intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mướp đắng - Chữa tiểu đường, huyết áp cao

Chia sẻ: Rhea75 Rhea75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

79
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở nước ta, mọi người thường xắt lát quả mướp đắng chưa già, ngâm vào nước muối để giảm chất đắng, đem nấu canh hay làm món xào hoặc nhồi thịt xay vào ruột quả mướp rồi đem nấu canh. Phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy, mướp đắng có: Protein 0,9%; lipit 0,1%; hydratcacbon 0,2% và nhiều vitamin, khoáng chất: vitamin A .(mg) 0,04; B1 0,05%; B2 0,03%; Canxi 22%; Kali 26%; Magiê 16%; Sắt 0,9%. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mướp đắng - Chữa tiểu đường, huyết áp cao

  1. Mướp đắng - Chữa tiểu đường, huyết áp cao
  2. Ở nước ta, mọi người thường xắt lát quả mướp đắng chưa già, ngâm vào nước muối để giảm chất đắng, đem nấu canh hay làm món xào hoặc nhồi thịt xay vào ruột quả mướp rồi đem nấu canh. Phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy, mướp đắng có: Protein 0,9%; lipit 0,1%; hydratcacbon 0,2% và nhiều vitamin, khoáng chất: vitamin A
  3. (mg) 0,04; B1 0,05%; B2 0,03%; Canxi 22%; Kali 26%; Magiê 16%; Sắt 0,9%. Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng dược lý sau: - Chống các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hoá và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường… - Tăng oxy hoá glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose. - Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2. - Chữa ho, mụn trứng cá (uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm). Cách chế: Mướp đắng tươi 200g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3 – 4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên. Chữa tiểu đường dạng 2 mới mắc (khi chưa phải dùng tân dược), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường dạng 2 để tăng tác dụng giảm liều và giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nước sắc quả mướp đắng tươi cũng
  4. giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hoá, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh. Cách chế: Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt) cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ, sau đó cho vào túi vải sạch đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1). Bã cho thêm nước (1kg quả tươi ban đầu thì cho 500ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2). Bã lại cho thêm nước (1kg quả tươi ban đầu thì cho 300ml nước) đun sôi để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3). Bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 3 đun sôi trong 15 phút. Chia liều: Nếu ban đầu có 1kg quả tươi thì chia nước vắt thành 10 liều, mỗi ngày uống 1 liều ngay sau bữa ăn. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. * Chữa say nắng: Dùng mướp đắng 60g, cuống lá sen 30g, đậu ván trắng 30g, sắc nước uống trong ngày để chữa say nắng phát sốt. Nếu trường hợp bị nhẹ chỉ cần dùng 15g mướp đắng đã bỏ lõi phơi khô, sắc nước uống. * Chữa đau răng: Dùng mướp đắng 1 quả, đường kính trắng 60g. Mướp đắng rửa sạch, bỏ lõi, giã nhuyễn cho vào đường trộn đều. Sau 2 giờ, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc này chữa đau răng do nắng nóng hay ăn nhiều chất cay nóng hiệu quả. * Chữa tăng huyết áp: Dùng mướp đắng tươi 60 – 80g, rau cần 200g, sắc nước uống trong ngày, liên tục 7 – 10 ngày (một liệu trình) chữa tăng huyết áp.
  5. - Mướp đắng 150g thái nhỏ, gạo tẻ 30 – 50g. Cho gạo vào nồi đổ nước, đun sôi một lúc rồi cho mướp đắng vào nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần khi cháo còn ấm. Bài thuốc này chữa đái tháo đường hiệu quả. - Mướp đắng tươi 60 – 80g (hoặc 30 – 40g khô), thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Cũng có thể dùng mướp đắng phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g bằng nước đun sôi. Bài thuốc này chữa đái tháo đường hiệu quả. Lưu ý: Mướp đắng có tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn ăn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa vì vậy không nên dùng nhiều. Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2