intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bệnh lý thường gặp ở gà con mới nở

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

671
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi sử dụng trứng gà không đảm bảo chất lượng để sản xuất con giống, gà con nở ra thường mắc một số bệnh lý sau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bệnh lý thường gặp ở gà con mới nở

  1. Một số bệnh lý thường gặp ở gà con mới nở - Khi sử dụng trứng gà không đảm bảo chất lượng để sản xuất con giống, gà con nở ra thường mắc một số bệnh lý sau: 1. Gà con yếu, nặng bụng Hiện tượng này thường xảy ra khi ta sử dụng trứng đã bảo quản lâu ngày, làm phôi yếu, phát triển chậm, gà nở muộn. Nhiều khi gà đã mổ được vỏ nhưng không ra được, gà nở
  2. rải rác kéo dài thời gian nở. Gà con nở ra dính bết lông, khối lòng đỏ còn to chưa tiêu, gà yếu, bụng nặng, tỷ lệ sống thấp. Để khắc phục tình trạng trên, người chăn nuôi không nên sử dụng trứng đã bảo quản lâu ngày trước khi đưa vào ấp, trứng đưa vào ấp phải đồng đều, duy trì tốt chế độ ẩm. 2. Gà con bị bệnh chân ngắn, cánh ngắn Khi phôi bị biến dạng trầm trọng, sự phát triển sụn, xương của tứ chi phát triển kém, biểu hiện chân và cánh của phôi ngắn. Xương bàn chân cong và to, xương ống ngắn và cong. Một hiện tượng khác: đầu to, xương hàm và mỏ dưới ngắn, mỏ trên quắp xuống, lông không bông. Nguyên nhân chủ yếu là do đàn gà bố mẹ ăn khẩu phần ăn không cân đối đủ chất đạm, chất khoáng như Man gan và một số vitamin như vitamin B, vitamin H,... Phòng bệnh bằng cách bổ sung dinh dưỡng và các loại
  3. Vitamin, khoáng vào khẩu phần thức ăn của gà bố mẹ. 3. Bệnh khèo chân Gà con nở ra có biểu hiện các khớp xương chân bị sưng, chân gà bị trượt khỏi khớp làm cho gà phải đi bằng khuỷu chân (hay còn gọi là đi bằng gối). Nguyên nhân chính của bệnh lý này là do khẩu phần thức ăn của gà sinh sản thiếu Mangan, axit folic, vitamin H và vitamin B12. Cách phòng bệnh: Bổ sung đầy đủ các chất khoáng và vitamin vào khẩu phần ăn của gà sinh sản. 4. Bệnh động kinh Biểu hiện của bệnh này là gà con mới nở có cử động hỗn loạn, đặc trưng nhất là gà ngả đầu về phía lưng, mặt ngửa lên trời, xoay quanh hình tròn hoặc đầu gục vào bụng. Như vậy gà con không ăn uống được, kiệt sức và chết trong
  4. vòng 1 - 2 ngày đầu. Nguyên nhân: Do khẩu phần thức ăn của gà bố mẹ thiếu vitamin như vitamin H, vitamin B2, vitamin B1 và chất khoáng mangan. Cách phòng: Bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất vào khẩu phần thức ăn của gà bố mẹ. 5. Bệnh bết dính lông khi nở Hiện tượng này thường xuyên xảy ra khi gà bắt đầu mổ vỏ, từ lỗ vỏ trứng đó tràn ra một chất lỏng dính màu vàng và khô rất nhanh, làm bịt kín mũi và mỏ của gà con làm gà chết ngạt hoặc còn sống gà con lông bị bết lâu khô, gà chậm mọc lông, không lớn. Nguyên nhân: Do khẩu phần ăn của gà bố mẹ thiếu vitamin nhóm B, nhất là vitamin B2 và vitamin H nhưng lại thừa chất đạm (protein) động vật trong khẩu phần ăn của gà bố mẹ.
  5. Cách phòng: Cân đối lại tỷ lệ đạm và bổ sung đầy đủ các chất khoáng và vitamin vào khẩu phần ăn của gà sinh sản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2