intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Máu tụ trong não

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

110
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyên nhân: Do các ổ dập não gây chảy máu ở nhu mô não, thường ở vùng bao trong, có khi ăn thông với não thất gây chảy máu não thất. Lâm sàng : Bệnh nhân mê ngay sau tai nạn, các triệu chứng về huyết - động, về hô hấp thường nặng. Trước tiên phải xử trí rối loạn hô hấp như đặt nội khí quản hút đờm dãi, nếu cần phải mở khí quản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Máu tụ trong não

  1. Máu tụ trong não Nguyên nhân: Do các ổ dập não gây chảy máu ở nhu mô não, thường ở - vùng bao trong, có khi ăn thông với não thất gây chảy máu não thất. Lâm sàng : Bệnh nhân mê ngay sau tai nạn, các triệu chứng về huyết - động, về hô hấp thường nặng. Trước tiên phải xử trí rối loạn hô hấp nh ư đặt nội khí quản hút đờm dãi, nếu cần phải mở khí quản. Chẩn đoán hình ảnh:Chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh não dập, tỉ - trọng không đều, có máu tụ trong nhu mô não, ở nhiều vị trí khác nhau như thái dương trán, thái dương nền, vùng bao trong, vùng nhân xám trung ương v. v… Điều trị : Tiên lượng nặng nên xu hướng thường điều trị không mổ. Tuy - nhiên cần theo dõi về tri giác và chụp cắt lớp vi tính kiểm tra, nếu tri giác xấu đi, chụp cắt lớp thấy th ương tổn tiến triển cần mổ sớm dẫn lưu máu tụ, giải toả chèn ép não. Máu tụ ngoài màng cứng Đại cương: II.
  2. 1. Máu tụ ngoài màng cứng là loại máu tụ nằm giữa xương sọ và màng cứng. 2. Máu tụ ngoài màng cứng là loại máu tụ tối cấp (thường từ 6 – 12 giờ sau chấn thương), khối máu tụ nằm giữa lớp xương và màng não. 3. Phần lớn có thể chẩn đoán dễ dàng qua thăm khám 4. Tiên lượng tốt nếu mổ sớm, xử lý kịp thời. Ngược lại bệnh nhân có thể bị tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. III. Nguyên nhân: 1. Chủ yếu do đường vỡ xương sọ hoặc lún xương làm đứt các nhánh của động mạch màng não giữa đi sát vào mặt trong xương sọ, thường hay gặp ở vùng thái dương (60%). 2. Do chảy máu từ lớp xương xốp hoặc thương tổn xoang tĩnh mạch do mảnh xương vỡ hoặc lún cắm vào, có thể gây máu tụ cả 2 bên. 3. Tổn thương xoang tĩnh mạch và các mạch đổ vào xoang. 4. Chảy máu hạt Pachioni hay hội lưu Herophilie. Sinh lý bệnh tăng áp lực nội sọ IV. Hậu quả tăng áp lực nội sọ V.
  3. Chẩn đoán: VI. Các thể lâm sàng đặc biệt: VII. 1. Máu tụ ngoài màng cứng ở trẻ em. Có hình ảnh lâm sàng giống như hội chứng chảy máu trong khá rõ vì - lượng máu tụ là đáng kể so với lượng máu của cơ thể. 1 số trường hợp : - + Trẻ giữ được bình ổn tri giác tri giác trong 1 thời gian. + Trẻ thường nằm như ngủ nhưng khi tri giác thay đổi thì suy giảm rất nhanh. 2. Máu tụ ngoài màng cứng ở người già: 3. Máu tụ ngoài màng cứng thể vòm sọ: Do máu chảy trong xoang tĩnh mạch dọc - Chụp động mạch não : - + thuốc cản quang thoát ra ngoài mạch não. + Có bóc tách xoang tĩnh mạch khỏi xương sọ.
  4. 4. Máu tụ ngoài màng cứng vùng chẩm: Chẩn đoán khi có đường vỡ xương nghi ngờ tổn thương xoang tĩnh mạch bên, đôi khi có phối hợp máu tụ dưới lều. 5. Máu tụ ngoài màng cứng hố sau: Dễ bỏ sót. - Nguồn chảy máu: vỡ xương chẩm, tổn thương xoang tĩnh mạch bên, tổn - thương hội lưu Herophilie. Diễn biến rất nhanh (tối cấp) hoặc bán cấp với các dấu hiệu sớm của rối - loạn thần kinh thực vật trước khi có suy tri giác. VIII. Điều trị: 1. Chỉ định mổ cấp cứu: 1) Có khoảng tỉnh. 2) Xquang quy ước có đường vỡ xương vùng thái dương hoặc chụp cắt lớp vi tính thấy có hình thấu kính hai mặt lồi. 3) Nếu xuất hiện giãn đồng tử 1 bên và liệt nửa người bên đối diện là giai đoạn muộn, tiên lượng nặng. 4) Chú ý:
  5. Nếu Glasgow > 8 điểm có thể chuyển về tuyến trung ương, nếu vận - chuyển không quá 3 giờ. Nếu glasgow  8 điểm, vận chuyển sẽ nguy hiểm, nếu cần mổ tại địa - phương. 2. Những nguyên tắc chính mổ máu tụ ngoài màng cứng: 1) Mở hộp sọ nếu đã chụp cắt lớp vi tính hoặc khoan thăm dò nếu không có chụp cắt lớp vi tính. 2) Lấy máu tụ ngoài màng cứng. 3) Kiểm tra dưới màng cứng xem có tụ máu hoặc dập não ở dưới. 4) Dẫn lưu ngoài màng cứng. 5) Đặt lại xương sọ và đóng vết mổ 2 lớp: lớp cân Galéa, lớp da đầu. 3. Sau mổ Chống phù não tích cực. - - Kháng sinh toàn thân. Theo dõi sau mổ: - + Theo dõi dẫn lưu và rút sau 24 - 48 giờ
  6. + Theo dõi tri giác và các dấu hiệu thần kinh khu trú (giãn đồng tử cùng bên, liệt nửa người bên đối diện) để phát hiện máu tụ tái phát. + Theo dõi các biến chứng nhiễm khuẩn. 4. Đánh giá kết quả sau mổ: Dựa vào bảng Glasgow Outcome Scale gồm 5 điểm như sau: + Kết quả tốt : Trở lại cuộc sống gia đình và xã hội. + Trung bình : Tự chủ trong cuộc sống, thay đổi nghề khác hoặc bỏ nghề. + Kết quả xấu : Sống phụ thuộc vào người khác. + Đời sống thực vật. + Tử vong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0