnh - một nửa cuộc đời tôi (Đông Mai, NXB Khoa học xã hội, 1995). - Thơ Xuân Quỳnh (Ngô Thị Thịnh tuyển chọn, NXB Hội nhà văn, 1996). - Xiiàn Quỳnh - Thơ và đời (Vân Long sưu tầm và tuyển chọn. NXB Văn hóa, 1998). - Đối thoại văn chương (Xuân Quỳnh một giọng thơ tình ám ảnh - TS. Nguvễn Thị Minh Thái, NXB Hội nhà văn, 1999 trang 82). Nguyễn Thị Kim Định 9
- Phong cách tho Xuân Quỳnh - Xuân Quỳnh thơ và lời bình (Vũ Thị Kim Xuyến - luyển chọn và biên soạn. NXB Văn hóa thông tin. 2000). - NữsĩXiiân Quỳnh cuộc đời để lại (Ngân Hà tuyển chọn và biên soạn, NXB Văn hóa thòng tin Hà Nội, 2001). - Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình (Ngân Hà tuyển chọn và hiên soạn, NXB Vãn hóa thông tin, 2006). - Đối thoại tình \êu Xuân Quỳnh - Lito Quang Vũ (Lưu Khánh Thơ biên soạn, NXB Hội nhà văn, 2007). - Quang Dũng, Nguyễn Mỹ, Xuân Quỳnh (Phê bình, bình luận văn học, NXB Tổng hợp Khánh Hòa, 1991). Ngoài những công trình bài viết kể trên, còn rất nhiều bài viết được in rải rác trên các sách, báo, tạp chí Trung ương và địa phương, trên các tạp chí Văn học, tạp chí chuyên ngành khác nhau: - Người đàn bà yêu và làm thơ (Đọc thơ Xuân Quỳnh - Đoàn Thị Đặng Hương - Tạp chí Vãn học số 6, 1990). - Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, Tình yêu và sô phận (Phong Lê, Tạp chí Văn học số 8, 1998). - Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại trong thơ (Vương Trí Nhàn, Tạp chí Vãn học số 10. 2005). - T hế giới thiên nhiên trong thơ Xuân Quỳnh (Th.s Lê Thị Ngọc Quỳnh, Tạp chí Ngôn ngữ số 12. 2001). Bên cạnh các bài viết có tính chất cảm nhận chung về phong cách nghệ thuảt thơ Xuân Quỳnh còn có những bài viết đi vào một tác phẩm cụ thể và một số bài thơ của các tác giả viết về Xuân Quỳnh như một sự tưởng niệm đầy tri ân. Nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh và cuộc đời của chị đã có rất nhiều luận văn tiến sĩ. thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp của các học viên, sinh viên, có thể kể đến : - Càm thức thời gian trong thơ nữ sĩ Xuân Quỳnh, Phạm Thị Kim Anh, K45. khoa Văn - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vãn (Báo cáo khoa học, năm 2001). - Nhữtĩg chặng đường thơ Xuân Quỳnh, Chu Thị Thơm (Luận văn thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại, năm 2003). - T h ể hệ các nhà thơ nữ trưởng thành trong kháng chiêh chống Mỹ (Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, Ý Nhi). Nông Thị Hồng Diệu (Luận vãn thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Vãn học Việt Nam, năm 2006). Nguyễn Thị Kim Định 10
- Pho tig cách thơ Xuân Quỳnh - Thể giới nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh, Hà Thị Dung (Luận vãn thạc sĩ khoa học, chuyén ngành Lý luận văn học. năm 2007). Qua nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu về nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, hầu hết các tác giả viết về chị đều có cách cảm nhận riêng, cách nhìn riêng và ở nhiều góc độ khác nhau. Ngay trong điếu văn đọc tại lễ tang Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ, Vũ Tú Nam đã xúc động viết: con người Xuân Quỳnh cũng như ngòi bút của chị thật là đa dang, có vẻ cảm tính bồng bột mà lại trí tuệ, lắng sâu. Tác giả khẳng định “Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một tấm lòng trung thực, luôn luôn gắn bó với đất nước và nhân dân (...) thơ chị trong sáng, cái trong sáng đã được gạn lọc qua nhiều nỗi đau” Năm 1989, NXB tác phẩm mới cho ra đời cuốn "'Thơ Xuân Quỳnh". Cuốn sách được làm trong sự tiếc thương, trân trọng đối với một tài năng đang à độ chín, đã tập hợp một số bài viết về Xuân Quỳnh và chọn in một số bài tiêu biểu trong gia tài thơ chị để lại. Nãm 1994, NXB Hội nhà văn cho ra mắt cuốn “Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ - Tình yêu và sự n g h i ệ p đề cập đến bản sắc và sức sáng tạo của nhà thơ nữ này. Cuốn sách đã ghi lại những cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh, phần lớn là của bạn bè, đổng nghiệp cùng các nhà nghiên cứu: Nguyễn Quân, Chu Văn Sơn, Đoàn Thị Đặng Hương, Nguyễn Thị Minh Thái, Lê Minh Khuê, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân, Lưu Khánh Thơ... Các tác giả đó là những người có đóng góp đáng kể trong quá trình tìm hiểu, đánh giá thơ Xuân Quỳnh. Với con mắt họa sĩ, Nguyễn Quân phát hiên trong thơ Xuân Quỳnh đậm đặc các chi tiết, hình ảnh của thiên nhiên. Hình ảnh trong thơ thường giản dị, thậm chí không có gì mới, ít chọn lọc nhưng lại khổng gây nhàm chán vì cảm giác tươi mới và cảm động. Theo tác giả, ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh cũng là ngôn ngữ đời thường, không hoa mĩ. Thơ chị là loại thơ của hình ảnh thị giác. Câu thơ “rà/ có duyên mà không làm dáng". Điều đáng chú ý là bài viết đã chỉ ra một đặc trưng về giọng điệu Ihơ Xuân Quỳnh với tên gọi, hình ảnh - gợi cảm “Phong cảnh Ỉ T \ một giọng thơ phong phú luôn sôi động, trẻ trung, tươi mới. Giọng thơ ấy cũng mang đậm chất nữ tính từ cách chọn lọc gam màu đến cái nhìn sự vật, nhưng mặt khác ớ đó lại có những khao khát mãnh liệt, khao khát đi xa đến tận cùng mơ ước, tần cùng khát vọng. Với “Phong cảnh 1 T \ Nguyễn Quân đã bước đẩu thổ hiện cái nhìn khá sắc sảo, tinh tế và rất thi ca về thơ Xuân Quỳnh. Nãm 1995, NXB Khoa học xã hội xuất bản cuốn hồi ký của Đông Mai - chị ruột Xuân Quỳnh với nhan đề: “Xuân Quỳnh - một nửa cuộc đòi tôi”. Bằng sự xúc động chãn thành, tác giả hồi tưởng lại những năm tháng thăng trầm, vất vả, nhiều Nguyễn Thị Kim Định
- Phong cách they Xuân Quỳnh niềm vui nhưng cũng không ít nỗi buồn trong cuộc đời người phụ nữ, người vợ. người mẹ. nhà thơ Xuân Quỳnh. Qua đó, người viết giúp ta dựng lại chân dung chị, tính cách chị, là cơ sở để chúng ta soi chiếu giữa tác phẩm và cuộc đời nhà thơ, từ đó tìm ra tư tưởng nghệ thuật, phong cách thơ chị. Cũng năm 1995, NXB Văn hóa cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Xuàn Quỳnh - thơ VÀđời”, in lại một số bài viết về Xuân Quỳnh đã xuất bản năm 1990, tuyển thơ và trích 20 bài của tập thơ “Chót út” - “Hoa cỏ may". Cho đến nay, qua việc tái bản nhiều lần thơ Xuân Quỳnh, bình thơ chị trên các tạp chí, báo Văn nghệ, Giáo dục thời đại, Tiền phong... và những phương tiện thông tin nghe nhìn khác, có thể thấy được sức sống, sức hấp dẫn của thơ Xuân Quỳnh. Điều đó chứng tỏ “chị là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta” [45; 138]. Dù chưa có bài viết nào nghiên cứu một cách toàn diện, nhưng từ việc tìm hiểu con người, cuộc đời Xuân Quỳnh, đặc biệt từ chính thơ chị, các tác giả cũng đã khắc họa được những nét cơ bản nhất trong phong cách thơ chị. Các cuốn sách của Vân Long, Ngân Hà, Vũ Thị Kim Xuyến đã tập hợp được nhiều bài viết về Xuân Quỳnh. Đó là những kí ức, cảm nhận của bạn bè, đồng nghiệp và người thân dành cho chị. Ngoài những tình cảm yêu thương, nhớ nhung, luyến tiếc, một số bài viết đã đề cập đến phong cách sáng tạo nghệ thuật của thơ chị. Trong bài “Thơ tình Xuân Quỳnh - sự thê hiện sức mạnh của một lảm hổn phụ nữ” [25;96], tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc đã khẳng định Xuân Quỳnh có “trái tim yêu rộng mở, ỏm trùm” và chính nhờ có trái tim yêu thương ấy, Xuân Quỳnh thực sự là “biểu hiện của một tâm hồn phụ nữ rất phong phú” với một “tâm hồn thơ trong sáng, yêu đời, trẻ trung, hồn nhiên” [25; 105]. Mảng thơ tình yêu của Xuân Quỳnh có lẽ là nơi gập gỡ của nhiều cây bút, là nơi các tác giả khẳng định tài năng của chị. Nguyễn Thị Minh Thái qua bài viết “Mộ/ giọng thơ tìm ám ảnh” đã gọi vẻ đẹp thơ Xuán Ọuỳnh là vẻ đẹp “đẫm tình” Thơ chị là những câu thơ không thuận bằng, trắc khôns dễ thuộc lòng nhưng sẽ mắc lại ở hổn người và trở thành những câu thơ “thuộc nỏm lòng". Nguyễn Thị Minh Thái đã nhận xét rất hình ảnh về thơ Xuân Quỳnh “Những câu thơ ấy giống hệt như những giọt nước sau cơn mưa qua, còn đọng lại trên lá cây. Chỉ cần một làn cảm xúc chợt đến, khẽ chạm vào lá, là những câu thơ ấy sẽ rơi rụng ngay xuống vùng tâm thức và mổn một hiện lên giữa lòng ta... Có lẽ cái “khát vọng tình yêu” từng thiêu đốt thơ Quỳnh cũng thiêu đốt luôn cả người đọc nó” [25; 121]. Nguyễn Thị Kim Định 12
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh ____ _______ Lưu Khánh Thơ qua sự “Cảm nhận vê thơ Xuân Quỳnh", cho rằng Xuân Quỳnh viết về tình yêu bằng một chất thơ trong sáng, nồng nàn, da diết. Ở nhà thơ này luôn có nỗi khát khao về một tình yêu muôn thuở, một hạnh phúc đời thường bình dị. Tác giả lý giải nỗi khắc khoải không yên - cái mà người đọc cảm nhận được ở thơ Xuân Quỳnh cũng chính do sự khao khát này. Tuy nhiên “không phải vì thế mà tình yêu trở nên hư vô, huyền bí. Trái tim nồng nhiệt của một phụ nữ suốt đời khao khát tình yêu rấl biết nâng niu quý trọng niềm hạnh phúc đã có thật trong đời” [25; 14]. Đây là một phát hiện rất xác đáng về con người Xuân Quỳnh trong thơ: “Bao giờ chị cũng đẩy mạnh cảm xúc lên ở mức cao nhất. Chị luôn luôn nói đến tận ' cùng những tình cảm của mình. ( . . . ) Xuân Quỳnh đã đem chính cuộc đời mình ra để đổi lấy những câu thơ” [25; 15]. Cũng đi vào mảng thơ tình Xuân Quỳnh, Đoàn Thị Đặng Hương với bài viết tuy ngắn nhưng đã dựng được bức phác thảo chân dung “Người đàn bà yéu và làm thơ'\ Với những nhận xét tinh tế, sắc sảo, có sức khái quát, người viết cho rằng: “Thơ tình của chị bao dung và chở che, mãnh liệt và nhân hậu, đó là một giọng điệu riêng độc đáo, đằm thắm và táo bạo” [25;92]. Đoàn Thị Đặng Hương cũng thống nhất với Lưu Khánh Thơ về con người Xuân Quỳnh qua nhận xét: Xuân Quỳnh “đã đưa vào thơ chính bản thân mình, đưa chính cuộc đời mình vào đó để đánh đổi, để trả giá cho nghệ thuật” [25;89]. Lại Nguyên Ân thấy hiển hiện lên trong thơ Xuân Quỳnh hình ảnh một thiếu nữ bước vào tuổi yêu đương, một người mẹ trẻ phập phồng ngày tháng theo dõi mồi hơi thở, mỗi bước đi của con mình. Đó chính là trái tim của một người yêu lý tưởng, một người mẹ nhân hậu, giàu đức hi sinh. Và tác giả cũng thống nhất: Cái mà Xuân Quỳnh viết nhiều nhất, thành công nhất là “về chính cuộc đời mình, những chuyện của mình, những gì liên quan đến mình” [95; 143] và nhờ nó, “chị trở thành nhà thơ được công chúng ái mộ” [45; 144]. Bài viết của Vương Trí Nhàn, Nguyễn Trọng Hoàn cũng có những nhận xét tương tự. Các tác giả nhấn mạnh về diện mạo thơ tình yêu Xuân Quỳnh: Thơ tình yêu Xuân Quỳnh là sự khát khao yêu đương, khắc khoải kiếm tìm. Thơ Xuân Quỳnh không chỉ được các tác giả khai thác ở mảng thơ Tinh yêu mà qua các bài viết chúng ta thấy các tác giả còn đi sâu vào nỗi ám ảnh trong thơ chị. Chu Văn Sơn, với cách nói hình tượng, đã mượn hình ảnh “Cánh chuồn trong giông bão ” để khái quát về một đời thơ, một giọng thơ. Một cánh chuồn mỏng Iĩìanh, dễ bị vùi dập trước giông bão, làm anh liên tưởng đến hình ảnh một Xuân Nguyễn Thị Kim Định
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh __ ____ ___ _ ___ Quỳnh nhỏ nhoi, chao đảo giữa dòng đời. Từ đó, người viết nhấn mạnh giọng điệu lo âu và cho rằng lo âu là điệu tâm hồn chị. So sánh Xuân Quỳnh và thơ chị với kiếp hoa dại, nhà phê bình Vương Trí Nhàn cảm nhận “mó tip thường trở đi trở lại trong thơ Xuân Quỳnh là cỏ dại, hoa dại với tất cả những buồn vui của kiếp hoa dại” [25; 154]. Và “trong hình ảnh hoa dại, nhà thơ không chí tìm thấy niềm an ủi, ở đó còn bao hàm cả lời thú nhận về sự bất lực của bản thân, cả nỗi hờn tủi, oán trách”. Nhưng sự kì diệu ở Xuân Quỳnh là "đã vượt qua được những đau khổ tiếp tục sống” [25; 155]. Còn trong bài “Những tình cảm trắc ẩn trong thơ Xuân Quỳnh”, Nguyền Hòa Bình lại nhân mạnh đến cảm xúc thương thân của thơ Xuân Quỳnh khiến người đọc không dẻ gì dửng dưng. Tác giả nhận xét thơ Xuân Quỳnh “là thơ cùa một tấm lòng giàu yêu thương và xúc cảm, tấm lòng đầy trắc ẩn sâu xa thương người và thương thân, trước những vất vả bất trắc dữ dằn của cuộc đời” [125; 171]. Các bài phê bình nghiên cứu cũng rất chú trọng đến giọng điệu thơ Xuân Quỳnh. Đó là giọng ru “mang dự báo thẩm m ỹ' (Mã Giang Lân) “điểm sắc sảo hơn cả trong nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh có lẽ là giọng điệu thơ. Chị hay chọn lời ru hoặc lấy cảm hứng lời ru làm giọng điệu cho bài thơ của mình”. Với lời ru ấy “Xuân Quỳnh đã chọn được một giọng điệu thích hợp cho tiếng hát của tâm hổn chị” (Lưu Khánh Thơ) [125; 199]. Nguyên Hòa Bình cũng chung một nhận xét: “Thơ Xuân Quỳnh với những điệu hát ru là một sự kế tiếp tự nhiên nhưng lại mang một dự báo thẩm mỹ, tiếng hát ru ấy đã an ủi cuộc đời chị được bao nhiêu và phải chăng chị cũng đã nhận lại được bao nhiêu an ủi của cuộc đời” [ ỉ 25; 1611- Tóm lại: Điểm lại tình hình nghiên cứu thơ Xuủn Quỳnh trên đây, ta thấy cùng với thời gian, thơ chị ngày càng khẳng định và được yêu thích. Quá trình nghiên cứu về Xuân Quỳnh nhìn chung theo sát những bước phát triển, chuyển biến trong những chặng đường thơ chị. Tuy quá trình nghiên cứu chia làm hai thời kỳ: Sau tập “Chồi biếc”, “Tự hát", “Sân ga chiều em đi" cho đến những năm sau đó khi Xuân Quỳnh qua đời, song các nhà nghiên cứu đều có chung hướng khai thác: Đề tài tình yêu, hạnh phúc đời thường, khát vọng tình yêu, hạnh phúc, ngôn ngữ, giọng điệu giàu chất dân gian, trong sáng, giàu tính nữ... từ đó kết luận thơ Xuân Quvnh có bán sắc, có giọng điệu riêng bắt nguồn từ một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm. Các tác giả cũng nhận định: Thơ Xuân Quỳnh chính là cuộc đời chị, con người chị. Tài năng thơ và những tư tưởng, phong cách độc đáo, mới lạ của Xuân Quỳnh Nguyễn Thị Kim Định 14
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh _______________________ ______________ đã trở thành một hiện tượng nghê thuật độc đáo cho nhiều nhà nghiên cứu và phê bình văn học viết về chị. Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết dưới dạng bình giảng thơ Xuân Quvnh được tuyển chọn vào trường THPT như bài viết của Nguyễn Vãn Long. Trần Đăng Xuyền, Hà Minh Đức, Nguyễn Đãng Mạnh... Bên cạnh những bài viết đã đăng trên báo, trên sách là các công trình nghiên cứu về để tài Xuân Quỳnh của các nghiên cứu sinh, thạc sĩ, các sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp... Trong luận văn thạc sĩ “Những chặng đường thơ Xuân Quỳnh". Chu Thị Thơm cũng đã đi sâu tìm hiểu các chặng đường thơ Xuân Quỳnh, quá trình vận động cùa cái tôi trữ tình trong thơ chị qua hai giai đoạn: trước và sau chiến tranh, đê từ đó khái quát quá trình sáng tạo của Xuân Quỳnh, khẳng định vị trí của Xuân Quỳnh trong nền thơ hiện đại. Nói về thơ tình yêu của Xuân Quỳnh, Chu Thị Thơm gọi đó là: “Một tri thức và văn hoá yêu của Xuân Quỳnh”. Đó là một nhận xét rất hay và tinh tế về thơ tình yêu Xuân Quỳnh. Trong báo cáo khoa học “Cảm thức thời gian trong thơ nữ sĩ Xuân Quỳnh". Phạm Thị Kim Anh đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc hơn về một khía cạnh trong thư Xuân Quỳnh. Đó là Thời gian. Từ đó gợi cho ta nhiều suy nghĩ về quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ... Tuy vậy, những công trình nghiên cứu, những bài viết về Xuân Quỳnh trước và sau năm 1988 mới chỉ dừng lại ở việc tuyển chọn, biên soạn hoặc là cảm nhận, đánh giá, nghiên cứu về Xuân Quỳnh, về thơ Xuân Quỳnh trên một số bình diện. Qua quá trình tổng hợp, phân tích, thống kê và nghiên cứu chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào về phong cách thơ Xuân Quỳnh. Đó chính là lý do để chúng tôi đi sâu nghiên cứu phong cách thơ Xuân Quỳnh. Các bài viết trên là nguồn tư liệu quý giá đổ chúng tôi tiếp tục viết về chị. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Mục đích : Luận văn hướng tới mục đích khám phá những đặc điểm, nét độc đáo tạo nên phong cách thơ Xuân Quỳnh. Từ đó, chúng ta có thể đánh giá những sáng tạo và đóng góp của Xuân Quỳnh cho nền nghệ thuật thơ đương đại; khẳng định vị trí cúa thơ Xuân Quỳnh trong nền Văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Thị Kim Định 15
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Đối tương tìm hiểu chính của đề tài là phong cách thơ Xuân Quỳnh. Vì vậy, trong quá trình tìm hiểu, để có cơ sỏ lý luận vững chắc, chúng tôi sơ lược tìm hiếu thèm về khái niêm lý luận văn học có liên quan là “Phong cách". - Để đáp ứng những yêu cầu của đề tài, chúng tôi tập trung khảo sát các tập thơ: + Chổi biếc (trong tập ‘T ơ tằm - chổi biếc”, in chung với cẩm Lai) - NXB Văn học, 1963. + Hoa dọc chiến hào (NXB Văn học, 1968). + Gió Lào cát trắng (NXB Văn học, 1974). + Lời ru trên mặt đất (NXB Tác phẩm mới, 1978). + Sàn ga chiêu em đi (NXB Văn học, 1984). + Tự hát (NXB Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, 1984). + Hoa cỏ may (NXB Tác phẩm mới - Hội Nhà văn Việt Nam, 1989). Ngoìú các tập thơ trên, tác giả Xuân Quỳnh còn có các tập thơ và truyện dành cho thiếu nhi: ""Bầu trời trong quả trứng” (Thơ); “Truyện Lưu, N g u y ễ n “Co/Ỉ yêu mẹ" (Thơ); “M/ì
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh 4.2. Phương pháp so sánh, dói chiếu: Luận văn sứ dụng phương pháp này để làm rõ giọng điệu, phong cách thơ Xuân Quỳnh, những nét độc đáo trong phương thức biểu hiện của ngôn ngữ thơ. hình ánh thơ, các quan niệm về thời gian, không gian... Phương pháp này, một mặt được áp dụng với các tác phẩm của chính tác giá; mặt khác, với các tác phẩm của các tác giả cùng thời. Điều này, giúp chúng ta thấy được sự độc đáo trong phong cách của tác giả, cũng như thấy được điểm gặp gỡ và sự khác biệt giữa Xuân Quỳnh với các tác giả khác. Mục đích của phương pháp này là khẳng định những đóng góp của Xuân Quỳnh, phát hiện những đặc sắc trong thơ Xuân Quỳnh, thấy được sự khác biệt trong phong cách thơ của tác giả so với một số gương mặt thơ khác. 4.3. Phương pháp phán tích, chứng minh: Đây là một phương pháp không thể thiếu được của quá trình phân tích, cảm thụ thơ. Với đề tài này, chúng tôi tiến hành phân tích kỹ một số tác phẩm, hình tượng thơ... có tác dụng soi sáng và khắc sâu phong cách thơ Xuân Quỳnh. 4.4. Phương pháp hệ thông: Việc nghiên cứu một tác giả được xem như nghiên cứu một chính thể nghệ thuật và một chỉnh thể nghệ thuật bao giờ cũng có tính hệ thống. Mặt khác, phong cách không phải là một khái niệm “dĩ thành bất biển”, nó vừa có tính đa dạng nhưng đồng thời cũng có tính thống nhất. Do vây, chúng ta phải tìm được tính ổn định, thống nhất trong tính đa dạng của phong cách. Để luận văn giàu tính khoa học và có hệ thống, chúng tôi sẽ phối hợp chật chẽ giữa 4 phương pháp trên để có thể khẳng định một cách đầy đủ, chính xác, giàu sức thuyết phục về phong cách thơ Xuân Quỳnh. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các thao tác nghiên cứu cùa thi pháp học, phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu nhằm đi đến xác định phong cách riêng độc đáo của Xuân Quỳnh. Nguyễn Thị Kim Định 17
- Phong cách thơ Xu án Quỳnh 5. Đóng góp cùa luận vãn: Trước hếl là sự hữu ích với bản thân. Người viết coi đây là một cơ hội để bày tò. chia sẻ những nghiên cứu của bản thân với bạn bè, đổng nghiệp, với các bạn đọc vêu mến nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Hi vọng luận văn giúp người đọc có cái nhìn hệ thống về những vấn đề, những kiến thức liên quan đến chân dung phong cách một tác giả nữ tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại. Sau nữa, trên cơ sở kế thừa các thành tựu của các nhà nghiên cứu trước viết về Xuân Quỳnh. luẠn vãn muốn nghiên cứu một cách toàn diện về Xuân Quvnh và chỉ ra những phẩm chất thuộc về phong cách thơ của chị. Từ đó góp phần đánh giá một cách có căn cứ, khoa học những đóng góp và vị trí của Xuân Quỳnh trong thơ ca Việt Nam hiện đại. 6. Câu trúc luận văn: Ngoài phấn Mớ đầu, Dẫn luận và Kết luân, luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cái lôi trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh. Chương 2: Những cảm hứng lớn trong thơ Xuân Quỳnh. Chương 3: Nét độc đáo vể phương thức biểu hiện thơ Xuân Quỳnh. Nguyễn Thị Kim Định 18
- Phong cách thơ Xuân Quỳnh DẪN LUẬN: PHONG CÁCH Phong cách là một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi và bàn luận nhiều nhất không những trong sáng tác, nghiên cứu vãn học mà còn trong nhiều ngành khoa học khác, kê cả trong đời sống xã hội. Phong cách được hình dung như sau: Phong cách là những “nét", "kiểu ”, "thể", “điệu ” riêng biệt có tính ổn định và độc đáo của đôi tượng. Trong sáng tác và nghiên cứu văn học, khái niệm phong cách đã được biết đến ngay từ thời cổ đại. Trước hết là ỏ phương Tây với các đại biểu như Platôn. Aristôle... “Tính cách thế nào thì phong cách thế ấy” (Platôn), “Lời nói là diện mạo cùa tâm hồn” (Sinle). Vào thế kỷ sau, ở phương Đông, nhà lý luận văn học nổi tiếng Lưu Hiệp cũng thống nhất ý kiến với các đại biểu phương Tây khi ông cho rằng “văn như kỳ nhãn”. Nhưng ông đã tiến xa hơn các nhà triết học cổ đại phương Tây ở việc dành riêng hai chương ‘T hể tính” bàn về phong cách tác giả và “Định thể" bàn về phong cách thể loại. “Theo Lưu Hiệp, nội dung quyết định thể tài và mỗi thể tài cũng có phong cách riêng... Bởi vậy, người lấy kinh điển làm mẫu mực thì tự nhiên đi vào cái đẹp cổ điển, trang nhã, người theo kiêu cách thể “tao” thì tự nhiên hướng tới vé đẹp diễm lệ. siêu phàm...” [92; 90-91]. Sang thế kỷ XVIII, Butfon định nghĩa: “Phong cách chính là bản thân con người”. Đến thế kỷ XÍX, cuộc bàn luận về phong cách ngày càng trở nên sôi nổi với sự góp mặt của các đại biểu như nhà văn Stendhal, Balzac, các nhà lý luận văn học như Saint - Beuve, các triết gia như Herbert. Spencer, các nhà ngôn ngữ học như Steithal... Xuất hiện muộn hơn, song các công trình nghiên cứu của các nhà văn, nhà ]ý luận văn học Việt Nam đã bước đầu bắt nhịp với công cuộc tìm kiếm về mặt lý luận đối với vấn đề phong cách trong vãn học. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: Một số vấn dê thi pháp học hiện đại (Trần Đình Sử), Dẫn luận phong cách học (Nguyền Thái Hòa), Nhà văn tư tưởng và phong cách (Nguyễn Đăng Mạnh); Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiểu (Phan Ngọc); Những thế giới nghệ thuật thơ (Trần Đình sử); Thi pháp hiện đại (Đỗ Đức Hiểu)... Tác phẩm và chân dung (Phan Cự Đệ), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu (Tôn Phương Lan)... Khi tổng kết lại các thành tựu cơ bản đã đạt được, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã thống nhất và đưa ra những kiến giải có ý nghĩa khoa học tích cực: “Phong cách là một phạm trù thẩm mỹ, chi' sự thống nhất tương đối ổn định của hệ Nguyễn Thị Kim Định
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo đặc trưng loại thể
0 p | 427 | 70
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Lỗi chính tả của học sinh Tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
122 p | 339 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
128 p | 183 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm từ ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam
123 p | 115 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề tiếp nhận văn học đương đại và thị hiếu thẩm mỹ của thanh niên ngày nay (Qua khảo sát tình hình đọc sách của sinh viên trường Đại học Cần Thơ)
142 p | 131 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Không gian nghệ thuật trong Tây Du Ký
86 p | 190 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc
120 p | 87 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tiếng cười trong thơ ngụ ngôn La Fontaine
88 p | 101 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Cảm hứng, hình ảnh và ngôn từ nghệ thuật trong thơ Trương Nam Hương
143 p | 103 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tinh thần nhân văn trong thơ Thiền Tuệ Trung
129 p | 127 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vấn đề dạy học “Nguyễn Du và Truyện Kiều” trong chương trình Văn ở trường trung học phổ thông
123 p | 133 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Mạc Can
105 p | 105 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Các đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa trong luật tục Ê Đê
181 p | 19 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận
145 p | 21 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Ngôn ngữ nghệ thuật của thể du kí trên Nam phong tạp chí (1917 – 1934)
100 p | 42 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Quan hệ trái nghĩa trong tiếng Việt
93 p | 16 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan
127 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn: Đặc điểm ký Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
26 p | 78 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn