Lỵ trực khuẩn – Phần 2
lượt xem 8
download
Chẩn đoán phân biệt Được đặt ra với những bệnh viêm đại tràng có các triệu chứng sốt, đi cầu phân có máu và có bạch cầu trong phân do: 1.E .Coli: có 1 số nhóm E.coli gây hội chứng lỵ - EIEC (E.Coli Entero-invasive) bệnh xảy ra ở trẻ em, người lớn, với hội chứng lỵ tương tự như lỵ trực khuẩn. - EHEC (E.Coli Entero Hemorragique colitis): gây iả chảy phân nhầy máu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lỵ trực khuẩn – Phần 2
- Lỵ trực khuẩn – Phần 2 VI.Chẩn đoán phân biệt Được đặt ra với những bệnh viêm đại tràng có các triệu chứng sốt, đi cầu phân có máu và có bạch cầu trong phân do: 1.E .Coli: có 1 số nhóm E.coli gây hội chứng lỵ - EIEC (E.Coli Entero-invasive) bệnh xảy ra ở trẻ em, người lớn, với hội chứng lỵ tương tự như lỵ trực khuẩn. - EHEC (E.Coli Entero Hemorragique colitis): gây iả chảy phân nhầy máu. 2.Yersinia Yersinia enterolytica hiện diện trong nhiều thức ăn như rau, thịt, sữa...
- Bệnh cảnh lâm sàng gồm một hội chứng tiêu chảy có sốt và đau bụng vùng hố chậu phải, có khi có máu trong phân có thể xảy ra vãng khuẩn huyết hay nhiễm khuẩn huyết, sau giai đoạn nhiễm trùng có thể phát hiện hồng ban dạng nút hay viêm khớp dạng thấp, trong giai đoạn ỉa chảy, chẩn đoán dựa vào cấy phân, còn huyết thanh chuẩn đoán có giá trị ở thể ngoài đường tiêu hóa, bệnh này gây sưng hạch mạc treo ruột, nhất là vùng hồi manh tràng. 3.Campylobacter jejuni Hiện diện trong ống tiêu hóa của nhiều động vật và gia cầm, lây sang người qua đường tiêu hóa, gây bệnh cảnh viêm ruột, hay gặp ở trẻ em sống trong điều kiện vệ sinh kém. Thời gian ủ bệnh 1-3 ngày, lâm sàng biểu hiện iả chảy có sốt, phân thường có máu kèm đau bụng. Bệnh thường diễn biến lành tính. 4.Viêm đại tràng màng giả (do Clostridium difficile )
- Thường xảy ra trong lúc đang dùng một số kháng sinh kéo dài hay sau khi ngừng kháng sinh. Lâm sàng: sốt cao 39 -40 độ C kèm toàn thân suy sụp, đau bụng dữ dội và ỉa chảy có khi kèm máu và mảng niêm mạc (màng giả). Bạch cầu máu tăng, đa nhân trung tính tăng. Chẩn đoán dựa vào: soi đại tràng, có thể quan sát thấy niêm mạc đại tràng xung huyết và phù với sự hiện diện màng giả dưới dạng những mảng nhỏ trắng vàng từ vài mm đến vài cm. 5.Lỵ amip Do Entamoeba histolytica, không sốt, toàn thân ít thay đổi, số lần đi cầu thường < 15 lần / ngày, phân thành khuôn kèm nhầy máu bám phân và cuối bãi có vài giọt máu. Về lâm sàng đôi khi rất khó phân biệt lỵ trực trùng với các nguyên nhân kể trên, tuy vậy phần lớn trường hợp đi cầu phân có máu kèm sốt, ở các nước đang phát triển được xem do Shigella (vì bệnh phổ biến hơn ). VII.Biến chứng
- Thường ít xẩy ra ngay cả trường hợp không điều trị trừ ở trẻ nhỏ và người già . 1.Biến chứng tại chỗ a.Hoại tử ruột: Bệnh nhân đi cầu ra một chất dịch nặng mùi kèm mảng hoại tử màu xám hay mầu đen . b.xuất huyết : Bệnh nhân đi cầu ra máu tươi nhiều gây thiếu máu cấp c.Thủng đại tràng gây viêm phúc mạc ( ít gặp ) d.Rối loạn vi khuẩn chí (do lỵ kéo dài hoặc dùng kháng sinh kéo dài ) . e.Sa trực tràng 2.Biến chứng ngoài ruột a.Suy dinh dưỡng trẻ em, là biến chứng thường gặp của lỵ trực khuẩn, tổn thương lóet trong lỵ trực khuẩn là nguồn gốc mất đạm qua tổn thương, do nhu cầu cơ thể làm lành vết lóet và do chán ăn khi bị bệnh. Thường gặp biến chứng này khi có đề kháng thuốc. Lỵ trực khuẩn là bệnh tiêu chảy gây suy dinh dương thiếu đạm nhanh nhất.
- b.Mất nước và điện giải nhất là hạ Natri máu, có thể gây suy tuần hoàn , suy thận c.Vãng khuẩn huyết: Biến chứng với tỷ lệ 8% ở những bệnh nhân bị lỵ tại Dhaka, Bangladesh, vãng khuẩn huyết thường do Shigella dysenteria type 1 hơn các chủng khác và tử vong cao (20-50 %) đặc biệt đói với trẻ nhỏ trẻ nhỏ trẻ suy dinh dưỡng và người già. d.Hội chứng huyết tán ure máu cao. Biến chứng này xẩy ra với S.dysenteria typ 1 (cũng có thể với S.flexneri) và thường xuất hiện vào ngày cuối của tuần thứ 1, trong khi hội chứng lỵ bắt đầu ổn định. Hội chứng này có liên quan đến vai trò của độc tố shigatoxine (Enterohaemorrhagic E coli cũng có độc tố tương tự như shigatoxine và cũng gây huyết tán ure máu tăng). Biểu hiện lâm sàng là tự nhiên bệnh nhân da tái xanh, tiểu ít và dần dần vô niệu gây suy thận, thiếu máu, suy tim, xét nghiệm cho thấy Hct giảm nhanh, công thức bạch cầu có hình ảnh giả bach cầu cấp, tiểu cầu giảm . Các biến chứng như viêm phổi, viêm âm đạo, viêm kết giác mạc và phát ban ít gặp. Hội chứng Reiter gồm viêm khớp, viêm niệu đạo, viêm kết mạc mắt có thể gặp ở người có kháng nguyên tương hợp HLA - B 270 (hội chứng này do
- chlamydia, bedsonia chứ không phải shigella nhưng hay xãy ra đồng thời với lỵ trực khuẩn). VIII.Điều trị 1.Điều trị đặc hiệu Ở người mạnh khỏe, bệnh có thể tự giới hạn. Kháng sinh có vai trò rút ngắn thời gian bệnh và thời gian thải khuẩn ra phân, dùng kháng sinh ngấm qua niêm mạc ruột. Với các kháng sinh như sulfamide, streptomycin, tetracyclin, chloramphenicol không nên dùng vì tỷ lệ kháng thuốc quá cao, còn ampicilline thì chỉ nhậy ở vài địa phương, có thể dùng cotrimoxazol hay acide nalidixic trong khi đợi kết quả kháng sinh đô. Do đặc điểm đề kháng nhanh với kháng sinh đang d ùng, người ta tìm kiếm các kháng sinh mới và an toàn hơn. Hiện một số kháng sinh mới có hiệu quả tốt trong điều trị lỵ trực khuẩn như nhóm fluoroquinolon (ofloxacin, ciprofloxacin), nhóm cephalosporin thế hệ 3 như ceftriaxone. Liều lượng : ở người lớn, dùng 1 trong các lọai sau : Ofloxacin 200mmg x 2 viên/ ngày Ciprofloxacin 500 mmg x2 -3 viên / ngày Các fluoroquinolone điều trị lỵ trực trùng người lớn với hiệu quả tốt,
- nhưng trẻ em chưa được đánh giá vì gây tổn thương sụn xương và chậm tăng trưởng xương ở súc vật thí nghiệm. Thời gian điều trị kháng sinh là 5 ngày . 2.Điều trị triệu chứng - Bồi hoàn nước và điện giải: Trong giai đoạn khởi phát tiêu chảy ồ ạt dễ dẫn đến rối loạn nước và điện giải nên cần thực hiện như các trường hợp tiêu chảy khác với dung dịch ORS uống sớm hoặc chuyền dịch nếu mất nước và điện giải nặng. Trong trường hợp suy kiệt nặng cần truyền plasma, alvesin, chuyền máu nếu mất máu nhiều. - Không được dùng các thuốc làm giảm nhu động ruột và giảm đau, các loại dẫn xuất từ cây thuốc phiện vì không những chúng làm chậm thải vi khuẩn và kéo dài thời gian bệnh mà còn có thể làm cho bệnh nặng thêm, làm ức chế hô hấp, liệt ruột, chướng bụng. Trường hợp bệnh nhân đau bụng nhiều, mót rặn nhiều, đe dọa sa trực tràng có thể cho thuốc an thần như diazepam - Hạ nhiệt khi sốt cao , kèm theo thuốc an thần phòng co giật. 3.Chế độ ăn Bệnh nhân ăn đủ chất dinh dưỡng, giáo dục nhân dân bỏ tập quán ăn kiêng khi bị ỉa chảy nói chung
- và đặc biệt là lỵ trực khuẩn vì là một bệnh gây suy dinh dưỡng nhanh nhất. IX.Tiên lượng Tử vong ít xẩy ra đối với trẻ khỏe mạnh, trẻ lớn hay người lớn trái lại trẻ suy dinh dưỡng, trẻ nhỏ, người già suy kiệt, bị hạ thân nhiệt mất nước và rói loạn điện giải nặng, suy thận, vãng khuẩn huyết là những yếu tố tiên lượng nặng . X .Phòng bệnh 1.Giáo dục y tế Quần chúng phải được đả thông về cách lây truyền và cách phòng chống sự lây truyền đó, có thể tuyên truyền giáo dục tại nhà, cơ sở y tế, trường học 2.Rửa tay bằng xà phòng Có thể là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống sự lây nhiễm, việc này cần được khuyến khích đến từng gia đình, rửa tay sạch sau khi đi cầu, sau khi rửa ráy cho một đứa trẻ khi đi cầu sau khi đổ phân của trẻ, trước khi nấu ăn và trước khi ăn, nếu không có xà phòng có thể lấy tro để rửa bàn tay. 3.An toàn thực phẩm
- - Không ăn thức ăn sống trừ những rau quả tươi có thể bóc vỏ và ăn ngay sau khi bóc - Đun nấu thức ăn cho đến khi chín - Ăn thức ăn khi còn nóng hoặc đun lại hoàn toàn trước khi ăn - Giữ thức ăn đã nấu và bát đĩa sạch cách riêng với những thực phẩm sống và những bát đĩa có thể bị ô nhiễm . - Rửa kỹ tay bằng xà phòng trước và sau nấu ăn - Không để ruồi bâu vào thức ăn bằng cách đậy lồng bàn. 4.Nước uống sạch Nước cung cấp bằng hệ thống ống phải được clor hóa cẩn thận với hàm lượng cho phép . Khi dùng nước lấy từ sông ngòi hồ ao hoặc giếng khơi chỗ lấy nước đó phải đươc bảo vệ để tránh cho người và súc vật làm ô nhiễm, không được để cho nước mưa chảy vào chỗ lấy nước uống, chỗ phóng uế không được phép gần chỗ lấy nước trong phạm vi 10 m và phải dưới nguồn nước. Khi nguồn nước tại chỗ chắc chắn bị ô nhiễm phải cung cấp nươc uống tạm thời bằng xe có téc chở nước. Gia đình có thể trữ nước trong các chum vại có nắp đậy không cho súc vật đến gần và dùng 1 gáo giêng có cán dài để múc. Nước uống phải đun sôi .
- 5.Thải phân Phải bảo đảm xử lý an toàn các chất thải của người, phải có hệ thống hố xí thích hợp với điều kiện địa phương . Giáo dục y tế cần nhấn mạnh đến việc từng người phải sử dụng đúng các hố xí kể cả trẻ con, cần phải nhấn mạnh đến việc phóng uế ra đất gần nguồn nước. Ở những nơi không có hố xí việc phóng uế phải thực hiện trong những nơi quy định và phải chôn phân 6.Phòng chống sự lây lan tại các cơ sở y tế Cung cấp đầy đủ nước và xà phòng để rửa tay Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi khám bệnh. Không được phân những nhân viên y tế phục vụ những bệnh nhân lỵ vào việc nấu bếp hay phục vụ việc ăn uống chung. Phải đổ phân bệnh nhân vào nhà vệ sinh, thường xuyên giặt giũ và tẩy uế quần áo , đồ vải trải giường của bệnh nhân. 7.Không dùng kháng sinh Đểø phòng chống lỵ trực trùng, việc này không tỏ ra có kết quả mà còn làm tăng kháng thuốc và làm cho việc điều tra bệnh trở nên khó khăn. 8.Vaccine
- - Các vaccine chứa vi khuẩn chết thường không có hiệu quả. - Người ta đã nghiên cứu 1 loại vaccine chứa vi khuẩn sống giảm khả năng gây bệnh bằng cách làm mất khả năng xâm nhập hay chuyển 1 phần nhiễm sắc thể từ E.coli sang shigella . Tuy nhiên các phương pháp này chưa cho kết quả hoàn hảo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuốc kháng sinh kháng khuẩn (Kỳ 2)
7 p | 331 | 114
-
BỆNH LỴ TRỰC KHUẨN (Kỳ 3)
8 p | 141 | 21
-
Thận trọng khi dùng co-trimoxazol kháng khuẩn đường ruột
5 p | 136 | 12
-
Phân loại bệnh lao
4 p | 68 | 10
-
HỘI CHỨNG LỴ (HỘI CHỨNG TRỰC TRÀNG – Syndrome rectale)
5 p | 531 | 9
-
SA TRỰC TRÀNG (Kỳ 1)
6 p | 120 | 9
-
PHÁC ĐỒ CẤP CỨU NHIỄM ĐỘC THỨC ĂN
3 p | 130 | 9
-
DAKTARIN oral gel
5 p | 138 | 7
-
Cây nhót chữa kiết lỵ, hen suyễn
2 p | 107 | 7
-
Lao phổi – Phần 2
17 p | 78 | 7
-
THUỐC CHỐNG LAO
14 p | 123 | 5
-
NHỮNG BỆNH NHIỄM KHUẨN THÔNG THƯỜNG TRẺ EM - Phần 1
11 p | 68 | 5
-
BỆNH PHONG ( Leprosy)
12 p | 91 | 4
-
TIÊU CHẢY CHIA RA LÀM MẤY LOẠI
3 p | 93 | 4
-
CEDAX (Kỳ 1)
5 p | 98 | 3
-
FUCIDIN
5 p | 90 | 3
-
NGUYÊN NHÂN SA TRỰC TRÀNG
7 p | 99 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn