intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mang thai tháng thứ 8 chưa bị rạn da, đừng vội mừng

Chia sẻ: Apple_1 Apple_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

50
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bởi vì rạn da do mang thai thường xuất hiện ở những tuần cuối cùng của thai kỳ và số lượng các vết rạn sẽ tăng lên rất nhanh do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi ở thời kỳ này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mang thai tháng thứ 8 chưa bị rạn da, đừng vội mừng

  1. Mang thai tháng thứ 8 chưa bị rạn da, đừng vội mừng
  2. Bởi vì rạn da do mang thai thường xuất hiện ở những tuần cuối cùng của thai kỳ và số lượng các vết rạn sẽ tăng lên rất nhanh do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi ở thời kỳ này. Trong quá trình mang thai, mỗi phụ nữ thường tăng từ 12 – 17kg, điều này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên ngay cả khi sinh xong và trở lại với trọng lượng ban đầu như trước khi sinh thì không có nghĩa là các dấu vết của việc mang thai sẽ hoàn toàn biến mất khỏi cơ thể bạn: đó chính là những vết rạn da. Hiểu được nguyên nhân gây rạn da sẽ giúp bạn phòng ngừa phần nào nguy cơ bị rạn da và có những biện pháp để làm mờ chúng sau khi sinh con. Trên thực tế, không ai có thể biết trước được mình có bị rạn da hay không. Tuy vậy gene đóng một vai trò không nhỏ bởi mỗi người đều được thừa hưởng mẫu da từ cha mẹ - điều đó có nghĩa là nếu mẹ bạn bị rạn da khi mang bầu bạn thì rất có thể bạn cũng sẽ bị rạn da khi mang bầu em bé của mình. Ngoài ra những người mang thai đôi hoặc thai ba sẽ dễ bị rạn da hơn bởi bụng họ sẽ to hơn, da phải giãn nhiều hơn để có đủ “chỗ ở” cho các bé. Uống đủ nước khi mang thai cũng giúp các mẹ hạn chế tình trạng rạn da đấy! Về cơ bản, rạn da là kết quả của việc collagen và các lớp đàn hồi của da bị phá vỡ. Các dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác nóng ran trên da, ngứa hoặc thậm chí có người cảm thấy như bị kim chích
  3. nhẹ. Những người bị rạn da nhiều hơn là những người sở hữu làn da có độ đàn hồi thấp hơn – đồng nghĩa với việc càng mang thai khi quá nhiều tuổi càng có nguy cơ bị rạn da cao, nhất là những người sinh con ở độ tuổi sau 35 tuổi. Nếu bạn đang mang thai ở tháng thứ 8 và vẫn chưa thấy mình bị rạn da, đừng vội mừng! Rạn da do mang thai thường xuất hiện ở những tuần cuối cùng của thai kỳ và số lượng các vết rạn sẽ tăng lên rất nhanh do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi ở thời kỳ này. Không chỉ ở vùng bụng, nhiều mẹ còn bị rạn da ở ngực, hông và đùi nữa. Vậy bạn phải làm gì để phòng chống các vết rạn da? 1. Sử dụng kem chống rạn da Nhiều người tin rằng các loại sữa dưỡng da, kem và dầu dưỡng thể - trong đó có các loại kem được quảng cáo là chuyên chống rạn da - sẽ giúp họ ngăn ngừa hoặc giảm các vết rạn da. Trên thực tế các sản phẩm này có thể có ích trong việc giảm ngứa khi da bắt đầu rạn và phần nào giúp da ngậm nước tốt hơn. Tuy nhiên không có bằng chứng thực tế nào cho thấy chúng có tác dụng ngăn ngừa rạn da hay làm giảm các vết rạn da bạn đang có. Những gì bạn ăn trong thời kì mang thai cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc rạn da.
  4. 2. Nước Thay vì việc chăm chỉ dùng các sản phẩm kem và sữa dưỡng thể, bạn nên chăm chỉ uống nước. Uống đủ nước giúp da được cung cấp đủ độ ẩm từ bên trong, vì vậy sẽ hạn chế các vết rạn da ở mức tối thiểu.
  5. 3. Những gì bạn ăn Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những cách khác để tránh rạn da. Trong quá trình mang thai, hãy chú ý cung cấp cho cơ thể đủ lượng vitamin A và C cần thiết. Điều này không có nghĩa là bạn cần uống viên vitamin bổ sung, chỉ cần bạn nhớ thêm vào khẩu phần ăn của mình những thức ăn nhiều vitamin A và C: vitamin A có nhiều trong cà rốt, khoai lang và xoài; còn vitamin C có nhiều trong cam, ớt chuông và cà chua. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng vừa tốt cho bé vừa có lợi cho mẹ. 4. Theo dõi trọng lượng của bạn Tăng cân đột biến là một trong những nguyên nhân gây rạn da đối với hầu hết mọi người nói chung chứ không chỉ riêng đối với phụ nữ mang thai. Bởi vậy bạn cần theo dõi trọng lượng của mình; tốt nhất là tăng cân đều và từ từ. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng dành cho bà bầu sẽ giúp bạn giữ cân nặng của mình ở mức ổn định mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến em bé trong bụng. 5. Điều trị rạn da sau sinh Theo y học phương Tây, điều trị bằng Laser là một trong những phương pháp tốt nhất để phục hồi làn da đã bị rạn bởi với phương pháp này các collagen bị phá vỡ có thể được xây dựng lại. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể có đủ điều kiện kinh tế để điều trị bằng
  6. Laser. Hiện nay có nhiều mẹ đang lan truyền mẹo xử lý rạn da sau khi sinh bằng cách bôi nghệ hoặc bôi rượu ngâm gừng – nghệ trực tiếp lên vùng da bị rạn trong khoảng 1-2 tháng. Phương pháp này cần đến sự kiên nhẫn khi thực hiện bởi không chỉ phải ngửi mùi rượu mà bạn còn phải chịu đựng màu sắc của nghệ trên da mình nữa, ngoài ra cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được hiệu quả cũng như các tác động tích cực hay tiêu cực của nó lên cơ thể bạn. Chính vì vậy bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi áp dụng mẹo này cho mình nhé!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2