Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI<br />
<br />
MÔ PHỎNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC THIẾT BỊ PHỐI HỢP BẢO VỆ<br />
TRÊN ĐƯỜNG DÂY ĐIỆN THOẠI<br />
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Soạn<br />
Khoa Khai thác - Trường ĐH Nha Trang<br />
Bài báo này giới thiệu về mô hình mô phỏng của hai thiết bị chống quá áp do sét lan truyền trên đường dây<br />
điện thoại, đó là GDT (Gas Discharge Tube) và TVS Diode (Transient Voltage Suppressor Diode). Chúng được<br />
phối hợp bảo vệ theo hai cấp: sơ cấp và thứ cấp. Đặc biệt, đáp ứng tác động của chúng được mô phỏng bằng<br />
phần mềm ORCAD-PSPICE dưới xung sét thử nghiệm là xung chuẩn 10/700μs, biên độ 5KV theo tiêu chuẩn<br />
viễn thông quốc tế ITU-T K20 .<br />
Kết quả mô phỏng của hai mô hình thiết bị GDT và TVS Diode và các mạch phát xung sét chuẩn sẽ được<br />
kiểm tra tính đúng đắn bằng cách so sánh với tài liệu tương ứng của nhà sản xuất ERICO,Inc cung cấp.<br />
Điện trở phối hợp<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thiết bị điện tử ngày nay dễ bị hư hỏng<br />
hơn đối với các xung quá áp và quá trình quá<br />
độ. Đường dây điện thoại là một phần trong<br />
cấu trúc hạ tầng mạng viễn thông hiện nay, nó<br />
sử dụng nhiều linh kiện nhạy cảm nên rất cần<br />
có những hình thức bảo vệ hữu hiệu ngay từ<br />
tổng đài đến các thiết bị thuê bao của khách<br />
hàng. Hệ thống 2 dây Tip và Ring của đường<br />
dây này đi ngoài trời rất dễ bị ảnh hưởng của<br />
các nhiễu gây ra do sét đánh trực tiếp, do cảm<br />
ứng hay tiếp xúc với đường dây điện lực. Tại<br />
các tổng đài ngoài việc chống sét đánh trực<br />
tiếp, đánh trên đường dây cấp nguồn hạ áp thì<br />
người ta phải lắp đặt các thiết bị triệt xung áp<br />
lan truyền để bảo đảm rằng ngay cả các xung<br />
áp nhỏ cũng không gây hại cho thiết bị.<br />
Các mạch bảo vệ phi tuyến được thiết kế<br />
bảo vệ đường dây điện thoại thường có hai<br />
khâu: khâu thứ nhất là một van chống sét khí<br />
GDT (Gas Discharge Tube) để bảo vệ sơ bộ<br />
và khâu thứ hai là một diode triệt xung TVS<br />
Diode (Transient Voltage Suppressor Diode)<br />
để bảo vệ chính xác. Hai khâu được kết hợp<br />
với nhau bằng một trở kháng, thường là một<br />
điện trở để giới hạn dòng.<br />
<br />
58<br />
<br />
R<br />
<br />
P1<br />
<br />
Bảo vệ<br />
sơ cấp<br />
<br />
P2 Đối tượng<br />
<br />
bảo vệ<br />
<br />
Bảo vệ<br />
thứ cấp<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ khối phối hợp bảo vệ<br />
Ở sơ đồ khối phối hợp bảo vệ thì P1 là bảo<br />
vệ sơ cấp dùng GDT, R là phần tử phối hợp và<br />
là điện trở giới hạn dòng, P2 là bảo vệ thứ cấp<br />
sử dụng phần tử TVS Diode.<br />
Để kiểm chứng hiệu quả bảo vệ, cần thiết<br />
phải thực hiện sự vận hành của mạch điện dưới<br />
tác động của một xung sét chuẩn. Bài báo này<br />
giới thiệu việc kiểm chứng hiệu quả bảo vệ của<br />
hai phần tử GDT và TVS Diode bằng cách mô<br />
phỏng trên phần mềm ORCAD-PSPICE. Mô<br />
hình hai phần tử GDT và TVS Diode được sử<br />
dụng trong hai khâu bảo vệ là hai mô hình mới<br />
được xây dựng và đưa vào thư viện dùng<br />
chung của phần mềm PSPICE để dùng như<br />
một linh kiện có sẳn. Kết quả mô phỏng hoạt<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
động của chúng sẽ được so sánh với thông tin,<br />
tư liệu được cung cấp từ nhà sản xuất ra các<br />
loại thiết bị chống sét, công ty ERICO, để đánh<br />
giá tính đúng đắn của mô hình thông qua hiệu<br />
quả của việc phối hợp bảo vệ.<br />
II. GIỚI THIỆU CÁC PHẦN TỬ BẢO VỆ<br />
Đây là hai thiết bị được thiết kế để bảo vệ<br />
quá áp, nó được lựa chọn bởi hiệu quả và tính<br />
kinh tế mà nó mang lại. Dưới đây giới thiệu<br />
tóm tắt một số đặc điểm của hai thiết bị này:<br />
GDT là các ống phóng khí thường có dạng<br />
2 cực và 3 cực. Các điện cực được giữ ở<br />
khoảng cách gần nhau và đặt trong ống có đầy<br />
khí trơ áp suất thấp. Khi có điện áp cao đặt vào<br />
giữa các điện cực vượt quá giá trị ngưỡng thì<br />
khí bên trong bị ion hóa và xuất hiện dòng điện<br />
chạy qua các điện cực. Ở trạng thái không dẫn<br />
(off) thì điện trở của ống phóng khí rất cao,<br />
nhưng khi dẫn giá trị điện trở này giảm xuống<br />
đột ngột, dẫn dòng điện sét xuống đất.<br />
TVS diode là các diode được chế tạo đặc<br />
biệt, chúng có đặc tính là điện áp hoạt động và<br />
điện áp kẹp thấp, thời gian đáp ứng khá nhanh<br />
khi tác động.<br />
III. MÔ PHỎNG<br />
1. Phần mềm sử dụng để mô phỏng<br />
ORCAD-PSPICE là phần mềm liên thông<br />
dùng để vẽ mạch điện và mô phỏng, phân tích<br />
sự làm việc của mạch điện đó. Nó có một thư<br />
viện đủ lớn chứa tất cả các mô hình của các<br />
phần tử có thể có mặt trong mạch điện tử với<br />
các thông số cụ thể và với hãng sản xuất cụ<br />
thể.<br />
Hai mô hình phần tử chống sét mới GDT<br />
và TVS Diode của tác giả xây dựng sẽ được<br />
đưa vào thư viện của ORCAD 9.1 vì trong đó<br />
nhà sản xuất phần mềm chưa có hai mô hình<br />
này. Việc bổ sung hai mô hình này vào thư<br />
viện của ORCAD có ý nghĩa rất lớn trong giai<br />
đoạn hiện nay vì đây là một phần mềm phổ<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
dụng trong các viện nghiên cứu, các trường đại<br />
học. Hiện nay ở nước ta, các phòng thí nghiệm<br />
về thiết bị cao áp còn rất hạn chế, cho nên việc<br />
kiểm tra thiết bị bằng mô hình thay thế và thực<br />
hiện mô phỏng trên máy tính là một giải pháp<br />
tốt cả về kỹ thuật lẫn kinh tế.<br />
2. Mô hình GDT và TVS Diode<br />
Mô hình GDT và TVS Diode xây dựng theo<br />
ngôn ngữ lập trình của PSPICE dựa trên cấu<br />
trúc mô hình của Borgeest [1,2], không sử dụng<br />
các công tắc chuyển mạch mà thay bằng các<br />
nguồn áp điều khiển bằng nguồn dòng. Sự thay<br />
đổi điện trở theo thời gian trong lòng của ống<br />
GDT được cải tiến để quá trình đánh thủng xảy<br />
ra nhanh nhất. Ký hiệu mô hình của GDT và<br />
TVS Diode trong thư viện PSPICE được thể<br />
hiện như Hình 2.<br />
<br />
D18<br />
<br />
D17<br />
<br />
DIODE TVS BI-DIR<br />
<br />
DIODE TVS<br />
<br />
(a)<br />
<br />
b)<br />
<br />
(c)<br />
<br />
Hình 2. Ký hiệu mô hình GDT (a), TVS một<br />
hướng (b) và TVS hai hướng (c)<br />
3. Thông số của thiết bị mô phỏng<br />
3.1 Thiết bị GDT<br />
Phần tử GDT sử dụng mô phỏng được chọn<br />
của hãng Siemens mã hiệu Q69-X50 có thông<br />
số làm việc như Bảng 1.<br />
Bảng 1. Thông số làm việc của GDT<br />
VGLOW<br />
(V)<br />
<br />
IHOLD<br />
(μA)<br />
<br />
IGLOW<br />
(μA)<br />
<br />
VARC<br />
(V)<br />
<br />
VBR<br />
(V)<br />
<br />
70<br />
<br />
0.1<br />
<br />
0.01<br />
<br />
10<br />
<br />
350<br />
<br />
Ls<br />
(nH)<br />
1<br />
<br />
3.2 Thiết bị TVS Diode<br />
<br />
59<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Phần tử TVS Diode sử dụng mô phỏng<br />
được chọn của hãng General Semiconductor<br />
mã hiệu 1N6303 với các thông số ở Bảng 2.<br />
<br />
IV. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ SO SÁNH VỚI<br />
TÀI LIỆU CỦA NHÀ SẢN XUẤT<br />
<br />
Bảng 2. Thông số của TVS diode<br />
<br />
a/ Sơ đồ bảo vệ số 1 mô phỏng trên phần mềm<br />
PSPICE<br />
<br />
VBR<br />
(V)<br />
<br />
VC<br />
(V)<br />
<br />
IT<br />
(A)<br />
<br />
VRWM<br />
(V)<br />
<br />
IR<br />
(A)<br />
<br />
IPP<br />
(A)<br />
<br />
180220<br />
<br />
287<br />
<br />
1.0<br />
<br />
162<br />
<br />
5.0<br />
<br />
5.2<br />
<br />
1. Mô phỏng và so sánh sơ đồ 1<br />
<br />
4. Sơ đồ thực hiện mô phỏng<br />
4.1 Sơ đồ bảo vệ số 1<br />
MẠCH<br />
PHÁT<br />
XUNG SÉT<br />
CHUẨN<br />
<br />
DT<br />
<br />
Đối tượng<br />
bảo vệ<br />
<br />
GDT<br />
Xung chuẩn được phát qua thiết bị GDT có<br />
một chân nối đất. Theo sơ đồ nguyên lý bảo vệ<br />
chống quá áp cho đường dây điện thoại, GDT<br />
thường được lắp đặt ở phần bảo vệ sơ cấp tức<br />
là phía nhà cung cấp dịch vụ hay tại tổng đài.<br />
Theo tiêu chuẩn của hiệp hội viễn thông quốc<br />
tế ITU-T K20 (International Telecommunication<br />
Union), các thiết bị cắt xung sét ở phía sơ cấp<br />
phải có khả năng cắt được xung sét lan truyền<br />
có biên độ đến 6KV mà không hề bị hư hỏng<br />
và vẫn hoạt động tốt sau khi kiểm tra.<br />
4.2 Sơ đồ bảo vệ số 2<br />
Thiết bị bảo vệ thứ cấp sử dụng 2 phần tử<br />
TVS Diode dẫn hai hướng mắc đối ngẫu.<br />
<br />
MẠCH<br />
PHÁT<br />
XUNG<br />
SÉT<br />
CHUẨN<br />
<br />
Đối<br />
tượng<br />
bảo vệ<br />
<br />
60<br />
<br />
R<br />
<br />
Mạch phát xung sét chuẩn tác giả sử dụng<br />
để thử nghiệm là mô hình máy phát xung sét<br />
thành lập trên phần mềm ORCAD-PSPICE<br />
<br />
Hình 4. Đáp ứng của mô hình GDT dưới tác<br />
dụng của xung sét chuẩn 10/700μs-5KV<br />
b/ So sánh với tài liệu của nhà sản xuất thiết bị<br />
chống sét ERICO<br />
<br />
R<br />
<br />
GDT<br />
<br />
Hình 3. Sơ đồ mạch phát xung sét chuẩn<br />
10/700μs-5KV qua hai GDT<br />
<br />
Phần tử sử dụng của nhà sản xuất tương ứng<br />
có mã hiệu SLP10-K1F bên trong có một GDT<br />
ba chân, một chân nối đất. Xung sét thử nghiệm<br />
của nhà sản xuất cũng là xung chuẩn 10/700μs-<br />
<br />
TVS<br />
<br />
5KV đựợc phát từ một máy phát xung cao áp.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
<br />
Hình 5. Mạch tích hợp theo sơ đồ 1<br />
của phần tử SLP10-K1F<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
Hình 8. Đáp ứng của mạch dưới tác dụng<br />
của xung sét chuẩn 10/700μs-5KV<br />
b/ So sánh với tài liệu của nhà sản xuất thiết bị<br />
chống sét ERICO<br />
Hình 9 là mạch thử nghiệm của nhà sản xuất<br />
với phần tử HSP10-K230 được tích hợp theo<br />
sơ đồ bảo vệ số 2. Phần tử này được tích hợp<br />
bên trong gồm một GDT ba chân, hai điện trở<br />
giới hạn dòng và bốn TVS Diode mắc đối ngẫu.<br />
<br />
Hình 6. Đáp ứng của thiết bị chống sét<br />
do nhà sản xuất cung cấp<br />
2. Mô phỏng và so sánh sơ đồ 2<br />
a/ Sơ đồ bảo vệ số 2 mô phỏng trên phần mềm<br />
PSPICE<br />
<br />
Hình 9. Mạch tích hợp theo sơ đồ 3<br />
của phần tử HSP10-K230<br />
<br />
Hình 7. Sơ đồ mạch phát xung sét chuẩn<br />
10/700μs-5KV qua hai khâu bảo vệ<br />
<br />
Hình 10. Đáp ứng ngõ ra của sơ đồ bảo vệ<br />
số 2 theo xung chuẩn 10/700μs-5KV<br />
<br />
61<br />
<br />
Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản số 01/2007<br />
V. NHẬN XÉT KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
So sánh kết quả mô phỏng trên phần mềm<br />
PSPICE với hai mô hình GDT và TVS Diode<br />
vừa được xây dựng với tài liệu của nhà sản<br />
xuất thiết bị chống sét ERICO [3] cụ thể trong<br />
Phần IV, với cùng xung thử nghiệm là xung sét<br />
chuẩn 10/700μs biên độ 5kV nhận thấy:<br />
¾<br />
<br />
Hình dạng sóng xung sét đạt được giống<br />
như tài liệu của hãng sản xuất<br />
<br />
¾<br />
<br />
Giá trị biên độ đỉnh của mô hình đạt<br />
được xấp xỉ bằng với giá trị biên độ đỉnh<br />
trong tài liệu cung cấp.<br />
<br />
¾<br />
<br />
Thời gian cắt của mô hình bằng với thời<br />
gian cắt của thiết bị<br />
<br />
¾<br />
<br />
Độ rộng xung của mô hình bằng với độ<br />
rộng xung của thiết bị<br />
<br />
VI. KẾT LUẬN<br />
Như vậy đối chiếu với thông số kỹ thuật<br />
của các thiết bị chống sét lan truyền trên<br />
đường tín hiệu do công ty ERICO cung cấp,<br />
kết quả đạt được cho thấy tính đúng đắn của<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
biệt hai mô hình phần tử GDT và TVS Diode tác<br />
giả xây dựng hoàn toàn có thể đáp ứng được<br />
yêu cầu sử dụng để mô phỏng các phần tử<br />
GDT và TVS trong thực tế nhằm kiểm tra đáp<br />
ứng làm việc của nó.<br />
Việt Nam nằm trong vùng có mật độ sét<br />
tương đối dày, ảnh hưởng xấu do sét cảm ứng<br />
lan truyền trên đường dây điện thoại là rất lớn.<br />
Những hư hỏng về thiết bi tại các tổng đài hay<br />
thuê bao sẽ gây thiệt hại về kinh tế, xã hội vv...<br />
và ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp dịch vụ<br />
cho khách hàng do gián đoạn thông tin liên lạc.<br />
Hiện nay ta chưa sản xuất thiết bị chống sét lan<br />
truyền mà chủ yếu nhập từ các công ty nước<br />
ngoài. Đồng thời công nghệ chống sét thay đổi<br />
rất nhanh và những thông tin hạn chế từ phía<br />
nhà sản xuất khiến cho người sử dụng gặp<br />
nhiều lúng túng trong việc lựa chọn và thực<br />
hiện kiểm tra hiệu quả của nó một cách chủ<br />
động. Các mô hình này sẽ phát huy tác dụng rất<br />
cao trong lĩnh vực thiết kế chống sét cũng như<br />
trong việc thực hành môn học Bảo vệ chống sét<br />
đối với sinh viên chuyên ngành Điện.<br />
<br />
các mô hình máy phát xung 10/700μs và đặc<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
4.<br />
<br />
K. Borgeest, M.S. Sarto, J. L. ter Haseborg: “ Two simulation methods for the design of<br />
transient protection circuits in comparition with measurements”, International Zurich<br />
Symposium on Electromagnetic Compatibility, March 7-9, 1995<br />
K. Borgeest, J. L. ter Haseborg, Anders Larsson, Viktor Scuka:<br />
”Numerial Simulation of gas Discharge Protectors-A review”, IEEE Transaction on Power<br />
Delivery, vol 14, No 2, April 1999<br />
Erico, Inc,”Telecommunication line protectors”,1999<br />
ABSTRACT<br />
<br />
This article presents simulation models of two equipments against overvoltage caused by transient<br />
lightning on the phone line, that are GDT (Gas Discharge Tube) and TVS Diode (Transient Voltage<br />
Suppressor Diode). They are coordinated in protection for two levels: primary and secondary.<br />
Especially, reaction responses of GDT and TVS Diode are simulated by PSPICE under lightning test<br />
waveform 10/700μs, 5KV amplitude to international telecommunication standard ITU-T K20.<br />
The result of simulation for the model creating and standard surge lightning circuits checked their<br />
rightness in comparison with document compatible supplied from producer, ERICO.<br />
<br />
62<br />
<br />