Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi Y Ban
lượt xem 3
download
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Sáng tác của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ thời kỳ đổi mới; những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của Y Ban, những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật trong sáng tác của Y Ban. Phần kết luận.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi Y Ban
- Đại học quốc gia Hà Nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ************ Vũ Phương Thảo Đặc điểm văn xuôi Y Ban Luận văn thạc sỹ khoa học văn học Hà Nội – 2009
- Đại học quốc gia Hà Nội Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn ************ Vũ Phương Thảo Đặc điểm văn xuôi Y Ban Luận văn thạc sỹ khoa học văn học Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bích Thu Hà Nội - 2009
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Sau năm 1975 đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới nền văn học nƣớc nhà có nhiều biến chuyển và khởi sắc. Góp phần vào những chuyển biến và những khởi sắc ấy là sáng tác của đông đảo các cây bút nữ vừa trẻ về tuổi đời, vừa giàu nội lực sáng tạo. Đây là thời kỳ mà ngƣời ta thƣờng gọi là thời kỳ “văn học đang mang gƣơng mặt nữ”. Y Ban là một trong những gƣơng mặt nổi bật ấy. Cùng với Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo, Lý Lan, chị là ngƣời có nhiều đóng góp trong việc tạo nên những dấu ấn của đời sống văn học đƣơng đại. 1.2 Gƣơng mặt của Y Ban đƣợc nhiều ngƣời biết đến trƣớc hết bởi chị có những tác phẩm đƣợc giải thƣởng cao: Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và Chuyện một người đàn bà - Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội (1989-1990), tập truyện ngắn: Người đàn bà có ma lực - Giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội của Nhà xuất bản Hà Nội - 1993. Những bƣớc khởi đầu khá suôn sẻ đó đã giúp Y Ban tự tin hơn trên hành trình sáng tạo của mình. 1.3 Sau những đăng quang kể trên chị không hề ngừng nghỉ mà vẫn liên tục sáng tác với nhiều tâm huyết và niềm đam mê. Gắn bó với nghề văn đã gần hai mƣơi năm, đến nay Y Ban đã là tác giả của mƣời một tác phẩm thuộc các thể loại: truyện ngắn, truyện vừa và tiểu thuyết. Nhiều cuốn sách của chị khi ra đời đã thu hút đƣợc sự quan tâm của độc giả và giới phê bình, kích thích đƣợc cảm hứng tranh luận trên văn đàn. Đã có không ít những cuộc phỏng vấn, những bài viết trên các báo, tạp chí, không ít những cuộc trao đổi trên các diễn đàn bàn về tác phẩm của Y Ban, trong đó có cả những trang diễn đàn đăng tải trên mạng Internet của ngƣời Việt ở nƣớc ngoài. 1.4 Nhƣ đã nói ở trên, tác phẩm của Y Ban đƣợc bạn đọc và giới phê bình quan tâm, song sự quan tâm ấy mới chỉ nằm ở phạm vi những bài viết, những bài phỏng vấn nằm rải rác trên các báo hoặc các tạp chí. Ngoài ra cũng đã có một số 1
- luận văn nghiên cứu về sáng tác của chị nhƣng lại là kết hợp nghiên cứu với sáng tác của các nhà văn nữ khác nhƣ Lý Lan, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Võ Thị Hảo… Với số lƣợng tác phẩm đáng kể, với những giải thƣởng đã đƣợc nhận, Y Ban trở thành một cây bút khá tiêu biểu đối với dòng văn học nữ nói riêng và với nền văn xuôi Việt Nam đƣơng đại nói chung. Vì vậy thiết nghĩ đã đến lúc cần phải có những khảo cứu riêng về toàn bộ sáng tác của Y Ban một cách hệ thống và đầy đủ. Đó là những lý do khiến chúng tôi chọn sáng tác của Y Ban làm đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Theo đó, chúng tôi cũng hy vọng: thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu một gƣơng mặt nữ khá ấn tƣợng của dòng văn học đƣơng đại Việt Nam sẽ góp phần khám phá những dấu ấn cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật đồng thời nhận diện sự phát triển của văn xuôi Việt Nam trong vài thập kỷ gần đây. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1 Các bài viết về tác phẩm của Y Ban in trên các báo và các tạp chí. Y Ban viết văn từ lúc còn đi học phổ thông nhƣng mãi đến khi Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đoạt giải cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội (1989-1990), chị mới đƣợc bạn đọc chú ý và từ đó với những sáng tác tiếp theo, chị thực sự trở thành một gƣơng mặt khá ấn tƣợng trong văn giới. Nhận định về sáng tác của Y Ban, nhà nghiên cứu phê bình văn học Bùi Việt Thắng trong bài Một giọng nữ trầm trong văn chương, đã chỉ ra những cái đƣợc và chƣa đƣợc của truyện ngắn Y Ban. Về lối viết của cây bút này, ông nhấn mạnh “Y Ban có lối viết riêng của mình, chị chú ý khai thác nhiều tâm trạng điển hình của nhân vật trong những tình huống tiêu biểu”, cũng trong bài viết này ông khái quát: “Truyện của Y Ban có thể đƣợc xếp vào dạng truyện tâm tình - không đặc sắc về cốt truyện và tình tiết song lại có khả năng lắng đọng trong ngƣời đọc bởi chiều sâu tâm lý của tính cách da diết của tình đời, tình ngƣời” [25]. Vẫn là của tác giả Bùi Việt Thắng, bài viết Khi người ta trẻ in trên báo Văn nghệ số 43/1993 là tản mạn về truyện ngắn của nhiều cấy bút trẻ: Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng 2
- Anh, Nguyễn Thị Ấm…, Y Ban cũng là một nhà văn nhận đƣợc nhiều lời ngợi khen từ tác giả: “Y Ban quan tâm đến yếu tố thời gian nghệ thuật nên truyện của chị đậm chất chiêm nghiệm, triết lý”. Báo Văn nghệ số 25/2003, đăng bài Y Ban và những thân phận đàn bà của Xuân Cang. Tác giả đã phân tích và lý giải về cách xây dựng nhân vật nữ của Y Ban. Ông đánh giá: “Y Ban là một ngƣời phụ nữ viết văn đầy nhậy cảm và chị cảm nhận đƣợc những biến thái tinh vi trong tâm hồn con ngƣời”. Gần đây nhất là bài viết của Lê Thị Hƣơng Thủy với tựa đề Đọc truyện ngắn Y Ban, ngƣời viết đã có những khái quát cơ bản về đặc điểm trong những tác phẩm thuộc “thể loại nhỏ” của Y Ban trên nhiều khía cạnh: đó là “sự trở đi trở lại của những nhân vật nữ”, là “xu hƣớng khai thác những xung đột bên trong”, là những không gian sáng trong tác phẩm… Nhận định một cách chung nhất tác giả viết: “Đọc truyện ngắn Y Ban ngƣời đọc nhƣ bị ám ảnh không dứt về những thân phận, những cuộc đời qua từng câu chuyện kể. Những câu chuyện có lúc tƣởng nhƣ không đầu không cuối nhƣng lại có sức neo giữ trong tâm trí ngƣời đọc. Tựa vào cảm giác, tâm trạng… ngòi bút của Y Ban đã khơi sâu vào mạch nguồn cảm xúc, vào thế giới tâm linh của con ngƣời để rồi lại đem đến cho ngƣời đọc những cảm nhận, những nỗi niềm trƣớc từng cảnh ngộ” [33] Báo cáo kết quả cuộc thi văn xuôi về đề tài Hà Nội, giám đốc nhà xuất bản Hoàng Ngọc Hà đánh giá cao tác phẩm của chị: “Y Ban (giải B) lại có một lối kể chuyện thật thản nhiên, không bình phẩm mà dẫn ngƣời đọc vào những suy tƣ và tự xem lại cách sống của mình” [11] Tại hội thảo khoa học Mười truyện ngắn hay báo Văn nghệ 1998 do trƣờng Đại học Hồng Đức tổ chức, truyện ngắn Sau chớp là dông bão của Y Ban đƣợc nhiều nhà giáo và sinh viên quan tâm đƣa ra ý kiến đánh giá, trong đó giảng viên Vũ Thị Oanh đã có những nhận định không chỉ dành riêng cho một tác phẩm mà là cái nhìn rộng hơn về sáng tác của Y Ban: “Sáng tác của Y Ban không đặt ra những vấn đề to tát, cũng không đại ngôn mà thƣờng chỉ là những điều mắt nhìn và trái tim suy nghĩ nhƣng thƣờng để lại những ám ảnh có lúc xa xót nhƣ những nhát cứa, 3
- có lúc bồi hồi dịu ngọt. Đã gặp một lần - những ngƣời có trái tim nhạy cảm không dễ mấy ai quên” [9]. Nhìn chung những bài viết về sáng tác của Y Ban in trên các báo và các tạp chí chƣa thực sự phong phú về số lƣợng và chƣa sâu về mức độ khảo sát. Đa số các tác giả chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu, nhận diện tác giả mà chƣa có những nghiên cứu cụ thể các bình diện của tác phẩm. Cũng là những bài viết về sáng tác của Y Ban, nhƣng chúng ta sẽ bắt gặp một không khí hoàn toàn khác - một không khí sôi nổi hơn, thẳng thắn hơn, tự do hơn khi trao đổi về những tập truyện của Y Ban, đó là những bài viết trên báo mạng, trên các trang diễn đàn văn nghệ. 2.2. Các bài viết, trao đổi về tác phẩm của Y Ban trên các trang diễn đàn và báo mạng. Trong một cuộc trò chuyện với nhà văn Y Ban, chúng tôi rất đồng tình khi nghe chị bày tỏ ý kiến về khâu tiếp nhận: “Dù là theo dòng văn học nào, lãng mạn, hiện thực hay cách tân thì mục đích cuối cùng của nhà văn cũng là hƣớng đến bạn đọc. Bạn đọc là ngƣời thông minh nhất, vì vậy tôi hoàn toàn tôn trọng ý kiến của độc giả”. Quả thật nhƣ vậy, có độc giả dễ tính, nhƣng cũng có độc giả khó tính, nên khi họ tiếp cận với một tác phẩm văn học nào, tác phẩm đó sẽ đƣợc đánh giá trên nhiều góc độ, nhiều bình diện. Đó là lý do vì sao chúng tôi đƣa mục này vào luận văn. Các bài viết về tác phẩm của Y Ban trên mạng internet thể hiện quan điểm và cảm nhận của độc giả nhiều thế hệ, nhiều tầng lớp. Số lƣợng rất phong phú nhƣng dƣới đây xin đƣợc hệ thống một số bài viết của các nhà báo và một số cuộc trao đổi của độc giả là thành viên của những diễn đàn có uy tín trên mạng. Cẩm cù là tác phẩm đa nghĩa đã đƣợc xuất bản từ năm 2001, nhƣng gần đây trên Vietimes mới có một bài viết về nó: Y Ban - hành trình đến tận cùng thế tục. Tác phẩm này có dung lƣợng tƣơng đƣơng với một truyện vừa, lại gần nhƣ không có cốt truyện, vì vậy Hoàng Tố Mai - tác giả bài viết đã làm một việc cần thiết là hệ thống lại những sự kiện đặc biệt của tác phẩm xoay quanh những ngôi nhà vệ sinh và những nhân vật khác thƣờng. Đan xen vào đó là một vài lời bình luận, nhận xét: “Cẩm cù không chỉ dừng lại là một tác phẩm trào lộng thông thƣờng. Nó cho 4
- thấy thế tục hỗn mang và khủng khiếp nhƣng đâu đó vẫn còn lại những giá trị nhân bản không thể phủ nhận”. Cuối bài viết, tác giả chiêm nghiệm cùng Y Ban: Trong Cẩm cù “Cái thanh luôn bị cái tục lấn áp thậm chí đánh bạt. Vấn đề ở đây chính là cái nhìn trào lộng trƣớc sự lấn áp của cái tục (…). Đọc Cẩm cù chúng ta buộc phải ghi nhận tinh thần lạc quan và hƣớng thiện ẩn sau từng trang viết. Có lẽ với Y Ban, khi ý thức đƣợc về sự phàm tục cũng là lúc con ngƣời đặt đƣợc một bƣớc chân chắc nịch trên con đƣờng chế ngự nó, ít ra là sự phàm tục của bản thân mình”[63]. Trên trang www.phunucali.com một trang tạp chí của ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài có đƣa bài viết khá công phu về Tình dục và văn chương nữ giới trong nước - Nguyễn Mạnh Trinh. Bài viết thể hiện một cái nhìn khá cởi mở về vấn đề tình dục trong văn chƣơng. Nguyễn Mạnh Trinh đã tìm hiểu tƣơng đối kỹ lƣỡng về phản ứng của dƣ luận trong nƣớc đối với một số tác phẩm mang yếu tố sex mà tác giả là các nhà văn nữ: Bóng đè (Đỗ Hoàng Diệu), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tƣ), Tre rừng (Năm con Ngựa Trời), I am đàn bà (Y Ban). Mở đầu cho việc cảm nhận tác phẩm của Y Ban, ông giới thiệu: “Năm 2006 cuốn sách I am đàn bà của Y Ban là một hiện tƣợng của văn học trong nƣớc. Truyện của Y Ban cũng đậm đặc dâm tính và chân dung của một ngƣời đàn bà đƣợc phác họa để mô tả bằng những nét đen tràn ứ cảm giác”. Sau những đoạn phân tích về cuộc đời nhân vật, ông kết thúc bằng một nhận xét đầy sự chia sẻ: “Ngƣời đàn bà - nhân vật của Y Ban, dù là Cái Tý, cái Thanh, Thị… của giới nghèo khổ cùng đinh, hay Tự của giới có học đều giống nhau, đều có cái ham muốn tự nhiên của con ngƣời và lúc nào cũng lửng lơ, phân đôi giữa cái muốn và cái ngăn cấm. Để rồi những chọn lựa chỉ là bất đắc dĩ của một tâm trạng rất đàn bà…”. Trong bài viết Đọc sách I am đàn bà, tác giả Phạm Hồ Thu đã có một khái quát cho toàn tập truyện: “… Mỗi truyện là một câu chuyện thú vị hoặc là nói về vẻ đẹp đàn bà, hoặc là nói về nỗi đau đớn đàn bà (…), làm nên cả một tứ lớn cho tập sách. Đó là bài ca bi lụy và ngạo nghễ về thế giới đàn bà trong nỗi khát vọng đi tìm một xã hội hoàn hảo hơn để mỗi ngƣời đàn bà đều xứng đáng là ngƣời của phái đẹp”[65] 5
- Không chỉ có những lời khen, tác phẩm của Y Ban cũng nhận đƣợc những phản hồi trái chiều rất mạnh mẽ từ phía bạn đọc. Từng câu, từng dòng trong email anh Hoàng Thành Nam đã gửi cho ban biên tập website thơ trẻ - diễn đàn văn học trẻ đã cho thấy thái độ vô cùng bàng hoàng và phẫn nộ của anh trƣớc việc Nhà xuất bản Phụ nữ cho phát hành cuốn I am đàn bà: “Tôi không thể nghĩ rằng hiện nay các nhà xuất bản lại có thể cho xuất bản những cuốn sách có nội dung phản tác dụng nhƣ thế này… 1. Về góc độ ý nghĩa tích cực (…) những ý nghĩa tốt đẹp của các câu chuyện hay những bài học triết lý mà tác giả có thể mang lại cho ngƣời đọc cũng chỉ ở mức độ nông cạn thiếu sâu sắc và tầm thƣờng. 2. Về góc độ giải trí cuốn sách có thể mang lại cho ngƣời đọc sự giải trí, nhƣng sự giải trí ở đây gắn liền với vấn đề nhục dục. Nếu tách những vấn đề nhục dục ra khỏi nội dung câu chuyện thì vấn đề giải trí ở đây sẽ chẳng còn gì… 3. Về góc độ thƣơng mại (…) cuốn sách dạng này hiện nay có nhiều và tƣơng đối bán chạy, khách hàng của những cuốn sách dạng này là các cô, cậu học sinh đang ở độ tuổi tò mò còn những ngƣời trƣởng thành thì rất ít mua vả lại họ có mua thì cũng ít ai đọc đến truyện thứ hai và chẳng ai khen…” [64] Bình tĩnh hơn anh Hoàng Thành Nam, nhƣng bài viết của độc giả Nguyên Nguyên (trên Diễn đàn thơ trẻ 365) với chủ đề Nghĩ về văn hóa sex cũng nói về tác phẩm của Y Ban bằng một giọng châm biếm: “Nếu gom hết những nhà văn nhà thơ Hoàng Diệu, Y Ban… đến một thế giới mà chỉ có họ với nhau, tôi nghĩ rằng họ sẽ nude trong thế giới của họ cả ngày lẫn đêm bởi còn gì ngoài sự trần trụi đƣợc phô ra một cách tỉ mỉ chi tiết. Nếu thế giới chúng ta đầy rẫy những văn chƣơng dung tục và có phần bẩn nhƣ họ thì thiết nghĩ… trong các bức vẽ khỏa thân không phải kèm theo khăn voan làm gì cho phiền phức” [49] Nếu nhƣ anh Hoàng Thành Nam phê phán tác phẩm trên phƣơng diện nội dung coi đó là một sản phẩm “văn hóa thiếu lành mạnh”, phản tác dụng thì bạn đọc Trần Hiếu - một thành viên của Diễn đàn văn hóa học (www.vanhoahoc.edu.vn ) lại đánh giá tác phẩm trên phƣơng diện đề tài: “Tình dục trong văn học nói chung, 6
- trong văn Y Ban nói riêng không có gì xấu”, nhƣng anh kết luận: “Tôi có cảm giác rằng đây cũng chỉ là một phong trào giống nhƣ bao phong trào khác đang diễn ra trong xã hội Việt Nam chứ nó không phải là một hiện tƣợng mới (tự thân tác giả thấy nhu cầu, cảm hứng sáng tác), nói trắng ra là ăn theo” [50]. Cũng trên diễn đàn này, thống kê cho thấy có tới hơn hai mƣơi bài viết của các thành viên trao đổi xung quanh chủ đề Yếu tố tình dục trong văn Y Ban từ góc nhìn văn hóa. Đa số các ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm có chứa sex của Y Ban trong đó có nhiều bài viết sắc sảo, thú vị tỏ ra ngƣời viết là độc giả có trình độ. Xin đƣợc trích dẫn một vài đoạn trong những bài đó để chứng minh: Mỹ Linh: “Yếu tố tình dục, những câu chuyện tình dục nhƣ Y Ban miêu tả cũng có thể hiện hữu trong mỗi ngƣời, chỉ có điều lâu nay phủ lên mình bộ mặt đạo đức giả nên cho rằng nó xấu, hoặc lâu nay không quen nói ra. Cái lâu nay chỉ nói riêng thì nay có ngƣời nói toang toang ra cho mọi ngƣời cùng nghe. Cái lâu nay chỉ nói trong nhà thì nay có ngƣời nói giữa thanh thiên bạch nhật… có thể nói rằng không có ít ngƣời ngày ngày chờ post lên để vào xem đoạn tiếp theo, rồi vợ chồng cùng bàn tán với nhau, nhƣng ngày hôm sau trƣớc mặt bàn dân thiên hạ vẫn tỉnh queo mà chê bai, mà “eo ôi khiếp” (…) Nếu không chứng minh đƣợc nó là xấu thì ta nên chứng minh nó có giá trị nhƣ thế nào? … có giá trị là có văn hóa” [50]. Ngọc Diệp: “Nhân vật của Y Ban, văn của Y Ban vẫn rất Nữ tính và đằng sau tất cả có lòng yêu thƣơng con ngƣời, ao ƣớc vƣơn tới những cảm xúc xứng đáng với con ngƣời” [50]. Đó là những nhận định chung về tập truyện I am đàn bà. Còn nói riêng về tác phẩm Tự trong tập truyện này cũng có những nhận định rất sắc sảo: “Tự đã tạo đƣợc một cái nhìn trực diện vào chủ đề tình dục, đặc biệt hơn là tình dục với phụ nữ… Tình dục ở Tự tuy có phần bản năng nhƣng không phản cảm vì phần lớn tác giả đã chăm chút nó bằng những từ ngữ thanh hơn và quan trọng là bà đã không tách rời nhu cầu tình dục của nhân vật với nhu cầu tình yêu, hƣớng suy nghĩ của độc giả đến phần người của nhân vật”. “Riêng ở mảng văn viết về tình dục này… 7
- Y Ban sôi nổi, mạnh mẽ theo lối hiện đại, trực tính mang dáng dấp tình dục phƣơng Tây” (Ngô Diệu Lan) [50]. Có thể nói trong những sáng tác của Y Ban, I am đàn bà là tập truyện gây nhiều chú ý nhất của dƣ luận. Nhƣ đã thấy ở trên có rất nhiều bài viết, cách đánh giá nhƣng không phải lúc nào cũng thống nhất, thuận chiều. Tuy nhiên, xu hƣớng chiếm ƣu thế hơn vẫn là xu hƣớng nhìn nhận và bình luận về tác phẩm của Y Ban một cách bình tĩnh, khách quan, tìm thấy ở đó nhiều tầng giá trị tốt đẹp. Phần ít còn lại là những phê phán, xu hƣớng này khi phê phán về sự phản tác dụng, không lành mạnh của tác phẩm, họ cũng đƣa ra lập luận và lý lẽ của riêng họ. Nó không phải là không có chỗ xác đáng, song thay vì họ phải đặt nó trong hệ thống những sự kiện, sự việc khác để thấy đƣợc toàn bộ những giá trị tác phẩm thì họ lại cô lập và nâng cao nó lên. Thành ra tác phẩm đƣợc hiểu một cách phiến diện, chủ quan ở khía cạnh dung tục tầm thƣờng. Mới đây nhất khi Nhà xuất bản Phụ nữ cho phát hành tiểu thuyết Xuân Từ Chiều (6/2008), trên báo mạng cũng liên tục có những bài viết về tác phẩm này. Chƣa có nhiều bài viết đi sâu mà chủ yếu là những tóm tắt về số phận của ba nhân vật và đều thống nhất ở những nhận định chung về nội dung cũng nhƣ lối viết của nhà văn. Trang www.evan.vnexpress.net có bài viết Xuân Từ Chiều của Thanh Huyền. Tác giả nói về ngƣời đàn bà ẩn sau câu chuyện “Xuân Từ Chiều câu chuyện về ba ngƣời đàn bà bị trêu ngƣơi. Hình bóng thứ tƣ hoặc nhòe lẫn vào ba con ngƣời đó là dáng dấp của Y Ban - ngƣời viết có khuôn mặt cƣời nhƣng đã không ít bận nuốt nƣớc mắt vào trong những khi mải mốt đi tìm hạnh phúc”. Cuối bài viết tác giả nhận định thêm về kết cấu của cuốn tiểu thuyết: “Truyện không có một cái cốt chặt chẽ mà nhƣ một ghi chép lộn xộn, ngẫu hứng những lời kể của ngƣời trần thuật. Nhà văn dƣờng nhƣ cũng chỉ kể một cách tự nhiên mà không quan tâm đến việc kiến tạo cho câu chuyện của mình một cấu trúc. Lối kể đó phù hợp với những việc vặt vãnh trong nhà, ngoài phố, nhìn đến đâu kể đến đó. Và vì thế mà tác phẩm cuốn hút”. 8
- Nguyễn Thị Thu Hà - K8 lại băn khoăn về những thân phận đàn bà của Y Ban: “Nhà văn Y Ban viết nhiều về phụ nữ nhƣng sao đến Xuân Từ Chiều vẫn còn cái đau đáu khôn nguôi về những số kiếp con ngƣời. Đến bao giờ họ mới thoát khỏi cái bể khổ ấy? Đến bao giờ mới không còn những tiếng kêu đau đớn của ngƣời phụ nữ” [56] Xuân Từ Chiều - chua xót vì nỗi con người là tên bài viết của Trần Thanh Hà đƣợc đẩy trên trang báo www.antd.vn, tác giả không đi sâu vào phân tích tác phẩm mà có tính chất tóm tắt nội dung và nhận diện lối viết mới mẻ của Y Ban: “Nhà văn Y Ban vốn chuyên viết về đàn bà, lần này chọn một cách viết rất đàn bà, là lối kể chuyện vô cùng ngồi lê đôi mách. Chính bởi cách viết này, mà tất cả những câu chuyện to nhỏ trong đời sống của ngƣời đàn bà… đều đƣợc chuyển tải một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn… Mới đọc tƣởng đây chỉ là chuyện ngồi lê đôi mách của đàn bà, nhƣng càng đọc càng thấy chua xót vì nỗi đàn bà, nỗi con ngƣời trong thời đoạn chúng ta”. Cũng trên tinh thần của những bài viết trên, Nguyễn Đức Dƣơng cũng bị lay động và day dứt bởi “những chuyện rất đời” của Xuân Từ Chiều “Cũng ám ảnh và dữ dội không kém I am đàn bà , Xuân Từ Chiều là câu chuyện về cuộc đời của những ngƣời phụ nữ mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp khuôn mẫu trong xã hội… hãy đọc tác phẩm để thấy đƣợc một phần của mình trong đó” [48] Mở đầu cho bài phỏng vấn của mình với nhà văn Y Ban, nhà báo Hà Linh cũng có những cảm nhận riêng của mình về những tác phẩm: “Vẫn viết về phụ nữ, cuốn tiểu thuyết mới của Y Ban là câu chuyện về ba ngƣời đàn bà bị tạo hóa trêu ngƣơi. Tác phẩm mở ra không gian của một cái chợ đời, nơi nhân vật buôn chuyện buồn số phận, những mong mua lấy chút nhân tình” [61]. Bài viết Xuân Từ Chiều - một lát cắt mới về cuộc sống người phụ nữ của Minh Văn Chất cũng là lời giới thiệu về nội dung của cuốn sách kèm theo những cảm nhận rất riêng: “Đọc Xuân Từ Chiều độc giả dƣờng nhƣ nín thở, hồi hộp lo lắng cho những nhân vật của tác phẩm, mạch tiểu thuyết diễn tiến nhanh, liên tục nhƣ cuốn hút độc giả từ trang đầu đến trang cuối của tác phẩm. Với kết cấu liền 9
- mạch (không chia đoạn) có vẻ nhƣ Y Ban đã lấy một hơi dài để kìm nén cảm xúc lòng mình, để viết và chỉ thở hắt ra khi đã tuôn trào hết. Chính điều đó đã tạo nên sự hụt hẫng, lắng đọng trong lòng độc giả khi đọc hết tác phẩm” [47] Sau cùng các bài nhà văn Y Ban trả lời phỏng vấn của phóng viên các báo cũng là những gợi mở rất ý nghĩa cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài của mình. Xin đƣợc liệt kê một số bài tiêu biểu: Lê Hà -:dep.com.net: Đối thoại Y Ban - Nguyễn Khắc Phục Lƣu Hà - vnexpress.net: I am đàn bà của Y Ban bị rút giải thưởng ; Y Ban - sex là giải trí và văn hóa. Xuân Anh - vietimes.vietnamnet.vn: Buồn ơi! Y Ban chào mi; Đàn bà xấu thì không có quà; Nhà văn Y Ban - văn chương vẫn cần trời cho. Anh Vân - vnexpress.net: Lý Lan muốn góp ý với Y Ban về I am đàn bà. Nguyễn Hằng - dantri.com.vn: Nhà văn Y Ban bị sốc khi I am đàn bà bị thu hồi Vũ Quỳnh Trang - Văn Nghệ Công An số 63/2006: Nhà văn Y Ban: Nhà văn sống được là nhờ vào những công việc khác. Tú Cầu - giadinh.net.vn: Y Ban không thấy nhục cảm là phi đạo đức. Lan Anh - dep.com.vn: Nhà văn Y Ban - Tôi không nhẫn được. (…) 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn khảo sát toàn bộ tác phẩm của nhà văn Y Ban in trong tám tập truyện ngắn, hai tiểu thuyết và một truyện vừa đã đƣợc các nhà xuất bản ấn hành. * Tám tập truyện ngắn: 1. Người đàn bà có ma lực (NXB Hà Nội - 1993) 2. Người đàn bà sinh ra từ bóng đêm (NXB Hội nhà văn - 1995) 3. Vùng sáng ký ức (NXB Hội nhà văn - 1996) 4. Cuộc phiêu lưu trên dòng nước lũ (Truyện viết cho thiếu nhi - NXB Kim Đồng - 2000) 10
- 5. Miếu hoang (NXB Thanh Niên - 2000) 6. Cẩm Cù (NXB Hà Nội - 2001) 7. Cưới chợ (NXB Thanh Niên - 2004) 8. I am đàn bà (NXB Phụ nữ - 2006) * Một truyện vừa: Thần cây đa và tôi (NXB Hội nhà văn - 2005) * Hai tiểu thuyết: 1. Đàn bà xấu thì không có quà (NXB Hội nhà văn - 2004) 2. Xuân Từ Chiều (NXB Phụ nữ - 2008) 4. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Tìm hiểu những đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Y Ban trên cả phƣơng diện nội dung và nghệ thuật Bƣớc đầu ghi nhận thành tựu và những đóng góp của nhà văn Y Ban đối với văn xuôi Việt Nam đƣơng đại. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 5.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại: Với một số lƣợng tác phẩm khá lớn phƣơng pháp này sẽ giúp chúng tôi trong quá trình khảo sát, phân loại các đặc điểm nổi bật về nội dung, các kiểu dạng nhân vật, và một số phƣơng thức biểu hiện nghệ thuật trong sáng tác Y Ban. 5.2. Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: Tiến hành so sánh tác phẩm của Y Ban với sáng tác của một số nhà văn khác để thấy những điểm khác biệt và đặc trƣng trong sáng tác của Y Ban. 5.3. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: 11
- Phƣơng pháp này sẽ giúp chúng tôi vừa đi sâu tìm hiểu nghiên cứu những đặc điểm trong văn xuôi Y Ban, vừa hệ thống, tổng hợp kết quả từ đó minh chứng cho các luận điểm chính của luận văn. 6. CẤU TRÖC CỦA LUẬN VĂN Phần mở đầu Phần nội dung: Gồm 3 chƣơng Chƣơng 1: Sáng tác của Y Ban trong dòng chảy chung của văn xuôi nữ thời kỳ đổi mới Chƣơng 2: Những đặc điểm nổi bật về nội dung trong sáng tác của Y Ban. Chƣơng 3: Những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật trong sáng tác của Y Ban. Phần kết luận Tài liệu tham khảo 12
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: SÁNG TÁC CỦA Y BAN TRONG DÕNG CHẢY CHUNG CỦA VĂN XUÔI NỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI 1.1. VĂN XUÔI NỮ THỜI KỲ ĐỔI MỚI Đại hội VI năm 1986 là một sự kiện đánh dấu những thay đổi lớn lao trong đời sống xã hội của đất nƣớc. Từ đó đến nay đã hơn 20 năm, nhiều ngƣời trong số chúng ta đôi khi nhìn lại cũng không thể ngờ rằng một đất nƣớc nhiều thƣơng đau sau hàng mấy mƣơi năm chiến tranh lại có thể gƣợng dậy và lớn lên nhanh chóng đến vậy. Văn học là một trong những hình thái ý thức xã hội bị cuốn vào cái quỹ đạo đang ngày một gia tăng về tốc độ kia. Song điều khác biệt là văn học thay đổi trƣớc hết là để làm tròn trách nhiệm của một cuốn nhật ký lớn đối với thời đại, nhƣng văn học thay đổi cũng là để phản ánh sự đổi thay của chính nó. Mƣời năm đầu đổi mới, văn đàn đã chứng kiến sự đƣợc mùa của truyện ngắn sau một thời gian dài bị ngƣng trệ. Trong đó ngƣời ta nói nhiều đến sự đóng góp của những cây bút nữ, sự bứt lên của phái đẹp, tới một nền văn học “mang gƣơng mặt nữ”. Và trong mƣời năm tiếp theo, chúng ta lại có đủ thời gian để kiểm nghiệm sự sung sức và bền bỉ trong sáng tạo nghệ thuật của đội ngũ những cây bút đã đem lại cho văn chƣơng cái chất dịu dàng khoan hậu. Không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn này có rất nhiều bài phỏng vấn, những bài đánh giá, bình luận về các cây bút nữ (Văn xuôi phái đẹp - Bích Thu; Khi người ta trẻ I, Khi người ta trẻ II - Bùi Việt Thắng; Các cây bút trẻ đối thoại cùng trang viết - những cuộc đời không yên ả - Kỳ Phong; Suy nghĩ về đặc điểm của nữ văn sỹ - Phƣơng Lựu; Điểm qua sự vận động của truyện ngắn các cây bút nữ - Lê Thị Hƣơng Thủy; Thành tựu và đội ngũ các nhà văn nữ Việt Nam - Nguyễn Thị Nhƣ Trang; Truyện ngắn nữ và xu hướng tự nghiệm - Hoàng Thị Hồng Hà; Văn chương nữ giới - một cách thể hiện ở đời - Huỳnh Nhƣ Phƣơng…), đó là còn chƣa kể đến những bài viết riêng về một tác giả. Sự sôi nổi trong địa hạt phê bình chứng 13
- tỏ đang có một sự sắp xếp và cân đối lại lực lƣợng sáng tác trên văn đàn cũng nhƣ tính thẩm mỹ trong một tác phẩm nghệ thuật. Quả thật nhƣ vậy: Số lƣợng các nhà văn nữ tăng lên một cách đáng kể trong thời gian gần đây. Và do đó, có sự gia tăng về số lƣợng của những tác phẩm văn chƣơng giàu chất “nữ tính”. Tất nhiên, “sự khởi sắc” của những cây bút nữ không hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào số lƣợng những đầu sách mà quan trọng là nó đủ sức neo giữ và “găm” vào trí nhớ bạn đọc. Hòa bình trở lại, những nhà văn đã trƣởng thành trong chiến tranh nhƣ Lê Minh, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Nhƣ Trang, Nguyễn Thị Cẩm Thạch, Lê Minh Khuê… vẫn tiếp tục sáng tác. Họ là những tên tuổi đã từng nổi danh nhƣng những trải nghiệm cuộc đời và sự say mê với nghề cầm bút vẫn thôi thúc họ sáng tạo. Câu chuyện dười tán lá rợp, Những dấu chấm phía chân trời, Khoảng trời phía sau nhà, Buổi chiều tỏa hương của Nguyễn Thị Ngọc Tú viết sau năm 1975 là bằng chứng về sự dẻo dai của một cây bút cống hiến hết mình. Trở về với đời thƣờng sau chiến tranh, Lê Minh Khuê lại tỏ ra là một nhà văn có khả năng hòa nhập nhanh với cuộc sống đƣơng đại. Năm 2005 chị vẫn viết và tiếp tục cho ra đời tập truyện Màu xanh man trá. Sinh ra và lớn lên trong thời buổi bom đạn, lớp nữ nhà văn này đều đƣợc chứng kiến cuộc sống gian khổ, những đau thƣơng mất mát của dân tộc, những tấm gƣơng anh dũng kiên trung, những làng quê hậu phƣơng tận tụy… Đó chính là những ám ảnh và cũng là những thế mạnh trên trang viết của các chị. Cho đến nay, họ đã là những nhà văn già dặn cả về tuổi đời và tuổi nghề. Các chị đã có những trang viết giàu sức thuyết phục về hiện thực chiến tranh, tuy nhiên bị chi phối bởi ý thức hệ, các chị đều có phần “kín đáo và dè dặt hơn khi bộc lộ những khao khát bản năng cũng nhƣ khi tiếp cận với cái hiện thực đời thƣờng đang diễn ra, đang biến đổi” [34]. Không chờ các nhà văn nữ lớp trƣớc khép lại sự nghiệp sáng tác, thế hệ sau mới bắt đầu cầm bút mà họ phát lộ tài năng song song cùng những tên tuổi đàn chị đã nổi danh. Đó là một đội ngũ đông đảo, sung sức và dĩ nhiên họ trẻ (Đều trên dƣới 30 vào thời điểm đầu những năm 90 của thế kỷ trƣớc - thời điểm mà họ “lên 14
- ngôi”), họ tự tin, đầy lòng nhiệt huyết và say mê với nghề. Những Phạm Thị Minh Thƣ, Trầm Hƣơng, Dạ Ngân, Võ Thị Hảo, Lý Lan, Phạm Thị Hoài; Những Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Thị Ấm, Nguyễn Thị Châu Giang … và gần đây hơn là Nguyễn Ngọc Tƣ, Đỗ Bích Thúy đều là những gƣơng mặt đã trở nên quen thuộc với bạn đọc. Vừa là đội ngũ kế cận, vừa là đội ngũ bổ sung, họ đã làm cho thế hệ đàn chị của mình “yên tâm” hơn bằng sự sắc sảo, bằng khả năng sáng tạo của chính họ. Điểm lại hơn hai thập kỷ đã qua thì ngôi vị quán quân trong các cuộc thi truyện ngắn, tiểu thuyết do tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức, đa số thuộc về các cây bút nữ. 1989 - 1990: là Y Ban với Bức thư gửi mẹ Âu Cơ và Chuyện một người đàn bà. 1992 - 1994: là Nguyễn Thị Thu Huệ với Hậu thiên đường và Mùa đông ấm áp. 1995 - 1996: giải nhất thuộc về Trần Thanh Hà với chùm 3 truyện ngắn: Miền cỏ hoang, Bà Thỏm, Sông có dài. 1998 - 1999: Kết thúc cuộc thi sáng tác văn học Hướng tới giao thừa thiên nhiên kỷ, tạp chí Văn nghệ quân đội lại trao giải nhất cho nhà văn nữ Đỗ Bích Thúy với chùm truyện: Đêm cá nổi, Ngải đắng ở trên núi, Sau những mùa trăng. Gần đây hơn, tập Gió mưa gửi lại của Thùy Linh cũng đƣợc nhận giải nhất cuộc thi truyện ngắn 2001- 2002 của tạp chí Văn nghệ quân đội. Giải thƣởng trong các cuộc thi truyện ngắn do các báo khác tổ chức cũng đƣợc trao cho không ít những gƣơng mặt nữ: Nguyễn Thị Minh Dậu - Giải thƣởng cuộc thi Báo văn nghệ - 1991; Dƣơng Nữ Khánh Thƣơng, Viên Lan Anh, Đào Phong Lan cũng đã đạt giải trong các cuộc thi truyện ngắn 1996-1997 của báo Văn nghệ trẻ. Nguyễn Ngọc Tƣ giải nhất cuộc thi Văn học tuổi 20 (lần II) do Nhà Xuất Bản Trẻ, Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Tuổi trẻ phối hợp tổ chức. Gần đây, 2006 -2007 Báo Văn nghệ đã tổ chức cuộc thi truyện ngắn lần thứ 13 và giải nhất lại đƣợc trao cho tác phẩm Thung Lam của tác giả nữ không chuyên Hồ Thị Ngọc Hoài. Sau những giải thƣởng, các chị vẫn viết - viết bởi ham thích đƣợc viết, viết nhƣ một nhu cầu cần phải viết. Vì lẽ đó mà tên tuổi của các chị đƣợc biết đến không chỉ trong những lần xƣớng danh của lễ trao giải mà còn đƣợc khắc sâu hơn trong lòng ngƣời đọc bởi nhiều tác phẩm ra đời sau đó. Kể cả những cây bút đã và chƣa đăng quang, họ đều làm việc với một thái độ nghiêm túc. Nhiều tác phẩm của 15
- họ đã gây đƣợc chú ý của dƣ luận và tạo đƣợc dấu ấn trong đời sống văn học nhƣ: Bi kịch nhỏ - Lê Minh Khuê; Con chó và vụ ly hôn - Dạ Ngân; Giấc ngủ nơi trần thế - Nguyễn Thị Ấm; Kịch câm, Khi người ta trẻ - Phan Thị Vàng Anh; Người đàn bà đứng trước gương, Sau chớp là dông bão - Y Ban; Minu xinh đẹp - Nguyễn Thị Thu Huệ; Hạnh - Nguyễn Thị Minh Dậu; Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tƣ… Đến đây, nếu ai theo sát bƣớc đi của văn học nƣớc ta đều dễ hiểu tại sao trên văn đàn giai đoạn này lại xuất hiện nhiều nhận định nhƣ: Truyện ngắn nữ khởi sắc, sự lên ngôi của các cây bút nữ, những gương mặt làm sáng giá “thể loại nhỏ”, văn học đang mang gương mặt nữ… Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng: hầu hết các bài viết đều nói về truyện ngắn của các chị bởi đó là các thể loại sở trƣờng phù hợp với sức “rƣớn” của họ, nhƣng điều đó không có nghĩa là họ chỉ viết truyện ngắn. Họ cũng thử ngòi bút ở nhiều thể loại khác và cũng có những thành công nhất định. Chúng ta biết đến tiểu thuyết: Ngụ cư - Thùy Dƣơng; Tường Thành -Võ Thị Xuân Hà; Giàn thiêu - Võ Thị Hảo; Xuân Từ Chiều - Y Ban và những truyện vừa Hậu thiên đường - Nguyễn Thị Thu Huệ; Tiệm may Sài Gòn - Phạm Thị Hoài; Cánh đồng bất tận - Nguyễn Ngọc Tƣ; Thần cây đa và tôi - Y Ban. Trƣớc kia “khi phụ nữ chƣa giành đƣợc đƣợc vai trò tƣơng xứng trong xã hội thì văn học đối với nhiều ngƣời cũng là chuyện kính nhi viễn chi” [22]. Xin đƣợc trích nguyên văn một đoạn nhà lý luận Huỳnh Nhƣ Phƣơng lý giải cho nhận định trên: “Phạm vi hoạt động hạn hẹp của ngƣời phụ nữ chắc hẳn là một lý do khiến họ không thể chiếm lĩnh thế giới về mặt thẩm mỹ trong tất cả sự đa dạng và phức tạp của nó. Ngay ở sự tự biểu hiện tâm hồn vốn là lĩnh vực mà ngƣời phụ nữ có năng lực tự nhiên hơn cả, thì chính họ cũng lại đƣợc trời phú cho khả năng kiềm chế việc phơi bày những nỗi riêng tây ra trƣớc bàn dân thiên hạ và do đó không dám đi đến cùng những cảm xúc và khao khát của trái tim mình” [22]. Vậy thì giờ đây họ xuất hiện trƣớc công chúng độc giả với một tầm nhìn mới. Cuộc sống rộng lớn đa chiều đã đƣợc họ nhận thức rõ ràng trên từng trang giấy; những vui buồn âu lo, những niềm tin hi vọng, những đớn đau tủi hờn của bản thân cũng nhƣ của đồng loại đều đƣợc trải ra dƣời ngòi bút của chính họ - âu cũng là một điều đặc biệt mới mẻ song cũng thật đáng mừng. “Dẫu là than vãn hay phẫn nộ họ cũng đều có lý do 16
- đáng chú ý… từ lâu họ đã là đa số thầm lặng, cho nên khi họ cất tiếng nói tức là có những thôi thúc rất mạnh để vƣợt qua sự e dè” [22] Sự kiện các nhà văn nữ lên ngôi tƣơng đối phức tạp và đƣợc cắt nghĩa bởi hai lý do: Thứ nhất là do cơ chế đổi mới của đất nƣớc năm 1986. Đây là điều kiện sáng tác thuận lợi cho tất cả các nhà văn nói chung trong cả nƣớc và các nhà văn nữ nói riêng. Sự cơi nới về đề tài và dỡ bỏ một số quan niệm áp đặt cho văn chƣơng đã kích thích sự sáng tạo của nhà văn. Họ có điều kiện để thâm nhập vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội cũng nhƣ đời sống tinh thần của con ngƣời, thậm chí những vùng đất cấm kị mà một thời văn học phải né tránh thì nay lại càng thu hút ngòi bút của họ. Bối cảnh xã hội mới cũng mở rộng việc giao lƣu với văn hóa thế giới thông qua một số lƣợng lớn sách dịch. Tầm nhìn xa hơn, rộng hơn về văn hóa các nƣớc cũng thúc đẩy những tìm tòi nghệ thuật của nhà văn. Nguyên nhân thứ hai là do thiên hƣớng nghệ thuật của giới tính: “nhà tâm lý học thụy sĩ Karl Gustave Jung cho rằng: xét từ tố chất tâm lý thì nữ giới thuộc loại hình tình cảm… mang những đặc điểm rõ ràng hơn là tƣ duy”, “một số nhà giải phẫu học cũng đã chứng thực nữ giới thƣờng tƣ duy thiên về bán cầu não trái tức là bộ phận nặng về tình cảm tƣởng tƣợng, hồi tƣởng… nhiều nhà tâm lý học khác khẳng định nữ giới rất nhạy cảm, dễ xúc động” [17], do đó họ có thể viết sâu về những vấn đề của giới mình, đi sâu vào thế giới tâm hồn bí ẩn của ngƣời phụ nữ. Đối với việc sáng tác văn học, ngoài sự đa cảm - yếu tố đƣợc coi là mảnh đất tốt cho sự nảy mầm tài năng của chính họ, nữ giới còn có lợi thế ở tài quan sát tinh tế và năng lực ngôn ngữ. Trên nền chung thì nhƣ thế, còn đi vào tình hình cụ thể của văn học nữ nƣớc ta những năm gần đây, nhà nghiên cứu Vƣơng Trí Nhàn cũng có những nhận đinh rất sát sao: “Hình nhƣ do sự nhảy cảm riêng của mình, phụ nữ bắt mạch với thời đại nhanh hơn nam giới. Họ luôn gần với cái lỉnh kỉnh dở dang của đời sống. Mặt khác với cái cực đoan sẵn có: tốt, dịu dàng, rộng lƣợng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen chấp nhặt, dữ dằn cũng không ai bằng - từng cây bút nữ tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm” [8]. Cũng cần nói thêm số lƣợng các tác giả nữ đông đảo và “tỏ ra khó chắc tay trong dàn chung” [19] lại chủ yếu là những cây bút viết nhiều và thành công hơn ở thể loại truyện ngắn. Có lẽ “cảm xúc sáng tạo 17
- truyện ngắn có chung tần số với cảm xúc nữ tính: sự lóe sáng, sự thất thƣờng, tính thời khắc và sự dẫn dắt tuyệt diệu của mẫn cảm bản năng” [23]. “Cuộc sống luôn vỗ sóng vào văn học”, vì thế cũng nhƣ những sáng tác của các nhà văn giai đoạn này, chảy trong sáng tác của các nhà văn nữ là những vang hưởng của cuộc sống thời đại chúng ta. Họ thẳng thắn bóc tách những mặt trái của xã hội và cũng mạnh dạn bóc tách chính tâm hồn cuộc đời của mình. Cuộc sống đa chiều kích với những tranh đấu của con ngƣời để đạt tới cái chân - thiện - mỹ đều đƣợc các cây bút nữ chuyển tải một cách tự nhiên vào những trang viết. Đó là sự tha hóa nhân cách con ngƣời, là những cái ác đƣợc dẫn dắt bởi ma lực của đồng tiền (Đường về trần - Võ Thị Hảo, Đồng đô la vĩ đại - Lê Minh Khuê), đó là những vật lộn để mƣu sinh, để có đƣợc miếng cơm manh áo hàng ngày (Nhà trọ - Nguyễn Thị Châu Giang, Ước mơ của chị bán hàng rong - Y Ban), đó còn là lối sống pha tạp, lai căng trong thời đại mới, làm mờ đi những thuần phong mĩ tục (Cuộc chiến tranh giữa các nền văn hóa - Y Ban, Công tử vườn - Lý Lan), lối sống thực dụng, cơ hội cũng thƣờng xuyên đƣợc các chị phơi bày (Gió mùa đi qua - Nguyễn Thị Phƣớc, Bản lý lịch tự thuật - Y Ban). Trên tất cả các mảng đề tài, hầu nhƣ các chị em đều tỏ rõ sự “bình đẳng” về chất lƣợng sáng tạo đối với các đồng nghiệp phái mày râu. Họ cũng viết mạnh mẽ, bạo liệt và gai góc. Nhƣng dƣờng nhƣ cái bản chất nữ tính đa cảm, đa sầu vẫn kéo ngòi bút của họ đằm sâu hơn với những trang viết về tình yêu. “Họ đã đem toàn bộ đời sống hiện thực và tinh thần tập trung vào tình yêu và triển khai ra cũng thành tình yêu” (Dẫn theo Phƣơng Lựu)- [17], cho nên tình yêu là một đề tài chiếm một vị trí khá lớn và làm nên đặc trƣng trong sáng tác của những cây bút này. Chúng ta biết đến: Chiếc lá xanh hạnh phúc, Những kẻ ra đi - Nguyễn Thị Ấm, Vĩnh biệt giấc mơ - Võ Thị Xuân Hà, Cát đợi, Tình yêu ơi ở đâu - Nguyễn Thị Thu Huệ, Và anh một phần ba cuộc đời, Thiên đường và địa ngục - Y Ban, Si tình - Phan Thị Vàng Anh… Ái tình là lĩnh vực mãnh liệt nhất đối với con ngƣời. Với ngƣời phụ nữ, tình yêu mang lại cho họ “vị đắng” nhiều hơn những ngọt ngào. Vì thế họ luôn có dự cảm mong manh về hạnh phúc. Họ viết nhiều về tình yêu, nhƣng 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn viết về đề tài tình yêu của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh
185 p | 263 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du
152 p | 305 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại
132 p | 119 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học nước ngoài: Kiểu nhân vật kiếm tìm trong tiểu thuyết
20 p | 214 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại (thế kỉ XV đến thế kỉ XIX)
115 p | 114 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận Văn học ở Việt Nam từ 1975 đến nay
166 p | 154 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Hồn - Tình - Hình - Nhạc trong thơ Hoàng Cầm
184 p | 154 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết
114 p | 153 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng
168 p | 146 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật trí thức văn nghệ sĩ trong văn xuôi Việt Nam hiện đại
151 p | 100 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay (qua một số tác giả tiêu biểu)
121 p | 173 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn học tầm căn qua sáng tác của Phùng Ký Tài (Roi thần, Gót sen ba tấc, Âm dương bát quái)
132 p | 145 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Khảo sát truyện cổ dân gian Ê Đê dưới góc độ loại hình
167 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đóng góp của Tuệ Trung Thượng sĩ cho thơ Thiền Việt Nam
132 p | 158 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm văn xuôi nghệ thuật Dạ Ngân
168 p | 146 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thiền uyển tập anh từ góc nhìn văn chương
108 p | 122 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm tiểu thuyết, truyện ngắn của Nguyễn Văn Xuân
172 p | 81 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
91 p | 64 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn