intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số đa hình gen TP53 trong ung thư tế bào gan nguyên phát

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

83
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này đã tiến hành phân tích một số đa hình kiểu gen TP53 (D21D, P34P, P36P, P47S, V217M, G360A và dup16) ở 280 bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát so với 267 người lành đối chứng. Kết quả cho thấy, không có sự liên quan có ý nghĩa giữa các đa hình kiểu gen D21D, P34P, P36P, P47S, V217M, G360A với ung thư tế bào gan nguyên phát. Kiểu gen A1A2 của dup16 gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân so với nhóm chứng (p = 0,02).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số đa hình gen TP53 trong ung thư tế bào gan nguyên phát

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> MỘT SỐ ĐA HÌNH GEN TP53<br /> TRONG UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT<br /> Trịnh Quốc Đạt, Trần Huy Thịnh<br /> Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Tính đa hình thái của gen áp chế ung thư TP53 được xem như là nhân tố quan trọng đối với sự hình<br /> thành và phát triển bệnh ung thư. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, có rất nhiều đa hình kiểu gen được<br /> phát hiện trên vùng mã hóa và không mã hóa của TP53, các đa hình này tạo ra những kiểu gen TP53 khác<br /> nhau trong cộng đồng. Một số nghiên cứu khác cũng ghi nhận sự khác biệt về khả năng mắc ung thư của<br /> các kiểu gen TP53. Nghiên cứu này đã tiến hành phân tích một số đa hình kiểu gen TP53 (D21D, P34P,<br /> P36P, P47S, V217M, G360A và dup16) ở 280 bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát so với 267 người<br /> lành đối chứng. Kết quả cho thấy, không có sự liên quan có ý nghĩa giữa các đa hình kiểu gen D21D, P34P,<br /> P36P, P47S, V217M, G360A với ung thư tế bào gan nguyên phát. Kiểu gen A1A2 của dup16 gặp nhiều hơn<br /> ở nhóm bệnh nhân so với nhóm chứng (p = 0,02).<br /> Từ khóa: gen TP53, đa hình kiểu gen, ung thư gan tế bào gan nguyên phát<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> TP53 là gen áp chế ung thư hoạt động như<br /> <br /> SNPs có liên quan đến khả năng mắc một số<br /> <br /> một yếu tố phiên mã, đóng vai trò quan trọng<br /> <br /> loại hình ung thư. Đây được coi là những yếu<br /> <br /> trong các con đường chuyển hóa và một số<br /> <br /> tố nguy cơ cần được quan tâm. Một số SNPs<br /> <br /> quá trình hoạt động tế bào như sửa chữa<br /> <br /> của TP53 thường được nghiên cứu trong ung<br /> <br /> DNA, ức chế tăng sinh mạch, kìm hãm chu<br /> <br /> thư bao gồm: dup16, D21D, P34P, P36P,<br /> <br /> trình tế bào, tế bào chết theo chương trình [1;<br /> <br /> Pro47Ser, V217M, G360A [1]. SNP dup16 là<br /> <br /> 2; 3]. Khi có tổn thương DNA, TP53 có thể<br /> <br /> hiện tượng đa hình thái do sự thêm 16 base<br /> <br /> dừng chu trình tế bào cho đến khi DNA được<br /> <br /> pair (dup16) tại vùng không mã hóa thứ 3 của<br /> <br /> sửa chữa hoặc gây chết tế bào theo chương<br /> <br /> TP53. Những người mang kiểu gen dup16 có<br /> <br /> trình (apoptosis) nếu không còn khả năng sửa<br /> <br /> sự biểu hiện protein p53 trong tế bào ở mức<br /> <br /> chữa [2; 3]. Chính vì các đặc tính sinh học<br /> <br /> thấp. Điều này chứng tỏ rằng, dup16 có khả<br /> <br /> này, TP53 được xem như một trong những<br /> <br /> năng thay đổi quá trình hoàn thiện mRNA [4].<br /> <br /> gen ức chế khối u quan trọng.<br /> <br /> Các SNPs D21D, P34P, P36P mặc dù không<br /> <br /> Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các đa<br /> hình gen (SNPs) trên vùng mã hóa và không<br /> mã hóa của gen TP53 đã tạo ra các kiểu gen<br /> khác nhau của TP53 và sự khác biệt của các<br /> <br /> làm thay đổi bộ ba mã hóa nhưng cũng làm<br /> giảm sự biểu hiện của protein p53. Nhiều<br /> nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các SNPs này nằm<br /> tại vùng hoạt hoá, sao chép N-tận của TP53<br /> và chứa đựng vị trí tương tác của với MDM2<br /> (yếu tố điều hoà âm tính của TP53) nên có thể<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Trần Huy Thịnh, Bộ môn Hóa sinh, Trường<br /> Đại học Y Hà Nội<br /> Email: huythinhda@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 17/8/2016<br /> Ngày được chấp thuận: 08/12/2016<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> làm giảm khả năng phiên mã và dịch mã của<br /> TP53 [1; 5]. Tất cả sự suy giảm biểu hiện của<br /> TP53 đều tạo ra cơ hội lớn hơn cho các dòng<br /> tế bào ác tính được lựa chọn.<br /> <br /> 1<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> P47S là một SNP có sự thay đổi trình tự<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> acid amin của p53. Trong điều kiện bình<br /> thường, dưới tác động của protein p38 và<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> <br /> homeodomain - interacting protein kinase 2<br /> <br /> Nhóm bệnh: 280 mẫu máu của bệnh<br /> <br /> (HIPK2) p53 được phosphoryl hóa tại vị trí<br /> <br /> nhân ung thư tế bào gan nguyên phát đã<br /> <br /> S46 dẫn đến sự tăng cường sao chép các gen<br /> <br /> được chẩn đoán và điều trị tại Khoa Nội tiêu<br /> <br /> liên quan đến kích hoạt appotosis. Khi alen<br /> <br /> hoá Bệnh viện Bạch Mai và Trung tâm Ung<br /> <br /> p53 - P47 được thay thế bởi alen p53 - S47<br /> <br /> bướu Thanh Hoá từ tháng 12/2013 đến tháng<br /> <br /> sự phosphoryl hóa tại vị trí S46 bị giảm sút.<br /> <br /> 12/2015.<br /> <br /> Hậu quả làm suy yếu sự tác động của gen<br /> đích lên quá trình kích hoạt apoptosis, dẫn<br /> đến tăng khả năng mắc ung thư [6; 7].<br /> <br /> Nhóm chứng: 267 mẫu máu được lựa<br /> chọn ngẫu nhiên, của những người đến khám<br /> và điều trị một số bệnh mạn tính tại Bệnh viện<br /> <br /> V217M là SNP nằm trên vùng gắn kết DNA<br /> <br /> Đa khoa tỉnh Thanh Hoá. Những bệnh nhân<br /> <br /> của p53 (DNA binding domain). Sự thay đổi<br /> <br /> này được khám và kết luận là không mắc ung<br /> <br /> trình tự acid amin làm giảm sự gắn kết của<br /> <br /> thư tế bào gan nguyên phát hay bất kỳ một<br /> <br /> p53 với các gen đích. Các gen bị ảnh hưởng<br /> <br /> loại hình ung thư nào khác.<br /> <br /> trực tiếp gồm có CDKN1A, BAX và PMAIP1.<br /> Đây là các gen liên quan đến chức năng<br /> kích hoạt apoptosis của TP53. Nghiên cứu<br /> <br /> Nghiên cứu được thực hiện tại Trung<br /> tâm Nghiên cứu Gen - Protein, Trường Đại<br /> học Y Hà Nội.<br /> <br /> trên mô hình chuột cho thấy kiểu gen p53 M217 có sự biểu hiện của những gen trên cao<br /> <br /> 2. Phương pháp<br /> <br /> gấp nhiều lần biến thể p53 - V217. Như vậy,<br /> <br /> 2.1. Thu thập mẫu<br /> <br /> kiểu gen p53 - M217 có khả năng bảo vệ<br /> tế bào chống lại các tác nhân gây ung thư tốt<br /> hơn kiểu gen p53 - V217. Đa hình G360A nằm<br /> tại vùng nối của p53. SNP này tác động lên<br /> sự biểu hiện của BAX và MDM2, đây là những<br /> gen quan trọng trong con đường tín hiệu<br /> p53 [1].<br /> Đã có một số nghiên cứu về các đa hình<br /> kiểu gen TP53 trên các loại hình ung thư khác<br /> nhau, được thực hiện ở nhiều quốc gia, nhiều<br /> chủng tộc trên Thế giới. Tại Việt Nam, chưa<br /> có nghiên cứu nào đánh giá một cách toàn<br /> diện các đa hình kiểu gen của TP53 trên bệnh<br /> nhân ung thư tế bào gan nguyên phát. Do đó,<br /> <br /> - Thu thập mẫu máu của bệnh nhân ung<br /> thư tế bào gan nguyên phát và mẫu chứng.<br /> 2.2. Tách chiết DNA<br /> - DNA được tách chiết theo phương pháp<br /> phenol/chloroform từ bạch cầu máu ngoại vi<br /> của bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên<br /> phát và người lành đối chứng.<br /> - Kiểm tra độ tinh sạch và đo nồng độ của<br /> DNA được tách chiết bằng phương pháp đo<br /> quang, dựa vào tỷ lệ A260nm/A280nm = 1,8 ÷ 2,0.<br /> 2.3. Xác định kiểu gen TP53 bằng kỹ<br /> thuật PCR và giải trình tự gen<br /> <br /> nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu:<br /> <br /> Sử dụng các cặp mồi đặc hiệu để khuếch<br /> <br /> Đánh giá sự liên quan của các kiểu gen D21D,<br /> <br /> đại các vùng gen chứa các SNPs của gen<br /> <br /> P34P, P36P, P47S, V217M, G360A và dup 16<br /> <br /> P53, trình tự của các cặp mồi được trình bày<br /> <br /> với ung thư tế bào gan nguyên phát.<br /> <br /> ở bảng 1.<br /> <br /> 2<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 1. Trình tự mồi cho phản ứng PCR khuếch đại các SNP<br /> <br /> SNPs<br /> <br /> Mồi xuôi 5’-3’<br /> <br /> Mồi ngược 5’-3’<br /> <br /> PCR<br /> Exon*<br /> <br /> D21D<br /> <br /> GAAGCAGCCATTCTTTTCCT<br /> <br /> GGTCCCCAGCCCAACCCTT<br /> <br /> 334 bp<br /> Exon 2<br /> <br /> P34P, P36P,<br /> P47S<br /> <br /> CAACGTTCTGGTAAGGACAA<br /> <br /> GCCAGGCATTGAAGTCTCAT<br /> <br /> 511bp<br /> Exon 4<br /> <br /> V217M<br /> <br /> AGCGCTGCTCAGATAGCGAT<br /> <br /> TAAGCAGCAGGAGAAAGCCC<br /> <br /> 181 bp<br /> Exon 6<br /> <br /> G360A<br /> <br /> GCTGTATAGGTACTTGAAGTGC<br /> <br /> CTGTCGATACACTGAGGCAAG<br /> <br /> 433 bp<br /> Exon 10<br /> <br /> Dup 16<br /> <br /> TGGGACTGACTTTCTGCTCTT<br /> <br /> TCAAATCATCCATTGCTTGG<br /> <br /> 119 bp<br /> Intron 3<br /> <br /> * Exon được khuếch đại<br /> Phản ứng PCR được tiến hành với thể tích<br /> <br /> để phân tích số liệu. Dùng kiểm định χ2 để so<br /> <br /> 20μl gồm: 10 μl Taq polymerase, 1μl mồi xuôi,<br /> <br /> sánh tỷ lệ kiểu gen TP53 của hai nhóm ung<br /> <br /> 1μl mồi ngược, 2μl DNA và 6μl H2O. Chu trình<br /> <br /> thư tế bào gan nguyên phát và không bị ung<br /> <br /> o<br /> <br /> nhiệt của phản ứng PCR: 94 C/5 phút, 33 chu<br /> o<br /> <br /> o<br /> <br /> thư tế bào gan nguyên phát. Để ước tính mối<br /> <br /> o<br /> <br /> liên quan giữa các kiểu gen và khả năng mắc<br /> <br /> 72 C/7 phút. Bảo quản mẫu ở 15 C.<br /> <br /> ung thư tế bào gan nguyên phát dùng tỷ suất<br /> <br /> kỳ [94 C/30 giây, 60 C/30 giây, 72 C/30 giây],<br /> o<br /> <br /> o<br /> <br /> Sản phẩm PCR được điện di trên gel<br /> agarose 1,5% kiểm tra, sau đó được tiến hành<br /> giải trình tự theo quy trình thường quy. Kết<br /> quả được so với trình tự Genebank.<br /> <br /> OR với khoảng tin cậy 95%. Các kiểm định có<br /> ý nghĩa, p < 0,05.<br /> 3. Đạo đức trong nghiên cứu<br /> Đề tài đã được Hội đồng đạo đức của<br /> <br /> Riêng với SNP dup 16, nhóm nghiên cứu<br /> <br /> Trường Đại học Y Hà Nội thông qua theo<br /> <br /> không tiến hành giải trình tự gen mà so sánh<br /> <br /> chấp thuận số 118/HĐĐĐ-ĐHYHN. Bệnh nhân<br /> <br /> kích thước sản phẩm PCR, bình thường sẽ có<br /> <br /> hoàn toàn tự nguyện tham gia vào nghiên cứu<br /> <br /> kích thước 119 bp, nếu có thêm đoạn 16bp<br /> <br /> và có quyền rút lui khỏi nghiên cứu bất ký thời<br /> <br /> sản phẩm PCR sẽ có trọng lượng phân tử 135<br /> <br /> điểm nào. Các thông tin cá nhân sẽ được đảm<br /> <br /> bp. Kiểu gen A1A1 sẽ chỉ có 1 băng 119 bp,<br /> <br /> bảo bí mật.<br /> <br /> kiểu gen A1A2 sẽ có hai băng 119 và 135 bp,<br /> kiểu gen A2A2 sẽ có một băng với kích thước<br /> 135bp.<br /> 3. Phân tích số liệu<br /> Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu gồm 280 bệnh nhân<br /> ung thư tế bào gan nguyên phát (nhóm bệnh)<br /> 3<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 267 người bình thường nhóm chứng. Kết quả<br /> <br /> các điều kiện khá tương đồng nhau về tuổi và<br /> <br /> cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa<br /> <br /> giới. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn nữ<br /> <br /> thống kê (p > 0,05) về độ tuổi và giới tính giữa<br /> <br /> (p < 0,01). Tỷ lệ bệnh nhân ung thư tế bào gan<br /> <br /> hai nhóm bệnh và nhóm chứng. Điều này đồng<br /> <br /> nguyên phát có HBV dương tính là khá cao,<br /> <br /> nghĩa với việc nhóm bệnh và nhóm chứng có<br /> <br /> chiếm 45,3%.<br /> <br /> Bảng 2. Đặc điểm nhóm đối tượng nghiên cứu<br /> Bệnh<br /> <br /> Chứng<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> p<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 223<br /> <br /> 79,6<br /> <br /> 214<br /> <br /> 78<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 57<br /> <br /> 20,4<br /> <br /> 53<br /> <br /> 22<br /> <br /> Giới<br /> <br /> 0,16<br /> <br /> Tuổi (năm) trung bình<br /> <br /> 56,2 ± 12,75<br /> <br /> 55,02 ± 11,97<br /> <br /> 0,24<br /> <br /> Nghiện rượu<br /> <br /> 37<br /> <br /> 13,2<br /> <br /> 9<br /> <br /> 3,3<br /> <br /> Nhiễm HBV<br /> <br /> 127<br /> <br /> 45,3<br /> <br /> 25<br /> <br /> 9,3<br /> <br /> Xơ gan<br /> <br /> 33<br /> <br /> 11,8<br /> <br /> 6<br /> <br /> 2,2<br /> <br /> 2. Đánh giá mối liên quan của đa hình dup 16 với ung thư tế bào gan nguyên phát<br /> Đây là đa hình thái đầu tiên của gen TP53 được nhóm nghiên cứu phân tích. DNA sau khi<br /> tách chiết được khuếch đại đoạn gen vùng intron 3. Đa hình kiểu gen có thêm đoạn hay không<br /> có, được xác định bằng hình ảnh điện di sản phẩm PCR trên gel agarose 1,5%.<br /> <br /> K70<br /> <br /> K79 K80 K82 K83 K84 C7 C8<br /> <br /> C9<br /> <br /> C10 M<br /> <br /> 135 bp<br /> 119 bp<br /> Hình 1. Hình ảnh điện di sản phẩm PCR của dup 16<br /> M: Marker 100bp, K mẫu bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát, C: mẫu đối chứng<br /> K70: kiểu gen A2A2, K79: kiểu gen A2A1, K80-C10: kiểu gen A1A1<br /> Hình ảnh điện di sản phẩm khuếch đại đoạn gen intron 3 của TP53 cho kết quả phù hợp với lý<br /> thuyết. Mẫu K70 có một vạch 135 bp là kiểu gen đồng hợp A2A2. Mẫu 79 có hai vạch 135 bp và<br /> 4<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 119 bp tương ứng kiểu gen A2A1. Còn lại các mẫu từ K80 - C10 là kiểu gen A1A1 do chỉ có một<br /> vạch tương đương 119 bp. Tiến hành trên tổng số 547 mẫu DNA của nhóm đối tượng nghiên<br /> cứu thu được kết quả ở bảng 3.<br /> Bảng 3. Kết quả phân tích đa hình kiểu gen dup 16<br /> Nhóm bệnh (280)<br /> <br /> Nhóm chứng (267)<br /> <br /> Kiểu gen<br /> Alen A2<br /> <br /> p<br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> 17<br /> <br /> 3,0<br /> <br /> OR<br /> <br /> %<br /> 5<br /> <br /> 0,9<br /> <br /> 3,31 (1,22 - 8,67)<br /> 0,021<br /> <br /> Alen A1<br /> <br /> 543<br /> <br /> 97,0<br /> <br /> 529<br /> <br /> 99,1<br /> <br /> A2A2<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,3<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> A2A1<br /> <br /> 15<br /> <br /> 5,0<br /> <br /> 5<br /> <br /> 1,9<br /> <br /> 1,00<br /> <br /> 2,97 (1,07 - 8,31)<br /> 0,025<br /> <br /> A1A1<br /> <br /> 264<br /> <br /> 94,7<br /> <br /> 262<br /> <br /> 98,1<br /> <br /> 1,00<br /> <br /> Biến thể có thêm đoạn 16 bp (A2A2) gặp rất thấp trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Kiểu gen<br /> đồng hợp A2A2 chỉ gặp một trường hợp nên không tính được tỷ suất OR cũng như kiểm định χ2<br /> không có giá trị. Tuy nhiên, kiểu gen dị hợp A1A2 gặp nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân (p = 0,02).<br /> Kiểu gen A1A2 cũng làm tăng khả năng mắc bệnh hơn so với kiểu gen không có đột biến A1A1.<br /> Kết quả phân tích cũng cho thấy alen A2 có nguy cơ mắc bệnh cao hơn alen A1 (p = 0,02).<br /> 3. Đánh giá mối liên quan của các kiểu gen D21D, P34P, P36P, P47S, V217M, G360A với<br /> ung thư tế bào gan nguyên phát<br /> Sử dụng kỹ thuật giải trình tự trực tiếp phân tích kiểu gen tại các SNPs D21D, P34P, P36P,<br /> P47S, V217M, G360A trên gen TP53. So sánh với trình tự Genebank của TP53. Hình 2 là kết<br /> quả minh họa đại diện một số kiểu gen.<br /> <br /> Hình 2. Kết quả giải trình tự xác định kiểu gen tại codon 36 và codon 360<br /> Hình 2 cho thấy tại vị trí codon 36, chỉ gặp 2 kiểu gen là G/A (hình a) và G/G (hình b), tại<br /> codon 360 chỉ gặp kiểu gen G/G (hình c).<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2