
CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 15/NQ-CP Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2025
NGHỊ QUYẾT
VỀ DỰ ÁN LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (SỬA ĐỔI) VÀ DỰ
THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN
QUAN ĐẾN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế
làm việc của Chính phủ;
Theo đề nghị của Bộ Tư pháp tại Tờ trình số 06/TTr-BTP ngày 12 tháng 01 năm 2025 về đề nghị
xây dựng Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức
bộ máy nhà nước; Tờ trình số 07/TTr-BTP ngày 13 tháng 01 năm 2025 về dự thảo Nghị quyết của
Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước và Tờ
trình số 10/TTr-BTP ngày 17 tháng 01 năm 2025 về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật;
Trên cơ sở kết quả biểu quyết của các Thành viên Chính phủ,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi):
Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi)
do Bộ Tư pháp trình tại Tờ trình số 10/TTr-BTP ngày 17 tháng 01 năm 2025. Bộ Tư pháp chủ trì,
phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành
viên Chính phủ, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
(sửa đổi), trong đó lưu ý một số yêu cầu sau:
- Thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng trong công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống
pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, ý kiến kết luận của Bộ Chính trị và các yêu cầu, quan điểm
chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật này.
- Quán triệt tinh thần đổi mới, thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng
pháp luật; quy định đầy đủ, toàn diện, bao quát các vấn đề có liên quan, không tạo ra khoảng trống
pháp lý hoặc xung đột pháp luật; tăng cường phân cấp, phân quyền, nhất là cho địa phương; xóa bỏ
cơ chế “xin - cho”, không bao biện, làm thay; quy trình phải đơn giản, ngắn gọn, giảm thủ tục hành
chính để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường trách