intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Chia sẻ: Lê Cao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

415
lượt xem
139
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa đã để lại bản Di chúc lịch sử. Ngay sau khi Bác qua đời, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị về đợt sinh hoạt chính trị học tập và làm theo Di chúc của Người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

  1. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 40 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Đại tá, TS. NGUYỄN VĂN VINH – LA QUANG MÃO. Học viện Chính trị quân sự C hủ tịch Hồ Chí Minh trước lúc đi xa đã để lại bản Di chúc lịch sử. Ngay sau khi Bác qua đời, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị về đợt sinh hoạt chính trị học tập và làm theo Di chúc của Người. 40 năm qua, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ngày càng nhận thức sâu sắc những nội dung cơ bản trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã quyết tâm triển khai thực hiện nghiêm túc, theo đúng lời dạy của Người và đã dành được thắng lợi to lớn, đó là hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến bước vững chắc theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Thực hiện Di chúc Bác Hồ cũng là quá trình học tập tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những ngày này, tư tưởng của Bác về giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH) càng sâu sắc và có ý nghĩa lớn lao. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc, giải phóng đồng bào khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Từ tuổi thanh niên, Người đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Trong nỗi đau vô hạn của người dân mất nước, Người càng hiểu sâu sắc con người Việt Nam. Ngay từ năm 1921, khi đã tìm thấy con đường cứu dân, cứu nước, Người luôn đặt niềm tin vào sức sống mãnh liệt của đồng bào mình. Tháng 8/1945, trong không khí sục sôi, cháy bỏng của cao trào Tổng khởi nghĩa dành chính quyền, Người đã khẩn thiết kêu gọi: “Hỡi đồng bào yêu quý. Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
  2. Hưởng ứng lời kêu gọi vang dậy núi sông của lãnh tụ, đồng bào cả nước đã vùng lên như nước vỡ bờ, lật nhào hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, mở đầu kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và ấm no, hạnh phúc. Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta, đó là bài học quý giá của nhân dân ta trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân, đế quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, niềm vui Ngày Quốc khánh (2/9) chưa trọn vẹn, thực dân Pháp trở lại xâm lược đất nước ta. Bước vào cuộc trường chinh kháng chiến chống thực dân Pháp, trong nhiều năm nhân dân ta phải chiến đấu trong vòng vây của quân thù, nhưng với sức mạnh của một nội lực tiềm tàng, những đoàn quân chân đất, súng thô, gậy tầm vông vạt nhọn đã trở thành những binh đoàn hùng mạnh, giành những thắng lợi vang dội, làm nên “một Điện Biên chấn động địa cầu”. Rồi đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trường kỳ, cũng với chính sức mạnh ấy, chúng ta đã giành toàn thắng vào ngày 30/4/1975, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên CNXH. Sự nghiệp cách mạng là của quần chúng. Sức mạnh của nhân dân là vô địch. Nhưng sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, sức mạnh của nội lực nhân dân chỉ được phát huy khi nhân dân lao động được xác định vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo đời sống của nhân dân lao động. Người viết: “Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi”. Đem sức ta mà tự giải phóng cho ta khỏi đói, nghèo và lạc hậu, vươn tới ấm no hạnh phúc là tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm. Có thể nói phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm là những nội dung cơ bản xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Dựa vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức chăm lo mở rộng quan hệ quốc tế. Ngay từ năm 1947, khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Mỹ Ê-lu Mây-si, Người đã nói rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam là: “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”. Trong công cuộc đổi mới đất nước hôm nay, Việt Nam chủ động và tăng cường hội nhập với quốc tế và khu vực, mở rộng quan hệ đa phương, nhiều chiều là đối tác tin cậy trong quan hệ hợp tác quốc tế với tất cả các nước. Song điều quan trọng hơn là vẫn phải dựa vào nội lực là chủ yếu. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) đã chỉ rõ một trong những nội dung của đường lối và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của nước ta là: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế
  3. quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng nhấn mạnh: “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới”(1). Trong tình hình hiện nay, bài học về độc lập, tự chủ, tự lực tự cường trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của tư tưởng Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam càng có giá trị hơn lúc nào hết. Lúc này để giữ vững độc lập, chủ quyền, bên cạnh việc quán triệt và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, nhân dân và các lực lượng vũ trang (LLVT) phải luôn cảnh giác, từng bước làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch. Mặt khác, ngay trong thời bình chúng ta cũng tích cực chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược từ bên ngoài đối với nước ta. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, vừa xoá đói, giảm nghèo, vừa có tích luỹ để củng cố nội bộ nền kinh tế, đồng thời củng cố quốc phòng. Chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ. Tiếp tục giáo dục truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, nâng cao bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong quân đội nói riêng và lực lượng vũ trang nói chung, thường xuyên huấn luyện và rèn luyện, phát triển nền khoa học - công nghệ hiện đại, trong đó có khoa học - công nghệ quân sự, bảo đảm cho LLVT đánh thắng địch trong mọi tình huống. Một nội dung rất quan trọng trong học tập tư tưởng Hồ Chí Minh và thực hiện Di chúc của Bác là vấn đề xây dựng Đảng. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng việc giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp của Đảng. Trong đó, Bác đặc biệt quan tâm việc rèn luyện phẩm chất và năng lực, đức và tài của cán bộ, đảng viên. Theo Bác “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(2). Tốt hay kém mà Người nhấn mạnh ở đây đối với người cán bộ, đảng viên của Đảng chính là phẩm chất đạo đức và tài năng của họ. Đối với người cán bộ, đảng viên, đức và tài đều là cơ bản, cần thiết, nhưng trong đó đức là gốc, Bác Hồ viết: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ”(3).
  4. Để có được đạo đức cách mạng, người cán bộ, đảng viên phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng phấn đấu vươn lên, luôn có chí tiến thủ. Bởi vì, theo Bác: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”(4). Còn tài năng của người cán bộ, đảng viên, theo Bác, phải được thể hiện ở chỗ: “Có trình độ tri thức khoa học được đúc rút, khái quát từ thực tiễn hoạt động cách mạng và kinh nghiệm thực tế của người cán bộ, đảng viên, vừa là phương tiện, vừa là phương pháp luận khoa học, giúp người cán bộ, đảng viên vận dụng vào giải quyết thắng lợi các vấn đề được đặt ra trong thực tiễn cuộc sống”. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng và Nhà nước đã, đang quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác bồi dưỡng, rèn luyện, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng một cách toàn diện, cả về phẩm chất và năng lực, đức và tài. Thực hiện Di chúc của Bác, Đảng ta đặt vấn đề rất cơ bản và quan trọng trong nội dung “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”. Thực tế có một tình hình là: hiện nay, trong công tác xây dựng Đảng, bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, đang nổi lên một số khuyết điểm và yếu kém. Một trong những khuyết điểm, yếu kém đó là: một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về chính trị, tư tưởng và đạo đức lối sống. Không ít cán bộ, đảng viên còn mang nặng chủ nghĩa cá nhân, thiếu trung thực và quan liêu. Cá biệt có cán bộ, đảng viên có lối sống sa đoạ, bị dư luận xã hội lên án gay gắt. Do đó, để góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện Di chúc của Bác và Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, các tổ chức Đảng ở các ngành, các cấp, các địa phương, cơ quan và đơn vị, cũng như toàn thể cán bộ, đảng viên đang tập trung thực hiện một số nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng sau: Một là, tiếp tục tập trung xây dựng các chi bộ, các tổ chức cơ sở Đảng trong cơ quan, đơn vị luôn trong sạch, vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các tổ chức cơ sở Đảng phải thực sự là hạt nhân lãnh đạo, đoàn kết, giáo dục và giúp đỡ mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng trong đơn vị. Xây dựng cho mọi cán bộ, đảng viên luôn giữ vững, củng cố và phát huy cao nhất bản chất, truyền thống tốt đẹp của người đảng viên cộng sản. Hai là, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức. Bởi vì, ở nước ta hiện nay, chủ nghĩa cá nhân đã, đang tồn tại trong một bộ phận
  5. cán bộ, đảng viên. Nó là vật chướng ngại không nhỏ cản trở công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chủ nghĩa cá nhân, dù ở hình thức, mức độ nào đều làm suy yếu sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng, làm tha hoá phẩm chất, năng lực của người cán bộ, đảng viên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi chủ nghĩa cá nhân là thứ “giặc nội xâm”. Trong bài viết: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, Bác Hồ nghiêm khắc phê phán những biểu hiện chủ nghĩa cá nhân ở một số cán bộ, đảng viên. Một trong những nhiệm vụ rất cơ bản và cấp bách của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay đã được Đảng ta nhấn mạnh là “tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân”. Ba là, đấu tranh chống và khắc phục tệ quan liêu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tệ quan liêu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên nhất là đảng viên có chức, có quyền, đang là một trong những nguyên nhân làm cho Đảng xa rời quần chúng, làm suy yếu Nhà nước XHCN và làm suy giảm niềm tin của quần chúng lao động đối với Đảng, chế độ XHCN. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa quan liêu trong người cán bộ, đảng viên cũng là một thứ bệnh”. Và cần phải đấu tranh ngăn ngừa và khắc phục. Kỷ niệm 40 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tấm lòng kính yêu Bác, chúng ta nghiên cứu và ôn lại, nguyện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của Người, quyết tâm phấn đấu, đoàn kết, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và tiến vững chắc lên CNXH ./. Ghi chú: (1) ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr.19. (2) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr.269, 273. (3) Hồ Chí Minh, toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, tr.283. (4) Hồ Chí Minh, toàn tập, Tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996, tr.293.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2