intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Me rừng giàu vitamin C

Chia sẻ: De Khi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

96
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Me rừng còn gọi là Chùm ruột núi, tên khoa học Phyllanthus emblica L, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Là loại cây mọc hoang thấy có nhiều tại các vùng rừng núi Việt Bắc và Tây Bắc nước ta. Cây thường mọc ở chỗ sáng, có chiều cao thông thường từ 5 – 7m, có khi hơn. Lá nhỏ xếp sít nhau thành hai dãy, trông như lá kép lông chim. Ra hoa vào tháng 4 – 5 hằng năm; hoa nhỏ màu vàng mọc thành tán ở nách. Quả thịt, hình cầu to bằng quả táo ta và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Me rừng giàu vitamin C

  1. Me rừng giàu vitamin C Me rừng còn gọi là Chùm ruột núi, tên khoa học Phyllanthus emblica L, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Là loại cây mọc hoang thấy có nhiều tại các vùng rừng núi Việt Bắc và Tây Bắc nước ta. Cây thường mọc ở chỗ sáng, có chiều cao thông thường từ 5 – 7m, có khi hơn. Lá nhỏ xếp sít nhau thành hai dãy, trông như lá kép lông chim. Ra hoa vào tháng 4 – 5 hằng năm; hoa nhỏ màu vàng mọc thành tán ở nách. Quả thịt, hình cầu to bằng quả táo ta và có khía rất mờ. Bộ phận dùng làm thuốc là quả, lá, vỏ cây và rễ. Quả thu hái vào mùa đông, dùng tươi hay phơi khô để dành sử dụng dần. Lá thu hái vào mùa hè thu; vỏ và rễ thu hoạch quanh năm, cũng sử dụng tươi hay sấy khô dùng dần.
  2. Đông y cho rằng quả me rừng có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát có công năng sinh tân, chỉ khát, lợi tiểu, hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hóa đờm… Ở Ấn Độ cũng sử dụng nó làm thuốc mát, lợi tiểu, nhuận tràng. Còn lá me rừng có vị cay, tính bình, tác dụng lợi tiểu. Rễ cây có vị đắng chát, tính bình với tác dụng thu liễm, hạ huyết áp. Vỏ cây cũng có tác dụng thu liễm. Hoa công dụng làm mát, hạ nhiệt, nhuận tràng. Ngoài ra ở Ấn Độ còn thấy người ta sử dụng quả me rừng khô để trị xuất huyết, ỉa chảy và lỵ hoặc phối hợp với sắt để trị thiếu máu, vàng da và chứng khó tiêu. Nước lên men của quả me rừng cũng dùng làm thuốc trị vàng da, khó tiêu hay trị ho. Dùng bột nước quả me rừng với dịch chanh trị được lỵ trực khuẩn cấp tính. Khi chích vào quả me rừng, lấy dịch ứa ra của quả đắp ngoài trị viêm mắt. Hạt được sử dụng để trị hen hay viêm khí quản và chứng thiểu năng mật. Thái Lan quả cũng được chế thành thuốc long đờm, hạ nhiệt, lợi niệu, trị tiêu chảy, chống bệnh thiếu vitamine C (scorbut). Trong đông y cũng được sử dụng đơn độc hay phối hợp như lấy quả me rừng dùng trong trị cảm mạo phát sốt, đau họng, đau răng, miệng khô phiền khát, tiểu đường, thiếu vitamine C. Dùng rễ cây me rừng làm thuốc trị huyết áp cao, đau thượng vị, viêm ruột, lao hạch và cả bệnh bạch huyết. Còn lá me rừng dùng làm thuốc trị phù thũng, viêm da mẩn ngứa, eczema hay dùng ngoài lấy lá nấu nước tắm rửa phòng trị bệnh ngoài da.
  3. Để tham khảo và áp dụng, sau đây xin nêu vài phương thuốc chữa trị các bệnh chứng tiêu biểu. * Chữa cảm mạo phát sốt: Quả me rừng 10 – 30g, sắc lấy nước uống, chia làm nhiều lần. * Chữa trị huyết áp cao: Rễ cây me rừng 15 – 30g, sắc lấy nước uống trong ngày. * Làm lợi tiểu: Lấy 10 – 20g vỏ thân cây me rừng sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy 10 – 20g lá me rừng sắc lấy nước uống. Cũng có thể cho râu ngô, má đề sắc cùng lấy nước uống nhiều lần trong ngày. * Trị tiểu đường: Quả me rừng 15 – 20g, ướp với muối ăn và uống hằng ngày. * Trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn. * Chữa rắn cắn (chỉ sử dụng khi điều kiện không có y tế hoặc hỗ trợ khi đã được y tế cấp cứu): Lấy vỏ cây me rừng giã pha chút nước ép lấy nước cốt uống còn bã đắp nơi rắn cắn, lấy dây hoặc băng dính băng giữ cho khỏi bị rơi.
  4. Cây, quả hồng vị thuốc độc đáo Từ lâu, vỏ, rễ, thân, trái, hột, tai hoa hồng (thị đế) đều được chế biến thành vị thuốc độc đáo. Trái hồng chín có tỉ lệ đường cao khoảng 20-25% và các muối khoáng, sắt, canxi, vitamin A, B, C… Thân cây hồng chứa vitamin K cầm máu nhanh. Trái hồng (xanh) chứa chất shibuol là hỗn hợp các chất acid gallic, phloroglaciol. Khi tăng huyết áp đột ngột, chỉ cần nhai nuốt 5gr là huyết áp sớm ổn định. Sau đây là một số đơn thuốc: • Thuốc bổ chống suy nhược: Quả hồng khô (10 trái), có thể sử dụng dạng mứt, cho vào 250ml mật ong, 250ml váng sữa bò tươi, đun sôi 10 phút, sau đó để lửa riu riu thêm 15 phút cho vừa quánh đặc. Để nguội, ăn ngày 2 quả (sáng, chiều), liên tục 2 tuần. Ăn lúc đói dễ có kết quả, lên cân cho người gầy, sau mổ. • Chữa suy nhược sức khỏe, viêm phổi, ho có đàm: 15 trái hồng chín (vừa hái), cắt bỏ tai (5-6 trái), gọt bỏ vỏ, phơi hai nắng, sấy khô trên than hồng. Để nguội, ép dẹp, ngâm vào 2.000ml rượu trắng. Sau 7 ngày uống (trước bữa ăn), mỗi lần 25ml. • Chữa viêm niệu ở người lớn, trẻ đái dầm: Dùng 4 trái hồng (chín hườm), lấy 20-24 tai (thị đế), sắc nhuyễn, phơi ba nắng (không sao khử thổ), thịt trái hồng
  5. ngâm rượu hoặc mật ong uống bồi dưỡng, tai hồng khô sắc trong 200ml nước còn 50ml. Uống 1 lần trước lúc ngủ nửa giờ. Liên tục 3-5 ngày sẽ khỏi. • Chữa huyết áp cao: 15 trái hồng vừa chín (3 ngày), ép lấy nước cốt, phơi 5 nắng hoặc chưng cách thủy đặc (Đông y gọi là thị tất), vừa làm thuốc chữa cao huyết áp (mỗi khi huyết tăng, ăn 1 muỗng canh 7-10gr), nếu bị xung huyết ở hậu môn (chưa lòi dom) dùng 1 muỗng cà phê (3 lần/ngày), trong 3 ngày . • Trị tiêu chảy: 3 trái hồng xanh lục, giã nhuyễn, cho vào 15ml nước sôi khuấy đều, để nguội, vắt lấy nước cốt, uống 2 lần/ngày, 2 ngày sẽ dứt (dành cho người từ 50 tuổi trở lên). • Uống rượu nhiều, gan bị viêm, đường ruột rối loạn, hậu môn lòi dom, xung huyết (đã qua trị liệu lâu ngày không dứt): Lấy 3 quả hồng khô (mứt hồng) đốt cháy thành than, tán nhỏ, uống với nước gạo lứt rang (100gr gạo lứt sao khử thổ vàng nấu với 3 chén nước còn 1 chén). Mỗi ngày 3 lần (25ml), liên tục 15 ngày sẽ có kết quả. • Trị nấc cụt: Trẻ dưới 10 tuổi thường bị nấc cụt, lấy 5 tai hồng sao vừa cháy, tán bột, uống với nước trà đặc (30ml), 5 lần/ngày. Người lớn từ 20 tuổi trở lên bị nấc kinh niên, lấy 100gr tai hồng (khoảng 15 trái), 8gr đinh hương, 10gr gừng tươi già xắt lát mỏng, sắc trong 1 lít nước, chia làm 4 lần uống trong ngày (xác thuốc nấu lần thứ 2, uống 2 lần/ngày). Uống liền 3 ngày.
  6. • Trị ho, khó thở: Tai hồng 20 cái, tiêu sọ trắng 9 hạt (nữ), 7 hạt (nam), 4gr hoắc hương, 4gr sa nhân, gừng tươi già 7 hoặc 9 lát, hành tím nhỏ 2 củ, 3 củ tỏi lớn. Tất cả băm nhỏ, sắc trong 3 chén nước còn 8 phân. Uống 3 lần/ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1