Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI HUYẾT ÁP 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN<br />
TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT CÓ HỘI CHỨNG CHUYỂN HOÁ<br />
Huỳnh Văn Cẩn*, Nguyễn Đức Công**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Cơ sở: Một số nghiên cứu trước đây cho thấy có sự tăng huyết áp (THA) 24 giờ ở người THA nguyên phát<br />
có hội chứng chuyển hoá (HCCH). Tuy nhiên, nghiên cứu sự biến đổi huyết áp 24 giờ ở đối tượng này ở Việt<br />
Nam chưa được quan tâm nhiều.<br />
Mục tiêu: Tìm hiểu sự biến đổi huyết áp 24 giờ ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang mô tả.<br />
Kết quả: Trong nghiên cứu này, 54 bệnh nhân THA có HCCH và 44 bệnh nhân THA không có HCCH<br />
(nhóm chứng) có độ tuổi tương đương nhau đã được đo huyết áp và huyết áp 24 giờ bằng ABPM (Ambulatory<br />
Blood Pressure Monitoring). Chẩn đoán THA nguyên phát theo tiêu chuẩn của JNC VII, chẩn đoán có HCCH<br />
theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế áp dụng cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương (IDFA).<br />
Kết quả của nghiên cứu cho thấy: Các giá trị trung bình huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương<br />
(HATTr), huyết áp trung bình (HATB) và quá tải áp lực (QTAL) tâm thu (%) ở nhóm THA có HCCH (lần lượt<br />
là: 134,5 ± 7,4; 83,9 ± 6,4; 103,4 ± 6,1 (mmHg) và 39,0 ± 17,3 (%) cao hơn so với nhóm chứng (lần lượt là: 128,8<br />
± 7,8; 78,6 ± 6,2; 99,6 ± 6,2 (mmHg) và 29,1 ± 15,3 (%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Tỷ lệ hình thái huyết áp<br />
non-dipper ở nhóm THA có HCCH (63,0%) cao hơn so với nhóm chứng (52,0%), nhưng sự khác biệt không có ý<br />
nghĩa thống kê (p > 0,05). Các giá trị trung bình HATT, HATTr, HATB và QTAL tâm thu (%) nhóm THA có<br />
HCCH ở nam (lần lượt là: 136,9 ± 7,1; 86,1 ± 5,9; 106,0 ± 5,6 (mmHg) và 48,2 ± 17,5 (%) cao hơn so với nhóm<br />
THA có HCCH ở nữ (lần lượt là: 132,2 ± 7,5; 81,5 ± 6,2; 101,3 ± 5,8 (mmHg) và 31,7 ± 13,4 (%) có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,01).<br />
Kết luận: Các giá trị huyết áp, QTAL tâm thu 24 giờ, nhưng không phải tỷ lệ non-dipper ở người THA<br />
nguyên phát có HCCH cao hơn so với người THA không có HCCH. Các giá trị huyết áp, QTAL tâm thu 24 giờ<br />
ở nam giới THA có HCCH cao hơn so với nữ giới THA có HCCH.<br />
Từ khoá: Tăng huyết áp nguyên phát, huyết áp 24 giờ, hội chứng chuyển hoá.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
STUDYING THE 24-HOUR BLOOD PRESSURE VARIATION<br />
IN THE PRIMARY HYPERTENSIVE PATIENTS WITH METABOLIC SYNDROME<br />
Huynh Van Can, Nguyen Đuc Cong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 76 - 82<br />
Background: A prior studying has showed that there was a high blood pressure (HBP) during 24 hours in<br />
the primary hypertensive patients with metabolic sy ndrome (MS). However, studying about the 24-hour blood<br />
pressure variation in Vietnamese people have not been paying much attention.<br />
Objectives: Studying the 24-hour blood pressure variation in the primary hypertensive patients with<br />
metabolic syndrome.<br />
Methods: Prospective, cross-sectional study.<br />
* Bệnh viện 13 Quân khu 5, ** Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
Tác giả liên lạc: PGS. Nguyễn Đức Công, ĐT: 0982160860 E-mail:<br />
<br />
76<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Results: In this study, 54 HBP patients with MS and 44 HBP patients without MS (control group) at<br />
the same age have been taken blood pressure and 24 hour blood pressure by Ambulatory Blood Pressure<br />
Monitoring (ABPM). Taking diagnosis primary hypertension by JNC VII criteria, taking metabolic<br />
syndrome by IDF criteria applying for Asia Pacific (IDFA). The results showed that: The mean of systolic<br />
blood pressure (SBP), diastolic blood pressure (DBP), the average blodd pressure (ABP) and systolic<br />
pressure overload (PO) (%) in hypertension group having MS were 134.5 ± 7.4; 83.9 ± 6.4; 103.4 ± 6.1<br />
(mmHg) and 39.0 ± 17.3 (%) higher than control group (128.8 ± 7.8; 78.6 ± 6.2; 99.6 ± 6.2 (mmHg) và<br />
29.1 ± 15.3 (%) with statistical significance (p < 0.01). The ratio of blood pressure patterns non-dipper in<br />
hypertension group having MS (63.0%) higher than control group (52.0%), but without statistical<br />
significance (p > 0.05). The mean of systolic blood pressure (SBP), diastolic blood pressure (DBP), the<br />
average blodd pressure (ABP) and systolic pressure overload (PO) of male were 136.9 ± 7.1; 86.1 ± 5.9;<br />
106.0 ± 5.6 (mmHg) và 48.2 ± 17.5 (%) higher than hypertension group having MS of female (132.2 ± 7.5;<br />
81.5 ± 6.2; 101.3 ± 5.8 (mmHg) và 31.7 ± 13.4 (%) with statistical significance (p < 0.01).<br />
Conclusions: In the primary hypertensive patients with MS, the value of hypertension, 24 hour systolic<br />
pressure overload were higher than the primary hypertensive patients without MS. Blood presure, 24 hour<br />
systolic pressure overload of male patient having hypertension with MS were higher than female.<br />
Keywords: Primary hypertension, 24-hour blood pressure, metabolic syndrome.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Hội chứng chuyển hoá đang có xu hướng<br />
tăng nhanh ở nhiều quốc gia. Sự gia tăng nhanh<br />
này trở thành yếu tố nguy cơ cho sự xuất hiện<br />
một số bệnh nguy hiểm như: bệnh mạch vành,<br />
đái tháo đường (ĐTĐ), bệnh tim thiếu máu cục<br />
bộ, đột quỵ não… Một trong những tiêu chí<br />
chẩn đoán HCCH theo Liên đoàn ĐTĐ Quốc tế<br />
(IDF: International Diabetes Federation) là<br />
THA(12). Huyết áp trong ngày không hằng định<br />
mà thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:<br />
nhịp sinh học, chu kỳ thức ngủ, hoạt động thần<br />
kinh, hoạt động thể lực và các yếu tố môi<br />
trường… Ngày nay, phương pháp đo huyết áp<br />
24 giờ là phương pháp phản ánh xác thực giá trị<br />
các chỉ số huyết áp tại từng thời điểm, đồng thời<br />
biểu hiện tương đối đầy đủ biến đổi huyết áp<br />
của đối tượng được nghiên cứu trong một ngày<br />
sinh hoạt bình thường(1,7). Một số nghiên cứu<br />
thấy rằng các biến chứng tim mạch liên quan<br />
chặt chẽ với giá trị huyết áp 24 giờ hơn so với<br />
giá trị huyết áp đo bằng phương pháp thông<br />
thường(10). Xuất phát từ lý do đó, đề tài này<br />
nghiên cứu để tìm hiểu sự biến đổi huyết áp 24 giờ<br />
ở bệnh nhân THA nguyên phát có HCCH.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
- Gồm 98 bệnh nhân THA nguyên phát có<br />
độ tuổi trên 40 được chia làm 2 nhóm:<br />
Nhóm HCCH: 54 bệnh nhân THA có HCCH.<br />
Nhóm chứng: 44 bệnh nhân THA không có<br />
HCCH có cùng phân bố tuổi, giới tính với nhóm<br />
nghiên cứu.<br />
- Các đối tượng nghiên cứu trên được điều<br />
trị nội trú tại khoa Tim mạch - Bệnh viện 103 từ<br />
tháng 5 năm 2006 đến tháng 6 năm 2007.<br />
- Chẩn đoán THA nguyên phát dựa theo tiêu<br />
chuẩn JNC VII (Joint National Committee) được<br />
gọi là THA khi huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140<br />
mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) ≥<br />
90 mmHg(10).<br />
- Chẩn đoán HCCH theo IDF (2005) áp<br />
dụng cho cho khu vực châu Á - Thái Bình<br />
Dương (IDFA)(12).<br />
* Tiêu chuẩn chính: tăng vòng bụng ( 90 cm<br />
ở nam và 80 cm ở nữ).<br />
* Tiêu chuẩn phụ: kết hợp với ít nhất 2 trong 4<br />
tiêu chuẩn dưới đây:<br />
- Tăng Triglyceride ( 1,7 mmol/l), hoặc<br />
đang điều trị rối loạn lipid máu.<br />
<br />
77<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
- Giảm HDL-C ( 1,03 mmol/l ở nam và<br />
1,29 mmol/l ở nữ) hoặc đang điều trị rối loạn<br />
lipid máu.<br />
- HATT 130 mmHg và/hoặc HATTr 85<br />
mmHg hoặc tiền sử THA.<br />
- Glucose máu lúc đói 5,6 mmol/l hoặc<br />
giảm dung nạp glucose hoặc tiền sử có đái tháo<br />
đường týp 2.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Tiến cứu, cắt ngang mô tả, so sánh với<br />
nhóm chứng.<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Các đối tượng nghiên cứu được hỏi về tiền<br />
sử, bệnh sử, các yếu tố nguy cơ, khám lâm sàng<br />
và cận lâm sàng toàn diện và ghi chép đầy đủ<br />
vào mẫu bệnh án nghiên cứu.<br />
Đo huyết áp: Đo huyết áp bằng phương pháp<br />
thông thường sử dụng huyết áp (HA) kế thuỷ<br />
ngân với cách đo theo qui định của WHO<br />
(World Health Organization).<br />
Đo huyết áp 24 giờ: Đo huyết áp 24 giờ<br />
bằng máy ABPM của hãng Meditech<br />
(Hungary). Máy ABPM đo HA động mạch<br />
dựa theo nguyên lý đo của Korotkoff. Một<br />
phần mềm ABPM-Base được cài đặt trên máy<br />
vi tính giúp xác lập chương trình đo và xử lý<br />
kết quả cho máy ABPM.<br />
<br />
- Khi máy thực hiện bơm xả hơi để đo HA,<br />
bệnh nhân phải thư giãn toàn thân, cánh và<br />
cẳng tay để thẳng. Trong ngày, nếu có hoạt<br />
động mạnh hoặc có cảm giác bất thường như:<br />
đau ngực, hoa mắt, chóng mặt thì bệnh nhân tự<br />
bấm nút trên máy để máy tự động ghi lại HA tại<br />
thời điểm đó.<br />
- Trong ngày đo HA, bệnh nhân ghi chép các<br />
hoạt động bất thường và giờ thức, giờ ngủ theo<br />
một mẫu qui định sẵn. Căn cứ hoạt động trong<br />
ngày của bệnh nhân để loại bỏ kết quả của các<br />
bệnh nhân không tuân thủ qui định trong lúc<br />
mang máy ABPM.<br />
- Các giá trị HA được lưu lại, sau đó chuyển<br />
sang máy tính, rồi tiến hành xử lý số liệu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn phân loại dipper và non-dipper<br />
* Người thuộc nhóm dipper (có hõm giảm<br />
HA về đêm) đó là người có huyết áp trung bình<br />
(HATB) đêm giảm 10% so với HATB ban<br />
ngày. Khi HATB huyết áp ban đêm giảm 20%<br />
so với HATB ban ngày thì gọi là extreme dipper.<br />
* Người thuộc nhóm non-dipper (không có<br />
hõm giảm HA về đêm) đó là người có HATB<br />
đêm giảm < 10% so với HATB ban ngày (1,8,9,11).<br />
<br />
Xử lý thống kê<br />
Xử lý thống kê bằng phần mềm thống kê<br />
y học EPI-INFO 6.0 của WHO trên máy tính<br />
cá nhân.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tuổi và giới của các đối tượng nghiên cứu<br />
Bảng 1: Tuổi và giới của các đối tượng nghiên cứu.<br />
Tuổi<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Nhóm<br />
Nhóm có HCCH<br />
Nhóm chứng<br />
p<br />
<br />
Giới<br />
<br />
Độ tuổi<br />
<br />
Tuổi TB<br />
<br />
< 50 n (%) 50-59 n (%) 60-69 n (%) ≥ 70 n (%)<br />
8 (14,8)<br />
13 (24,1)<br />
22 (40,7) 11 (20,4)<br />
7 (15,9)<br />
8 (18,2)<br />
19 (43,2) 10 (22,7)<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
X ± SD<br />
60,72 ± 10,78<br />
61,54 ± 10,59<br />
> 0,05<br />
<br />
* Qua bảng 1 ta thấy:<br />
- Tỷ lệ đối tượng phân theo nhóm tuổi ở<br />
bệnh nhân THA có và không có HCCH tương<br />
đương nhau. Tuổi trung bình giữa 2 nhóm<br />
<br />
Nam n<br />
(%)<br />
<br />
Nữ n (%)<br />
<br />
24 (44,4)<br />
24 (54,5)<br />
> 0,05<br />
<br />
30 (55,6)<br />
20 (45,5)<br />
> 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
54<br />
44<br />
98<br />
<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p ><br />
0,05).<br />
- Tỷ lệ bệnh nhân theo giới giữa 2 nhóm<br />
khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê (p ><br />
<br />
78<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011<br />
<br />
Các chỉ số huyết áp đo bằng ABPM, nhịp<br />
tim, QTAL<br />
<br />
- Các giá trị trung bình nhịp tim, QTAL tâm<br />
trương nhóm THA có HCCH cao hơn so với<br />
nhóm chứng, nhưng sự khác biệt không có ý<br />
nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
HA (mmHg)<br />
<br />
0,05). Trong cùng nhóm, tỷ lệ bệnh nhân nam và<br />
nữ cũng tương đương nhau (p > 0,05).<br />
<br />
Bảng 2: Các chỉ số huyết áp đo bằng ABPM, nhịp<br />
tim, QTAL của các đối tượng nghiên cứu.<br />
Chỉ số<br />
<br />
Đối tượng Nhóm có<br />
HCCH (n =<br />
54)<br />
<br />
HATT<br />
(mmHg)<br />
HATTr<br />
(mmHg)<br />
HATB<br />
(mmHg)<br />
Nhịp tim<br />
(chu<br />
kỳ/phút)<br />
QTAL<br />
Tâm thu<br />
(%)<br />
QTAL<br />
Tâm<br />
trương<br />
(%)<br />
<br />
24 giờ<br />
Ngày<br />
Đêm<br />
24 giờ<br />
Ngày<br />
Đêm<br />
24 giờ<br />
Ngày<br />
Đêm<br />
24 giờ<br />
Ngày<br />
Đêm<br />
24 giờ<br />
Ngày<br />
Đêm<br />
24 giờ<br />
Ngày<br />
Đêm<br />
<br />
134,5 ± 7,4<br />
136,8 ± 7,3<br />
125,3 ± 12,4<br />
83,9 ± 6,4<br />
85,1 ± 6,0<br />
79,0 ± 9,9<br />
103,4 ± 6,1<br />
104,9 ± 6,0<br />
96,7 ± 10,0<br />
79,1 ± 8,7<br />
80,9 ± 8,6<br />
71,3 ± 8,0<br />
39,0 ± 17,3<br />
33,5 ± 17,7<br />
58,0 ± 23,5<br />
35,4 ± 18,6<br />
31,8 ± 19,6<br />
46,7 ± 23,4<br />
<br />
Nhóm<br />
chứng<br />
(n = 44)<br />
128,8 ± 7,8<br />
131,9 ± 7,5<br />
116,6 ± 11,2<br />
78,6 ± 6,2<br />
80,6 ± 6,2<br />
71,2 ± 9,3<br />
99,6 ± 6,2<br />
101,4 ± 5,5<br />
89,4 ± 7,3<br />
75,4 ± 9,5<br />
77,0 ± 9,5<br />
69,9 ± 6,4<br />
29,1 ± 15,3<br />
24,7 ± 16,2<br />
48,7 ± 16,7<br />
30,0 ± 20,5<br />
26,9 ± 21,6<br />
39,6 ± 21,0<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,01<br />
< 0,01<br />
< 0,01<br />
< 0,01<br />
< 0,01<br />
< 0,01<br />
< 0,01<br />
< 0,01<br />
< 0,01<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
< 0,01<br />
< 0,01<br />
< 0,01<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
> 0,05<br />
<br />
* Qua bảng 2 ta thấy:<br />
- Các giá trị trung bình HATT, HATTr,<br />
HATB và QTAL tâm thu ở nhóm THA có<br />
HCCH cao hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,01).<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
160<br />
140<br />
120<br />
100<br />
80<br />
60<br />
40<br />
20<br />
0<br />
<br />
HATT1<br />
HATTr1<br />
HATT2<br />
HATTr2<br />
<br />
6h<br />
<br />
8h 10h<br />
<br />
h<br />
12<br />
<br />
h<br />
14<br />
<br />
h<br />
16<br />
<br />
h<br />
18<br />
<br />
h<br />
h<br />
20 22<br />
<br />
h<br />
24<br />
<br />
2h<br />
<br />
4h<br />
<br />
Thêi gian<br />
<br />
Biểu đồ 1: HATT, HATTr theo giờ của các đối<br />
tượng nghiên cứu.<br />
Ghi chú: Đường biểu diễn HATT1, HATTr1 là<br />
của nhóm THA có HCCH. Đường biểu diễn<br />
HATT2, HATTr2 là của nhóm chứng.<br />
<br />
Hình thái huyết áp<br />
Bảng 3: Hình thái huyết áp của các đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
Đối tượng<br />
Hình thái<br />
Non-dipper, n(%)<br />
Dipper, n (%)<br />
Extreme dipper, n(%)<br />
<br />
Nhóm có<br />
HCCH<br />
(n = 54)<br />
<br />
Nhóm<br />
chứng<br />
(n = 44)<br />
<br />
P<br />
<br />
34 (63,0%) 23 (52,0%) > 0,05<br />
16 (29,6%) 18 (40,9%) > 0,05<br />
4 (7,4%)<br />
3 (6,8%) > 0,05<br />
<br />
* Qua bảng 3 ta thấy: nhóm THA có HCCH<br />
có tỷ lệ non-dipper (63,0%) cao hơn nhóm<br />
chứng (52,0%), tuy nhiên sự khác biệt của các tỷ<br />
lệ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
<br />
Biến đổi các chỉ số huyết áp 24 giờ và nhịp tim<br />
Bảng 4: Nam và nữ của các đối tượng nghiên cứu.<br />
Giới<br />
Chỉ số<br />
HATT<br />
(mmHg)<br />
HATTr<br />
(mmHg)<br />
HATB<br />
(mmHg)<br />
Nhịp Tim<br />
(chu kỳ/phút)<br />
<br />
24 h<br />
Ngày<br />
Đêm<br />
24 h<br />
Ngày<br />
Đêm<br />
24 h<br />
Ngày<br />
Đêm<br />
24 h<br />
Ngày<br />
<br />
Nam (HCCH)<br />
Có (n = 20) (1)<br />
Không (n=20) (2)<br />
136,9±7,1<br />
130,9±7,1*<br />
138,6±6,1<br />
134,4±6,1*<br />
129,8±10,3<br />
118,5±11,7*<br />
86,1±5,9<br />
79,7±6,9*<br />
86,8±5,9<br />
81,7±6,6*<br />
82,4±8,3<br />
72,7±10,8*<br />
106,0±5,6<br />
101,2±7,0*<br />
107,0±5,9<br />
102,7±5,7*<br />
100,9±9,0<br />
90,9±10,1*<br />
76,1±11,3<br />
74,2±10,2<br />
77,9±11,0<br />
75,9±10,3<br />
<br />
Nữ (HCCH)<br />
Có (n = 30) (3)<br />
Không (n = 20) (4)<br />
132,2±7,5<br />
126,4±7,9#<br />
135,0±7,5<br />
128,9±8,1#<br />
120,7±12,3<br />
114,3±10,2#<br />
81,5±6,2<br />
77,3±5,2#<br />
83,2±5,8<br />
79,35,5#<br />
75,6±10,0<br />
69,5±6,9#<br />
101,3±5,8<br />
97,7±4,6#<br />
103,2±5,6<br />
99,8±4,9#<br />
93,3±9,5<br />
87,6±8,1#<br />
78,6±8,0<br />
76,8±8,6<br />
80,5±8,1<br />
78,4±8,6<br />
<br />
79<br />
Chuyên Đề Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2011<br />
<br />
p1-3<br />