intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ vụ án cho một tòa án huyện

Chia sẻ: Tiêu Sở Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

21
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ vụ án cho một tòa án huyện được thực hiện với mục tiêu nhằm quản lý việc đưa một số thông tin nội dung trước khi mở một phiên tòa gồm các Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định hoãn phiên tòa và Biên bản phiên tòa. Bên cạnh đó hệ thống còn thống kê một số thông tin về độ tuổi bị cáo và số lần tham gia của nhân viên trong tòa án. Góp một phần nào đó giảm thiểu mức khó khăn trong khi quản lý hồ sơ vụ án hình sự. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng phần mềm quản lý hồ sơ vụ án cho một tòa án huyện

  1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ HỒ SƠ VỤ ÁN CHO MỘT TÒA ÁN HUYỆN Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Trúc Ly Đặng Thị Bích Tuyền MSSV: 0951190367 Lớp: ĐH CNTT Khóa: 2 Hậu Giang – Năm 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan : 1 Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Cô Nguyễn Thị Trúc Ly. 2 Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố. 3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Đặng Thị Bích Tuyền i
  3. LỜI CẢM TẠ  Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Khoa Công Nghệ Thông Tin của Trường Đại Học Võ Trừng Toản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cô Nguyễn Thị Trúc Ly người cô kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cô Nguyễn Thị Chúc Linh cựu giảng viên củ của Trường Đại Học Võ Trừơng Toản đã nhiệt tình hướng dẫn các vấn đề mà tôi thắc mắc. Bên cạnh đó, Cô còn động viên giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi rất nhiều để tôi có thể hoàn thành được luận văn này. Và xin chân thành cảm ơn tất cả thầy cô trong khoa Công nghệ Thông Tin Đại Học Võ Trường Toản đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Sinh viên thực hiện (Ký và ghi rõ họ tên) Đặng Thị Bích Tuyền ii
  4. BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP   Họ và tên người hướng dẫn: Kỹ Sư Nguyễn Thị Trúc Ly ...............................  Học vị: ............................................................................................................  Chuyên ngành: CNTT .....................................................................................  Cơ quan công tác: Đại Học Võ Trường Toản..................................................  Họ và tên : Đặng Thị Bích Tuyền  Mã số sinh viên : 0951190367  Chuyên ngành : CNTT  Tên đề tài : Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động tố tụng giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 2. Về hình thức: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 7. Kết luận: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ………., ngày…… tháng …… năm… Người nhận xét (Ký và ghi rõ họ tên) iii
  5. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  ____________________________________________ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ ........................................................................................................................ Hậu Giang, ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện (Ký và ghi rõ họ tên) iv
  6. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ................................................................................................. 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................... 1 1.2. LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................................................ 2 1.3. PHẠM VI ĐỀ TÀI .................................................................................................... 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 3 2.1 Phân tích Một Phiên Tòa xét xử sơ thẩm..................................................................... 3 2.1.1. Một số vấn đề về phiên tòa sơ thẩm .................................................................... 3 2.1.2. Hoạt động của một phiên tòa sơ thẩm ................................................................. 3 2.2. Sơ lược về phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng ............................................. 5 2.2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin ......................................................................... 5 2.2.2. Giới thiệu về phương pháp phân tích hệ thống theo hướng đối tượng. ................. 6 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI...................................................................................... 18 3.1. Phương pháp nghiên cứu và hướng giải quyết vấn đề: ............................................. 18 3.1.1. Sơ đồ tổ chức .................................................................................................... 18 3.1.2. Đặc tả bài toán .................................................................................................. 18 3.1.3. Mô hình dữ liệu .................................................................................................. 1 3.1.4. Xây dựng các lớp dữ liệu .................................................................................... 5 3.1.5. Sơ đồ lớp ............................................................................................................ 7 3.1.6. Bảng mô tả thuộc tính lớp ................................................................................... 8 3.1.7. Lưu đồ giải thuật............................................................................................... 26 3.1.8. Sơ đồ tuần tự .................................................................................................... 29 3.2. Chương trình và sơ đồ chức năng ............................................................................ 36 3.2.1. Sơ đồ chức năng ............................................................................................... 36 3.2.2. Chương trình .................................................................................................... 37 Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 44 4.1. Kêt luận ................................................................................................................... 44 4.1.1. Kết quả đạt được............................................................................................... 44 4.1.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chương trình .......................... 45 4.2. Hướng Phát Triển .................................................................................................... 46 v
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1 Lớp ............................................................................................................................ 7 Hình 3 Sự cộng tác ................................................................................................................. 8 Hình 5 Thành Phần ................................................................................................................ 8 Hình 7 Kí hiệu sơ đồ tuần tự .................................................................................................. 9 Hình 8 Sự Phụ thuộc ............................................................................................................ 10 Hình 10 Sự tổng quát hóa ..................................................................................................... 11 Hình 12 Tạo stored procedure .............................................................................................. 14 Hình 13 Bảng THAMPHAN ............................................................................................... 15 Hình 14 stored Load bảng THAMPHAN ............................................................................. 15 Hình 15 chạy stored Load THAMPHAN .............................................................................. 15 Hình 16 stored thêm thông tin .............................................................................................. 16 Hình 17 strore kết nối 2 bảng ............................................................................................. 16 Hình 18. Xem thủ tục trong database.................................................................................... 17 Hình 19. Cơ cấu tổ chức....................................................................................................... 18 Hình 20. Sơ đồ use case tổng quát .......................................................................................... 1 Hình 21. Sơ đồ đăng nhập ...................................................................................................... 1 Hình 22. Sơ đồ thống kê......................................................................................................... 1 Hình 23. Sơ đồ quản lý danh mục .......................................................................................... 2 Hình 24. Sơ đồ quản lý thông tin những người tiến hành tố tụng ............................................ 2 Hình 25. Sơ đồ quản lý thông tin bị cáo.................................................................................. 2 Hình 26. Sơ đồ Xuất giấy triêu tập ......................................................................................... 3 Hình 27. Ra Quyết định hoãn phiên tòa .................................................................................. 3 Hình 28. Ra Quyết định xét xử ............................................................................................... 4 Hình 29. Sơ đồ lập biên bản phiên tòa .................................................................................... 4 Hình 30. Sơ đồ hồ sơ vụ án .................................................................................................... 5 Hình 31. Sơ đồ lớp ................................................................................................................. 7 Hình 31. Lưu đồ thêm danh mục địa phận ............................................................................ 26 Hình 32. Lưu đồ xuất quyết định xét xử ............................................................................... 27 Hình 33. Lưu đồ xóa Bị cáo ................................................................................................. 28 Hình 34. Sơ đồ cập nhật danh mục ....................................................................................... 29 Hình 35. Sơ đồ cập nhật danh mục địa phận ......................................................................... 30 Hình 36. Sơ đồ cập nhật thông tin người tiến hành tố tụng ................................................... 31 Hình 37. Sơ đồ cập nhật thông tinn quyết định xét xử .......................................................... 32 Hình 38. Sơ đồ xuất ra quyết định xét xử ............................................................................. 33 Hình 39. Sơ đồ ra quyết định hoãn ....................................................................................... 34 Hình 40. Sơ đồ thống kê....................................................................................................... 35 Hình 40. Sơ đồ chức năng phần mềm ................................................................................... 36 Hình 41. Đăng Nhập ............................................................................................................ 37 Hình 42. Giao diện chính ..................................................................................................... 37 Hình 43. Ra Quyết định xét xử ............................................................................................. 38 Hình 44. Report Quyết định xét Xử ..................................................................................... 38 Hình 45. Quyết định xét xử dạng file word ........................................................................... 39 Hình 46. Quyết định hoãn phiên tòa ..................................................................................... 40 Hình 47. Biên Bản phiên tòa hình sự sơ thẩm ....................................................................... 40 Hình 48. Thông Tin Thư Ký................................................................................................. 41 Hình 49. Quản lý thông tin địa phận ..................................................................................... 41 Hình 50. Thông tin hồ sơ vụ án ............................................................................................ 42 Hình 51. Thông tin bị cáo..................................................................................................... 42 Hình 52. Thống kê số lượng bị cáo ....................................................................................... 43 vi
  8. DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1. BẢNG KÝ HIỆU SƠ ĐỒ TUẦN TỰ ..................................................................... 10 Bảng 2. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (HOI_THAM_NHAN_DAN) .............................................. 8 Bảng 3. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (CO_VAI_TRO).................................................................. 9 Bảng 4. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (THAM_PHAN)................................................................ 10 Bảng 5. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (TAI_KHOAN) ................................................................. 11 Bảng 6. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (QUYET_DINH_DUA_VU_AN_RA_XET_XU) ............. 12 Bảng 7. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (SE_CO) ........................................................................... 13 Bảng 8. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (KSV_THAM_GIA).......................................................... 14 Bảng 9. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (BI_CAO) ......................................................................... 15 Bảng 10. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (DANH_MUC_LOAI_TOI_PHAM) ............................... 16 Bảng 11. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (THUOC) ........................................................................ 16 Bảng 12. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (HUYEN_QUAN) ........................................................... 17 Bảng 13. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (TINH_THANHPHO) ..................................................... 18 Bảng 14. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (HO_SO_VU_AN) .......................................................... 19 Bảng 15. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (LAY_THONG_TIN) ...................................................... 20 Bảng 16. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (QUYET_DINH_HOAN_PHIEN_TOA)......................... 20 Bảng 17. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (CAP_NHAT_THONG_TIN).......................................... 21 Bảng 18. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (GIAY_TRIEU_TAP_-DUONG_SU) ............................. 21 Bảng 19. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (TINH_THANHPHO) ..................................................... 22 Bảng 20. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (GIAY_TRIEU_TAP_BI_CAO) ..................................... 23 Bảng 21. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (KIEM_SAT_VIEN) ....................................................... 24 Bảng 22. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (BANG_DIEU_LUAT) ................................................... 25 Bảng 23. MÔ TẢ THUỘC TÍNH (LAY_THONG_TIN_BI_CAO) ...................................... 25 vii
  9. TỪ VIẾT TẮT  Tiếng Việt:  QĐ: Quyết định đưa vụ án ra xét xử.  QĐH: Quyết định hoãn phiên tòa hình sự sơ thẩm.  CNTT_THTT: Cập nhật thông tin người tiến hành tố tụng.  NĐKTT: Nơi đăng ký thường trú.  CSDL: Cơ sở dữ liệu  Tiếng Anh:  SQL: Structure Query Language  UML: Unified Modeling Language  Database : cơ sở dữ liệu. viii
  10. TÓM TẮT Trong quá trình hội nhập hiện nay thì khoa học - công nghệ sẽ làm cho đất nước ngày càng văn minh hiện đại, đẩy nhanh, mạnh và vững chắc cho sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy nhu cầu tin học hóa vào trong đời sống ngày càng cấp thiết. Để quản lý hồ sơ được nhẹ nhàng và có hiệu quả, ngành Tòa án nhân dân cũng đã đưa ứng dụng tin học vào việc quản lý hồ sơ vụ án hình sự góp một phần cho việc quản lý thông tin vụ án trong tòa án. Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-TA ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế quản lý, khai thác, sử dụng hệ thống thư điện tử và các phần mềm nội bộ của nghành Tòa án nhân dân. Từ quyết định trên nhiều phần mềm phục vụ ứng dụng trong nghành Tòa án nhân dân bắt đầu ra đời. Hiện nay, số hồ sơ vụ án nhiều lên đáng kể. Khi Tòa Án muốn xem xét lại một vụ án hay phải tìm kiếm thông tin trong bộ hồ sơ vụ án hình sự thì rất khó khăn. Đề tài: “Phần mềm quản lý hồ sơ vụ án của một tòa án huyện” thực hiện quản lý việc đưa một số thông tin nội dung trước khi mở một phiên tòa gồm các Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định hoãn phiên tòa và Biên bản phiên tòa. Bên cạnh đó hệ thống còn thống kê một số thông tin về độ tuổi bị cáo và số lần tham gia của nhân viên trong tòa án. Góp một phần nào đó giảm thiểu mức khó khăn trong khi quản lý hồ sơ vụ án hình sự. Trong thời gian thực hiện đề tài, tôi đã ứng dụng được những kiến thức học được trên ghế nhà trường như lập trình trên C# và ứng dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL. ix
  11. ABSTRACT In the process of integration today, science-technology will make the country more modern, powerful, and study for the development of the country. Therefore the needs information on life in increasingly urgent. To records management are gentle and effective, the people's courts also have put applications on the management of records in the criminal process contribute to the management of the information of the case in court. Pursuant to decision No. 14/QD-TA on May 2, 2012 of the Supreme People's Court about the promulgation of regulations, mining, use the e-mail system and the internal software of the people's Court. From the decision on the application server software in the fields of people's courts started was born. At present, the number of case file more up significantly. When Procuracy wants to review a case or to search for information in the case file of criminals is very difficult. Subject: "active management of the proceedings at first instance trial phase of the criminal process" done to manage putting some information content prior to the opening of a trial of the decisions bringing the case to trial, decided to postpone the trial and the minutes of the trial.Besides the system of statistical information on the age of the accused and the number of times the employee's participation in the Court. Contribute something minimally difficult while managing the criminal records. The duration of the subject, I have to apply knowledge learned on school chairs as programming on C# and applying the SQL data base management. x
  12. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ sơ vụ án hình sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Để các quyết định của hội đồng xét xử đưa ra chính xác, thực sự dân chủ, khách quan đảm bảo quyền lợi của những người tham gia tố tụng đặc biệt là bị cáo, người bị hại. Hồ sơ vụ án hình sự phải có đầy đủ các tài liệu chứng cứ, tài liệu do cơ quan điều tra,Viện Kiểm Sát thu thập. Hồ sơ phải được thu thập đầy đủ thông tin, tuân thủ đúng quy định về tố tụng, trên cơ cở khách quan công khai toàn diện. Trong quá trình tìm hiểu tại tòa án Châu Thành A, Hậu Giang tiếp cận với thông tin xét thấy: thực trạng về hồ sơ vụ án hình sự ở địa phương tuy có tuân theo đúng thủ tục nhưng vẫn có một số vấn đề hạn chế như việc tạo ra một Quyết định, Biên bản hay một số giấy triệu tập bị cáo hoặc các đương sự có liên quan,… thường gặp một số vấn đề khó khăn như trong việc quản lý hồ sơ khi đưa nội dung của một quyết định hay biên bản phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm. Việc ra một văn bản lưu trữ hay bị gặp rắc rối khi Thư ký tòa án muốn tìm kiếm, thống kê những thông tin liên quan đến một phiên tòa hình sự xét xử xơ thẩm Để có thể hỗ trợ cho nhân viên tòa án thực hiện công việc quản lý hồ sơ trong giai đoạn xét xử sơ thẩm được nhanh hơn công cụ: “Quản lý hoạt hồ sơ vụ án của một tòa án huyện” sẽ giúp nhân viên tòa án quản lý một số quyết định và biên bản tòa án rút ngắn được thời gian và quản lý được dễ dàng thuận tiện hơn. Kết quả cần đạt được khi hệ thống hoàn tất quản lý được thông tin người tiến hành tố tụng, quản lý được thông tin bị cáo, hồ sơ vụ án và một số danh mục như danh mục địa phận, danh mục loại tội phạm. Bên cạnh đó công cụ còn hỗ trợ lưu trữ thông tin và in ra các Quyết định và Biên bản đưa vụ án hình sự sơ thẩm ra xét xử.[1] 1
  13. 1.2. LỊCH SỬ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Từ những vấn đề được đặt ra đối với việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý thông tin hồ sơ vụ án trong tòa án, đã thúc đẩy nhiều công cụ hỗ trợ mới đươc ra đời . Hiện nay, công cụ được áp dụng trong tòa án gồm “Phần mềm thống kê các loại vụ án của ngành Toà án nhân dân” được áp dụng và được triển khai thi hành Quyết định số 67/QĐ-TA ngày 26 tháng 9 năm 2011 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao. Đối tượng sử dụng phần mềm - Vụ Thống kê tổng hợp Tòa án nhân dân tối cao; - Các tòa án chuyên trách trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao; - Cơ quan thường trực Tòa án nhân dân tối cao tại phía Nam; - Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các Tòa án nhân dân cấp huyện. 1.3. PHẠM VI ĐỀ TÀI Đề tài : “Quản lý hồ sơ vụ án của một tòa án huyện ” sẻ đươc thư ký tòa án sử dụng được giới hạn trọng phạm vi xét xử của một tòa án hình sự sơ thẩm tại một huyện. Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề: + Lập Biên bản phiên tòa. + Ra quyết định đưa phiên tòa ra xét xử. + Ra Quyết định hoãn phiên tòa. + Quản lý thông tin những người tiến hành tố tụng gồm : Thông tin thầm phán, thông tin hội thẩm nhân dân, thông tin kiểm sát viên, thông tin thư ký. + Quản lý các danh mục gồm: danh mục địa phân, danh mục loại tội phạm. + Quản lý thông tin bị cáo. + Thống kê: - Số lượng phiên tòa mà thẩm phán, thư ký. - Địa chỉ của bị cáo theo Tỉnh – thành phố, Quận – huyện, Xã – phường – thị trấn. 2
  14. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Phân tích Một Phiên Tòa xét xử sơ thẩm. 2.1.1. Một số vấn đề về phiên tòa sơ thẩm Xét xử tại phiên toà sơ thẩm là giai đoạn tố tụng quan trọng nhất, quyết định nhất bởi tại phiên toà sơ thẩm, toà án giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án, các đương sự công khai bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước toà án. 2.1.2. Hoạt động của một phiên tòa sơ thẩm 2.1.2.1 Căn cứ Chương VIII: PHIÊN TOÀ SƠ THẨM Điều 44 Khoảng 1- Khi bắt đầu phiên toà sơ thẩm với sự có mặt của người tham gia tố tụng, Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến phiên toà, giải thích cho họ biết quyền, nghĩa vụ của họ tại phiên toà. Nếu người được triệu tập mà vắng mặt, thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn hoặc tiếp tục phiên toà. Khoảng 2- Đối với phiên toà sơ thẩm được tiến hành không cần sự có mặt của người tham gia tố tụng, thì sau khi nghe Chủ toạ phiên toà tóm tắt nội dung sự việc, Hội đồng xét xử xem xét các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và sau khi nghe đại diện Viện kiểm sạt trình bày ý kiến hoặc sau khi công bố ý kiến bằng văn bản của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án (nếu có), Hội đồng xét xử thảo luận và nghị án. Điều 45 Khoảng 3- Thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay. Điều 49 Khoảng 2- Bản án phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm, địa điểm tiến hành phiên toà; b) Họ, tên thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà; 3
  15. c) Tên, địa chỉ của các đương sự, người đại diện của họ; d) Yêu cầu của các đương sự; đ) Những tình tiết đã được chứng minh, những chứng cứ, căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án; e) Các quyết định của Toà án; g) Án phí, người phải chịu án phí; h) Quyền kháng cáo của đương sự. Điều 50 Khoảng 3- Nội dung quyết định bao gồm: a) Toà án giải quyết vụ án; b) Ngày, tháng, năm ra quyết định; c) Tên, địa chỉ của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác; d) Yêu cầu của đương sự hoặc lý do ra quyết định; đ) Căn cứ pháp luật để ra quyết định; e) Các quyết định cụ thể; g) Quyền kháng cáo của đương sự.[2] 2.1.2.2 Căn cứ Chương XIV - Phiên tòa sơ thẩm Điều 196. Yêu cầu chung đối với phiên toà sơ thẩm Phiên toà sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên toà trong trường hợp phải hoãn phiên toà. Điều 203. Sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tham gia phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án tiến hành xét xử vụ án; trong trường hợp này, đương sự tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 4
  16. Điều 204. Sự có mặt của người làm chứng Điều 208. Thời hạn hoãn phiên toà và quyết định hoãn phiên toà Khoảng 1. Trong trường hợp Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên toà theo quy định tại khoãn 2 Điều 51, khoãn 2 Điều 72 và các điều 199, 200, 201, 203, 204, 205, 206, 207, 215 và khoãn 4 Điều 230 của Bộ luật này thì thời hạn hoãn phiên toà sơ thẩm không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên toà. Khoảng 2. Quyết định hoãn phiên toà phải có các nội dung chính sau đây: a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; b) Tên Toà án và họ, tên những người tiến hành tố tụng c) Vụ án được đưa ra xét xử; d) Lý do của việc hoãn phiên toà; đ) Thời gian, địa điểm mở lại phiên toà. Khoảng 4. Trong trường hợp sau khi hoãn phiên toà mà Toà án không thể mở lại phiên toà đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên toà ghi trong quyết định hoãn phiên toà thì Toà án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên toà Điều 211. Biên bản phiên toà Khoảng 1. Biên bản phiên toà phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây: a) Các nội dung chính trong quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại khoãn 1 Điều 195 của Bộ luật này; Khoảng 3. Sau khi kết thúc phiên toà, chủ toạ phiên toà phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Toà án ký vào biên bản đó.[3] 2.2. Sơ lược về phân tích thiết kế hệ thống hướng đối tượng 2.2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin a. Hệ Thống Hệ thống là tập hợp các phần tử tương tác được tổ chức nhằm thực hiện một mục đích xác định. Các phần tử ở đây là tập hợp các phương tiện vật chất và nhân lực. Tổ chức tạo thành một hệ thống mở, nghĩa là liên hệ với một môi trường. Một số phần tử của hệ thống có sự tương tác với bên ngoài (cung ứng, thương mại, v.v…). Đặc điểm cơ bản của hệ thống là tính động . 5
  17. b. Hệ thống thông tin (Information System) Là một hệ thống sử dụng công nghệ thông tin để thu thập, truyền, lưu trữ, xử lý và biểu diễn thông tin trong một hay nhiều quá trình kinh doanh. Hệ thống thông tin phát triển qua bốn loại hình: - Hệ xử lý dữ liệu: lưu trữ và cập nhật dữ liệu hàng ngày, ra các báo cáo theo định kỳ (Ví dụ: Các hệ thống thống kê ). - Hệ thống thông tin quản lý (Management Information System - MIS): gồm cơ sở dữ liệu hợp nhất và các dòng thông tin giúp con người trong sản xuất, quản lý và ra quyết định. - Hệ trợ giúp quyết định: Hỗ trợ cho việc ra quyết định (cho phép nhà phân tích ra quyết định chọn các phương án mà không phải thu thập và phân tích dữ liệu). - Hệ chuyên gia: Hỗ trợ nhà quản lý giải quyết các vấn đề và làm quyết định một cách thông minh.[4] 2.2.2. Giới thiệu về phương pháp phân tích hệ thống theo hướng đối tượng. 2.2.2.1 Ý tưởng Ý tưởng cơ bản của việc tiếp cận hướng đối tượng là phát triển một hệ thống bao gồm các đối tượng độc lập tương đối với nhau. Mỗi đối tượng bao hàm trong nó cả dữ liệu và các xử lý tiến hành trên các dữ liệu này được gọi là bao gói thông tin. Ví dụ khi đã xây dựng một số đối tượng căn bản trong thế giới máy tính thì ta có thể chắp chúng lại với nhau để tạo ứng dụng của mình. 2.2.2.2 Những vấn đề đặt ra trong phân tích thiết kế hướng đối tượng. Đặc điểm của phân tích và thiết kế hướng đối tượng là nhìn nhận hệ thống như một tập các đối tượng tương tác với nhau để tạo ra một hành động cho một kết quả ở mức cao hơn. Để thực hiện được điều này người ta phải sử dụng hệ thống mô hình các đối tượng với các đặc trưng cơ bản sau: - Tính trừu tượng hóa cao. - Tính bao gói thông tin. - Tính modul hóa. - Tính kế thừa. Ngày nay, UML là một công cụ được thiết kế có tất cả những tính chất và điều kiện giúp chúng ta xây dựng được các mô hình đối tượng có được bốn đặc trưng trên. Quá trình phát triển gồm nhiều bước lặp mà một bước lặp bao gồm; xác định yêu cầu của hệ thống, phân tích, thiết kế, triển khai và kiểm thử. 2.2.2.3 Phân tích thiết kế hướng đối tượng với UML. 6
  18. Phân tích thiết kế một hệ thống theo phương pháp hướng đối tượng sử dụng công cụ UML bao gồm các giai đoạn sau: - Lập mô hình nghiệp vụ - Xác định yêu cầu của hệ thống - Phân tích o Nhiệm vụ đó là cần phân tích mô hình ca sử dụng bằng cách tìm ra cách tổ chức các thành phần bên trong của hệ thống để thực hiện mỗi ca sử dụng. Bao gồm các hoạt động:  Phân tích kiến trúc hệ thống.  Phân tích một ca sử dụng.  Phân tích một lớp.  Phân tích một gói.[5] 2.2.2.4 Mô hình khái niệm của UML Ba khối chính tạo nên UML: các khối xây dựng cơ bản, các quy tắc ngữ nghĩa và một số cơ chế chung được áp dụng cho việc mô hình hoá. a. Các khối xây dựng: (building blocks) Các sự vật cấu trúc (Structural things) - Lớp (class) Một lớp mô tả một nhóm đối tượng có chung các thuộc tính, các tác vụ, các mối quan hệ và ngữ nghĩa. Một lớp có trách nhiệm thực hiện một hay nhiều giao diện. Một lớp được biểu diễn bằng một hình chữ nhật bên trong có tên, các thuộc tính và tác vụ. Hình 1 Lớp Hình 2 Giao Diện - Giao diện (interface) 7
  19. Một giao diện là một tập hợp các tác vụ đặc tả một dich vụ của một lớp hoặc một thành phần. - Sự cộng tác (collaboration) Sự cộng tác xác định các hoạt động bên trong hệ thống và là một bộ các nguyên tắc và các phần tử khác nhau cùng làm việc để cung cấp một hành vi hợp tác lớn hơn tổng hành vi của tất cả các phần tử. Một sự cộng tác được kí hiệu bằng một hình elip với đường đứt nét và thường chỉ gồm có tên. Tên Use Case Hình 3 Sự cộng tác Hình 4 Ca Sử dụng - Ca sử dụng (use case) Một ca sử dụng mô tả một tập hợp các dãy hành động mà hệ thống thực hiện để cho kết quả có thể quan sát được có giá trị đối với một tác nhân. Một ca sử dụng được kí hiệu bằng hình elip nét liền, thường chỉ có tên. - Thành phần (component) Thành phần là một bộ phận vật lý có thể thay thế được của một hệ thống được làm phù hợp với những điều kiện cụ thể và cung cấp phương tiện thực hiện một tập các giao diện. Một thành phần biểu diễn một gói vật lý các phần tử logic khác nhau như các lớp, các giao diện và sự cộng tác. Một thành phần được kí hiệu bằng một hình chữ nhật với các bảng và thường chỉ có tên. Hình 5 Thành Phần Hình 6 Lớp hoạt động 8
  20. - Lớp hoạt động Lớp hoạt động là một lớp mà các đối tượng của nó sở hữu một hay một số tiến trình hoặc các dãy thao tác. Bởi vậy nó có thể khởi động hoạt động điều khiển. Một lớp hoạt động được kí hiệu như một lớp nhưng có đường viền đậm. - Nút (node) Một nút là một phần tử vật lý tồn tại trong thời gian thực và biểu diễn một nguồn lực tính toán, thường có ít nhất bộ nhớ và khả năng xử lý. Một nút kí hiệu bằng một hình hộp gồm tên của nó.[6] - Biểu đồ tuần tự (Sequence Diagram) Biểu đồ tuần tự: Biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng, giữa các đối tượng và tác nhân theo thứ tự thời gian. Biểu đồ tuần tự nhấn mạnh thứ tự thực hiện của các tương tác. Chức năng : biểu đồ tuần tự dùng để mô hình các tương tác gữa các đối tượng trong ngữ cảnh của động tác. Mục đích của nó là để xác định các hành động mà hệ thống cần thực thi và theo trình tự hệ thống cần thực hiện các hành động đó để hoàn thành nhiệm vụ của một use case, và xác định sự ảnh hưởng của một hành động như thế lên hệ thống, ví dụ lên các đối tượng của các hệ thống. - Các ký hiệu: Tên chức năng : Tên đối tượng hệ thống (Tác nhân) Tên luồng dữ liệu (hành động) Hình 7 Kí hiệu sơ đồ tuần tự - Tập ký hiệu UML cho biểu đồ tuần tự Các thành phần cơ bản của một biểu đồ tuần tự là: - Các đối tượng (object): được biểu diễn bởi các hình chữ nhật, bên trong là tên của đối tượng. Cách viết chung của đối tượng là: tên đối tượng: tên lớp. Nếu chỉ viết :tên_lớp thì có nghĩa là bất cứ đối tượng nào của lớp tương ứng đó. Trong biểu đồ tuần tự, không phải các đối tượng đều xuất hiện ở trên cùng của biểu đồ mà chúng chỉ xuất hiện (về mặt thời gian) khi thực sự tham gia vào tương tác. 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2