intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số bệnh thường gặp ở cá lóc và cách phòng trừ bệnh

Chia sẻ: Ffsfff Thng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

126
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay phong trào nuôi cá lóc thương phẩm đang phát triển mạnh ở một số địa phương trong tỉnh (phổ biến nhất là nuôi cá lóc trong bạt). Bên cạnh đó tình hình dịch bệnh cũng diễn ra rất nhanh ở các vùng nuôi làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của bà con.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số bệnh thường gặp ở cá lóc và cách phòng trừ bệnh

  1. Một số bệnh thường gặp ở cá lóc và cách phòng trừ bệnh
  2. Hiện nay phong trào nuôi cá lóc thương phẩm đang phát triển mạnh ở một số địa phương trong tỉnh (phổ biến nhất là nuôi cá lóc trong bạt). Bên cạnh đó tình hình dịch bệnh cũng diễn ra rất nhanh ở các vùng nuôi làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế của bà con. Để góp phần hạn chế rủi ro, dịch bệnh chúng tôi xin giới thiệu đến người nuôi cách phòng và trị bệnh một số bệnh thường gặp ở cá lóc . 1- Bệnh lở loét : * Triệu chứng : - Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, bơi nhô đầu khỏi mặt nước, da sậm xuất hiện những vết loét màu đỏ , khi bị nặng các vết loét ăn sâu đến xương, thịt thối và cá chết. * Phương pháp phòng bệnh : - Định kỳ dùng vitaminC trộn vào thức ăn (5-10g/kg thức ăn) - Thả lá xoan: cột thành từng bó cắm xuống ao (bó lá dầm thành từng bó, khoảng 30kg /100m2). * Trị bệnh: - Dùng vôi bột liều lượng 5-7 kg/100m2, hoà tan vào nước và tạt đều xuống ao.
  3. - Dùng 2 viên Oxytetraxyline + 01 viên Cotrimfor /1kg TA 2- Bệnh trắng da: * Triệu chứng: - Đuôi cá xuất hiện vết trắng lan dần về phía đầu , cá mất nhớt, bong da vây. * Trị bệnh : - Hoà tan vôi bột : 5-10 kg/100 m2, tạt đều khắp ao : 2-3 lần /tuần. - Bắt cá bệnh lên tắm thuốc Streptomycine (1 lọ/10 lít nước), tắm trong 30 phút . 3- Bệnh nấm thuỷ mi: * Dấu hiệu bệnh lý : Trên da xuất hiện những vùng trắng xám, trên đó có sợi nấm nhỏ, mềm, tua tủa như bông gòn. Sau vài ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào nhau thánh túi trắng như baông có thể nhìn thấy bằng mắt thường. * Trị bệnh: - Dùng Xanh metylen 2-3g/m3, liên tục tạt xuống ao 2-3 lần/tuần .
  4. - Dùng thuốc tím 2-5 ppm tắm cho cá trong khỏang 10 phút. 4- Bệnh do sán lá đơn chủ : Ký sinh ở mang và da * Triệu chứng: Mang bị viêm và sưng to, các tia mang bị đứt rời, mang tiết ra nhiều nhớt làm cho cá nghẹt thở và chết , cá thường nổi đầu và tập trung nơi có dòng nước chảy. * Phòng bệnh : - Cá giống trước khi thả nuôi tắm cho cá bằng nước muối 2-3% trong thời gian 10- 15 phút. - Thừơng xuyên thay nước ao, tránh thức ăn thừa gây bẩn. * Trị bệnh : - Dùng muối liều lượng 0,5-1kg/100 lít nước (đối với cá nhỏ), 3-4 kg/100 lít nước đối với cá lớn , tắm trong 15-30 phút. 5. Bệnh trùng mỏ neo :
  5. * Dấu hiệu bệnh lý : Trùng thường ký sinh ở da, mang, vây, mắt... của cá. Khi nhiễm bệnh cá kém ăn, gầy dần, xung quanh chỗ trùng bám bị viêm và xuất huyết. Bị bệnh trùng mỏ neo ký sinh là yếu tố đầu tiên dẫn đến bệnh nhiễm khuẩn . * Phòng trị bệnh: - Dùng lá xoan bó thành bó hoặc băm nhỏ thả xuống ao với liều lượng 30 - 50 kg/1.000m2. - Tắm cho cá bằng thuốc tím 10-25ppm trong 1 giờ.
  6. Một số kỹ thuật thú y ở dê Mục đích của việc cắt, khử sừng dê là để tránh cho dê đánh húc nhau hoặc sừng quặp vào đầu, cổ gây tổn thương. 1. Kỹ thuật khử, cắt sừng Mục đích của việc cắt, khử sừng dê là để tránh cho dê đánh húc nhau hoặc sừng quặp vào đầu, cổ gây tổn thương. Nên khử sừng dê con khi sừng mới nhú lên, lúc dê con còn đang theo mẹ (dưới 3 tháng tuổi). Bởi vì khử sừng lúc này sẽ ít tổn hại đến sức khỏe dê và ít gây viêm nhiễm hoặc biến chứng. Cách tiến hành như sau: cắt lông, vệ sinh vùng sừng mọc; dùng ống sắt đặc, dài 5 – 7 cm, đường kính 3 – 4 cm, có cán gỗ; nung nóng trên bếp rồi áp nhanh vào gốc sừng. Những dê có sừng quá dài hoặc có nguy cơ đâm vào đầu, cổ hay mắt thì nên cắt bỏ bớt sừng. Cách tiến hành như sau: vệ sinh sạch sẽ và sát trùng vùng cắt; phong bế gốc sừng bằng Novocain với liều 30 – 50 ml. Tiếp theo, dùng cưa sắc cắt nhanh quanh phần sừng quá dài. Áp nhanh dao nung đỏ vào vùng sừng vừa cắt. Cuối cùng, dùng bông, gạc buộc chặt vết cắt và tiến hành theo dõi cho đến khi khỏi hẳn.
  7. 2. Kỹ thuật thiến dê Nên thiến những dê đực non không sử dụng làm giống lúc đạt 3 tuần tuổi. Những dê đực giống hết thời gian sử dụng, trước khi đưa vào nuôi vỗ béo cũng nên thiến để tăng hiệu quả chăn nuôi và chất lượng thịt. Cách thiến như sau: - Làm vệ sinh, sát trùng túi dịch hoàn; nắm và kéo hai dịch hoàn ra phía ngoài và dùng dây buộc lại để chúng không di chuyển trở lại vào trong. - Dùng dao sắc cắt một đường dài khoảng 3 – 4 cm vào chính giữa túi, để lộ dịch hoàn và kéo dịch hoàn ra ngoài. - Buộc thắt phần trên thừng dịch hoàn hai nút cách nhau 1,5 cm, sau đó dùng dao sắc cắt thừng dịch hoàn giữa hai nút buộc. Làm tương tự như vậy với dịch hoàn còn lại. - Dùng bông lau sạch máu bên trong và bên ngoài bao dịch hoàn; rắc kháng sinh vào bên trong và khâu bao dịch hoàn lại (nếu môi trường không đảm bảo vệ sinh và nhiều ruồi nhặng thì nên bôi thêm Ichthyol). - Kiểm tra, theo dõi vết thiến và bôi thuốc sát trùng hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn. 3. Kỹ thuật cắt móng dê
  8. Móng chân dê thường phát triển nhanh, nhất là trong điều kiện nuôi nhốt hoặc ít được chăn thả. Khi móng chân dê quá dài làm cho chúng đi lại khó khăn, dễ gãy, xước hoặc bị kẹt đá, sỏi, gây tổn thương, làm thối móng và có thể dẫn đến què. Do vậy, cần thường xuyên kiểm tra chân móng dê và tiến hành cắt gọt. Cách tiến hành như sau: dùng dao hoặc kéo sắc cắt móng chân, chú ý cắt bỏ hết các phần móng thừa, bẩn và bị bệnh. Có thể cắt sâu khi tổ chức móng bị hỏng. Trường hợp chảy máu, dùng cồn iốt 5% sát trùng rồi băng bó vết thương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2